Bài tập ôn tập môn Ngữ Văn Lớp 6 (Trong thời gian nghỉ dịch Corona) (Có đáp án)

Ví dụ: Một đoạn văn miêu tả cảnh hoàng hôn:

 Khi chiều về, những đám mây trên nền trời không mang màu trắng tươi sáng, trong lành của ban mai mà là màu hồng tím sầu buồn, mát mẻ của buổi hoàng hôn. Trên tấm màn to lớn màu hồng tím ấy, ta có thể thấy rõ ông mặt trời như trái bóng tròn khổng lồ màu đỏ từ từ khuất bóng dưới ngọn tre già. Ngay sau đó, từng đàn cò trắng bay thẳng hàng thành hình chữ V và không ngừng đổi kiểu, vội vã bay qua. Có một vài con con đậu trên cành cây, đáp xuống đồng. Trên cánh đồng không còn ai, im lặng, vắng vẻ. Màu lúa chín vàng ruộm, ta có thể ngửi thấy mùi lúa chín thơm thoang thoảng, ngọt ngào đưa hương. Bầu trời hoàng hôn như bao trùm cả đồng quê châu thổ. Mái nhà, hàng cây và con người trở nên thật nhỏ bé so với bầu trời.

 

doc6 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 92 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài tập ôn tập môn Ngữ Văn Lớp 6 (Trong thời gian nghỉ dịch Corona) (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
BÀI TẬP GIÚP ÔN TẬP VĂN 6
 Trong thời gian nghỉ dịch Corona
I. Văn: 
STT
Tên tác phẩm (hoặc đoạn trích)
Tác giả
Thể loại
          Tóm tắt nội dung (đại ý)
1
Bài học đường đời đầu tiên
(trích Dế Mèn phiêu lưu kí)
Tô Hoài
Truyện dài
Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi. Do bày trò trêu chị Cốc dẫn đến cái chết thảm thương cho Dế Choắt, Dế Mèn ân hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình.
2
Sông nước Cà Mau (trích Đất rừng phương Nam)
Đoàn Giỏi
Truyện dài
Cảnh sông nước Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ đầy sức sống hoang dã. Chợ Năm Căn là hình ảnh cuộc sống tấp nập, trù phú và độc đáo. 
II. Tiếng việt: 
1. Phó từ 
Phó từ là gì?
Các loại phó từ
Phó từ đứng trước động từ, tính từ
Phó từ đứng sau động từ, tính từ
Phó từ là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.
Ví dụ: Dũng đang học bài.
Có tác dụng bổ sung một số ý nghĩa về thời gian (đã, đang, sẽ...), về mức độ (rất, hơi, quá...), sự tiếp diễn tương tự( cũng, vẫn, cứ, còn...), sự phủ định (không, chưa, chẳng), sự cầu khiến( hãy, chớ, đừng) cho động từ, tính từ trung tâm.
Có tác dụng bổ sung một số ý nghĩa về mức độ (quá, lắm...), về khả năng (được...), về hướng (ra, vào,...)

2. So sánh: 
So sánh là gì?
Cấu tạo của phép so sánh
Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
 Ví dụ: Mặt trăng tròn như cái đĩa bạc

Vế A( Sự vật, sự việc được SS) 
Phương diện SS
Từ SS
Vê B( Sự vật, sự việc dùng để SS) 

Mặt trời 
đỏ rực

như

hòn lửa


III. Tập làm văn: 
Tìm hiểu chung về văn miêu tả:
 Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung ra những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự việc, sự vật, con người, phong cảnhlàm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe.
Ví dụ: Một đoạn văn miêu tả cảnh hoàng hôn: 
 Khi chiều về, những đám mây trên nền trời không mang màu trắng tươi sáng, trong lành của ban mai mà là màu hồng tím sầu buồn, mát mẻ của buổi hoàng hôn. Trên tấm màn to lớn màu hồng tím ấy,  ta có thể thấy rõ ông mặt trời như trái bóng tròn khổng lồ màu đỏ từ từ khuất bóng dưới ngọn tre già. Ngay sau đó, từng đàn cò trắng bay thẳng hàng thành hình chữ V và không ngừng đổi kiểu, vội vã bay qua. Có một vài con con đậu trên cành cây, đáp xuống đồng... Trên cánh đồng không còn ai, im lặng, vắng vẻ. Màu lúa chín vàng ruộm, ta có thể ngửi thấy mùi lúa chín thơm thoang thoảng, ngọt ngào đưa hương. Bầu trời hoàng hôn như bao trùm cả đồng quê châu thổ. Mái nhà, hàng cây và con người trở nên thật nhỏ bé so với bầu trời.
IV. Bài tập: 
Tóm tắt đoạn trích: “ Bài học đường đời đầu tiên” ( 5-7 câu).
Tìm hiểu về tác giả Tô Hoài và tác phẩm: “ Dế Mèn phiêu lưu kí” 
 3, Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn là gì?
 4, Qua bài học của Dế Mèn em rút ra được bài học gì cho mình? 
 5,Viết đoạn văn diễn tả lại tâm trạng của Dế Mèn (theo lời của Dế Mèn) sau khi chôn cất xong Dế Choắt.
6,Tìm hiểu về tác giả Đoàn Giỏi và tác phẩm: “ Đất rừng phương Nam” 
7,Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về vùng Cà Mau qua bài Sông nước Cà Mau đã học.
 8, Viết đoạn văn miêu tả cảnh dòng sông mà em có dịp quan sát trong có sử dụng phó từ, phép so sánh. ( Gạch chân dưới các phó từ và phép so sánh) 
 9, Tìm 5 thành ngữ có sử dụng so sánh và đặt câu với chúng
 10, Phân tích hiệu quả của phép tu từ so sánh trong bài thơ sau:
Sau làn mưa bụi tháng ba
Lá tre bỗng đỏ như là lửa thiêu
Bầu trời rừng rực ráng treo
Tưởng như ngựa sắt sớm chiều vẫn bay.
11, Học thuộc lòng trước 3 bài thơ: “ Đêm nay Bác không ngủ”, “ Lượm”, “ Mưa”
Bài Làm
 Bài 1. Tóm tắt đoạn trích: “ Bài học đường đời đầu tiên” ( 5-7 câu).
 Dế Mèn là một chàng dế thanh niên cường tráng nhưng có tính tình kiêu căng, tự phụ luôn nghĩ mình “là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ”. Dế Mèn có người bạn hàng xóm tên là Dế Choắt với vẻ ngoài ốm yếu, gầy gò nên Dế Mèn rất xem thường và hay bắt nạt Dế Choắt. Một lần, Dế Mèn trêu chọc chị Cốc rồi lủi vào hang sâu khiến Chị Cốc mổ cho Dế Choắt chết oan. Trước khi chết, Choắt khuyên Mèn nên chừa thói hung hăng và làm gì cũng phải biết suy nghĩ. Sau khi chôn cất Dế Choắt, Dế Mèn vô cùng ân hận và suy nghĩ về bài học đường đời đầu tiên của mình.
Bài 3. Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn chính là sự trả giá cho những hành động ngông cuồng, thiểu suy nghĩ. Bài học ấy thể hiện qua lời khuyên chân tình của Dế Choắt : “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy”.
Bài 5.Viết đoạn văn diễn tả lại tâm trạng của Dế Mèn (theo lời của Dế Mèn) sau khi chôn cất xong Dế Choắt
 Sau khi chôn cất Dế Choắt, tôi đứng lặng hồi lâu trước nấm mồ mời đắp của người bạn xấu số, suy nghĩ về việc làm dại dột, ngông cuồng của mình và cảm thấy hổ thẹn, ân hận vô cùng
Biết mình có ưu thế về sức khỏe nên tôi thích bắt nạt những người hàng xóm nhỏ bé xung quanh.Tôi đã quát những chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ
Thỉnh thoảng tôi còn ngứa chân đá anh Gọng Vó vừa ngơ ngác dưới đầm lên.Không có ai dạy dỗ, ngăn cản, tôi cứ tưởng thế là hay, là giỏi.Chuyện bắt nạt mọi người là đáng trách, song cũng còn có thể tha thứ được; nhưng việc tôi bày trò tinh nghịch trêu chọc chi Cốc khiến Dế Choắt bị hiểu lầm dẫn đến cái chết thì quả là tội của tôi quá lớn, không thể tha thứ được.Tôi tự nguyền rủa mình là thằng hèn nhát, dám chơi mà không dám chịu.Nếu tôi không hát ghẹo chị Cốc bằng những lời lẽ hỗn xược thì chi đâu có nổi giận, Dế Choắt đâu có bị đòn oan.Chỉ vì mốn thỏa cái tính hiếu thắng và tinh nghịch của mìnhmà tôi trở thành kẻ giết người.Lúc này tôi tự trách mình và ân hận vô cùng nhưng mọi việc đều đã muộn. Dế Choắt ốm yếu và đáng thương đã nằm yên trong lòng đất.
Tôi thành tâm xin lỗi Dế Choắt và hứa sẽ quyết tâm thay đổi tính nết, từ bỏ thói hung hăng, ngỗ nghịch, kiêu ngạo để trở thành người có ích cho đời
Tôi sẽ khắc ghi câu chuyện đau lòng này và lấy đó làm bài học đường đời đầu tiên thấm thía cho mình.
8, Viết đoạn văn miêu tả cảnh dòng sông mà em có dịp quan sát trong có sử dụng phó từ, phép so sánh. ( Gạch chân dưới các phó từ và phép so sánh) 
 Nghỉ hè, em được về quê ngoại chơi. Quê ngoại em ở Đức Thọ ngay cạnh con sông La hiền hoà. Con sông này không rõ nguồn gốc từ đâu, chỉ thấy có đoạn chảy qua trước nhà như một dãy lụa mềm ôm chặt đôi bờ cù lao.  Khi mặt trời lên, mặt sông lấp lánh như sao sa, trong xanh như ngọc bích long lanh. Những con đò, thuyền câu xuôi ngược, dọc ngang rộn ràng. Hai bên bờ, lũy tre xanh nghiêng mình soi bóng xuống mặt sông. Gió thổi nhè nhẹ làm những bụi tre lao xao rì rào như đang thì thầm trò chuyện. Chim chóc đua nhau chuyền cành, ca hát để đón chào ngày mới. Đã có lần em thấy con cá lóc to dẫn đàn rồng rắn nối đuôi nhau đi tìm mồi. Chiều chiều, bọn trẻ chúng em rủ nhau ra sông tắm. Chúng em đùa nghịch vẫy vùng làm nước bắn tung toé. Phía cuối sông vọng lên tiếng gõ lanh canh của bác thuyền chài đánh cá làm rộn rã cả khúc sông. Buổi tối, ông trăng tròn vành vạnh nhô lên khỏi rặng tre in bóng xuống mặt sông thì dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng. Mỗi khi học bài xong, em và các bạn rủ nhau ra bờ sông hóng mát. Ngồi trên bờ sông ngắm cảnh và hưởng những làn gió mát rượi từ sông đưa lên, lòng em thảnh thơi, sảng khoái đến vô cùng. Em yêu dòng sông quê, dù cho mai này lên chốn thành đô xe cộ nườm nượp thì hình ảnh dòng sông quê hương mãi mãi in sâu trong tâm trí em.
9, thành ngữ có sử dụng biện pháp so sánh:
- Hôi như cú mèo.
- Trắng như tuyết.
- Đen như gỗ mun.
- Đỏ như son.
- Nhanh như chớp.
* Đặt câu với các thành ngữ đó:
- Con chó nhà tôi / hôi như cú mèo.
             CN                  VN
- Nàng Bạch Tuyết / có làn da trắng như tuyết.
             CN                            VN
- Mái tóc của Bạch Tuyết / đen như gỗ mun.
                  CN                           VN
- Mẹ tôi / có đôi môi đỏ như son. 
     CN              VN
- Bạn Hòa / chạy nhanh như chớp.
       CN             VN
10, Phân tích hiệu quả của phép tu từ so sánh trong bài thơ sau:
Sau làn mưa bụi tháng ba
Lá tre bỗng đỏ như là lửa thiêu
Bầu trời rừng rực ráng treo
Tưởng như ngựa sắt sớm chiều vẫn bay.
 Gợi ý:
Ở đoạn thơ trên nhà thơ Trần Đăng Khoa sử dụng hình ảnh so sánh: 
“ Lá tre đỏ như lửa thiêu” và “ Bầu trời rừng rực ráng treo như ngựa sắt sớm chiều vẫn bay”.
 - Không khí buổi chiều tháng 3 gợi hồi ức về một quá khứ lịch sử oai hung: Chiến công của Thánh Gióng: có lá tre đỏ vì ngựa phun lửa, có hình ảnh ngựa sắt bay Nền trời trở thành một bức tranh, biểu lộ trí tưởng tượng bay bổng của nhà thơ TĐK và niểm tự hào về quá khứ hào hung oanh liệt trong không khí của thời đại chống Mỹ.
 GV: Hồ Thị Thanh BÌnh

File đính kèm:

  • docbai_tap_on_tap_mon_ngu_van_lop_6_trong_thoi_gian_nghi_dich_c.doc