Báo cáo Dự án nạo vét thoát lũ khẩn cấp sông trường giang tỉnh Quảng Nam

1. Phương pháp tính toán.

 Sử dụng mô hình toán thủy lực Mike 11, Mike 21 và Mike Flood của Viện thủy lực Đan Mạch (DHI) để:

 - Tính toán xác định các thông số thủy văn, thuỷ lực dòng chảy sông Trường Giang : Mực nước (H), Lưu lượng (Q), Vận tốc (V).

 - Tính toán, mô phỏng quá trình ngập lụt, lũ tràn bãi khi hệ thống xảy ra lũ lớn.

 - Tính toán với các phương án thiết kế nạo vét thoát lũ, phân tích và lựa chọn phương án tối ưu.

2. Trường hợp tính toán.

 + PA0-1: Lũ lịch sử xảy ra trên hệ thống, trận lũ tháng 12/1999

 + PA0-2: Xảy ra lũ thiết kế tần suất P = 2% tại tuyến công trình

 + PA0-3: Xảy ra lũ thiết kế tần suất P = 10% tại tuyến công trình.

 + PA0-4 : Trường hợp xảy ra lũ lớn tháng 9/2009 gây ngập lụt trên hệ thống sông Vu gia - Thu bồn và hồ Phú Ninh trên nhánh sông Tam Kỳ xả lũ tối đa (mở tất cả các cửa xả cùng lúc).

 

ppt37 trang | Chia sẻ: haha | Lượt xem: 2267 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Dự án nạo vét thoát lũ khẩn cấp sông trường giang tỉnh Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
ng của người dân trong vùng hưởng lợi; - Thông suốt tuyến vận tải thủy từ Cửa Đại đến Cửa An Hoà góp phần phục vụ dân sinh, phát triển kinh tế khu vực vùng Đông của tỉnh Quảng Nam; - Giảm nhẹ sự ô nhiễm và suy thoái môi trường do thiên nhiên và con người tác động góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế trong khu vực ảnh hưởng dự án.hiện trạng tuyến sông (1) Sông Trường Giang với tổng chiều dài 67 km, chạy song song với bờ biển. Đoạn phía Nam chạy cách khoảng 2km trở lại, đoạn phía Bắc cách bờ biển khoảng 7km. Sông Trường Giang hình thành do các quá trình tương tác giữa các yếu tố sông và biển và có liên hệ thủy lực chặt chẽ với sông Vu Gia - Thu Bồn ở phía Bắc và sông Tam Kỳ ở phía Nam - Từ ngã 3 An Lạc (Km0+000) đến cầu Bình Giang (Km10+000): Đoạn sông này có chiều rộng lòng sông từ (100150)m, chiều sâu thực tế luồng chạy tàu từ (0,801,20)m; trên đoạn sông này có 4 cây cầu tạm làm bằng vật liệu tre cây và 01 cầu Trường Giang hiện đang xây dựng để nối kết lưu thông đi lại giữa các xã Duy nghĩa, Duy Thành, Duy Vinh huyện Duy Xuyên và Bình Dương, Bình Giang huyện Thăng Bình; lòng sông có nhiều chươm, sáo nò, rớ - Từ cầu Bình Giang (Km10) đến cầu máng Bình Đào (Km16+000): Đoạn sông này có chiều rộng bị thu hẹp đáng kể do cây cỏ ven bờ phát triển mạnh cộng với sự lấn dòng do khai thác chươm, sáo nò của nhân dân bản địa ven bờ; chiều rộng lòng sông từ 4070m, chiều sâu thực tế luồng chạy tàu từ (0,401,00)m.hiện trạng tuyến sông (2)- Từ cầu máng Bình Đào (Km16) đến cầu Bến Đá (Km24+300): Đoạn sông này có chiều rộng lòng sông từ (80120)m, riêng tại cầu Bến Đá chiều rộng lòng sông chỉ còn 20m; chiều sâu thực tế luồng chạy tàu từ (0,701,20)m; hai bên bờ sông là nhà dân và vườn tược; cây cỏ ven bờ phát triển khá mạnh gây thu hẹp dòng chảy.- Từ cầu Bến Đá (Km24+300) đến cầu Bình Nam (Km33+600): Đoạn sông này có chiều rộng lòng sông từ (3060)m (riêng tại đập Cổ Linh, độ rộng chừa thông thuyền chỉ là 2,50m), ven bờ có nhiều ao nuôi lấn dòng làm độ rộng thông thuyền bé; chiều sâu thực tế luồng chạy tàu từ (0,300,70)m; - Từ cầu Bình Nam (Km33+600) đến cầu Tam Thanh (Km43+600): Đoạn sông này có chiều rộng lòng sông từ (150200)m, chiều sâu thực tế luồng chạy tàu từ (1,201,80)m; ven bờ san sát ao nuôi lấn dòng. hiện trạng tuyến sông (3)- Từ cầu Tam Thanh (Km43+600) đến cầu Tam Tiến (Km50): Đoạn sông này có chiều rộng lòng sông từ (60100)m, chiều sâu thực tế luồng chạy tàu từ (0,400,70)m; ven bờ san sát ao nuôi lấn dòng. Trên đoạn sông này có âu thuyền Vũng Lắm nằm sau cầu Tam Tiến, thuận lợi cho tàu neo trú.- Từ hạ lưu cầu Tam Tiến đến Km60+000: Đoạn sông này có chiều rộng lòng sông từ (100200)m, chiều sâu thực tế luồng chạy tàu từ (1,001,20)m có đoạn lên đến (3,004,00)m. Cầu máng Bình Đào Cầu Bến Đá Đập Cổ Linhhiện trạng tuyến sông (4)Hiện trạng các công trình phòng lũ (1)1. Hệ thống đê điều. Hiện tại tuyến đê đã được xây dựng từ những năm 90 của thế kỷ trước bằng nguồn vốn theo chương trình PAM. Tuy nhiên với kinh phí đầu tư còn hạn hẹp nên vẫn còn một số tồn tại sau: + Về tổng thể tuyến đê chưa được quy hoạch khép kín tuyến nên chưa đáp ứng được yêu cầu chống lũ. + Mặt đê còn nhỏ trung bình từ (23)m, nhiều đoạn đê còn thấp chưa được cứng hoá nên rất dễ bị sạt trượt khi nước sông Trường Giang tràn mặt do sóng và lũ. Kè bảo vệ mái đê bị hư hỏng sạt trượt nhiều.2. Hệ thống cống Thân và cửa và van điều khiển đã xuống cấp, không chủ động cho việc lấy nước và tháo nước khi cần thiết, nên khó đáp ứng được yêu cầu chống lũ, bão.3. Cây chắn sóng Vùng bãi từ chân đê phía ngoài sông chưa có rừng cây ngập mặn. Hiện trạng hệ thống đê điềuHiện trạng các công trình phòng lũ (2)4. Hồ Phú Ninh. Hồ chứa có tổng dung tích 344.106 m3, trong đó dung tích hữu ích 273,7.106 m3, mực nước dâng bình thường 32 m. Hồ có nhiệm vụ cấp nước tưới cho các huyện Núi Thành, Thăng Bình, Quế Sơn, thị xã Tam Kỳ; cấp nước sinh hoạt cho thị xã Tam Kỳ và cắt lũ cho hạ lưu, đặc biệt là bảo vệ thành phố Tam Kỳ, phát điện, nuôi cá và cải tạo môi trường sinh thái... Hàng năm trên sông Tam Kỳ trung bình có 3 trận lũ, lũ lớn xuất hiện chủ yếu vào tháng X, XI. Một số năm vào đầu tháng XII vẫn xuất hiện lũ lớn như năm 1999. Trên sông Tam Kỳ do có hồ Phú Ninh điều tiết nên mực nước trên sông này chỉ lên cao khi hồ Phú Ninh xả lũ mạnh, trường hợp lũ trên thượng nguồn xuất hiện lũ ở mức độ vừa và nhỏ, hồ Phú Ninh không xả lũ hoặc xả không nhiều thì mực nước trên sông Tam Kỳ dâng cao không đáng kể. Hiện trạng hồ phú ninhđánh giá tình hình ngập lụt + Đặc điểm lũ ở các sông tỉnh Quảng Nam cũng như các sông thuộc các tỉnh Miền Trung tập trung nước rất nhanh, cường suất mực nước lớn, biên độ cao. Lũ lên nhanh và rút nhanh, rất khó khăn trong công tác dự báo và phòng tránh lũ lụt. + Tốc độ truyền lũ trên sông rất nhanh từ thượng lưu về hạ lưu. Vùng hạ lưu sông Vu Gia từ ái Nghĩa tới Cẩm Lệ, tốc độ truyền lũ nhỏ hơn nhiều đoạn hạ lưu sông Thu Bồn từ Giao Thuỷ đến Câu Lâu. Dòng chảy mùa lũ chảy 2 chiều hoặc từ phía cửa Đại (Thu Bồn) sang cửa biển Kỳ Hà hoặc ngược lại với lưu lượng không lớn và tùy thuộc vào sự xuất hiện của lũ từ phía nào sớm hơn. Cũng có thể xuất hiện điểm giáp nước tại một điểm nào đó nằm giữa đoạn sông. Hiện trạng vận tảI thuỷ trên sông Trường giang + Lũ chính vụ xảy ra chủ yếu trong hai tháng X và XI. Trong thời kỳ này, có nhiều tổ hợp hình thế thời tiết có khả năng gây ra lũ lớn, trong khi mặt đất đã bão hoà nước. Đây là những tổ hợp thuận lợi tạo ra những trận lũ nhiều đỉnh, kéo dài nhiều ngày gây ngập lụt trên diện rộng. Toàn bộ vùng hạ lưu sông giữa đường quốc lộ 1 đến sông Trường Giang bị chìm hoàn toàn trong nước, khi đó dòng chảy được trữ lại ở khu vực sông Trường Giang và chảy ra biển qua Cửa Đại hoặc cửa Kỳ Hà. Phương tiện khai thác trên một số đoạn của sông Trường Giang hiện nay chỉ có loại <100 tấn đối với tàu hàng và < 50 ghế đối với tàu khách; loại phương tiện này cũng chỉ lưu thông được trên một số đoạn gần cửa sông, cụ thể: phía bắc từ cửa Đại đến cầu tre Duy Nghĩa, phía nam từ cửa Kỳ Hà đến cầu bê tông Tam Tiến. Đoạn giữa do có quá nhiều cầu với tĩnh không thấp và khẩu độ thông thuyền nhỏ nên chỉ cho phương tiên từ < 5tấn lưu thông. Đây là điều bất lợi cho việc phát triển vận tải thuỷ và du lịch. Dự báo nhu cầu vận tải trên sông đến năm 2020 + Phương pháp sử dụng dự báo nhu cầu vận tải là phương pháp ngoại suy: luồng hàng vận chuyển trên sông chủ yếu phục vụ đới sống dân sinh dọc theo sông, đồng thời vận chuyển khách cũng vậy. Riêng với khách du lịch đi dọc sông là sự kết hợp của tuyến du lịch từ Hội An đến hồ Phú Ninh và sinh thái miền tây của tỉnh. Khối lượng hàng hoá và hành khách phụ thuộc đầu vào là phát triển KT-XH của tỉnh. + Phương pháp ngoại suy với mô hình đàn hồi sẽ sử dụng được xác lập từ mối tương quan giữa tốc độ tăng vận tải sông của cả tỉnh và tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP)tính toán các thông số hiện trạng thủy văn, thuỷ lực trên sông trường giang (1)1. Phương pháp tính toán. Sử dụng mô hình toán thủy lực Mike 11, Mike 21 và Mike Flood của Viện thủy lực Đan Mạch (DHI) để: - Tính toán xác định các thông số thủy văn, thuỷ lực dòng chảy sông Trường Giang : Mực nước (H), Lưu lượng (Q), Vận tốc (V). - Tính toán, mô phỏng quá trình ngập lụt, lũ tràn bãi khi hệ thống xảy ra lũ lớn. - Tính toán với các phương án thiết kế nạo vét thoát lũ, phân tích và lựa chọn phương án tối ưu.2. Trường hợp tính toán. + PA0-1: Lũ lịch sử xảy ra trên hệ thống, trận lũ tháng 12/1999 + PA0-2: Xảy ra lũ thiết kế tần suất P = 2% tại tuyến công trình + PA0-3: Xảy ra lũ thiết kế tần suất P = 10% tại tuyến công trình. + PA0-4 : Trường hợp xảy ra lũ lớn tháng 9/2009 gây ngập lụt trên hệ thống sông Vu gia - Thu bồn và hồ Phú Ninh trên nhánh sông Tam Kỳ xả lũ tối đa (mở tất cả các cửa xả cùng lúc). + PA0-5: Mức đảm bảo trường hợp mực nước thiết kế đảm bảo chạy tàu, với mức đảm bảo P= 95%. 3. Kết quả tính toán + Về mực nước: ở hai đầu sông mực nước thấp, dưới tác dụng đẩy của thủy triều từ 2 phía cửa nên càng vào giữa sông mực nước càng tăng dần. Như vậy mực nước trên sông Trường Giang vào mùa kiệt biến đổi tăng dần từ đầu sông và đạt lớn nhất ở khoảng Km 27, sau đó mực nước lại giảm dần ra tới cửa Kỳ Hà. + Về lưu lượng: do ảnh hưởng của thủy triều từ hai cửa nên lưu lượng trong sông thay đổi, lúc âm (chảy ngược - dòng chảy chảy từ cửa Kỳ Hà về phía cửa Đại), lúc dương (chảy xuôi - dòng chảy chảy từ cửa Đại về phía cửa Kỳ Hà). ở khoảng 30 km đầu sông dòng chảy chảy ngược, còn sau đó dòng chảy chảy xuôi. Lưu lượng dòng chảy trong sông rất nhỏ, chỉ vài chục m3/s.tính toán các thông số hiện trạng thủy văn, thuỷ lực trên sông trường giang (2) + Về vận tốc dòng chảy: Dòng chảy mùa kiệt vào sông Trường Giang là dòng chảy từ 2 phía, nên sẽ xuất hiện điểm “0” lưu tốc dòng chảy ở giữa đoạn sông. Điểm này thay đổi tùy theo biến trình triều tại Hội An và Kỳ Hòa. Hiện tượng dòng chảy tuần hoàn ngày và điểm dừng triều ở phía giữa đoạn sẽ tạo điều kiện bồi lắng ở giữa đoạn rất đáng kể, nên cần chú ý có giải pháp giảm thiểu độ sâu chạy tàu. Tốc độ dòng chảy rất nhỏ + Đối với phương án kiểm tra đảm bảo mực nước chạy tàu P=95% (PA0-5): Với địa hình hiện trạng thì dọc theo sông với các vị trí khảo sát có được thì có tới 30,23% vị trí không đảm bảo được chiều sâu luồng tàu tối thiểu để có thể chạy tàu. Do đó muốn đảm bảo được độ sâu chạy tàu như thiết kế thì phải có biện pháp cải tạo, nạo vét tại những vị trí không đảm bảo để giúp cho tàu chạy.tính toán các thông số hiện trạng thủy văn, thuỷ lực trên sông trường giang (3)2. Kết quả tính toán quá trình truyền mặn+ Trường hợp tính toán: Tính toán thủy lực mùa lũ với dòng chảy thiết kế P=25% và P=50% để đánh giá quá trình xâm nhập mặn vào trong sông.+ Kết quả tính toán: - Trong mọi trường hợp, độ mặn giảm dần từ 2 cửa sông vào giữa sông Trường Giang. Có thể nói nước ở khu giữa sông có độ mặn thấp và có thế sử dụng để tưới được. - Cửa sông phía Bắc (dòng chính Thu Bồn - Vũ Gia) vì nằm phía trong sông cách cửa biển khoảng (23)km nên khi dòng chảy ứng với tần suất càng nhỏ thì nước mặn có nồng độ lớn dần xâm nhập vào sâu trong sông nên độ mặn tại cửa sông Trường Giang chịu chung chế độ mặn cửa sông Thu Bồn (trường hợp p=50%). Nếu dòng chảy trong sông lớn, mặn sẽ bị đẩy ra phía biển và độ mặn sẽ giảm xuống. - Cửa Kỳ Hà được xem như trực tiếp với biển (cách biển dưới 1 km) và dòng chảy mặt từ sông Tam Kỳ nhỏ ngay cả trong mùa lũ và hầu như không có dòng chảy mặt trong mùa kiệt do vậy độ mặn phía cửa Kỳ Hà luôn luôn cao hơn phía cửa Đại.Sự cần thiết phảI đầu tư - Mục tiêu của dự ánSự cần thiết phải đầu tư dự án phục vụ cho các mục tiêu:1. Tăng cường khả năng trữ lũ lòng dẫn sông làm giảm cao độ mực nước lũ, giảm diện tích ngập, rút ngắn thời gian ngập lũ.2. Cải tạo thông suốt tuyến sông, đáp ứng yêu cầu vận tải thủy, tăng cường giao lưu giữa các địa phương, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế hai bên bờ sông.3. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường, phát triển khai thác tiềm năng du lịch trên sông.4. Phù hợp với định hướng phát triển Khu kinh tế mở Chu Lai1. Giải pháp đề xuất. Giải pháp nạo vét mở rộng lòng sông, tăng cường khả năng thoát lũ 2. Cấp công trình: - Công trình cấp IV. Theo Quyết định số 13/QĐ-BGTVT ngày 06/8/2008 của Bộ GTVT tuyến sông Trường Giang được quy hoạch là sông cấp III.- Lựa chọn: Trước mắt ưu tiên đầu tư nạo vét lòng sông tương ứng sông cấp IV, tiến tới cải tạo, nâng cấp sông lên cấp III năm 2020.3. Mực nước chạy tầu thiết kế: Mực nước chạy tầu trên tuyến được chọn tương ứng với tần suất P95% ở cao trình (-1,10)4. Chuẩn tắc luồng nạo vét: + Chiều rộng luồng tầu: B = 30m; + Cao độ đáy nạo vét : (-3,00);+ Độ sâu luồng tầu: H = 1,5m; + Bán kính cong: Rmin = 200m;+ Dự trữ do sa bồi : 	Z4= 0,4m; + Mái dốc luồng đào : m = 7.+ Chiều sâu luồng đào: H0 = 1,9m;	đề xuất giải pháp tăng cường khả năng thoát lũ kết hợp giao thông thủy1. Trường hợp tính toán:- Trường hợp lũ thiết kế công trình, với các tần suất tính toán: + Tần suất lũ P= 2%. + Tần suất lũ P= 10%.- Trường hợp mực nước thiết kế đảm bảo chạy tàu với mức đảm bảo P= 95%- Trường hợp xảy ra lũ lịch sử tháng 12/1999 trên hệ thống sông Vu gia Thu bồn.- Trường hợp xảy ra lũ lớn tháng 9/2009 gây ngập lụt trên hệ thống sông Vu gia - Thu bồn và hồ Phú Ninh trên nhánh sông Tam Kỳ xả lũ tối đa (mở tất cả các cửa xả cùng lúc). - Trường hợp địa hình sau khi đã thiết kế nạo vét lòng dẫn sông Trường Giang (phương án chọn Bđ= 30m ; m=7).tính toán các thông số thủy văn, thuỷ lựcđánh giá hiệu quả phương án chọn2. Nhận xét kết quả tính toán - Đánh giá hiệu quả thoát lũa. Hiệu quả hạ thấp mực nước lũ. - Khi tiến hành biện pháp cải tạo nạo vét sông Trường Giang, tác dụng thoát lũ cho vùng hạ du sông Thu Bồn đã tăng lên rõ rệt, cụ thể đối với tuyến sông Trường Giang đã làm giảm mực nước lớn nhất dọc theo sông. Tác dụng giảm lũ thể hiện rõ nhất từ đầu sông Trường Giang cho đến khoảng Km 24, trên suốt đoạn sông này mực nước lũ trên sông đều giảm, mức giảm thấp nhất là 0,2 cm và mức giảm cao nhất là 36,8 cm. - Trong tất cả các phương án tính toán đều cho mực nước lớn nhất, mực nước nhỏ nhất và mực nước lớn nhất bình quân dọc sông phương án cải tạo đều thấp hơn so với phương án chưa cải tạo. Điều này cho thấy nhờ sử dụng các biện pháp nạo vét đã khơi thông dòng chảy, tăng độ sâu lòng sông, nhờ đó các vật cản trên sông đã giảm làm cho dòng chảy được thuận lợi hơn do đó tăng khả năng thoát lũ. b. Về lưu lượng thoát lũ: Do ảnh hưởng của thủy triều nên dòng chảy trong sông cũng bị thay đổi theo chế độ thủy triều nên xuất hiện giá trị lưu lượng âm, tức là khi thủy triều rút thì dòng chảy trong sông chảy xuôi từ trong sông ra biển (Lưu lượng có giá trị dương), còn khi thủy triều lên thì dòng chảy chảy ngược từ biển vào trong sông (Lưu lượng có giá trị âm). Khi được cải tạo dòng chảy ra vào sông Trương Giang lớn hơn. Với cùng một trận lũ lưu lượng đỉnh lũ lớn nhất tại các mặt cắt sông Trường Giang lớn hơn trường hợp chưa được cải tạo. Như vậy việc cải tạo, nạo vét sông Trường Giang đã làm cho dòng chảy được thuận tiện hơn, giúp tiêu thoát lũ tốt hơn. c. Về lưu tốc dòng chảy: Cũng do ảnh hưởng của thủy triều và đặc điểm của sông Trường Giang chịu tác động của chế độ triều của cả cửa Đại và Cửa Kỳ Hà nên ngay trong một trận lũ cũng xuất hiện dòng chảy hai chiều. Xét trên các mặt cắt dọc sông Trường Giang thì khi chưa được cải tạo lưu tốc dòng chảy lớn nhất tại các mặt cắt dọc sông lớn hơn khi được cải tạo nhưng lưu tốc dòng chảy lớn nhất trung bình tại các mặt cắt dọc sông thì khi sông cải tạo lớn hơn khi chưa cải tạo. Điều này chứng tỏ khi tiến hành cải tạo làm cho dòng chảy trong sông chảy ổn định, điều hòa hơn dẫn đến lưu tốc dòng chảy trong sông ổn định hơn khi chưa cải tạo. Tốc độ dòng chảy trung bình trong suốt trận lũ lớn hơn chứng tỏ dòng chảy chảy ra phía cửa lớn hơn làm tăng khả năng thoát lũ vùng hạ du sông Vu Gia - Thu Bồn và sông Trường Giang. d. Về diện tích ngập lụt: Do đặc điểm địa hình lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn là có vùng hạ du địa hình thấp nên khi xảy ra lũ vùng hạ du thường xảy ra ngập trên diện rộng, đồng thời do lại chịu tác động của thủy triều dẫn đến tình trạng ngập lụt tăng lên khi xảy ra lũ lớn gặp triều cường. Ngoài ra nhánh sông Tam Kỳ có hồ Phú Ninh vừa có nhiệm vụ phát điện, vừa có nhiệm vụ cấp nước vào mùa khô. Vì vậy khi xảy ra lũ lớn mà hồ Phú Ninh đồng thời xả lũ thì hậu quả ngập lụt càng nghiêm trọng hơn. Lũ trên hệ thống Vu Gia - Thu Bồn thoát ra biển theo cửa Hàn - sông Vu Gia, cửa Đại - sông Thu Bồn và cửa Kỳ Hà trên sông Trường Giang. Do sông Trường Giang là một nhánh sông ngang và khá dài (khoảng 67 km) nên có thể chuyển tải được một lượng nước khá lớn. Vì vậy tác dụng thoát lũ cho hạ du của sông Trường Giang là rất lớn. So sánh trường hợp địa hình hiện trạng và địa hình nạo vét nhận thấy sau khi được nạo vét, khơi thông dòng chảy, tạo dòng chảy có hướng thuận thì khả năng thoát lũ, giảm ngập vùng hạ du sông Vu Gia - Thu Bồn đã tăng lên rõ rệt. Tất cả các phương án lũ đều cho diện tích ngập lụt giảm sau khi tiến hành nạo vét. Điều này có thể khẳng định hiệu quả của việc cải tạo, nạo vét sông Trường Giang trong việc thoát lũ cho vùng hạ du.e. Về thời gian thoát lũ: Do sông Trường Giang chịu ảnh hưởng của thủy triều nên đỉnh lũ lên xuống cũng phụ thuộc nhiều vào chu kỳ triều, do đó kết quả tính toán cho thấy chỉ nạo vét sông Trường Giang thì không có tác dụng tăng thời gian thoát lũ. Thời gian xuất hiện đỉnh lũ cả phương án địa hình hiện trạng và địa hình nạo vét là như nhau. Do đó việc tăng lưu lượng và tổng lượng thoát lũ qua các mặt cắt chính là nhờ sự tăng diện tích mặt cắt ngang của mặt cắt và tốc độ dòng chảy làm cho lưu lượng thoát lũ tăng dẫn đến tổng lượng thoát lũ tăng .g. Về tác dụng nạo vét đảm bảo yêu cầu giao thông thủy: Khi tiến hành nạo vét sông Trường Giang, đảm bảo chiều sâu mặt cắt ngang lòng sông tối thiểu là -3m đã có tác dụng đáng kể làm tăng chiều sâu dòng chảy. Kết quả tính toán cho thấy sau khi được nạo vét toàn tuyến đã đảm bảo yêu cầu giao thông thủy đạt mức đảm bảo P=95%. Nhờ tác dụng nạo vét, đã tăng chiều sâu mực nước, tăng lưu lượng ra vào sông Trường Giang và tăng vận tốc dòng chảy, điều này có tác dụng rất lớn với giao thông thủy, làm cho lưu thông dòng chảy, tạo điều kiện cho tàu thuyền qua lại trên sông.Giải pháp kỹ thuật công trình1. Giải pháp nạo vét. Tổng số các đọan cạn là 8 đoạn với tổng chiều dài khoảng 47,5 kmcần được nạo vét được thống kê trong bảng sau:2. Khu chứa đất nạo vét. Vị trí khu chứa đất nạo vét dự kiến được bố trí tại 14 điểm dọc hai bên sông thống kê trong bảng sau:3. Giải pháp gia cố bờ ổn định luồng.+ Kè mềm: Có 17 vị trí cần xây dựng kè mềm với chiều dài tuyến khoảng 16,9km, băng rộng trung bình khoảng 100m và tùy theo hiện trạng khu vực để trồng cho phù hợp. Kết cấu kè mềm là loại cây dừa nước ở các khu trũng thấp và cỏ Vertiver ở các khu cao sao cho đảm bảo cây trồng thích nghi chung với điều kiện thổ nhưỡng của khu vực dự kiến qui hoạch trồng cây.4. Thanh thải các công trình qua sông không kiên cố Cầu tre Duy Nghĩa, cầu tre Duy Thành, cầu tre Bình Dương, cầu tre Bình Giang. Ngoài ra trên sông Trường Giang từ Hội An vào cửa Lở còn có dày đặc các vị trí đặt đăng đáy bắt cá của dân địa phương, hàng lọat các đầm tôm lấn chiếm lòng sông cũng cần phải tháo dỡ và qui họach xắp xếp cho phù hợp, quy hoạch các vị trí được phép đoạt động để đảm bảo an toàn cho phương tiện đi lại, đồng thời giảm cản trở dòng chảy sẽ hạn chế được bồi lắng sau nạo vét.5. Thanh thải các công trình kiên cố nhưng đã xuống cấp - Thanh thải cầu sắt Bình Đào sông Trường Giang. - Cầu máng thủy lợi Bình Đào - sông Trường Giang đề ra phương án cải tạo như sau: Xây dựng cầu Bình Đào mới loại BTCT vĩnh cửu dành riêng cho giao thông đường bộ, để dẫn nước trong cầu máng cũ qua sông sẽ xây dựng hệ thống xi phông thủy lợi, kết cấu xi phông thủy lợi dùng đường ống thép đường kính 1m, độ dày 6mm, chiều dài dự kiến là 300m. - Thanh thải cống qua đập Cổ Linh - sông Trường Giang6. Thanh thải các công trình kiên cố nhưng không thỏa mãn khẩu độ và khoang thông thuyền đối với luồng cấp IV Các công trình qua sông Trường Giang kiên cố nhưng không thỏa mãn yêu cầu về chuẩn tắc khoang thông thuyền đối với sông cấp IV, tĩnh không 6,0m và khẩu độ thông thuyền là 40m cần được nâng cấp cải tạo, hoặc thay thế.7. Quy mô diện tích sử dụng đất: Khoảng 970 ha+ Trên cạn: 400ha + Dưới nước: 250 ha + Bãi đổ: 320 haTổng mức đầu tưKiến nghị(1) Trên thực tế lòng sông sông Trường Giang hiện nay bị thu hẹp, bồi lấp rất nhiều đoạn không đáp ứng được khả năng thông thuyền nên trước mắt đơn vị Tư vấn kiến nghị trước mắt nạo vét sông với chỉ tiêu sông cấp IV, từ đó đánh giá khai thác vận tải thủy tiến tới đầu tư nâng cấp tuyến sông lên sông cấp III đến năm 2020 để phù hợp với Quyết định số 13/QĐ-BGTVT ngày 06/8/2008 của Bộ Giao thông vận tải.(2) Do đặc điểm của tuyến sông Trường Giang có độ dốc nhỏ, vận tốc dòng chảy nhỏ và chịu ảnh hưởng triều từ cả hai phía cửa Đại và cửa Kỳ Hà. Vì vậy khi xảy ra các hiện tượng lũ tràn bãi sông mang theo các vật cản và bùn cát dẫn đến hiện tượng lòng dẫn bị bồi lắng rất nhanh. Do vậy giải pháp cải tạo khơi thông sông Trư

File đính kèm:

  • pptNao_Vet_Song.ppt