Bài tham luận về đổi mới phương pháp giảng dạy

Kính thưa lãnh đạo trường cùng toán thể các thầy, cô có mặt trong buổi tọa đàm về việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông. Hôm nay tôi xin đóng góp vài ý kiến nhỏ về việc đổi mới cũng như những mặt làm được và chưa làm được trong quá trình áp dụng việc đổi mới phương pháp dạy học.

Kính thưa các thầy cô! Thật sự những từ đổi mới phương pháp dạy học đã có từ lâu . Nhưng kể từ khi cải cách sách giáo khoa thì tôi thấy việc đổi mới mới phương pháp dạy học mới thật sự từ từ được áp dụng. Đặc biệt trong những năm gần đây ngành giáo dục đã đưa ra nhiều khẩu hiệu về đổi mới như thực hiện “Hai không”, “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, đều đó chứng tỏ thực tiển đang đòi hỏi chúng ta phải thực hiện cuộc cải cách về đổi mới phương pháp giảng dạy từ khâu giảng dạy trên lớp đến việc kiểm tra, đánh giá học sinh. Theo tôi đổi mới phương pháp nghĩa làtìm ra con đường làm sao cho học sinh nắm bắt và vận dụng kiến thức một cách có hiệu quả nhất. Thật sự cùng một lượng kiến thức ta có rất nhiều cách để truyền đạt. Thế nhưng làm thế nào để đạt được mục tiêu đó. Bản thân đđã tìm hiểu và cũng đang tìm tòi và áp dụng các phương pháp dạy học mới qua từng đơn vị bài học nhằm làm sao cho học sinh của mình tiếp thu nhanh nhất và vận dụng kiến thức một cách có hiệu quả. Thế nhưng việc đổi mới không phải một ngày, một bữa mà phải qua quá trình nghiên cứu thử nghiệm và kiểm nghiệm. Thực chất mà nói thì ban đầu áp dụng pp đổi mới tôi cũng không tự tin cho lắm, nhiều lúc như lạc giữa khu rừng không biết lối ra, vì thật sự chưa có một kim chỉ nam nào cả ngoài hai hai chữ đổi mới. Lúc đầu thực hiện thì thiếu tự tin, trong quá trình thực hiện thì còn dè chừng, sau thấy có kết quả mới biết mình đi đúng hướng hay phải rút kinh nghiệm cho lần sau.

doc4 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 1673 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài tham luận về đổi mới phương pháp giảng dạy, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
BÀI THAM LUẬN VỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Kính thưa lãnh đạo trường cùng toán thể các thầy, cô có mặt trong buổi tọa đàm về việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông. Hôm nay tôi xin đóng góp vài ý kiến nhỏ về việc đổi mới cũng như những mặt làm được và chưa làm được trong quá trình áp dụng việc đổi mới phương pháp dạy học. 
Kính thưa các thầy cô! Thật sự những từ đổi mới phương pháp dạy học đã có từ lâu . Nhưng kể từ khi cải cách sách giáo khoa thì tôi thấy việc đổi mới mới phương pháp dạy học mới thật sự từ từ được áp dụng. Đặc biệt trong những năm gần đây ngành giáo dục đã đưa ra nhiều khẩu hiệu về đổi mới như thực hiện “Hai không”, “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, đều đó chứng tỏ thực tiển đang đòi hỏi chúng ta phải thực hiện cuộc cải cách về đổi mới phương pháp giảng dạy từ khâu giảng dạy trên lớp đến việc kiểm tra, đánh giá học sinh. Theo tôi đổi mới phương pháp nghĩa làtìm ra con đường làm sao cho học sinh nắm bắt và vận dụng kiến thức một cách có hiệu quả nhất. Thật sự cùng một lượng kiến thức ta có rất nhiều cách để truyền đạt. Thế nhưng làm thế nào để đạt được mục tiêu đó. Bản thân đđã tìm hiểu và cũng đang tìm tòi và áp dụng các phương pháp dạy học mới qua từng đơn vị bài học nhằm làm sao cho học sinh của mình tiếp thu nhanh nhất và vận dụng kiến thức một cách có hiệu quả. Thế nhưng việc đổi mới không phải một ngày, một bữa mà phải qua quá trình nghiên cứu thử nghiệm và kiểm nghiệm. Thực chất mà nói thì ban đầu áp dụng pp đổi mới tôi cũng không tự tin cho lắm, nhiều lúc như lạc giữa khu rừng không biết lối ra, vì thật sự chưa có một kim chỉ nam nào cả ngoài hai hai chữ đổi mới. Lúc đầu thực hiện thì thiếu tự tin, trong quá trình thực hiện thì còn dè chừng, sau thấy có kết quả mới biết mình đi đúng hướng hay phải rút kinh nghiệm cho lần sau. Hơn nữa muốn thực hiện thành công việc đổi mới còn liên quan đến rất nhiều yếu tố như chương trình, SGK, đánh giá học sinh, năng lực giáo viên, .. Bản thân không ngừng nghiên cứu và thử nghiệm hy vọng tìm ra pp dạy học có hiệu quả. Cụ thể trong học kỳ I tôi có dạy 2 tiết và 3 tiết dự giờ chuyên đề về đổi mới pp dạy học, bản thân rút ra những mặt làm được và chưa được như sau:
 Khi vấn đề mới được đưa ra giáo viên đều hướng dẫn cách làm, sau đó cho học sinh làm việc theo cặêp, nhóm tự trả lời theo yêu cầu nội dung bài học. Học sinh, nhóm khác nhận xét, khi gặp vấn đề nào khó thì giáo viên gợi mở để học sinh tự nhận ra và sửa sai gv là người nhận xét đánh giá sau cùng. Tổ chức theo nhóm hay cặp tùy thuộc vào nội dung bài học. Khi tổ chức các hoạt động nhóm, cặp giáo viên đều quan sát, bao quát lớp. Tuy nhiên vấn đề thảo luận nhóm thì chưa thu được hiệu quả như mong muốn nghĩa là khi thảo luận nhóm còn nhiều học sinh nói chuyện riêng, nhất là những em yếu kém thì còn trong chờ kết quả ở những người học khá hơn ở nhóm mình mà không tự đầu tư , suy nghỉ tìm ra câu trả lời . Hơn nữa để tránh dồn ép kiến thức nặng nề của SGK. Đối với những bài dài .Tôi đã mạnh dạn không theo tiến trình SGK từ A đến Z mà sau khi truyền đạt kiến thức trọng tâm cho HS làm bài tập trong SGK phần nào có tính trùng lập tôi hướng dẫn cho học sinh tự làm ở nhà thay vào đó tôi đưa thêm bài tập mới với nội dung phong phú hơn nhằm kích thích học sinh làm việc nhiều hơn, tư duy, tìm tòi, sáng tạo và cũng nhằm hạn chế một số học sinh sử dụng sách giải để trả lời câu hỏi nhưng bản thân thì chưa hiểu được vấn đề. Tôi rất ngại áp dụng cách này vì sợ là mang tội cắt xén chương trình, nhưng khi áp dụng thì thấy có hiệu quả hơn. Nhân dịp cũng xin ý kiến hội đồng CM trường về đổi mới phương pháp đối với những bài dài, bài khó. Bên cạnh đó giáo viên còn đưa ra những câu hỏi trắc vấn xung quang câu trả lời để kiểm tra mức độ hiểu bài của các em.
Trước khi vào bài mới tôi đều có bước warm up bằng cách hỏi hay trò chơi hoặc tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học mới để các em có hứng thú và chuẩn bị cho việc tiếp thu bài học mới tốt hơn.
Trong các tiết dạy tôi đều sử dụng hiệu quả các tranh ảnh minh họa phong phú, và các thiết bị dạy học như băng, đỉa, máy chiếu . Ở đây tôi xin đề cập đến việc áp dụng công nghệ TT như sữ dụng máy chiếu và qua những tiết thực dạy và dự giờ đồng nghiệp tôi thấy hình như tiết nào cũng có vấn đề đưa ra thảo luận đó là việc ghi chép của học sinh. Có tiết học sinh ghi nhiều đủ nội dung yêu cầu trên màn hình, có tiết thì học sinh luyện tập sôi nổi tiết dạy được đánh giá thành công nhưng HS ghi chép thì không đủ nội dung, thậm chí nhiều em chỉ ghi đề mục. Vậy trong buổi tham luận hôm nay tôi thấy cũng nên đưa vấn đề này ra thảo luận. Trên đây là những gì mà bản thân làm được. 
 Tuy nhiên tôi nhận thấy chưa thực hiện một cách có hiệu quả cao do các nguyên nhân sau: Do bản thân chưa tìm ra phương pháp tốt hơn để tổ chức các họat động cho học sinh được thêm phong phú , bên cạnh đó do cấu trúc sách giáo khoa chưa phù hợp với nhu cầu đổi mới . Chỉ có 45 phút nhưng hầu hết bài quá dài, kiến thức nhiều, yêu cầu cao vì thế truyền đạt kiến thức xong là sắp hết giờ học sinh không có thời gian hoạt động thực hành nhiều . Mặc khác phần lớn do trình độ học sinh nông thôn quá yếu, nên giáo viên còn trợ giúp nhiều vì nếu hỏi nhiều em cùng 1 câu hỏi thì mất thời gian cho hoạt động khác. Hơn nữa một thực trạng ở môn tiếng Anh hiện nay là “học” và “hành” chưa phối hợp nhịp nhàng: Học kỹ năng nhưng kiểm tra kiến thức. Hơn nữa, lớp quá đông cũng là nguyên nhân khó khăn trong việc áp dụng PP mới.
Qua những khó khăn trên, để áp dụng pp dạy học mới có hiệu quả hơn, tôi có kiến nghị như sau:
Về phía tổ : Tôi đề nghị thường xuyên sinh hoạt bàn về việc áp dụng phương pháp mới, ai có sáng kiến mới trình bày, nếu có hiệu quả nên nhân rộng để áp dụng và đề nghị khen thưởng (nếu có).
Về phía nhà trường: Đề nghị chia lớp ra nhỏ hơn khoảng 25-30 em/1 lớp là vừa.
Về phía ngành: Đề nghị thay hay sửa đổi nội dung SGK cho phù hợp với nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
Có văn bản hay tài liệu hướng dẫn cụ thể về đổi mới phương pháp. Vì thực tế chưa tiếp cận bất cứ tài liệu hướng dẫn nào. Nên quá trình thực hiện còn mơ hồ chưa chắc chắn.
Tổ chức cho GV những lớp tập huấn hay hội thảo về việc đổi mới phương pháp.
Khánh Hưng, ngày 28 tháng 11 năm 2009
 Người viết tham luận
 Nguyễn Hoàng Phương

File đính kèm:

  • doctham luan doi moi pp giang day.doc