Bài thuyết trình môn văn hoá học và văn hoá

Kể từ thượng cổ đến khi hình thành nước Văn Lang.

Thành tựu lớn nhất là tạo ra nghề trồng lúa nước ( khác hẳn với trồng lúa khô / nương rẫy  của Trung Hoa)    

Thuần dưỡng một số gia súc (bò trâu, gà vịt, heo )

Trồng dâu nuôi tằm, dệt vải

Làm nhà sàn. Dùng cây thuốc nam chữa bệnh

Uống trà.

 

ppt29 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 1296 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài thuyết trình môn văn hoá học và văn hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
Bài thuyết Trình môn Văn Hoá học và văn hoá Giáo sư Trần Ngọc Thêm trong công trình Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam đã chia tiến trình văn hóa Việt Nam ra thành 6 giai đoạn. Sáu 6 giai đoạn này tạo thành 3 lớp nằm chồng lên nhau, cụ thể: - Lớp văn hóa bản địa: gồm 2 giai đoạn ( Tiền sử, Văn Lang - Âu Lạc) - Lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa và Ấn Độ: gồm 2 giai đoạn(chống Bắc thuộc, Đại Việt) - Lớp văn hóa giao lưu với phương Tây và thế giới: gồm 2 giai đoạn ( Đại Nam và Hiện đại). Giáo sư Trần Ngọc thêmLớp văn hóa bản địagồm 2 giai đoạn ( Tiền sử, Văn Lang - Âu Lạc Kể từ thượng cổ đến khi hình thành nước Văn Lang. Thành tựu lớn nhất là tạo ra nghề trồng lúa nước ( khác hẳn với trồng lúa khô / nương rẫy  của Trung Hoa)     Thuần dưỡng một số gia súc (bò trâu, gà vịt, heo ) Trồng dâu nuôi tằm, dệt vải Làm nhà sàn. Dùng cây thuốc nam chữa bệnh Uống trà. . Giai đoạn 2: giai đoạn Văn Lang - Âu lạcQuốc gia đầu tiên ra đời gọi tên là Văn Lang, có lẽ để hạn chế dòng người du mục phương bắc đi xuống. Sau khi An dương vương đổi tên là Âu Lạc, thời đại Hùng vương kết thúc với triều đại Triệu Đà kế tiếp. Thành tựu văn hóa chính: Người thổi khèn - đồ đồng - Giai đoạn Đông Sơn Nghề luyện kim đồng, đúc đồng và điêu khắc đồng ( thạp đồng, trống đồng...). Văn học dân gian, truyền thuyết, thần thoại... Có thể đã tạo ra hệ thống văn tự, chữ viết, nhưng về sau bị xóa bỏ.Trống đồng Thuật đánh trống đồng Hình người giao phối trên trống đồng Những ký hiệu tượng hình trên đồ đồng tìm thấy ở Việt NamLớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa và Ấn Độ Giai đoạn 3: giai đoạn văn hóa chống Bắc thuộcGồm 2 giai đoạn giai đoạn văn hóa chống Bắc thuộc và Văn hóa Đại Việt thời tự chủ. Kể từ Triệu Đà ( 179.tr.CN ) dùng mưu mô sâu độc ( cho Trọng Thuỷ sang ở rể mà truyền thuyết Trọng Thuỷ Mỵ Châu còn ghi lại) đánh bại  vua An Dương Vương của nước Âu Lạc đến khi Ngô Quyền giành lại độc lập dân tộc (938). Ý thức đối kháng kiên trì, bất khuất trước nguy cơ xâm lăng của phong kiến phương Bắc. Tên nước " Nam Việt" ra đời từ thời Triệu Đà đã tỏ rõ ý thức phân biệt chủ quyền đất nước ; Từ đó về sau, trải nhiều lần đổi tên, chữ "Nam" vẫn được duy trì Những cuộc kháng chiến liên tiếp qua các thế kỉ như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lí Bí,Triệu Quang Phục, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng, Cha con họ Khúc, Dương Diên Nghệ và đỉnh cao là cuộc đại thắng của Ngô Quyền năm 938. . Giai đoạn này không có những thành tựu văn hóa đáng kể. Nếu có, chúng ta cần nói đến hai nguồn văn hóa Ấn Độ truyền vào nước ta theo con đường hòa bình, đó là văn hóa Phật giáo thâm nhập vào miền Bắc, Bà la môn đi vào miền Trung bộ tạo dựng nên vương quốc Chămpa Đặc điểm thứ 2 : Sự suy tàn của nền văn minh Văn Lan ÂU Lạc Đặc điểm thứ 3: Văn hoá Việt Nam hộ nhập vào văn hóa khu vựcGiai đoạn 4: Văn hóa Đại Việt thời tự chủSau chiến thắng của Ngô Quyền, nước ta lại xây dựng nền độc lập.Trải qua các triều đại ngắn Đinh Bộ Lĩnh (968-980), Lê Hoàn, phải đến thời nhà Lý (1009-1225 - quốc hiệu Đại Việt được đặt vào năm 1054 thời vua Lê Thánh Tông ) nền văn hóa Đại Việt mới phát triển mạnh với tinh thần phục hưng mãnh liệt. Tiếp theo là nhà Trần, nền văn hóa Đại Việt đạt được bước phát triển rực rỡ, gọi chung là thời đại văn hóa Lý - Trần. Đạt tới đỉnh cao rực rỡ là thời nhà Lê, nước ta đã có một nền văn hóa phong kiến ngang tầm khu vực, đủ sức tự cường và giữ vững độc lập dân tộc.   Bia tiến sĩ- Di tích lịch sử văn hoá thời Lê tại Hà Nội. Dân tộc ta phát triển về phương Nam vừa nhằm mục đích bảo vệ lãnh thổ, vừa phát triển đất nước. Sáp nhập vương quốc Chăm pa ở miền Trung vào lãnh thổ để mở đầu cho cuộc Nam tiến. Chữ tâm trong chữ HánDân tộc ta khẩn trương tiếp thu văn hóa phong kiến Trung Hoa, chủ yếu là hệ thống giáo dục Nho Giáo, Phật giáo Trung hoa, kể cả Đạo giáo, theo xu hướng" Tam giáo đồng quy ". Với phương châm "Việt Nam hóa " những thứ văn hóa ngoại lai, nghĩa là tiếp nhận văn hóa và vận dụng cho phù hợp hoàn cảnh và bản lĩnh, tính cách dân tộc Việt, nhân dân ta đã tạo nên một nền Nho giáo Việt Nam, Phật giáo Việt Nam... Nhân dân ta tiếp nhận chữ Hán, nhưng tạo ra chữ Nôm (TK VII- VIII) để ghi âm tiếng Việt - tiêu biểu có Quốc âm thi tập của NGuyễn Trãi, Truyện Kiều (3254 câu thơ lục bát) của Nguyễn Du... Những lớp trí thức Hán học đã đóng vai trò nòng cột trong bộ máy quan lại phong kiến Việt Nam các triều đại Lý, Trần, Lê và Nguyễn. Thủ đô bền vững từ đây đặt tại Thăng Long, với Quốc Tử Giám  được coi là trường đại học đầu tiên, cùng với Văn Miếu (1070), khẳng định một giai đoạn phát triển cao của dân tộc Lớp văn hóa giao lưu với phương Tây và thế giớiGiai đoạn 5: Văn hóa Đại NamĐại Nam là quốc hiệu do Nhà Nguyễn Minh Mạng đặt (1838) sau tên Việt Nam do Gia Long đặt (1804). Giai đoạn này tính từ thời các chúa Nguyễn cho đến khi thực dân Pháp chiếm được nước ta làm thuộc địa. Sau thời kì hỗn loạn Lê - Mạc, Trịnh Nguyễn phân tranh, đến nhà Nguyễn, Nho giáo lại được phục hồi làm quốc giáo, nhưng nó đã đến hồi suy tàn, không còn đủ khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển văn hóa tiến kịp phương Tây. Thiên chúa giáo bắt đầu thâm nhập vào Việt Nam do các giáo sỹ phương Tây đến các vùng duyên hải nước ta truyền đạo. Với cớ bảo vệ đạo, thực dân Pháp đã nổ súng cướp nước ta vào 1858 tại Bán đảo Sơn Trà - Đà Nẵng, mở đầu.Văn hoá phương Tây xâm nhập vào nước ta nó bổ sung cho Văn hoá Việt Nam. Khởi đầu cho thời kì Văn Hoá Việt nam hội nhập vào văn hoá nhân loạiNước ta bị đô hộ và cai trị hơn 100 năm ( 1858 -1945, có sách 1858 -1954; Sử gọi là 100 năm đô hộ giặc Tây là gọi giai đoạn này). Cũng trong giai đoạn quá trình giao lưu văn hoá Việt Nam- phương Tây mà chủ yếu là Pháp đã diễn ra rất mạnh mẽ theo hướng văn hoá Việt Nam bị cưỡng bức theo văn hoá Pháp. Hiện, trên đất nước ta còn rất nhiều công trình mang dáng dấp văn hoá Pháp, tiêu biểu có Đại học quốc gia Hà Nội, Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Nhà thờ Đức Bà tại TPHCM... Cửu đỉnh ở Huế- một trong những công trình thời Đại Nam. V.vGiai đoạn 6: Văn hóa hiện đạiKể từ khi thực dân Pháp đặt được nền cai trị trên cõi Đông Dương, đầu thế kỉ 20, văn hóa phương Tây tự do tràn ngập vào nước ta: Khoa học xã hội - nhân văn nước ta vốn có một bề dày nhưng còn lẻ tẻ và chưa có hệ thống, nay tiếp thu những phương pháp mới mới trong nghiên cứu. Khoa học tự nhiên kĩ thuật hầu như hoàn toàn mới đã được tiếp thu nhanh. Cơ sở hạ tầng kĩ thuật như đường quốc lộ, nhà máy điện, khai mỏ, nhà Bưu điện,nhà máy điện.v.v...bắt đầu xây dựng.ĐườngsắtMột số trường trung học, sau đó cao đẳng, được thành lập.Trường Viễn Đông Bác Cổ - Pháp lập tại Hà Nội Tiếng Pháp đưa vào dạy chính thức ở nhà trường. Hệ thống chữ quốc ngữ được được sử dụng phổ biến hơn , giúp cho phong trào học tập, truyền bá văn hóa mới được nhanh chóng. Hệ tư tưởng dân chủ tự do tư sản truyền bá vào nước ta. Lối sống phương Tây ảnh hưởng chủ yếu ở thành thị. Văn học, nghệ thuật phương Tây gây ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống văn nghệ nước ta ( giai đoạn 1930 -1945 ) Kịch, thơ mới, tranh sơn dầu.Đặc biệt, tư tưởng cách mạng vô sản Marx - Lenin đã được tiếp thu sáng tạo vào Việt Nam qua những trí thức trẻ giàu lòng yêu nước như Nguyễn Ái Quốc.Nhìn chung, dân ta vừa chấp nhận Âu hoá, vừa chống Âu hóa trong chừng mực nhất định, bảo đảm vừa tiến kịp trình độ thế giới, vừa giữ gìn bản sắc dân tộc.Những giá trị văn hóa mới đang định hình cần có thời gian thử thách và lựa chọn. Lớp văn hoá phương Tây mang về một sản phẩm của cuộc giao lưu mới đó là chữ Quốc ngữBức Thiếu nữ Bên Hoa Huệ nổi tiếng của Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân Lớp văn hoá bản địaLớp văn hoá giao lưu Trung Quốc, Ấn ĐộLớp giao tiếp phương Tây và thế giớiGiai đoạn văn hoáGiai đoạn văn hoá tiền sửGiai đoạn chống Bắc thuộcGiai đoạn văn hoá Đại NamGiai đoạn văn hoá Văn Lang - Âu Lạc Giai đoạn văn hoá Đại ViệtGiai đoạn văn hoá hiện đại   Giai đoạn văn tựGiai đoạn Văn tự cổGiai đoạn chữHán nômGiai đoạn chữ Quốc ngữTóm tắt quá trình hình thành văn hóa Việt Nam

File đính kèm:

  • ppto_nhiem_moi_truong.ppt
Bài giảng liên quan