Bài thuyết trình môn tổ chức hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông

Vận động các tổ chức xã hội, các cơ quan xí nghiệp bắt đầu thành lập " quỹ học sinh nghèo học giỏi",. tài trợ cho các cuộc thi học giỏi và các hoạt động khác trong trường.

*LIÊN Hệ THỰC Tế

Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch hoạt động của lớp của giáo viên chủ nhiệm

- Nhiều giáo viên xem nhẹ việc lập kế hoạch làm công tác chủ nhiệm, kế hoạch xây dựng chiếu lệ, sơ sài dẫn tới mục tiêu không rõ, hiệu quả hoạt động của giáo viên chủ nhiệm chưa cao. Khi lập kế hoạch hoạt động của lớp giáo viên chưa bám sát mục tiêu giáo dục toàn diện nhà trường đặt ra, hầu hết là việc giải quyết sự vụ chưa có kế hoạch tổng thể xuyên suốt năm học.

 

 

ppt34 trang | Chia sẻ: shichibukai | Lượt xem: 4013 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài thuyết trình môn tổ chức hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
Trường Đại học Sài Gòn BÀI THUYẾT TRÌNH MÔN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THPT Nhóm 2: 1. Nguyễn Thị Thùy Uyên 2. Nguyễn Thanh Trà 3. Nguyễn Quốc Thanh 4. Nguyễn Ngọc Trầm 5. Nguyễn Thị Bích Loan 6. Nghê Thị Thùy Trang 7. Lê Thanh Thảo 8. Lê Thị Kiều Diễm 9. Lưu Quang Làng Câu 1. Phân tích nhiệm vụ của GVCN lớp ở trường THPT. Liên hệ thực tế việc thực hiện những nhiệm vụ trên ở trường THPT hiện nay ? 1. Nhiệm vụ. 2. Liên hệ thực tế. 1. Nhiệm vụ. 1.1. Nghiên cứu nắm vững tình hình học sinh của lớp. 2.2. Xây dựng bộ máy tổ chức tự quản lí của lớp. 2.3. Thiết lập các mối quan hệ trong tập thể. 2.4. Tổ chức các hoạt động đa dạng cho tập thể học sinh. 1. Nhiệm vụ. 1.1. Nghiên cứu nắm vững tình hình học sinh của lớp. Để làm tốt công tác giáo dục học sinh, nhiệm vụ đầu tiên của GVCN lớp là nghiên cứu để nắm vững tình hình chung của lớp và từng học sinh. Kết quả nghiên cứu sẽ là những căn cứ để xây dựng mục tiêu, chương trình để xác định nội dung, phương pháp và các hình thức tổ chức giáo dục phù hợp. Nội dung: + Nghiên cứu tình hình địa phương về vị trí địa lí, kinh tế, chính trị, xã hội, ngành nghề sản xuấ, trình độ văn hóa, tôn giáo,... + Nghiên cứu tình hình gia đình học sinh. + Nghiên cứu học sinh: số lượng, chất lượng, đặc điểm lứa tuổi, kết quả học tập,... + Nghiên cứu tình hình chung của lớp như: thực trạng học tập, đạo đức, tinh thần đoàn kết, truyền thống... 2.2. Xây dựng bộ máy tổ chức tự quản lí của lớp. - Sau khi nhận công tác GVCN cần suy nghĩ đến việc tổ chức bộ máy tự quản cho lớp, dựa trên nghiên cứu hồ sơ, học ba và quan sát thực tiễn, chỉ định ban cán sự lâm thời. - Phân lớp thành các tổ học sinh có cơ cấu nam nữ, trình độ học tập đồng đều. Phân công trách nhiệm cho ban cán sự, tổ trưởng để quản lí và tổ chức các hoạt động chung. - Yêu cầu đối với ban cán sự: + Có học lực từ loại khá trở lên, tư cách đạo đức tốt. + Nhiệt tình, tích cự tham gia các hoạt động tập thể. + Có năng khiếu văn nghệ, thể dục, thể thao... + Biết quản lí tập thể. + Có tinh thần gương mẫu được đa số học sinh tự chọn. - GVCN trở thành cố vấn về phương pháp công tác cho ban cán sự lớp, cần phát huy vai trò tự quản và tinh thần sáng tạo của các em. - Ban cán sự tốt là chỗ dựa vững chắc cho GVCN trong hoạt động giáo dục học sinh. 2.3. Thiết lập các mối quan hệ trong tập thể. Tập thể là một tập hợp đông người với nhiều mối quan hệ như : quan hệ tình cảm, quan hệ chức năng, quan hệ kĩ luật tập thể. Khi tập thể được hình thành thì các mối quan hệ tốt đẹp thì tập thể này mới vững mạnh. Tập thể là gì? +Quan hệ tình cảm là quan hệ bạn bè đoàn kết thân ái tương trợ, động viên khích lệ nhau trong học tập, tu dưỡng. Tạo thành động lực thúc đẩy sự phát triển của tập thể và giáo dục từng cá nhân. Có ý nghĩa cực kì to lớn đối với việc xây dựng tập thể. + Quan hệ chức năng là quan hệ trách nhiệm với công việc của các thành viên trong tập thể. + Quan hệ tổ chức là quan hệ của các cá nhân theo nội quy, kỉ luật của tập thể: nội quy của trường, nội quy đoàn thể, lớp học,... 2.4. Tổ chức các hoạt động đa dạng cho tập thể học sinh. 2.4.1. Hoạt động học tập. Học tập là hoạt động quan trọng nhất của học sinh. Rèn cho HS thói quen tham gia tích cực trong học tập. Rèn cho HS đi học đầy đủ, đúng giờ GVCN cần phải GVCN phải thường xuyên có mặt tại lớp 10' đầu giờ. Tổ chức thi đua giữa các tổ trong lớp. Thành lập đội Sao đỏ để theo dõi thi đua trong lớp và trường. Tổ chức truy bài 10' đầu giờ. Tổ chức cho HS học nhóm, đôi bạn cùng học để hỗ trợ nhau trong học tập. Nêu gương những HS giỏi có phương pháp học tập tốt. Tổ chức cho học sinh trao đổi về phương pháp đọc sách, ghi chép, sử dụng tài liệu, thảo luận tại lớp. Tổ chức cho học sinh chuẩn bị trước các bài học trong ngày. Ở mỗi lớp thì có chi đoàn do các em tự quản, tự phụ trách hoạt động, để hoạt động hiệu quả thì có sự phối hợp của GVCN, Bí thư đoàn trường hướng dẫn tham mưu cho các em hoạt động. Hoạt động chi đoàn: sinh hoạt chi đoàn hàng tháng, kết nộp đoàn viên mới, kỉ niệm ngày 26/3, kỉ niệm ngày thành lập 3/2, du lịch cắm trại. GVCN: giúp các em lập kế hoạch công tác, phương pháp tổ chức, tạo điều kiện tốt nhất cho các em hoạt động. 2.4.2. Tổ chức hoạt động cuả các đoàn thể. TỔ CHỨC CHƠI TRÒ CHƠI DÂN GIAN KỈ NIỆM NGÀY 26/3, 3/2,... 2.4.3. Tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao. + Với hoạt động văn hóa, văn nghệ. Thành lập câu lạc bộ, tổ chức cho HS tham gia sưu tầm ca dao, tục ngữ, thơ ca, chân dung nhà thơ, nhà văn,... Tổ chức văn nghệ tập hát, múa, quốc tế vũ. Tổ chức cac hát theo chủ đề. Tổ chức các câu lạc bộ nhiếp ảnh, quay phim. Tổ chức thi báo tường giữa các tổ, lớp trong trường. + Hoạt động thể dục, thể thao. Thành lập đội bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông,... Câu lạc bộ buổi sáng ở địa phương, vận động học sinh tham gia thường xuyên. Duy trì thể dục giữa giờ. Tổ chức hội thi thể dục, thể thao ( việt dã, điền kinh phổ thông, bóng đá mini,.... Tổ chức tham quan, du lịch. Tổ chức cắm trại. + Hoạt động lao động. Lao động tự phục vụ: Trực nhật, vệ sinh trường lớp... Lao động công ích, lao động sản xuất ở địa phương. GVCN Tạo hứng thú, chủ động, tích cực, ý thức cho học sinh. Tổ chức các hoạt động phù hợp với lứa tuổi, năng lực sở trường cho học sinh. Tuyệt đối không làm ảnh hưởng đến sức khỏe, học tập của học sinh. Tổ chức nhiều hoạt động đa dạng, phong phú để thu hút sự chú ý HS tham gia. 2.5. Phối hợp với GVBM và lực lượng giáo dục khác để giáo dục học sinh. GVCN - GVBM: - Xây dựng và thực hiện kế hoạch: + Giáo dục năm học của lớp. + Bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh kém, học sinh có hoàn cảnh khó khăn,... + Tham quan, tổ chức những ngày lễ truyền thống. + Đánh giá kết quả học tập, hạnh kiểm của học sinh, nhận xét, ghi học bạ. GVCN - Đoàn thanh niên. - GVCN chủ động đưa ra kế hoạch phối hợp công tác của năm học, học kì, hàng tháng, hàng tuần,. - Phát động thi đua nhân dịp các ngày lễ lớn trong năm. - Phối hợp tổ chức sinh hoạt tập thể: sinh hoạt lớp, đoàn, đội,... GVCN - với lực lượng giáo dục bên trong và ngoài nhà trường. Với cha mẹ học sinh. - Thường xuyên có mối quan hệ mật thiết với phụ huynh để trao đổi tình hình học tập và hạnh kiểm của các em ở lớp và ở nhà. - Lập hội phụ huynh học sinh, theo dõi tình hình và bàn bạc các biện pháp giáo dục học sinh. - Tổ chức các cuộc họp phụ huynh định kì. Với chính quyền, cơ quan xí nghiệp đóng ở địa phương. - Tổ chức các cuộc họp liên tịch giữa nhà trường với chính quyền địa, các cơ quan, xí nghiệp, bàn các biện pháp phối hợp giáo dục học sinh và thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục. - Vận động các tổ chức xã hội, các cơ quan xí nghiệp bắt đầu thành lập " quỹ học sinh nghèo học giỏi",... tài trợ cho các cuộc thi học giỏi và các hoạt động khác trong trường. *LIÊN HỆ THỰC TẾ Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch hoạt động của lớp của giáo viên chủ nhiệm - Nhiều giáo viên xem nhẹ việc lập kế hoạch làm công tác chủ nhiệm, kế hoạch xây dựng chiếu lệ, sơ sài dẫn tới mục tiêu không rõ, hiệu quả hoạt động của giáo viên chủ nhiệm chưa cao. Khi lập kế hoạch hoạt động của lớp giáo viên chưa bám sát mục tiêu giáo dục toàn diện nhà trường đặt ra, hầu hết là việc giải quyết sự vụ chưa có kế hoạch tổng thể xuyên suốt năm học. Một khâu rất quan trọng mà ít giáo viên thực hiên trước khi lập kế hoạch là định hướng cho ban cán sự lớp tự tổ chức các hoạt động giáo dục, mỗi học sinh tự tổ chức hoạt động giáo dục đối với bản thân mình chính vì thế học sinh chưa tích cực thực hiện các họat động giáo dục - Đây là điểm yếu trong công tác xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm của giáo viên. Câu 1: Anh chị hãy phân tích những yêu cầu phẩm chất và năng lực đối với người GVCN lớp ở trường THPT? Nhà giáo cần không ngừng trau dồi kiến thức Ảnh: Thiên Minh Có năng lực chuyên môn tốt, đang giảng dạy có kết quả một môn học trong lớp, có điều kiện gần gũi theo dõi, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện một cách thường xuyên. 2. Nắm vững lí luận sư phạm, biết sử dụng các phương pháp giáo dục tập thể và giáo dục cá biệt, có kinh nghiệm tổ chức các hoạt động phù hợp với tâm lí lứa tuổi học sinh với điều kiện thực tế của lớp, của nhà trường một cách linh hoạt. 3.Có tư cách đạo đức tốt, gương mẫu trong cuộc sống, lao động và trong quan hệ với đồng nghiệp và học sinh. GVCN phải là tấm gương sáng về mọi phương diện cho học sinh noi theo. Thầy Khanh Rong trong một giờ lên lớp. Thầy Nguyễn Trần Khiêm trên bục giảng Cô Trần Thị Minh Châu Cô giáo trường THCS Nguyễn Văn Bé (Q.Bình Thạnh) bắt các học sinh xếp hàng và tát từng em một ngay trên bục giảng. Ảnh phunu.info 17.11/2011, các em: bị phạt úp mặt vào bảng rồi dùng cây thước gỗ (chiều dài 75 cm, rộng khoảng 4 cm, dày 2 cm) đánh liên tiếp vào mông các em. Giáo viên đánh tím mông 7 học sinh nhưng thầy giáo chỉ nói: "Có đánh hơi quá tay chứ nhưng không phải cố tình". Ảnh Thanh niên Một thầy giáo dạy môn lịch sử tại Trường THPT bán công Nguyễn Khuyến (huyện Điện Bàn, Quảng Nam) đã dùng tay, chân và thanh gỗ đánh làm một học sinh lớp 10 phải nhập viện. Nạn nhân là em Phạm Văn, sinh năm 1993, trú tại thôn Trung Phú, xã Điện Minh, huyện Điện Bàn. Ảnh An ninh Thủ đô 4. Có khả năng tổ chức và có năng lực hoạt động văn nghệ, thể thao.... để có thể lôi cuốn học sinh tham gia. 5. Có phương pháp hoạt động xã hội , biết động viên lôi cuốn các lực lượng giáo dục, biết tổ chức hoạt động tập thể để dẫn dắt học sinh học tập, tu dưỡng tốt vì tương lai. Câu 3: Anh chị hãy phân tích các phương pháp công tác của GVCN lớp ở trường THPT.Liên hệ thực tế việc vận dụng các phương pháp trên. 1. Đặc điểm phương pháp công tác của GVCN lớp. 2. Phương pháp công tác của GVCN lớp. 1. Đặc điểm phương pháp công tác của GVCN lớp. Công tác chủ nhiệm lớp thực chất đó là công tác tổ chức sinh hoạt tập thểcvà tổ chức các hoạt động đa dạng cho học sinh gắn liền với thực tế hàng ngày của các em. Tập thể cá nhân học sinh là đối tượng, là chủ thể của hoạt động giáo dục. Do vậy các hoạt động giáo dục phải phù hợp với đặc điểm của tập thể, tâm lí và của từng cá nhân để phát huy khả năng tích cực sáng tạo của từng cá nhân và tập thể. Công tác chủ nhiệm có nhiều lực lượng cùng tham gia: GVBM, đoàn thể, phụ huynh,.... GVCN có vai trò quan trọng nhất. Công tác chủ nhiệm lớp gắn liền với công tác dạy và học. Học tập trên lớp chiếm nhiều thời gian. 2. Phương pháp công tác của GVCN lớp. Phương pháp vận động quần chúng. Phương pháp giáo dục cá biệt. Phương pháp tổ chức sinh hoạt tập thể. Phương pháp tổ chức các hoạt động. Xây dựng học sinh vững mạnh thực chất là vận động, giáo dục học sinh đưa vào các hoạt động nề nếp, có kĩ luật chặt chẽ, tạo dư luận lành mạnh, xây dựng truyền thống, viễn cảnh tương lai,... biến học sinh thành môi trường lành mạnh. Vận động gia đình, nhà trường, đoàn thể xã hội cùng tham gia, thống nhất mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục chung. Phương pháp giáo dục cá biệt. Điều tra nắm vững đặc điểm các đối tượng giáo dục, nắm vững tình hình kinh tế, văn hóa, giáo dục ở địa phương để phân loại và có các tác động thích hợp. Sự phân loại học sinh được tiến hành theo các mặt : học lực, hạnh kiểm, sức khỏe, hứng thú....Trên cơ sở phân loại học sinh, giáo viên chủ nhiệm biết và có kế hoạch giáo dục học sinh yếu kém về văn hóa, đạo đức, học sinh có năng khiếu, có thành tích cao trong học tập... Phương pháp tổ chức sinh hoạt tập thể Đưa học sinh vào các tập thể đoàn, đội có tổ chức, có kỷ luật chặc chẽ, có nội quy, điều lệ.Sống trong một tổ chức mỗi học sinh tự xác định cho mình quyền lợi và nghĩa vụ vàtu dưỡng, phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng chung. Phương pháp tổ chức các hoạt động. Tổ chức cho học sinh hoạt động với nhiều hình thức và nội dung phong phú, trước hết là hoạt động học tập, sau đó là các hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, tham quan du lịch, vui chơi giải trí...Nội dung và hình thức hoạt động càng phong phú thì càng hấp dẫn đối với học sinh và càng đem lại giá trị giaó dục cao. 

File đính kèm:

  • pptnhiem vu cua GVCN lop o truong THPT.ppt