Báo cáo Hội thảo về đổi mới kiểm tra đánh giá

Khi muốn hệ thống lại kiến thức về 6 từ loại và 3 cụm từ, tôi đã cho các em làm một bài tập trong phiếu học tập dưới dạng điền khuyết. Sau đó các em treo trên bảng và đối chiếu với đáp án.

 - Hay các câu hỏi hướng dẫn làm các bài tập, có các cấp độ khác nhau:

 + Câu hỏi phát hiện:như tìm từ loại trong đoạn văn, tìm từ Hán Việt.

 + Câu hỏi vận dụng: Tạo cụm từ, hay ở mức độ cao hơn là : So sánh sự giống và khác nhau giữa các cụm từ.

 + Câu hỏi sáng tạo: Viết đoạn văn.

 

 

 

 

ppt4 trang | Chia sẻ: shichibukai | Lượt xem: 2076 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung Báo cáo Hội thảo về đổi mới kiểm tra đánh giá, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 Báo cáo hội thảo về đổi mới kiểm tra đánh giá Báo cáo gồm 4 phần:1. Nhận thức về việc đổi mới KTĐG.2. Vận dụng vào quá trình giảng dạy hơn một năm qua và trong tiết dạy  - Thuận lợi, khó khăn. - Cách làm3. Kết quả đạt được.4. Những đề xuất, kiến nghị.Báo cáo cụ thể như sau:1. Nhận thức về đổi mới kiểm tra đánh giá:Từ đầu năm học 2008-2009 chúng ta đã được học tập về việc đổi mới KTĐG. Việc đổi mới KTĐG là nhằm thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, đạt hiệu quả đối với hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò.Đổi mới KTĐG đòi hỏi GV phải đánh giá sát, đúng trình độ của HS với thái độ công minh và hướng dẫn HS biết tự đánh giá kết quả học tập của mình.Trong quá trình dạy và học, GV phải biết kết hợp một cách hợp lí hình thức trắc nghiệm khách quan trong đánh giá kết quả học tập của HS nhằm chuẩn bị tốt cho việc đổi mới các kì thi theo chủ trương của Bộ GD và ĐT . 2. Vận dụng trong quá trình giảng dạy: Đối với môn Ngữ văn , một môn thuộc lĩnh vực KHXH, việc đổi mới KTĐG thể hiện ở chỗ: - Tránh kiểm tra việc học ghi nhớ máy móc, thụ động , thuộc văn mẫu một cách khuôn sáo. - Tránh kiểm tra xuôi chiều, tuần tự mà việc kiểm tra phải chứng tỏ được dưới sự dẫn dắt của GV, HS phải là người chủ động tìm tòi, nắm bắt kiến thức. Vì vậy các câu hỏi kiểm tra phải đòi hỏi cao khả năng tư duy, độc lập của HS. - Câu hỏi kiểm tra đánh giá phải được đổi mới từ vấn đề nhỏ, đơn vị kiến thức nhỏ đến lớn, từ câu hỏi kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút , 45 phút đến bài kiểm tra 2 tiết, baì kiểm tra học kỳ, bài kiểm tra cuối năm. Còn phải được thể hiện ở hệ thống câu hỏi trong một tiết dạy cụ thể từ khâu dẫn dắt vào bài, gợi mở, phân tích, tổng hợp, khái quát... Cụ thể ở tiết dạy này tôi nhận thức được rằng đây là một bài ôn tập tiếng Việt cuối học kì I lớp 6, cần phải hệ thống lại được những đơn vị kiến thức về từ. Tôi xác định dù là hệ thống kiến thức bao giờ cũng phải từ phân tích ví dụ để rút ra kiến thức cần nhớ. Ví dụ có thể cho sẵn hoặc HS tìm từ những văn bản đã học hoặc những văn bản chuẩn mực. Hạn chế những câu hỏi HS đọc ghi nhớ một cách máy móc, thuộc vẹt, thụ động. Ví dụ: - Khi muốn hệ thống lại kiến thức về 6 từ loại và 3 cụm từ, tôi đã cho các em làm một bài tập trong phiếu học tập dưới dạng điền khuyết. Sau đó các em treo trên bảng và đối chiếu với đáp án. - Hay các câu hỏi hướng dẫn làm các bài tập, có các cấp độ khác nhau: + Câu hỏi phát hiện:như tìm từ loại trong đoạn văn, tìm từ Hán Việt... + Câu hỏi vận dụng: Tạo cụm từ, hay ở mức độ cao hơn là : So sánh sự giống và khác nhau giữa các cụm từ... + Câu hỏi sáng tạo: Viết đoạn văn... 3. Kết quả đạt được: - HS hiểu sâu sắc nội dung kiến thức, biết vận dụng sáng tạo khi làm bài. - Thu hút sự chú ý học tập của HS, kích thích các em học tích cực, thường xuyên, có hệ thống, không học lệch, học tủ. - Giúp GV thu được những thông tin phản hồi nhanh về bài giảng để có sự điều chỉnh kịp thời, thích hợp. - GV đánh giá phân loại một cách chính xác trình độ, năng lực HS. - Đặc biệt là HS biết tự làm bài độc lập bằng khả năng tư duy của mình, tránh được tình trạng học văn mẫu một cách khuôn sáo. Từ đó HS có thể vận dụng vào dùng từ , đặt câu, viết đoạn , viết bài và quan trọng hơn là các em có khả năng vậng những ký năng và kiến thức đã học vào trong giao tiếp hằng ngày sao cho chuẩn mực và hiệu quả. 4. Kiến nghị và đề xuất: - Đề thi , đáp án của Bộ , Sở, Phòng GD-ĐT nên dưới dạng mở, có nhiều hướng giải quyết đúng. - Ngành cần tích cực kiểm tra , góp ý cho các đề kiểm tra và đáp án của mỗi GV, mỗi nhà trường từ đó góp phần định hướng cho việc đổi mới PPDH ngày càng hiệu quả hợn Trên đây là một số suy nghĩ của bản thân tôi và cũng như ý kiến của tổ chuyên mổn trong nhà trường, Việc đổi mới PPDH cũng như đổi mới KTĐG là một việc làm thường xuyên, lâu dài, vì vậy trong một thời gian ngắn, chúng tôi không có tham vọng trình bày được tất cả moị vấn đề về đổi mới hiện nạy, và tất nhiên không tránh khỏi thiếu sót, mong các đồng chí thông cảm. Và mong tất cả các đồng chí đóng góp ý kiến , những giải pháp bổ sung cho báo cáo của chúng tôi và quan trọng hơn là đóng góp cho sự nghiệp giáo dục của Thành phố Phủ lí chúng ta ngày càng vững mạnh, đảm bảo mục tiêu đào tạo của nước nhà! 

File đính kèm:

  • pptbao cao doi moi PP lop 6.ppt