Biện pháp rèn kĩ năng viết chính tả cho học sinh ở lớp hai

Việc rèn kĩ năng học sinh viết đúng chính tả, đúng quy tắc, đúng âm, thanh, vần.tôi sẽ thực hiện ở lớp 2D trong năm học 2013-2014 này với các biện pháp đề ra.

Áp dung phương pháp dạy học “LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM” đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học.

Có ứng dụng phần mền công nghệ thông tin vào dạy và học.

Lập kế hoạch bồi dưỡng hàng tuần.

Áp dung nhiều phương pháp tích cực trong giảng dạy.

 

doc9 trang | Chia sẻ: vuductuan12 | Lượt xem: 12532 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung Biện pháp rèn kĩ năng viết chính tả cho học sinh ở lớp hai, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 MỤC LỤC
 Trang
A. PHẦN MỜ ĐẦU:……………………………………………..2
 1/ Lí do chọn đề tài:……………………………………………………….2
 2/ Mục đích và phương pháp:……………………………………………..3
B.PHẦN NỘI DUNG:……………………………………………3
 I. Thực trạng và nguyên nhân:…………………………………………….3
 1. Thực trạng:…………………………………………………………….3
 2. Nguyên nhân:………………………………………………………… 5
 II. Các biện pháp/ Giải pháp đã thực hiện:………………………….........6
 III. Hiệu quả và khả năng áp dụng:……………………………………….7
 1. Hiệu quả :……………………………………………………..............7
 2. Khả năng áp dụng:……………………………………………………8
 Bài học kinh nghiệm:…………………………………………………..8
Phòng GD Hồng Ngự CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường TH Long Khánh B2	 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2013-2014
 BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH Ở LỚP HAI
 Người thực hiện: Đặng Thanh Hùng
 Đơn vị công tác: Trường tiểu học Long Khánh B2
A PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài: 
Qua quá trình công tác giảng dạy nhiều năm ở trường tiểu học Long Khánh B2 tôi nhận thấy môn chính tả ở lớp hai rất quan trọng.Trong một văn bản, dù ngắn hay dài để người đọc dể hiểu, hiểu đúng ý, đúng nghĩa của câu thì điều cần nhất là gì ? Nhất là ở thời đại thông tin này, tất cả các văn bản được in, được trình bày cân đối, rõ, đẹp. Nhưng hãy tưỏng tượng xem, nếu như trong văn bản đó, một từ, một ngữ nào in sai chính tả ( dù là một con chữ, một vần, một thanh...) thì điều gì sẽ xảy ra? Nhất định người đọc sẽ không hiểu ý nội dung mà văn bản muốn diễn đạt. Và muốn hiểu ý diễn đạt của văn bản, người đọc phải đọc lại dòng trên, phải suy ngẫm...Nói chung việc này vừa mất thời gian, lại vừa không có thẩm mĩ.
Vì vậy, ta có thể nói, việc dạy chính tả trong nhà trường, nhất là ở bậc Tiểu học, có vị trí vô cùng quan trọng. Phân môn này giúp học sinh hình thành năng lực thói quen viết đúng Tiếng Việt văn hoá, Tiếng Việt chuẩn mực. Chính tả là phân môn có tính chất công cụ. Nó cung cấp cho trẻ em những quy tắc sử dụng hệ thống chữ viết, làm cho trẻ em nắm những quy tắc đó và hình thành kĩ năng viết( và đọc, hiểu chữ viết) thông thạo Tiếng Việt. Phân môn chính tả còn có nhiệm vụ giải quyết vấn đề dạy cho trẻ em biết chữ để học tiếng, dùng chữ để học các môn học khác và để sử dụng trong giao tiếp. Nên có thể nói chính tả là môn học có tính chất thực hành. Bởi lẽ để hình thành kỹ năng, kỹ xảo chính tả cho học sinh phải cho các em thông qua việc thực hành luyện tập. Do đó, trong phân môn này, các quy tắc chính tả, các đơn vị kiến thức mang tính chất lí thuyết không được bố trí trong tiết dạy riêng mà dạy lồng trong hệ thống bài tập chính tả.
Về cơ bản, chính tả Tiếng Việt là chính tả ngữ âm, nghĩa là mỗi âm vị được ghi bằng một con chữ. Hay nói cách khác, giữa cách đọc và cách viết phải thống nhất với nhau. Đọc như thế nào phải viết như thế ấy. Nhưng giữa đọc và viết có quy trình hoạt động trái ngược nhau dù chúng có quan hệ mật thiết với nhau. Nếu tập đọc là sự chuyển hoá văn bản viết thành âm thanh thì chính tả lại là sự chuyển hoá dưới dạng âm thanh thành văn bản viết. Như trên đã nói, giữa cách đọc và cách viết phải thống nhất với nhau là nguyên tắc chung. Nhưng trong thực tế mối quan hệ giữa đọc và viết khá phong phú, đa dạng. Cụ thể, chính tả Tiếng Việt không dựa hoàn toàn vào cách phát âm thực tế của một phương ngữ nhất định nào vì cách phát âm thực tế của một phương ngữ đều có những sai lệch so với chính âm, nên không thể thực hiện phương châm " Nói thế nào viết như thế đó" nhất là học sinh ở Long Khánh B nói chung và nói riêng là ở địa phương nơi tôi đang công tác. Vì thế tôi đã chọn đề tài " Biện pháp rèn kĩ năng viết chính tả cho học sinh lớp hai " để rèn học sinh viết đúng từng chữ, từng từ, từng câu không nhất thiết là học sinh yếu. 	
II. Mục đích và phương pháp :
Việc rèn kĩ năng học sinh viết đúng chính tả, đúng quy tắc, đúng âm, thanh, vần...tôi sẽ thực hiện ở lớp 2D trong năm học 2013-2014 này với các biện pháp đề ra.
Áp dung phương pháp dạy học “LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM” đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học.
Có ứng dụng phần mền công nghệ thông tin vào dạy và học.
Lập kế hoạch bồi dưỡng hàng tuần.
Áp dung nhiều phương pháp tích cực trong giảng dạy.
 B. PHẦN NỘI DUNG
I Thực trạng và nguyên nhân:
 1. Thực trạng
Ở bậc tiểu học, chính tả Tiếng Việt là loại chính tả ngữ nghĩa có nhiệm vụ giúp học sinh hình thành năng lực và thói quen viết đúng chính tả, chính tả còn rèn cho học sinh một số phẩm chất như tính cẩn thân, óc thẩm mỹ, bồi dưỡng cho các em lòng yêu quý tiếng Việt và chữ viết của tiếng Việt. Nên trong tiết dạy mỗi giáo viên cần linh hoạt để giúp học sinh nhanh chóng làm quen với hình thức của các câu chữ vì học sinh Tiểu học có khả năng ghi nhớ máy móc rất tốt.
Nắm được tâm lí nầy, tôi đã vận dụng nhiều nguyên tắc, nhiều phương pháp, nhiều hình thức trong giờ dạy. Biết được em nào thường viết sai chính tả, lỗi sai thường gặp là gì, tôi chú ý chọn lựa, sử dụng để xây dựng các quy tắc chính tả, sử dụng đồ dùng dạy học phù hợp giúp học sinh ghi nhớ cách viết một cách khái quát, một cách có hệ thống. 
Với những em viết sai các âm cuối, trong các tiết dạy tôi chú ý giúp các em hiểu nghĩa từ và nhận xét cách viết của từ, để từ đó giúp các em nhớ và viết đúng.
 Ví dụ: mặc và mặt: 
 - mặc(âm cuối c):được viết trong các từ mặc áo quần, mặc cả... 
 - mặt(âm cuối t) :được viết trong các từ mặt trời, mặt trăng, khuôn mặt…
Những em thường sai khi viết các chữ ghép với âm ng/ ngh tôi giúp các em nhớ bằng cách luôn cho các em nhớ: 
 - ng ghép với các âm: a, ă ,â,o, ô,ơ u, ư
 - ngh ghép với các âm: e,ê, i
Với những em nói ngọng thường sai âm đầu th(thành âm h: VD: đường thẳng em phát âm thành đường hẳng). Giờ tập đọc ( phần luyện đọc tôi luôn gọi em đọc và hướng dẫn em đọc đúng các tiếng, các từ có âm đầu "th". Và trong giờ viết chính tả tôi yêu cầu em tìm và viết bảng con các từ, tiếng em dễ viết sai đó.
Để thực hiện tốt việc giúp học sinh viết đúng chính tả, tôi đã soạn ra các biện pháp sau để áp dụng trong các tiết dạy.
1.1. Lập đôi bạn cùng tiến:
Đầu năm, sau một tuần thực dạy, tôi đã sắp xếp chỗ cho các em theo "đôi bạn cùng tiến"". Một em giỏi(khá) ngồi với em học yếu, thuận lợi hơn các em trong nhóm ở gần nhà nhau để các em dễ dàng giúp nhau trong học tập. 
1.2. Chuẩn bị bài ở nhà:
Trong một tuần có hai tiết chính tả - thứ ba và thứ sáu . Ở lớp hai có hai loại bài chính tả : Chính tả tập chép và Chính tả nghe viết, ở loại bài chính tả nào, tôi cũng cho các em về nhà đọc lại bài viết tiết trước rồi đọc bài viết tiết sau ba hoặc bốn lần. Để chuẩn bị bài tiết sau, các em tập viết các từ khó hoặc các em viết cả bài viết vào vở nháp hay viết vào vở luyện viết ở nhà. Lên lớp đầu giờ, lớp phó học tập sẽ kiểm tra và báo cáo giáo viên chủ nhiệm . 
 1.3. Trong giờ tập đọc:
Trong Tiếng Việt đối với học sinh Tiểu học, việc rèn luyện bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết luôn liên quan và thống nhất với nhau chặt chẽ. Như vậy, "đọc" cũng đóng vai trò quan trọng cho học sinh viết đúng chính tả (VD: Những em đọc ngọng, đọc sai, trong giờ tập đọc sẽ được luyện đọc và các em sẽ ghi nhớ để nói đúng, viết đúng hơn). 
1.4. Tiết chính tả:
 Tiết học này, tôi chú ý nội dung bài dạy với tình hình thực tế mắc lỗi của học sinh. Tôi sử dụng phương pháp "Nhớ từng chữ một". Ở lớp hai, các em đã học cơ bản về cách viết tên riêng sông,núi, tên địa phương và các vần khó như: ất/ấc ; ec/ et ; ong/ ông...( và các từ học sinh dễ viết sai vì phương ngữ). 
Để các em đọc đúng, viết đúng, tôi đã gọi các em yếu đọc nhiều lần để hướng dẫn các em nhận biết, sửa chữa và đọc đúng hơn sau đó cho các em viết vào bảng con-viết và đọc lại. Trong quá trình hướng dẫn tôi hoặc gọi học sinh nhắc lại cách viết hoa tên riêng Việt Nam. 
	Còn các vần khác, những vần các em dễ sai và sai nhiều do phương ngữ ngoài hình thức viết bằng bảng con tôi còn rèn các em viết đúng bằng trò chơi.
2. Nguyên nhân:
Ở học sinh lớp hai, phân môn Chính tả càng có vị trí rất quan trọng. Bởi vì giai đoạn này là giai đoạn then chốt trong quá trình hình thành kĩ năng chính tả cho học sinh. Vì vậy, bên cạnh những em đọc chuẩn, viết đúng theo nghĩa của từ, tiếng còn có một số em viết sai vì phương ngữ, nhất là địa bàn vùng sâu xã Long Khánh B. Tại địa bàn này, học sinh thường sai, cụ thể như sau:
Những tỉếng có nguyên âm i/iê: kim/kiêm; chim/chiêm...
Những tiếng có âm cuối:
- i/y: hay/hai; tay/tai...
- n/ng: uốn/uống; nắn(nắn nót)/nắng(trời nắng);trườn/trường...
- c/t: mặt/mặc;chiếc/chiết; tiết/tiếc...
Những từ có thanh điệu hỏi, ngã: sẻ/sẽ; rủ/rũ;
Còn phải kể đến những học sinh gia đình chưa quan tâm đúng mức nên việc rèn đọc, rèn viết thật khó. Vì vậy thời gian dành cho các em phải kiên trì, phải xuyên suốt trong từng tiết học và thực hiện cả năm học.
Năm nay, tôi được Ban Giám Hiệu phân công chủ nhiệm lớp 2D. Sĩ số 17 học sinh(có 9 nữ). Lớp có những mặt ưu sau:
	- Ngày từ đầu năm các em đủ đồ dùng học tập
	- Các em biết đọc biết viết.
	- Đa số phụ huynh quan tâm đến việc học của con em mình
Tồn tại:
	- Phần nhiều học sinh là dân địa phương nên dễ viết sai chính tả vì phương ngữ.
II. Các biện Pháp/ Giải pháp đã thực hiện: 
 Do trong lớp học sinh học yếu chính tả có nhiều diện khác nhau nên việc phụ đạo học sinh cũng khác nhau, tùy theo từng đối tượng học sinh mà giáo viên chúng ta cần đề ra biện pháp thích hợp.
 Các hoạt động chính của giáo viên khi dạy môn Chính tả trước hết giáo viên phải cho học sinh đọc bài sẽ viết (theo sách giáo khoa) và tiếp theo là học sinh phải nắm được nội dung chính của bài viết. Sau đó giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét những hiện tượng chính tả trong bài theo gợi ý của Sách giáo khoa và hướng dẫn của giáo viên. Cuối cùng luyện viết những tiếng khó hoặc dễ lẫn, tiếng mang vần khó, tiếng có âm-vần dễ viết sai do ảnh hưởng phương ngữ hay thói quen của học sinh.Sử dụng đồ dùng dạy học phù hợp.
 Với sự nhiệt tình trong công tác giảng dạy, với sự mong mỏi các em mau có tiến bộ cùng với các kế hoạch và các biện pháp đã đề ra để thực hiện, tôi thấy các bài viết chính tả của các em dần có tiến bộ dù chưa nhiều.Đến cuối kỳ I, học sinh đã viết khá hơn, những từ sai vì " nói thế nào viết như thế ấy do phương ngữ" học sinh đã nhận ra (VD: các từ có âm cuối như i-y, các từ có vần mà âm cuối là c-t, n-ng, các từ có âm giữa và nguyên âm đôi i-iê...). Còn học sinh khác, dù phát âm vẫn còn ngọng nhưng các em đã khắc phục được trong bài viết, bài viết ít lỗi hơn, những từ sai của các em chỉ là những từ khó. Và bài viết chưa phải hoàn toàn như mong muốn nhưng tôi tin các em sẽ tiến bộ vì các em rất thích được điểm cao và thích được khen trước lớp. 
Nói chung, việc rèn viết chính tả ở lớp tôi như vậy là đạt kết quả tuy chưa mỹ mãn nhưng tôi sẽ cố gắng tiếp tục rèn thêm cho các em trong suốt kỳ II để các em đạt kết quả cao hơn, vì đây là việc làm không phải một ngày, một tháng mà là thời gian dài, có thế suốt trong thời gian các em ngồi dưới mái trường tiểu học. 
Phân môn Chính tả trong nhà trường giúp học sinh hình thành năng lực và thói quen viết đúng chính tả, nói rộng hơn là năng lực và thói quen viết đúng tiếng Việt văn hóa, tiếng Việt chuẩn mực. Vì vậy phân môn Chính tả có vị trí quan trọng trong cơ cấu chương trình môn Tiếng Việt nói riêng, các môn học ở trường phổ thông nói chung.
Người giáo viên cần tích cực chủ động sáng tạo trong việc tự học để nâng cao trình độ tìm ra các biện pháp để hướng dẫn học sinh đọc đúng, viết đúng nhất là những em yếu hoặc những em nói sai về phương ngữ và như trên đã trình bày: "Không nhất thiết là học sinh yếu". Các em phải nắm được cơ bản hệ thống qui tắc chuẩn, thống nhất chính tả trong Tiếng Việt quy tắc liên kết khi viết các chữ, quy tắc nhận biết và thể hiện chức năng của chữ viết...
Cùng với các phân môn khác của Tiếng Việt như: Tập viết, Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn...Chính Tả cũng góp phần bồi dưỡng những tình cảm và phẩm chất tốt đẹp qua sử dụng ngôn ngữ: Tính khoa học, tính chính xác, tính thẩm mĩ...
Từ đó các em dễ áp dụng vào thực tế như viết(đọc) đúng các yêu cầu đề, đặt câu trong tiết luyện từ và câu, đặc biệt là bài làm (nói và viết) trong bài tập làm văn. Trong tiết toán học sinh đọc hiểu giải đúng các bài toán có lời văn.
Chính tả Tiếng Việt là chính tả ngữ âm học nhưng thực tế cho thấy, muốn viết đúng chính tả thì việc nắm nghĩa từ rất quan trọng " vì hiểu nghĩa từ" là một trong những cơ sở giúp người học viết đúng chính tả. Qua nhiều năm giảng dạy ở lớp hai, tôi nhận thấy, trong thực tế sự lĩnh hội kiến thức của các em hoàn toàn không giống nhau. Hơn nữa cách phát âm từng vùng, phương ngữ chính đều còn có những chỗ chưa chuẩn xác mà sai lệch. Như ở địa bàn Long Khánh B trường tôi đang công tác, ngoài học sinh địa phương còn có học sinh từ nơi khác như(miền Trung) chuyển đến do hoàn cảnh phải theo bố mẹ chuyển công tác từ nơi khác đến nơi này làm việc. Vì thế cho nên trong một lớp học, trong giờ học một số em rất lúng túng do chưa phân biệt rõ âm đầu, vần, hoặc thanh điệu khi nghe giáo viên nói hoặc đọc chính tả. Nên muốn các em viết đúng không riêng giáo viên văn hoá mà các giáo viên bộ môn cũng phải tham gia trong việc rèn cho các em nói đúng, nghe đúng, đọc đúng, viết đúng, đúng theo nghĩa của từ viết trong văn bản, trong văn cảnh...do đó trước khi dạy chính tả giáo viên cần nắm rõ lỗi chính tả phổ biến của học sinh để lựa chọn nội dung thích hợp.
III.Hiệu quả và khả năng áp dụng:
 1. Hiệu quả
Biện pháp rèn kĩ năng viết chính tả cho học sinh có nhiều tiến bộ, giáo viên chủ nhiệm cần kết hợp chặt chẽ giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và xã hội. Tổ chức họp mặt giữa cha mẹ học sinh để rút kinh nghiệm về việc giúp đỡ các em học tập, kết hợp với tổ chức Đội của trường nhằm gây phong trào thi đua cho các em hứng thú trong học tập.
Áp dung phương pháp tích cực “lấy học sinh làm trung tâm” để đánh giá được học sinh như:
-Học sinh học như thế nào?
-Học sinh đang gặp khó khăn gì trong học tập?
Nội dung và phương pháp dạy học có phù hợp, có gây hứng thú cho học sinh không?
-Kết quả học tập của học sinh có được cải thiện không?
-Cần điều chỉnh gì và điều chỉnh như thế nào?
-Sau tiết học học sinh nắm được những gi? Cần bổ sung thêm những gì?
Khảo sát chất lượng hàng tháng báo về gia đình để theo dõi sự tiến bộ của các em.
 2. Khả năng áp dụng 
Qua quá trình học tập NCKHSPƯD áp dụng vào trường tiểu học Long khánh B2 là rất cần thiết và có kết quả tốt như đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH LỚP HAI”, giáo viên sử dụng nhiều phương pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh, từ đó học sinh dễ tiếp thu bài, có được nền tảng kiến thức, các em sai mê học tập, học tập tích cực mau tiến bộ thực tế qua các lần kiểm tra 1 tiết và các lần kiểm tra cuối kì.
Trước kết quả đạt được ở lớp hai tôi đang chủ nhiệm trong năm học 2013-2014, tôi nghĩ tôi sẽ áp dụng trong những năm học tới và tôi sẽ càng cố gắng nhiều hơn để kinh nghiệm nhỏ này thêm đầy đủ, hoàn thiện, để có thêm những biện pháp mới thực hiện áp dụng, hướng dẫn giúp các em nhớ và nắm kỹ, nắm đúng cách viết chính tả(các quy tắc chính tả), để bài viết của các em cũng như cách diễn đạt của các em trong giao tiếp đúng hơn, làm cho người nghe và người đọc hiểu ý các em diễn đạt hơn.
 BÀI HỌC KINH NGHIỆM
 	Dạy môn chính tả đòi hỏi giáo viên chúng ta phải nắm chắc hệ thống kiến thức, kĩ năng cơ bản. Biết kết hợp luyện tập chính tả với việc rèn luyện cách phát âm, củng cố nghĩa từ, trau dồi kiến thức về ngữ pháp tiếng Việt, góp phần phát triển một số thao tác tư duy, nhận xét, so sánh, liên tưởng, ghi nhớ…
Ngoài ra cần bồi dưỡng cho học sinh một số đức tính và thái độ cần thiết trong công việc như cẩn thận, chính xác, có óc thẩm mĩ, lòng tự trọng và tinh thần trách nhiệm.
Giáo viên cần quan tâm theo sát trình độ của từng đối tượng, tìm tòi suy nghĩ, đưa ra biện pháp thích hợp khắc phục kịp thời những khuyết điểm vể lỗi chính tả.
Học sinh cần nắm vững quy tắc chính tả tiếng Việt, xác định được nội dung bài chính tả qua gợi ý của giáo viên và nhận xét được những hiện tượng chính tả cần lưu ý trong bài.
Vậy tôi rất mong nhận được sự hỗ trợ chân thành từ Phòng Giáo Dục, từ Ban giám hiệu, từ các bạn đồng nghiệp để đề tài này được hay hơn, trọn vẹn hơn, phong phú hơn. Tôi xin ghi nhận và chân thành cảm ơn.
 Long Khánh B, ngày 20 tháng 03 năm 2014
 Người viết SKKN
 ĐẶNG THANH HÙNG

File đính kèm:

  • docDANG HUNG.doc