Bài thuyết trình về san hô

        Các rạn san hô tương tự với các rừng mưa nhiệt đới ở 2 điểm:

     -Cả hai đều phát triển mạnh dưới các điều kiện nghèo dinh dưỡng

    - Cả hai đều có các mức độ đa dạng loài rất cao  

    -Tuy nhiên, các rạn san hô và các hệ sinh thái biển khác chứa nhiều các dạng sống hơn so với các nơi cư trú trên đất liền.

    -Năng suất sơ cấp tinh của các rạn san hô xấp xỉ 2500 gam cacbon/m2/năm, có thể so sánh với con số 2200 gam cacbon/m2/năm của rừng nhiệt đới và chỉ 125 gam cacbon/m2/năm ở ngoài đai dương.  

       

 

ppt41 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 2935 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài thuyết trình về san hô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
BÀI THUYẾT TRÌNH VỀ SAN HÔPhụ lụcA. Giới thiệu về san hô :I.Các hệ sinh thái rạn san hô :II.Các hệ sinh thái kết hợp :III.Tại sao nói san hô là động vật?IV.Giá trị và ứng dụng của rạn san hô . B .Tình hình san hô trên thế giới và nước ta:I.Thế giới:1.Hệ thống san hô lớn nhất thế giới bị đe dọa .2.20% san hô đã biến mất.3.Thế giới sẽ không còn san hô .4.Hợp tác bảo vệ rạn san hô vùng biển Tây Nam .II.Việt Nam : 1.San hô Việt Nam đa dạng hàng đầu thế giới .2.San hô ven bờ biển VN đến hồi nguy cấp .3.San hô Việt Nam đang bị xóa sổ .4.Việt Nam đang khẩn trương thi hành một số biện pháp bảo vệ hệ sinh thái san hô ở Việt Nam .I.Các hệ sinh thái rạn san hô .Rừng Amazon của đại dương    Các rạn san hô và các quần xã sinh vật có liên quan bao trùm một diện tích ước chừng 600.000 km2, chủ yếu nằm giữa Hạ chí tuyến và Đông chí tuyến. Các rạn san hô chỉ chiếm ít hơn 0,2% tổng diện tích đại dương (tương đương 4% diện tích đất canh tác của trái đất)     Các rạn san hô thường được tìm thấy ở các tầng nước nông, ở độ sâu khoảng 30m và trải dài khoảng 15% dải bờ biển của thế giới . Thuỷ sản ở các rạn san hô này và vùng thềm lục địa gần kề có thể đạt sản lượng gần 10% sản lượng thuỷ sản toàn cầu nếu được khai thác chọn vẹn.       Các rạn san hô cũng bảo vệ cho các vùng ven bờ tránh xói mòn. Trong trường hợp các đảo san hô vòng, san hô cung cấp nền móng cho chính bản thân đảo . Tại ấn Độ Dương, 77% các đảo độc lập và các quần đảo được hình thành duy nhất từ sự tích luỹ các rạn san hô.        Các rạn san hô tương tự với các rừng mưa nhiệt đới ở 2 điểm:      -Cả hai đều phát triển mạnh dưới các điều kiện nghèo dinh dưỡng     - Cả hai đều có các mức độ đa dạng loài rất cao       -Tuy nhiên, các rạn san hô và các hệ sinh thái biển khác chứa nhiều các dạng sống hơn so với các nơi cư trú trên đất liền..     -Năng suất sơ cấp tinh của các rạn san hô xấp xỉ 2500 gam cacbon/m2/năm, có thể so sánh với con số 2200 gam cacbon/m2/năm của rừng nhiệt đới và chỉ 125 gam cacbon/m2/năm ở ngoài đai dương.          Các sinh vật đơn bào(Tự dưỡng)dạng ống (polyp) san hô, lớp sinh vật sống mỏng bao phủ bên ngoài cấu trúc của rạn san hô, cung cấp chủ yếu năng lượng cho các quần xã.           San hô và một ít tảo đá vôi tạo nên rạn (có thể cấu thành hơn một nửa vật chất đá của một rạn) tạo thành một nền móng canxi cacbonat. Các rạn san hô là kết quả của hàng nghìn năm sinh trưởng. II.Các hệ sinh thái kết hợp Thông thường, các rạn san hô, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển có mối liên hệ vật lý và sinh học: Các rạn san hô như những đê chắn sóng tạo điều kiện cho các rừng ngập mặn ven biển phát triển;  Chất canxi của rạn cung cấp cát và trầm tích để rừng ngập mặn và cỏ biển sinh trưởng trên đó; và  Các quần xã rừng ngập mặn và cỏ biển cung cấp năng lượng đưa vào hệ sinh thái ven biển và nơi đẻ trứng, nuôi con và kiếm ăn cho nhiều loài sinh vật có quan hệ với rạn san hô.  Các rạn san hô khác hẳn so với các môi trường biển khác bởi tính đa dạng loài của chúngIII.Tại sao nói san hô là động vật?        Mọi người thường cho rằng san hô là đá quý và hình dung nó là một khoáng vật. Đến thế kỷ XVIII, còn có người xem tua cảm của san hô là một loài hoa và tự cho rằng đó là phát hiện lớn. Nhưng thật sự san hô là động vật bậc thấp, thuộc động vật ruột rỗng chỉ có hai lớp phôi trong và ngoài, giống như một chiếc túi có hai lớp. Nó có một miệng nhưng không có hậu môn. Thức ăn được đưa vào từ đây. Xung quanh miệng có mọc nhiều tua cảm, đây chính là thứ mà người xưa gọi là hoa. Tua cảm có thể bắt thức ăn hoặc khuấy động để dòng nước chảy vào miệng và xoang tràng, giúp tiêu hoá các sinh vật nhỏ trong nước, cho nên nó là động vật. Con cua đỏ (Xenocarcinus depressus) ẩn mình trong san hô sừng đỏ rực ở Palau. Mặc dù san hô chủ yếu lấy thức ăn từ các sản phẩm phụ trong quá trình quang hợp của tảo zooxanthellae, nhưng chúng vẫn có những xúc tu dài vươn ra vào ban đêm để bắt các loài cá nhỏ hay phù du. Một dải san hô mềm mọc trên vỉa đá ngầm gần Fiji. Không giống như san hô cứng, san hô mềm không có khung xương cứng cáp lộ ra ngoài. Loài san hô sống ở đảo Turks và Caicos bao gồm những polyp nhỏ. Khi bị stress bởi sự thay đổi nhiệt độ hay ô nhiễm môi trường, các polyp này sẽ loại bỏ những loài tảo trú ngụ, khiến san hô trắng dần ra và có thể chết. Các nhánh san hô mô phỏng những dòng chảy của nước trong một vùng biển gần đảo Turks and Caicos. Hình ảnh cận cảnh làm nổi rõ những đường mấp mô của một loài san hô ở ngoài khơi Mexcio. San hô mềm màu cam bồng bềnh trong nước ở phía tây Thái Bình Dương.IV.Giá trị và ứng dụng của rạn san hô .Giá trị: -Theo các nhà hải dương học, những rạn san hô chính là biểu hiện đầy đủ của hệ sinh thái ven biển, là nền, lá chắn cho hệ sinh thái ngoài khơi. - Là nơi cư trú và bãi đẻ của các loài cá và nhiều loài giáp xác.       - Một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đã phát hiện nhiều khu vực rộng lớn có san hô ngầm và nhiều sinh vật biển mà họ xác nhận đã bị phá hủy chất lượng sau khi tiến hành khảo sát 21 địa điểm và hơn 5.000 m2 san hô ở các đảo bên trong Seychelles từ năm 1994 đến 2005.         Theo họ, ảnh hưởng này thấy rõ nhất vào năm 1998, khi toàn cầu ấm lên khiến nhiệt độ bề mặt Ấn Độ Dương tăng đến mức chưa từng thấy, giết chết hơn 90% san hô ở Seychelles. Chúng chỉ khôi phục được 7,5% trong cuộc khảo sát năm 2005! Bảo vệ giải bờ biển .Giá trị kinh tế: +Du lịch: Công nghiệp du lịch là một trong những ngành phát triển nhanh nhất của nền kinh tế toàn cầu. +Công nghiệp dược liệu .2.Ứng dụng của San Hô :Là nguồn dược liệu mới:+Vật liệu san hô để chữa những bệnh lý cột sống sẽ được tiếp tục triển khai như: tái tạo bảng sống, tạo hình thân sống hoặc đĩa đệm.+Dùng trong các ca mút bỏ mắt:Bi san hô được ghép vào hốc mắt A.Thế Giới1.Hệ thống san hô lớn nhất thế giới bị đe dọa            Quá trình phát triển san hô tại dải ngầm Great Barrier Reef nổi tiếng ở Australia đang suy giảm mạnh nhất trong suốt 4 thế kỷ qua, đe dọa đến hệ sinh thái và các loài sinh vật biển khác.             Great Barrier Reef là hệ thống san hô ngầm lớn nhất trên thế giới gồm hơn 2.900 dải san hô khác nhau và 900 hòn đảo, trải dài 2.600 km trên khu vực có diện tích 344.000 km vuông. Hệ thống này nằm tại biển Coral Sea, ngoài khơi bang Queensland và có thể quan sát được từ vũ trụ.            Viện Hải dương học Australia đã điều tra 328 cụm san hô Porites khổng lồ tại 69 địa điểm khác nhau tại Great Barrier Reef. Những khối san hô này đều có tuổi đời vài trăm năm. Thông qua nghiên cứu bộ xương san hô họ phát hiện quá trình vôi hóa đã giảm 13,3% kể từ năm 1990.  Một khối san hô hàng trăm năm tuổi tại Great Barrier Reef. Ảnh: BBC.        Sự suy giảm này được xác định là chưa từng có trong 400 năm qua. Theo các nhà khoa học, tình trạng ấm lên toàn cầu và tăng độ axit trong nước biển là nguyên nhân của tình trạng trên. Việc suy giảm phát triển này đe dọa các loài sống trong hệ thống dải san hô, vốn là trung tâm của việc hình thành hệ sinh thái và nguồn cung cấp thức ăn cho hàng chục nghìn loài sinh vật biển khác.San hô Porite là nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật biển. Ảnh: BBC.         Rặng san hô ngầm Great Barrier Reef - kỳ quan thiên nhiên thế giới của Australia - sẽ hoàn toàn ngừng phát triển vào năm 2050, theo báo cáo của các nhà nghiên cứu nước này. Nguyên nhân được xác định do thay đổi khí hậu và cả sự tác động của bàn tay con người. II.20% san hô đã biến mất:          Một nghiên cứu gần đây cho biết khoảng 1/5 số dải san hồ trên thế giới đã chết do bị tàn phá. Số còn lại đang đứng trước nguy cơ dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu. Hệ thống giám sát san hô thế giới cho biêt rất nhiều rạn san hô ngầm còn lại có thể sẽ không còn nữa trong vài thập kỉ tới do sự bốc hơi của khí CO2 đang tiếp tục tăng lên      Khí hậu nóng lên và lượng axit trong nước biển ngày càng tăng là mối đe doạ lớn nhất đối với san hô trong tương lai. Ô nhiễm, sự khai thác quá mức tài nguyên biển, sự xâm chiếm của các loài sinh vật lạ và thiên tai cũng là những mối đe doạ đến sự tồn tại của các dải san hô ngầm.          San hô là nhân tố quyết định đến kế sinh nhai của hàng triệu người dân sống ven biển trên khắp thế giới. Bản Đánh giá về Hệ sinh thái Thiên Niên Kỉ của Liên Hợp Quốc cho thấy các rạn san hô đem lại lợi ích kinh tế lên đến 30 tỉ USD cho nền kinh tế toàn cầu.        Chương trình bảo tồn biển của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) cho biết: “ Với tình trạng như hiện nay tiếp diễn thì lượng khí CO2 trong bầu khí quyểu sẽ tăng lên gấp đôi trong vòng 50 năm nữa. Khi lượng khí cacbon này được hấp thụ thì lượng axit trong nước biển cũng sẽ tăng lên và tác động trầm trọng đến một số lượng lớn các sinh vật biển, từ những sinh vật phù du cho đến các rạn san hô ngầm.                   Kết quả của nghiên cứu vừa được công bố ở “Hiệp Hội những người nghiên cứu san hô ngầm Quốc Tế”, Bremen-Đức.          Peter Mumby thuộc ĐH của Exeter-UK tiên đoán rằng :”Một nguy cơ tiềm tàng khác, là có nhiều khả năng sự thống trị của san hô có thể bị thay thể bằng sự thống trị bền bỉ của những loại tảo lớn, do sự xuống dốc của những rặng san hô”.III.Thế giới sẽ không còn san hô?Thế giới có thể sẽ mất hơn 1/2 dải san hô ngầm trong vòng chưa đầy 25 năm tới      Thế giới có thể sẽ mất hơn 1/2 dải san hô ngầm trong vòng chưa đầy 25 năm tới do nhiệt độ nước biển gia tăng, do tảo và các thành phần độc hại khác, các nhà khoa học cảnh báo. các dự báo rằng 60% san hô còn sống trên thế giới hiện nay có thể sẽ chết trong vòng 1/4 thế kỷ. Các dải san hô ngầm - nơi sinh sống của vô số động thực vật biển - rất dễ bị tổn hại và chết sớm sau khi nhiệt độ nước biển vượt quá mức bình thường trong gần 3 tháng trong năm ngoái.         V.Hợp tác bảo vệ rạn san hô vùng biển Tây Nam         Đây là hội thảo lần thứ ba với sự tham dự của ban quản lý dự án điểm trình diễn bảo vệ san hô, thảm cỏ biển thuộc hai tỉnh biên giới Kiên Giang - Việt Nam và Campot – Campuchia.            Đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang và tỉnh Campot của Campuchia là 2 tỉnh có vùng biển giáp biên được Liên hợp quốc chọn triển khai 2 điểm trình diễn bảo vệ rạn san hô và thảm cỏ biển thuộc dự án “Ngăn ngừa xu hướng suy thoái môi trường biển đông và vịnh Thái Lan”.            II.Việt Nam1.San hô Việt Nam đa dạng hàng đầu thế giới .         Sau một thời gian khảo sát các rạn san hô tại biển Việt Nam, nhóm Công tác Tiểu ban San hô của dự án Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF) nhận định san hô Việt Nam có độ đa dạng về thành phần loài thuộc diện cao nhất thế giới.              Theo kết quả khảo sát sơ bộ, Việt Nam có khoảng 1.222 km2 rạn san hô, phân bố rộng rãi từ Bắc tới Nam, với diện tích lớn nhất và tính đa dạng sinh học cao ở miền Trung và miền Nam. Các nghiên cứu của Việt Nam về san hô đã ghi nhận gần 400 loài san hô tạo rạn tại vùng Vịnh Nha Trang, Ninh Thuận, và Côn Đảo, mỗi nơi có hơn 300 loài.              Tại Việt Nam, có tới 90% các loài san hô cứng của vùng Ấn Độ -Thái Bình Dương và là khu vực có nhiều loài san hô mềm thuộc giống Alcyonaria nhất trong vùng Tây Ấn Độ - Thái Bình Dương.   Với số loài san hô đã được phát hiện, có thể khẳng định nhóm các loài san hô của Việt Nam vào loại đa dạng nhất thế giới cũng được đánh giá cao độ đa dạng và phong phú của các hệ sinh thái biển của Việt Nam. Các hệ sinh thái biển này hiện nuôi dưỡng trên 11.000 loài sinh vật, trong đó có gần 2.500 loài cá biển, 225 loài tôm, hơn 500 loài thực vật nổi, gần 700 loài động vật nổi, gần 100 loài thực vật rừng ngập mặn, 5 loài rùa biển, 15 loài rắn biển, 25 loài thú biển và 43 loài chim biển.              Nước thải ô nhiễm từ đất liền đang huỷ diệt từng phần hoặc toàn bộ các rạn san hô ven bờ biển VN . Theo các chuyên gia thuộc Viện Tài Nguyên và Môi trường biển, nước thải nói trên chủ yếu bắt nguồn từ các ngành công nghiệp, đặc biệt là các ngành khai khoáng và đóng tàu.   Trong đó, ô nhiễm môi trường nước bởi kim loại nặng đang là vấn đề cho các nhà quản lý môi trường, nhất là tại các vùng cửa sông, ven biển nơi tiếp nhận các nguồn nước thải đổ ra.Một đánh giá kéo dài 40 năm của Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn biển cho thấy nồng độ chất rắn lơ lửng trong nước vùng ven bờ vịnh Bắc Bộ khá cao. Vùng cửa Ba Lạt đạt hàm lượng cao nhất, dao động từ 20-300mg/l vào mùa khô và 50-1.500mg/l trong mùa mưa.                   Nước ô nhiễm từ đất liền (chứa bùn đất, hoá chất...), đánh bắt quá mức và đánh bắt huỷ diệt dẫn tới việc huỷ diệt từng phận hoặc toàn bộ các rạn san hô ở vùng ven bờ  So với trước năm 1996, hiện số rạn san hô nghèo ở VN đã tăng 2 lần và số rạn tốt chỉ còn 1/3. Cho tới nay, tình trạng ở một số nơi dường như còn tồi tệ hơn.   Theo TS Nguyễn Huy Yết, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, kết quả khảo sát trong tháng 6/2006 cho thấy hầu như không còn san hô ở vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long.  Các rạn san hô bị suy thoái và huỷ diệt kéo theo sự suy giảm đa dạng sinh học cũng như nguồn lợi hải sản do nhiều loài cá không còn bãi đẻ.   Hậu quả này thể hiện rõ nhất ở sự vắng bóng của nhiều loài hải sản quý hiếm như cá bướm, ốc nón, ốc tù... tại vịnh Hạ Long và các vùng xung quanh trong các đợt khảo sát gần đây. Các rạn san hô biến mất cũng đồng nghĩa với việc chức năng chắn sóng tự nhiên của chúng khi có bão hoặc sóng thần không còn. Những mối đe doạ chính là đánh bắt huỷ diệt (dùng chất độc, thuốc nổ, xung điện), đánh bắt quá mức, ô nhiễm từ đất liền ...   3.San hô Việt Nam đang bị xóa sổ                  "Những rạn san hô mất đi đồng nghĩa với sự cạn kiệt các nguồn lợi thủy sản. Lúc đó, đừng có mơ tới chuyện làm du lịch biển bởi không ai dại bỏ tiền để lặn xuống đáy biển trơ trụi".                    Chưa bao giờ nguồn san hô nước ta lại đứng trước thách thức sống còn như hiện nay. Những cây san hô được bày bán khắp các trung tâm du lịch biển Hạ Long, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Vũng Tàu... với sự phong phú về chủng loại, màu sắc. Thật là nghịch lý, ở Nha Trang, khi các nhà khoa học của Viện Hải dương học đang ngày đêm nghiên cứu vai trò của san hô với sinh thái biển, tìm cách bảo vệ nó thì ngay trước cổng Viện, các cửa hàng bày bán la liệt san hô.              Một số khu bảo tồn thiên nhiên biển như: Hò Mun (Khánh Hòa), Núi Chúa (Ninh Thuận), dân khai thác san hô cũng đột nhập vào. San hô sống thì làm đồ mỹ nghệ, san hô chết thì là nguyên liệu cho các lò nung vôi, xây đầm nuôi tôm. Nguy hại nhất là cách khai thác san hô, đánh bắt thủy sản bằng mìn. Các nhà hải dương học cho biết, khi đã dính mìn thì rạn san hô nào cũng tan tành. Tiếc thay chuyện này thường xuyên xảy ra trên các vùng biển nước ta.4.Việt Nam đang khẩn trương thi hành một số bi Bảo vệ hệ sinh thái san hô ở Việt Nam  Biện pháp cần thiết bảo vệ các hệ sinh thái san hô nhằm phát triển nguồn lợi hải sản.      Các biện pháp này bao gồm: nghiêm cấm và xử phạt nặng đối với các hành vi khai thác bằng chất nổ, chất độc, xung điện; ngăn cấm việc khai thác san hô để bán; xúc tiến xây dựng Khu bảo tồn biển nhằm bảo vệ đa dạng sinh học, duy trì các quá trình sinh thái quan trọng...       Ngoài ra Việt Nam còn có Bạch Long Vĩ và Cồn Cỏ là hai đảo có san hô phát triển tốt nhất ở vịnh Bắc Bộ. San hô vùng ven biển miền Trung phát triển tốt, có độ che phủ cao và thể hiện rõ tính đa dạng sinh học. Vùng Tây Nam Bộ, do nền đáy và độ muối không thích hợp, san hô chỉ có ở một số đảo xa bờ như Thổ Chu, Nam Du, An Thới...                  Nguồn lợi hải sản quan trọng nhất của hệ sinh thái rạn san hô là cá. Theo thống kê, vùng biển Việt Nam có hơn 2000 loài cá, trong đó có gần 500 loài thuộc nhóm cá sống gắn bó với san hô. Ngoài cá san hô, rạn còn cung cấp nhiều hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm hùm, trai ngọc, bào ngư, hải sâm, ốc tù và... cùng nhiều loại rong biển.          Trong vài thập niên gần đây, do nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí tăng, rạn san hô còn là nguồn thu lớn cho ngành du lịch sinh thái. Bên cạnh đó, rạn san hô còn mang ý nghĩa lớn hơn về khoa học, sinh thái môi trường.                    San hô biển Việt Nam đang có nguy cơ bị hủy diệt, cạn kiệt nguồn lợi và suy thoái do ô nhiễm môi trường cùng các hình thức khai thác bằng chất độc và thuốc nổ, xung điện.        Trong các năm 1998-2000, những khảo sát cho thấy, nhiều rạn san hô bị chết do ô nhiễm bùn và độ đục tăng, dẫn tới không đủ ánh sáng cho san hô quang hợp. So với trước năm 1996, số rạn san hô nghèo tăng 2 lần, số rạn san hô tốt chỉ còn 1/3.  Tài liệu tham khao www.nea.gov.vn/html/ddsh/dulieu/Trang hổ trợ: Http:www.google.com.vn

File đính kèm:

  • pptsan_ho.ppt
Bài giảng liên quan