Bài thu hoạch thực địa vũng tàu
Thiên nhiên vô cùng phong phú và đa dạng, nó ẩn chứa vô vàn những bí mật mà cho tới nay con người vẫn chưa lý giải được hết. Mới nhìn vào chúng ta tưởng chừng thế giới tự nhiên như là một thể rời rạc, đầy bí ẩn. Nhưng nếu đi sâu tìm hiểu thì nó là một thể thống nhất với sự tác động qua lại của năm nhân tố: Thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển, sinh quyển và khí quyển. Nắm bắt được các quy luật tác động của chúng thì có thể lí giải một cách khoa học về các hiện tượng xãy ra trong tự nhiên. Hơn thế nữa, chúng ta có thể dự báo được chiều hướng phát triển của các sự vật hiện tượng trong tương lai.
Như vậy, để nâng cao sự hiểu biết sâu, rộng về thế giới tự nhiên chúng ta không chỉ nghiên cứu trên cơ sở lí thuyết mà cần phải biết chủ động khám phá, tìm hiểu thế giới hiện thực cụ thể.
Sinh học là một ngành khoa học thực nghiệm. Vì vậy, chúng ta nếu chỉ dựa vào sách vở mà không thực hành, không đi sâu vào thực tế thì không thể hiểu được bản chất của sự vật hiện tượng.
Xuất phát từ phương châm giáo dục “Học đi đôi với hành”, “Biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo” với sự cho phép và chỉ đạo của trường Đại học Đồng Tháp, đồng thời được sự phân công của khoa Sinh học chúng tôi thực hiện bài “ Thực tập nghiên cứu thiên nhiên” ở khu bảo tồn Thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu qua đợt thực địa ở Vũng tàu ngày 28 tháng 7 năm 2012.
BÀI THU HOẠCH THỰC ĐỊA VŨNG TÀU ( Từ ngày 28/06/2012 đến ngày 30/06/2012) LỜI MỞ ĐẦU Thiên nhiên vô cùng phong phú và đa dạng, nó ẩn chứa vô vàn những bí mật mà cho tới nay con người vẫn chưa lý giải được hết. Mới nhìn vào chúng ta tưởng chừng thế giới tự nhiên như là một thể rời rạc, đầy bí ẩn. Nhưng nếu đi sâu tìm hiểu thì nó là một thể thống nhất với sự tác động qua lại của năm nhân tố: Thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển, sinh quyển và khí quyển. Nắm bắt được các quy luật tác động của chúng thì có thể lí giải một cách khoa học về các hiện tượng xãy ra trong tự nhiên. Hơn thế nữa, chúng ta có thể dự báo được chiều hướng phát triển của các sự vật hiện tượng trong tương lai. Như vậy, để nâng cao sự hiểu biết sâu, rộng về thế giới tự nhiên chúng ta không chỉ nghiên cứu trên cơ sở lí thuyết mà cần phải biết chủ động khám phá, tìm hiểu thế giới hiện thực cụ thể. Sinh học là một ngành khoa học thực nghiệm. Vì vậy, chúng ta nếu chỉ dựa vào sách vở mà không thực hành, không đi sâu vào thực tế thì không thể hiểu được bản chất của sự vật hiện tượng. Xuất phát từ phương châm giáo dục “Học đi đôi với hành”, “Biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo” với sự cho phép và chỉ đạo của trường Đại học Đồng Tháp, đồng thời được sự phân công của khoa Sinh học chúng tôi thực hiện bài “ Thực tập nghiên cứu thiên nhiên” ở khu bảo tồn Thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu qua đợt thực địa ở Vũng tàu ngày 28 tháng 7 năm 2012. MỤC ĐÍCH THỰC ĐỊA Môi trường sống của chúng ta đang thay đổi từng ngày, từng giờ. Chính tác động của thiên nhiên cũng như con người đã, đang và sẽ làm cho môi trường thay đổi thế nên việc học tập chỉ qua lý thuyết không mang lại kết quả tốt được. Vì thế , để tăng hiệu quả cho mục đích học tập,nghiên cứu chuyến thực địa vừa áp dụng kiến thức lý thuyết, nó còn bổ sung thêm khả năng nhận biết về tính chất môi trường thiên nhiênxung quanh ta. Nó giúp ích rất nhiều trong việc : Tiếp thu, lĩnh hội kiến thức một cách trực quan nhất. Tập hợp, học hỏi những kiến thức cơ bản, tìm hiểu và nắm bắt được quy luật tác động của các nhân tố tự nhiên để lý giải một cách khoa học các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên. Có thể đưa ra những dự báo về chiều hướng phát triển của các sự vật, hiện tượng trong tương lai. Thực hiên phuơng châm giáo dục “Học đi đôi với hành”, “Biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo”, nâng cao khả năng tự học và khả năng tự làm việc của bản thân. Gần gũi và thân thiện hơn với quỹ sinh thái lãnh thổ và cảnh quan văn hoá từng vùng, miền địa lý. NHIỆM VỤ Để thực hiện tốt các mục tiêu trên, cần giãi quyết những nhiệm vụ sau: - Tuân thủ nghiêm túc những quy định của đoàn thực địa, Nhà trường và các trung tâm du lịch trên hai địa bàn thành phố Đà Lạt và Nha Trang. - Quan sát, lắng nghe và ghi chép cẩn thận những kiến thức mà thầy giáo, các anh chị hướng dẫn viên trong các tua du lịch truyền đạt. - Vận dụng thành thạo những kiến thức đã học vào việc nắm bắt sự vận động và chuyển hoá của thế giới tự nhiên. - Đặt ra những câu hỏi cho những vấn đề mà bản thân chưa hiểu, chưa nắm bắt rõ để thầy và trò cùng nhau bàn luận nhằm tìm ra câu trả lời hợp lý nhất. LỊCH TRÌNH Ngày 28/06/2012 4:00, khởi hành tại trường Đại Học Đồng Tháp 11:00, nghỉ ngơi, ăn trưa ở chợ Bà Rịa 12:00, đến Nhà nghỉ Hoàng Linh ở Vũng Tàu 13:30, khởi hành đi Núi Tao Phùng và tham quan tượng chúa Kito 17:00 về nhà nghỉ, tắm biển.. Ngày 29/06/2012 7:30, khởi hành đi Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu 9:00 , đến nơi, nghe báo cáo của cán bộ khu bảo tồn 9:30 , Tham quan vườn sưu tập cây gỗ rừng 12:30, về nhà nghỉ. Ngày 30/06/2012 7:00 à 11:00 trả phòng , khởi hành đi tham quan mua sắm ở chợ Bà Rịa 11:30 , khởi hành về Đồng Tháp 19:00, tới trường Đại Học Đồng Tháp KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN BÌNH CHÂU - PHƯỚC BỬU Khu rừng ven biển nằm trên địa giới hành chính của các xã: Bình Châu, Bưng Riềng, Bông Trang, Phước Thuận và Thị trấn Phước Bửu, đồng thời tiếp giáp với ranh giới các xã Hoà Hội, Hoà Hiệp, Xuyên Mộc. Nằm trong hệ thống các khu rừng đặc dụng của Việt Nam, Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu được công nhận theo Quyết định số 194/CT ngày 9 tháng 8 năm 1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ). Là khu rừng nguyên sinh, có diện tích tự nhiên hơn 10.537 ha, với ưu thế rừng cây họ Dầu ven biển còn lại ở Việt Nam, đây là nơi cư trú cho các loài sinh vật, đặc biệt là các loài quý hiếm đang có nguy cơ bị tuyệt chủng; Khu bảo tồn còn có chức năng phòng hộ môi trường vùng ven biển, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, phục vụ nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, giáo dục bảo tồn, vui chơi giải trí và tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu được xếp vào “Kiểu thực vật rừng kín, nửa rụng lá ẩm nhiệt đới”. Đa dạng về thành phần thực vật, gồm 750 loài thuộc 123 họ, trong đó có 732 loài đã được định danh, với nhiều loài quý hiếm như: Cẩm lai Bà Rịa, Gõ đỏ, Gõ mật, Giáng hương, Bình linh nghệ, Dầu cát..., riêng loài Dầu cát (Dipterocarpus costatus) được coi là loài cây đặc hữu của Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu . Theo kết quả khảo sát, điều tra về tài nguyên động vật rừng đã xác định có 205 loài có xương sống thuộc các lớp ếch nhái, bò sát, chim và thú (chiếm ~91% các loài động vật trong toàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu), một số loài quý hiếm có tên trong sách đỏ Thế giới và Việt Nam như: Khỉ đuôi dài, Khỉ đuôi lợn, Gà lôi hông tía, Cu li nhỏ, Rùa núi vàng... Nằm trong khu bảo tồn có khoảng 43 km sông - hồ - suối thường có nước quanh năm, diện tích mặt nước thay đổi theo mùa, về phía Đông Bắc đặc biệt có suối nước khoáng nóng Bình Châu với nhiệt độ từ 60-800C, nơi đây đã được Tổ chức du lịch thế giới chính thức công nhận là 1 trong 65 khu du lịch sinh thái bền vững của 47 quốc gia trên Thế giới. Chạy dọc theo phía Nam của Khu bảo tồn thiên nhiên Bình châu – Phước Bửu có 17 km bờ biển, mực nước thoai thoải, bãi cát sạch, mịn, bằng phẳng hình thành nên các bãi tắm tự nhiên. Hiện nay, nơi đây đã thu hút hơn 40 công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước đến đầu tư và phát triển với nhiều loại hình Du lịch sinh thái. VƯỜN SƯU TẬP CÂY GỖ RƯNG Các loài thực vật Dây trung quân Sến đỏ ( sến mũ, sến cát, sến chít) Xoài rừng , xoài lá nhỏ Gõ mật Tiểu sim Sơn đào Giây gùi Bằng lăng ổi Mật nhân (bá bệnh) Đỏ ngọn Chùm ruột rừng Thẩu Tấu Lá Thon Cơm rượu Mai dương Tràm lá dài Trai nam Các loài động vật Hệ sinh thái LỜI KẾT Kết thúc chuyến thực địa Vũng tàu để lại cho chúng em rất nhiều cảm xúc khó tả , nó tạo cho chúng em cảm giác nhe nhàng thanh thản khi đám mình vào thiên nhiên hoang dã, là cơ hội để chúng em thực tập nghiên cứu thực tế bổ sung lý thuyết đã được học tập trên lớp, rèn luyện các kỹ năng thực tập nghiên cứu thiên nhiên . Mặc dù không quan sát được nhiều do thời gian có hạn, nhưng nó cũng đã phần nào cho em thấy được sự đa dạng phong phú của hệ sinh thái ven biển của Khu bảo tồn Bình Châu – Phước Bửu nói riêng và hệ sinh thái Việt Nam nói chung . Ngoài mục đích chính là học tập nghiên cứu thì đây cũng là dịp để chúng em có được một kì nghỉ hè vui vẻ, thú vị (leo núi, tắm biển, thám hiểm rừng , săn ảnh Nai có thưởng,) sau một năm học đầy khó khăn và mệt nhọc. Cuối cùng, qua chuyến thực địa này đã cho cho chúng em một cái nhìn rộng hơn và đa dạng hơn về thế giới tự nhiên. Nó không chỉ đơn giản là những cảnh vật xung quanh ta mà tiềm ẩn bên trong nó là những giá trị vô cùng to lớn phục vụ cho đời sống và lợi ích của con người hay những điều bí ẩn vô cùng thú vị mà muốn nghiên cứu hay chinh phục nó một cách tường tận đòi hỏi chúng ta phải dốc hết sức lực và kèm theo kĩ năng nghiên cứu vững vàng cùng với niềm đam mê và tình yêu thiên nhiên sâu sắc. Nhóm : Trần Hữu Duy Phạm Thị Phương Thúy Nguyễn Thị Huỳnh Mai Võ Thị Thúy Liễu
File đính kèm:
- THUC DIA.doc