Bài tập ôn tập môn Hóa học Lớp 8 - Chương III: Mol và tính toán hoá học - Nguyễn Văn Dũng

III.24. Viết phương trình hoá học cho các phản ứng sau :

a) Nung đồng kim loại trong không khí (có oxi) tạo thành đồng oxit (CuO).

b) Nung đá vôi (CaCO3) thành vôi sống (CaO) và khí cacbonic (CO2).

c) Khí metan (CH4) tác dụng với khí oxi tạo thành khí cacbonic và nước.

 d) Cho kim loại kẽm vào axit clohiđric (HCl) được muối kẽm clorua (ZnCl2) và giải phóng khí hiđro (H2).

III.25. Để điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm, người ta nung thuốc tím (KMnO4). Sau phản ứng, ngoài khí oxi còn thu được 2 chất rắn có công thức là K2MnO4 và MnO2 .

a) Viết phương trình hoá học của phản ứng.

b) Tính khối lượng KMnO4 cần để điều chế 2,8 lít O2 (đktc) và khối lượng hai chất rắn sau phản ứng.

 

doc12 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 114 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài tập ôn tập môn Hóa học Lớp 8 - Chương III: Mol và tính toán hoá học - Nguyễn Văn Dũng, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Chương III
MOL VÀ TÍNH TOÁN HOÁ HỌC
A. Kiến thức trọng tâm
1. Chuyển đổi giữa khối lượng – thể tích – lượng chất – số phân tử (nguyên tử)
Số mol chất (n)
V = 22,4. n
m = n.M
Thể tích khí (V)
Lượng chất (m)
a = n.N
Số phân tử (a)
2. Công thức tính tỉ khối của chất khí : 
a) vì VA = VB ( cùng điều kiện ) ® nA = nB 
b) (Khối lượng mol trung bình của không khí : 29). 
3. Tính theo công thức hoá học và phương trình hoá học 
a) Tính theo công thức hoá học :
– Từ CTHH CxHyOz® thành phần nguyên tố.
	Bước 1 : Tính khối lượng mol M.
	Bước 2 : 
– Từ thành phần % nguyên tố, tìm công thức hoá học.
	Bước 1 : Tìm số mol nguyên tử từng nguyên tố trong 1 mol chất.
	Bước 2 : Lập công thức hoá học với chỉ số là số mol của từng nguyên tố.
b) Tính theo phương trình hoá học :
Bước 1 : Viết phương trình hoá học.
Bước 2 : Chuyển đổi lượng chất (khối lượng chất) hoặc thể tích khí thành số mol chất.
Bước 3 : Dựa vào phương trình tìm số mol chất tham gia hoặc chất sản phẩm.
Bước 4 : Chuyển đổi về đơn vị theo yêu cầu đầu bài.
B. Câu hỏi và bài tập kiểm tra
III.1. 	Tính khối lượng của :
a) 0,5 mol HNO3.
b) 3,01.1023 phân tử KOH.
c) 5,6 lít (đktc) khí CO2.
III.2. 	Tính số mol của :
	a) 2,8 lít (đktc) khí metan.
	b) 2 g đồng oxit.
	c) 1,51.1023 phân tử Cl2.
III.3.	Tính thể tích (đktc) của :
	a) 0,25 mol khí amoniac.
	b) 3,2 g khí SO2.	
	c) 6,02.1022 phân tử khí N2.
III.4. 	Tìm :
	a) Số phân tử khí CO2 có trong 1,12 lít khí CO2 ở đktc. 
	b) Số gam Cu chứa số nguyên tử Cu bằng số phân tử hiđro có trong 5,6 lít khí H2 (đktc).
III.5. 	Có 4 bình giống nhau: bình X chứa 0,25 mol khí CO2 bình Y chứa 
0,5 mol khí CH4 ; bình Z chứa 1,5 mol khí H2 và bình R chứa 0,2 mol khí SO2.
	Sau đây là thứ tự các bình được xếp theo chiều giảm dần về khối lượng :
A)	 X ; Y ; Z ; R	C) 	R ; X ; Y ; Z
B) 	Z ; Y ; X ; R	D) 	Z ; X ; Y ; R
	Hãy chọn câu đúng.
III.6. 	Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai ?
A) 1 mol của mọi chất đều chứa 6,02.1023 nguyên tử hay phân tử chất đó.
B) ở điều kiện tiêu chuẩn, thể tích của 1 mol chất đều bằng 22,4 lít.
C) Các chất có số mol bằng nhau thì khối lượng bằng nhau.
	D) ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất, những thể tích bằng nhau của mọi chất khí đều chứa cùng một số phân tử khí.
III.7. Tính tỉ khối của :
a) Khí amoniac (NH3) so với khí hiđro.
b) Khí metan (CH4) so với khí oxi.
c) Hỗn hợp khí 20% O2 và 80% khí N2 so với khí CO2.
	d) Hỗn hợp 1 có 25% khí C2H4 và 75% khí C3H8 so với hỗn hợp 2 có 
40% khí H2 và 60% khí N2.
III.8. 	Chất khí X có tỉ khối so với không khí bằng 2,21. X là khí :
	A) CO2 ;	 B) SO2 ;	C) H2S	;	 D) SO3.
	Hãy chọn câu trả lời đúng.
III.9. 	Tính hàm lượng Fe (% theo khối lượng) trong các hợp chất sau : 
FeO ; Fe2O3 ; Fe3O4 ; FeCO3.
III.10.	Hỗn hợp khí X gồm 2 khí CO2 và CO có tỉ khối so với khí H2 bằng 20. Tính % theo thể tích từng khí trong hỗn hợp.
III.11. Tính :
	a) Số gam NaOH để có số phân tử NaOH bằng số phân tử H2SO4 trong 
4,9 g H2SO4.
	b) Số gam khí N2 có thể tích bằng thể tích của 1,6 g khí oxi (cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất).
c) Số phân tử khí NH3 có trong 5,6 lít khí NH3 (đktc) 
d) Số mol Fe bằng số mol của 2,2 g khí CO2.
III.12. 	Dựa vào nội dung "thể tích mol của chất khí" trong SGK hãy chứng minh biểu thức sau : .
	Biết trong không khí, khí N2 chiếm 80% thể tích, khí O2 chiếm 20% thể tích.
III.13. Trộn hai khí O2và H2S theo tỉ lệ bao nhiêu về thể tích để được hỗn hợp khí A có tỉ khối so với không khí bằng 1,12
III.14. 	Hỗn hợp khí X gồm các khí CO2 và CO. Hỗn hợp khí Y gồm các khí O2 và N2. Viết biểu thức tính tỉ khối của hỗn hợp khí X so với hỗn hợp khí Y ().
III.15. Giải thích các cách làm sau :
	a) Khí N2 và khí CO2 đều không duy trì sự cháy, tại sao trong thực tế không dùng khí N2 để chữa cháy mà lại dùng khí CO2.
	b) Thu khí O2 bằng cách đặt đứng bình thu còn thu khí CH4 bằng cách úp ngược bình thu.
	c) Dùng khí H2 (đắt hơn) để bơm vào bóng bay mà không dùng khí 
CO2 (rẻ hơn).
III.16. Giải thích vì sao ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất, những thể tích bằng nhau của mọi chất khí đều chứa cùng số phân tử khí. Điều đó có thể áp dụng cho chất lỏng được không ? Vì sao ?
III.17. Có 3 bình giống nhau chứa đầy các khí sau ở cùng điều kiện
	Bình A : chứa khí etilen C2H4.
Bình B : chứa khí metan CH4.
Bình C : chứa khí oxi O2.
Nêu cách phân biệt 3 bình khí.
III.18. So sánh hàm lượng (% theo khối lượng) của nguyên tố N trong các loại phân đạm sau : 
	a) Đạm amoni nitrat NH4NO3.
b) Đạm amoni sunfat (NH4)2SO4.
c) Đạm urê CO(NH2)2.
III.19. Để đánh giá hàm lượng nguyên tố P trong các loại phân lân người ta tính hàm lượng P quy về điphotpho pentaoxit (P2O5). Hãy tính hàm lượng P trong các loại phân lân sau : Ca3(PO4)2 ; Ca(H2PO4)2.
III.20. Xác định công thức hoá học của các hợp chất có thành phần về khối lượng :
a) 50% nguyên tố S và 50% nguyên tố O.
b) 52,94% nguyên tố Al và 47,06% nguyên tố O.
c) 8,33% nguyên tố hiđro ; 91,67% nguyên tố cacbon và có phân tử khối là 78 đvC.
III.21. Khí X có thành phần gồm hai nguyên tố là C và H, trong đó nguyên tố H chiếm 14,29% về khối lượng. Xác định công thức phân tử của X, biết = 1,3125.
III.22. Khí butan C4H10 có trong thành phần khí mỏ dầu. Tính thể tích khí oxi (đktc) cần để đốt cháy 2,9 gam butan và tính số gam nước tạo thành sau phản ứng. Biết sản phẩm của phản ứng đốt cháy C4H10 là CO2 và H2O.
III.23. Xác định công thức của hợp chất hai nguyên tố gồm nguyên tố M và oxi. Trong đó, nguyên tố M có hoá trị VII và phân tử khối của hợp chất là 222.
III.24. Viết phương trình hoá học cho các phản ứng sau :
a) Nung đồng kim loại trong không khí (có oxi) tạo thành đồng oxit (CuO).
b) Nung đá vôi (CaCO3) thành vôi sống (CaO) và khí cacbonic (CO2).
c) Khí metan (CH4) tác dụng với khí oxi tạo thành khí cacbonic và nước.
	d) Cho kim loại kẽm vào axit clohiđric (HCl) được muối kẽm clorua (ZnCl2) và giải phóng khí hiđro (H2).
III.25. Để điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm, người ta nung thuốc tím (KMnO4). Sau phản ứng, ngoài khí oxi còn thu được 2 chất rắn có công thức là K2MnO4 và MnO2 .
a) Viết phương trình hoá học của phản ứng.
b) Tính khối lượng KMnO4 cần để điều chế 2,8 lít O2 (đktc) và khối lượng hai chất rắn sau phản ứng.
III.26. Cho 6 g kim loại Mg phản ứng với 2,24 lít O2 (đktc), sau phản ứng tạo thành magie oxit (MgO)
	a) Viết phương trình hoá học.
	b) Tính khối lượng MgO tạo thành sau phản ứng.
III.27*. Trên 2 đĩa cân A và B , đĩa A đặt cốc đựng dung dịch HCl, đĩa B đặt cốc đựng dung dịch axit sunfuric (H2SO4) Điều chỉnh cho cân về vị trí thăng bằng. Cho vào cốc đựng dung dịch HCl 10 g CaCO3, xảy ra phản ứng theo sơ đồ :
	CaCO3 + HCl CaCl2 + H2O + CO2­
Cân mất thăng bằng. Để cân trở lại vị trí thăng bằng, người ta thêm vào cốc đựng dung dịch H2SO4 a g kim loại kẽm, xảy ra phản ứng theo sơ đồ : 
	 	 	Zn + H2SO4 	ZnSO4 + H2 ­
	a) Viết các phương trình hoá học.
	b) Tính a.
	(Biết dung dịch hai axit ở hai cốc được lấy dư).
III.28*. Cho 2,8 g oxit của kim loại R hoá trị II phản ứng với dung dịch axit HCl, sau phản ứng thu được muối RCl2 và nước.
a) Viết phương trình hoá học.
b) Xác định tên kim loại, biết sau phản ứng thu được 0,9 g nước.
III.29. ở điều kiện (t o= 0 oC ; p = 1atm) 1 g H2 và 16 g O2 :
A) có thể tích bằng nhau.
B) đều có thể tích 22,4 lít.
C) có thể tích khác nhau.
D) H2 : 1,2 lít ; O2 : 22,4 lít.
	Hãy chọn câu đúng.
III.30. 	Khí X có tỉ khối so với không khí lớn hơn 1 là :
	A) H2 ;	B) CH4	 ;	C) C2H2 ;	D) CO2.
	Hãy chọn câu đúng.
III.31.	Hãy điền vào chỗ (?) để hoàn thành bảng sau :
Chất
M (khối lượng mol)
m (khối lượng chất)
n ( số mol)
CO
?
?
0,5
NH3
?
8,5
?
KOH
56
?
?
O2
?
?
1,5
Cu
?
3,2
?
C. Đề kiểm tra học kì I
Đề số 1 
	I- Phần trắc nghiệm ( 3,5 điểm) 
	Câu 1 (1,5 điểm) :
 	Chọn câu đúng trong các câu sau :
	1. Khí X có tỉ khối so với không khí gần bằng 0,97 ; X là khí nào trong các khí sau :
	A) CO2 ;	B) CO ;	C) CH4	 ;	D) SO2.
	2. Dãy các khí nặng hơn không khí là :
A) SO2 ; C2H4 ; H2.
B) C2H6 ; O2 ; H2S.
C) CO2 ; CO ; H2S.
D) H2S ; CH4 ; Cl2.
 	3. Cho các chất : NH3 ; NO2 ; HNO3 ; NH4NO3. 
	Chất có hàm lượng nguyên tố nitơ nhỏ nhất là :
	A) NH3 	B) NO2 ;	C) HNO3 ;	D) NH4NO3.
	Câu 2 (2 điểm) :
	1. Cho các từ và cụm từ : bằng, lớn hơn, nhỏ hơn, thể tích, khối lượng, 
phân tử khối, số mol.
	Chọn từ hay cụm từ thích hợp điền vào ô trống :
a) Một mol H2SO4 có khối lượng ... (1) .. . một mol NaOH.
b) 5,6 lít khí CO có số phân tử ... (2) ... số phân tử trong 5,6 lít O2 ở cùng điều kiện.
c) 2,8 g CaO có số mol ...(3) ... số mol trong 2,8 g MgO.
d) Khí CO có ... (4) ... bằng ...(5) .. của khí N2.
2. Cho các số : 6,023.1023 ; 2 ; 0,05 ; 3 ; 1,5 ; 4.
Hãy điền các số thích hợp vào các câu sau :
a) Một mol nguyên tử Fe có số nguyên tử Fe ... (6) ...
	b) Thể tích của 0,5 mol H2 gấp ... (7) ... lần thể tích của 4 g khí CH4 ở cùng điều kiện.
	c) 4,9 g H2SO4 có số mol là ... (8) ... 
	d) Trong phương trình hoá học của phản ứng :
Cu + xHNO3 Cu(NO3)2 + y NO2 + 2H2O
	x =... (9) ... và y =... (10) ...
	II- Phần tự luận (6,5 điểm)
	Câu 1 (3 điểm) :
	Viết các phương trình hoá học của phản ứng sau :
HCl + KMnO4 	 MnCl2 + H2O + KCl + Cl2
CaCl2 + Na3PO4 Ca3(PO4)2 + NaCl
	Câu 2 (3,5 điểm) :
Cho 4 g lưu huỳnh phản ứng với khí oxi thu được khí SO2.
a) Viết phương trình hoá học.
b) Tính thể tích khí O2(đktc) cần thiết để tham gia phản ứng.	
Đề số 2
I- Phần trắc nghiệm 
	Câu 1 : 1. Lựa chọn các phương pháp xác định ở cột (II) sao cho phù hợp với tính chất cần xác định ở cột (I).
Tính chất cần xác định (I)
Phương pháp xác định (II)
A) Nhiệt độ nóng chảy
B) Tính tan
C) Tính dẫn điện
D) Khối lượng riêng
E) Tính cháy
1. Làm thí nghiệm
2. Dùng nhiệt kế
3. Dùng ampe kế
4. Cân
5. Quan sát
6. Nếm
7. Đo thể tích
	2. Chọn câu đúng, câu sai trong các câu sau :
	a) Một mol của mọi chất đều chứa 6,023.1023 nguyên tử hay phân tử.
b) ở đktc 1 mol của mọi chất đều có thể tích là 22,4 lít.
c) Nguyên tử cacbon có khối lượng là 12 g.
d) Khối lượng nguyên tử tập trung ở hạt nhân.
	Câu 2. 1. Hợp chất có thành phần gồm 2 nguyên tố X và Y. Biết hợp chất của X với oxi có công thức là X2O3 , hợp chất của Y với hiđro có công thức là YH4. Hợp chất của X với Y có công thức hoá học là :
	A. XY ;	B. X2Y3 ;	C. X3Y4 ;	D. X4Y3 ;
	Chọn câu trả lời đúng.
	2. Dãy các công thức hoá học biểu diễn các đơn chất là :
A) Cl2 ; C ; ZnO.
B) Zn ; Cl2 ; S.
C) S ; C ; H3PO4.
D) MgCO3 ; Cl2.
Chọn câu trả lời đúng.
II- Phần tự luận
	Câu 1 : 1. Lập các phương trình hoá học của phản ứng sau :
	NaOH 	+ FeCl3 Fe(OH)3 + NaCl
	NH3 	+ O2 	 N2 + H2O
 	2. Lập công thức hoá học của hợp chất X, biết thành phần về khối lượng :
 40% cacbon, 53,33% oxi và 6,67% hiđro. Phân tử khối của X là 60 đvC.
	Câu 2 : Cho 4 g oxit của một kim loại hoá trị II phản ứng với axit HCl. Lượng axit cần dùng là 0,1 mol .
a) Viết phương trình hoá học.
b) Xác định công thức hoá học của oxit.
Đề số 3
I- Phần trắc nghiệm (3 điểm) :
Câu 1 (3,0 điểm) : 
Có những từ và cụm từ sau: nơtron, proton, phân tử, electron, hạt nhân, nguyên tử.
Em hãy chọn từ hoặc cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong những câu sau :
1. Những hạt vô cùng nhỏ bé, trung hoà về điện, cấu tạo nên các chất được gọi là . . . . . (1). . . . . . .
2. Nguyên tử gồm có . . . . . .(2) . . . . . . mang điện tích dương và vỏ tạo bởi những . . . . . . (3). . . . . . mang điện tích âm.
3. Hạt nhân nguyên tử được tạo bởi . . . . . .(4) . . . . . .và . . . . (5). . . . . . . Trong mỗi nguyên tử, số . . . . .(6) . . . . . . .bằng số . . . . . (7). . . . . . .
4. Những . . . . . (8). . . . . . . chuyển động rất nhanh quanh . . . . . (9). . . . . . và sắp xếp thành từng lớp.
II- Phần tự luận (2,0 điểm)
Câu 2 (2,0 điểm):
Lập công thức hoá học của hợp chất gồm hai nguyên tố : 
a) Nhôm (Al) và oxi (O) ; 	b) Kẽm (Zn) và clo (Cl). 
 	Biết : Nhôm có hoá trị III ; kẽm và oxi đều có hoá trị II ; clo có hoá trị I. 
Câu 3 (5,0 điểm):
Lưu huỳnh (S) cháy trong không khí, sinh ra khí sunfurơ (SO2). Phương trình hoá học biểu diễn phản ứng là:
 S	 + O2 	SO2
 Em hãy cho biết:
1. Những chất tham gia và tạo thành trong phản ứng trên, chất nào là đơn chất, chất nào là hợp chất ? Vì sao ?
2. Thể tích khí oxi (đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 1,5 mol nguyên tử lưu huỳnh.
3. Khí sunfurơ được sinh ra nặng hay nhẹ hơn không khí ? Vì sao ?
(O = 16 ; S = 32)
Đề số 4
I- Phần trắc nghiệm (3,0 điểm)
Câu 1 (2,5 điểm) :
a) Có những từ, cụm từ sau: Phân tử, nguyên tử, liên kết, tiếp xúc, quá trình phân huỷ, quá trình biến đổi.
 	Hãy chọn từ, cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau: 
	Phản ứng hóa học là .....................(1)............ từ chất này thành chất khác.
	Trong các phản ứng hoá học, chỉ có ..................giữa các.................thay đổi 
	làm phân tử này biến đổi thành phân tử khác. 
	Phản ứng hoá học muốn xảy ra phải có điều kiện bắt buộc là các chất tham gia
	....................với nhau.
 	b) Xác định công thức chất ban đầu và sản phẩm:
 Cho phương trình hoá học: 
CaCO3 + 2HCl CaCl2 + H2O + CO2
 	Các chất tham gia phản ứng là.......................................................
 	Chất tạo thành sau phản ứng là......................................................
Câu 2 (1,5 điểm): Đánh dấu ´ vào ô vuông trước công thức hoá học đúng: 
1. Na2O Na3O NaO Na2O3 
2. K(OH)2 K(OH)3 KOH K2OH 
3. AlSO4 Al2(SO4)3 Al2SO4 Al(SO)3
4. HSO4 H2SO4 H3SO4 H(SO4)2
5. CaNO3 Ca2NO3	 Ca(NO3)2 Ca(NO3)3
6. MgCl2 MgCl3 Mg2Cl MgCl
 	Biết : Na, K, Cl, OH, NO3 có hoá trị I ; Ca, Mg, SO4 có hoá trị II, Al có hoá trị III.
II- Phần tự luận (7,0 điểm)
Câu 3 (3 điểm) : 
Hãy lập phương trình hoá học của các phản ứng sau:
Magie tác dụng với axit clohiđric tạo thành magie clorua và hiđro.
Sắt tác dụng với đồng sunfat tạo thành sắt (II) sunfat và đồng.
Hiđro tác dụng với oxi tạo thành nước.
Natri sunfat tác dụng với bari clorua tạo thành bari sunfat và natri clorua.
Kali hiđroxit tác dụng với sắt (II) nitrat tạo thành sắt (II) hiđroxit và kali clorua.
Sắt (III) oxit tác dụng với hiđro tạo thành sắt và nước.
Câu 4 (3 điểm): 
Cho 5,4 g nhôm tan hết vào dung dịch axit sunfuric loãng. Sau phản ứng thu được 34,2 g nhôm sunfat và 0,6 g hiđro.
Al + H2SO4 Al2(SO4)3 + H2
Viết phương trình hoá học. 
Tính số gam axit sunfuric đã phản ứng.

File đính kèm:

  • docbai_tap_on_tap_mon_hoa_hoc_lop_8_chuong_iii_mol_va_tinh_toan.doc
Bài giảng liên quan