Bộ tài liệu về An toàn giao thông

Chương IV. Phương tiện tham gia giao thông

Gồm 5 Điều (từ Điều 53 đến Điều 57).

Quy định về điều kiện tham gia giao thông đường bộ của các loại phương tiện, cấp, thu hồi đăng ký và biển số xe cơ giới, quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ.

So với Luật năm 2001, Luật năm 2008 có những thay đổi như sau:

- Sửa đổi một số từ ngữ cho phù hợp với Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

- Bổ sung quy định về cho phép xe ô tô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái bên phải được tham gia giao thông tại Việt Nam theo quy định của Chính phủ căn cứ các cam kết của VN khi gia nhập WTO và các Hiệp định mà Việt Nam đã ký kết (điểm c khoản 1 Điều 53).

- Mở rộng hơn đối tượng quy định niên hạn sử dụng, không chỉ đối với ô tô kinh doanh vận tải như Luật năm 2001 mà quy định chung đối với xe cơ giới. (Khoản 4 Điều 53) để đáp ứng yêu cầu về an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, nhất là ở các thành phố lớn.

- Tiếp tục giao thẩm quyền quy định và tổ chức việc thu hồi đăng ký, biển số các loại xe cơ giới cho Bộ Công an, thu hồi đăng ký, biển số xe máy chuyên dùng cho Bộ Giao thông vận tải nhằm tạo sự thống nhất trong công tác quản lý các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, nâng cao vai trò của Bộ quản lý chuyên ngành.

 

 

doc106 trang | Chia sẻ: tuanbinh | Lượt xem: 1493 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bộ tài liệu về An toàn giao thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
àm rõ với trách nhiệm quản lý quốc lộ của Bộ GTVT;
- Bổ sung khái niệm dừng xe, đỗ xe và quy định cụ thể hơn vị trí dừng xe, đỗ xe trên đường phố; Trong đó quy định nếu đỗ xe một phần đường xe chạy phải đặt biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết (điểm d khoản 3 Điều 18).
- Bổ sung các quy định để bảo đảm quyền lợi cho người đi bộ, người khuyết tật tham gia giao thông. (khoản 4 Điều 11, khoản1 Điều 44, khoản 3 Điều 59 và khoản 4 Điều 79);
- Bổ sung 2 Điều mới quy định về việc xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ (Điều 20) và quy định các trường hợp được phép chở người trên xe ô tô chở hàng (Điều 21);
- Bổ sung quy định các đối tượng không được đi vào đường cao tốc gồm người đi bộ, xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô và máy kéo; xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70 km/h (Khoản 4 Điều 26);
- Bổ sung quy định cụ thể về độ tuổi của trẻ em được chở thêm trên xe mô tô, xe gắn máy. Trong đó người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chở 1 người trừ chở người đi bệnh viện cấp cứu, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật, trẻ em dưới 14 tuổi thì được chở tối đa 2 người (khoản 1 Điều 30) và người điều khiển xe đạp chỉ được chở 1 người trừ trường hợp chở thêm 1 trẻ em dưới 7 tuổi thì được chở tối đa 2 người ( khoản 1 Điều 31). 
- Bổ sung quy định về việc bắt buộc đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách khi đi xe mô tô, xe gắn máy và xe đạp máy (khoản 2 Điều 30 và khoản 2 Điều 31).
- Quy định cụ thể trong Luật việc tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội trên đường bộ (Điều 35).
- Cơ quan, tổ chức có nhu cầu sử dụng đường bộ để tiến hành hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội phải được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền thống nhất bằng văn bản về phương án bảo đảm giao thông trước khi xin phép tổ chức các hoạt động trên theo quy định của pháp luật (điểm a khoản 1 Điều 35);
- Trường hợp cần hạn chế giao thông hoặc cấm đường thì cơ quan quản lý đường bộ phải ra thông báo phương án phân luồng giao thông; cơ quan, tổ chức có nhu cầu sử dụng đường bộ quy định tại điểm a khoản 1 Điều này phải thực hiện việc đăng tải thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng và thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ (điểm b khoản 1 Điều 35);
- Ủy ban nhân dân nơi tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan chức năng của địa phương tổ chức việc phân luồng, bảo đảm giao thông tại khu vực diễn ra hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội(điểm c khoản 1 Điều 35).
- Quy định cụ thể trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp xã trong việc giải quyết tai nạn giao thông Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra tai nạn có trách nhiệm kịp thời thông báo cho cơ quan công an, y tế đến để xử lý, giải quyết vụ tai nạn; tổ chức cứu chữa, giúp đỡ người bị nạn, bảo vệ hiện trường, bảo vệ tài sản của người bị nạn; trường hợp có người chết mà không rõ tung tích, không có thân nhân hoặc thân nhân không có khả năng chôn cất thì sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã hoàn tất các công việc theo quy định của pháp luật và đồng ý cho chôn cất, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức chôn cất.
	Trường hợp vụ tai nạn vượt quá khả năng giải quyết, Uỷ ban nhân dân cấp xã phải kịp thời báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp trên (khoản 5 Điều 38) và giao cho Bộ Công an có trách nhiệm thống kê tổng hợp, xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về tai nạn giao thông đường bộ cung cấp cho cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật (khoản 6 Điều 38)
 (Luật năm 2001 không quy định cụ thể Uỷ ban nhân dân cấp nào)
Chương III. Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Gồm 14 Điều (từ Điều 39 đến Điều 52).
 	Quy định về phân loại đường bộ; đặt tên, số hiệu đường bộ; tiêu chuẩn kỹ thuật đường bộ; quỹ đất dành cho kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, phạm vi đất dành cho đường bộ; bảo đảm yêu cầu kỹ thuật và an toàn giao thông của công trình đường bộ; công trình báo hiệu đường bộ; đầu tư xây dựng, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; thi công công trình trên đường bộ đang khai thác; quản lý, bảo trì đường bộ; nguồn tài chính cho quản lý, bảo trì đường bộ; xây dựng đoạn đường giao nhau cùng mức giữa đường bộ với đường sắt; bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí đường bộ; bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
So với Luật năm 2001, Luật năm 2008 có những thay đổi như sau:
- Bổ sung quy định cụ thể việc phân loại đường bộ, theo đó, mạng lưới đường bộ gồm 6 hệ thống (quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị, đường chuyên dùng) và chia theo cấp kỹ thuật gồm đường cao tốc và các cấp kỹ thuật khác (từ cấp I đến cấp VI) (Điều 39, Điều 41).
- Quy định rõ thẩm quyền phân loại và điều chỉnh các hệ thống đường bộ của Bộ Giao thông vận tải (đối với quốc lộ) và của Uỷ ban nhân dân (đối với đường địa phương) (Điều 39); 
- Bổ sung quy định trách nhiệm của Bộ GTVT, Bộ KHCN trong việc xây dựng, ban hành và hướng dẫn thực hiện tiêu chuẩn kỹ thuật đường bộ.
Trong đó:
- Bộ Giao thông vận tải xây dựng, hướng dẫn thực hiện tiêu chuẩn kỹ thuật các cấp đường (điểm a khoản 3 Điều 41);
- Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia các cấp đường (điểm b khoản 3 Điều 41).
- Quy định cụ thể hơn về phạm vi đất dành cho đường bộ (Điều 43) theo hướng liệt kê cụ thể các công trình được phép xây dựng trong phạm vi đất dành cho đường bộ (công trình phục vụ quốc phòng, an ninh, công trình phục vụ quản lý, khai thác đường bộ; công trình viễn thông, điện lực, đường ống cấp, thoát nước, xăng, dầu, khí), quy định rõ trường hợp được sử dụng tạm thời đất hành lang an toàn đường bộ (vào mục đích nông nghiệp, quảng cáo) thay cho những quy định chung của Luật năm 2001. 
- Bổ sung quy định cụ thể tỷ lệ quỹ đất cho giao thông đô thị (16-26% so với đất xây dựng đô thị) (Điều 42).
- Bổ sung nhiều quy định về bảo đảm yêu cầu kỹ thuật và an toàn giao thông của công trình đường bộ (Điều 44):
Yêu cầu đối với đường đô thị “phải có hè phố, phần đường, cầu vượt, hầm chui và tổ chức giao thông cho người đi bộ, người khuyết tật đi lại an toàn, thuận tiện.”; 
Quy định cụ thể về việc đấu nối, quy định phải xây dựng đường gom nằm ngoài hành lang an toàn đường bộ cho các khu đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu dân cư, khu thương mại, dịch vụ để bảo đảm an toàn giao thông, bảo vệ công trình đường bộ; 
Bổ sung quy định công trình đường bộ phải được thẩm định về an toàn giao thông trước quá trình khai thác để nâng cao trách nhiệm của chủ đầu tư và nhà thầu thi công, cũng như phát huy hiệu quả của công tác thẩm định an toàn giao thông (Luật năm 2001 chỉ quy định thẩm định an toàn giao thông trong quá trình khai thác).
- Bổ sung quy định chặt chẽ đối với việc quản lý công trình báo hiệu đường bộ là “không được gắn vào công trình báo hiệu đường bộ các nội dung không liên quan tới ý nghĩa, mục đích của công trình báo hiệu đường bộ”. (Điều 45)
- Bổ sung một Điều (Điều 46) quy định mang tính nguyên tắc đối với việc đầu tư xây dựng, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. 
- Bổ sung quy định đơn vị thi công công trình trên đường bộ đang khai thác phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu “không thực hiện các biện pháp bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn theo quy định, để xảy ra tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ” để ràng buộc, nâng cao trách nhiệm của đơn vị thi công trên đường bộ trong việc giữ gìn trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường trong quá trình thi công (Khoản 4 Điều 47).
- Bổ sung, làm rõ khái niệm bảo trì đường bộ, quy định cụ thể hơn về nguồn tài chính cho quản lý, bảo trì đường bộ, đặc biệt là việc hình thành Quỹ bảo trì đường bộ (từ nguồn ngân sách nhà nước, các nguồn thu liên quan đến sử dụng đường bộ và các nguồn thu khác) và giao cho Chính phủ quy định cụ thể việc lập, quản lý và sử dụng quỹ bảo trì đường bộ ở Trung ương và địa phương (Điều 49). 
- Bổ sung làm rõ khái niệm cũng như có quy định mang tính nguyên tắc đối với trạm thu phí, trạm kiểm tra tải trọng xe, làm căn cứ để củng cố hoạt động của trạm kiểm tra tải trọng xe nhằm bảo vệ hệ thống đường bộ (Điều 51).
- Bổ sung quy định cụ thể nội dung bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông gồm hoạt động bảo đảm an toàn và tuổi thọ của công trình đường bộ, biển pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi xâm phạm kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (khoản 1 Điều 52) và làm rõ trách nhiệm của các cơ quan (Bộ GTVT, Bộ CA, UBND các cấp) trong việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (khoản 4 Điều 52).
Trong đó:
- Bộ Giao thông vận tải tổ chức và hướng dẫn thực hiện việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
- Bộ Công an chỉ đạo, hướng dẫn lực lượng công an kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo thẩm quyền;
- Uỷ ban nhân dân các cấp tổ chức bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong phạm vi địa phương; bảo vệ hành lang an toàn giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật;
- Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
- Chính phủ quy định việc phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Chương IV. Phương tiện tham gia giao thông
Gồm 5 Điều (từ Điều 53 đến Điều 57). 
Quy định về điều kiện tham gia giao thông đường bộ của các loại phương tiện, cấp, thu hồi đăng ký và biển số xe cơ giới, quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ.
So với Luật năm 2001, Luật năm 2008 có những thay đổi như sau:
- Sửa đổi một số từ ngữ cho phù hợp với Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
- Bổ sung quy định về cho phép xe ô tô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái bên phải được tham gia giao thông tại Việt Nam theo quy định của Chính phủ căn cứ các cam kết của VN khi gia nhập WTO và các Hiệp định mà Việt Nam đã ký kết (điểm c khoản 1 Điều 53). 
- Mở rộng hơn đối tượng quy định niên hạn sử dụng, không chỉ đối với ô tô kinh doanh vận tải như Luật năm 2001 mà quy định chung đối với xe cơ giới. (Khoản 4 Điều 53) để đáp ứng yêu cầu về an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, nhất là ở các thành phố lớn.
- Tiếp tục giao thẩm quyền quy định và tổ chức việc thu hồi đăng ký, biển số các loại xe cơ giới cho Bộ Công an, thu hồi đăng ký, biển số xe máy chuyên dùng cho Bộ Giao thông vận tải nhằm tạo sự thống nhất trong công tác quản lý các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, nâng cao vai trò của Bộ quản lý chuyên ngành.
Chương V. Người điều khiển phương tiện tham gia
 giao thông đường bộ
	Gồm 6 Điều (từ Điều 58 đến Điều 63).
Quy định về điều kiện của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông, giấy phép lái xe, tuổi và sức khỏe của người lái xe, đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe.
So với Luật năm 2001, Luật năm 2008 có những thay đổi như sau:
- Bổ sung quy định “người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật được cấp giấy phép lái xe hạng A1” để đáp ứng yêu cầu tham gia giao thông của người khuyết tật(Điều 59).
- Bổ sung quy định về phạm vi sử dụng của giấy phép lái xe, theo đó ngoài lãnh thổ Việt Nam, Giấy phép lái xe còn có giá trị sử dụng trong phạm vi lãnh thổ của nước hoặc vùng lãnh thổ mà Việt Nam ký cam kết công nhận giấy phép lái xe của nhau để phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và yêu cầu thực tế (Điều 59).
- Bổ sung quy định người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo 4 loại giấy tờ đó là đăng ký xe, giấy phép lái xe, giấy kiểm định an toàn kỹ thuật bảo vệ môi trường và giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (khoản 1 Điều 58);
- Bổ sung, sửa đổi một số quy định nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ lái xe, đặc biệt là lái xe ô tô chở nhiều người để bảo đảm an toàn giao thông:
Quy định nâng hạng giấy phép lái xe đối với người lái xe kéo sơ mi rơ mooc từ giấy phép lái xe hạng C (21 tuổi) lên giấy phép lái xe hạng FC (24 tuổi). (Điều 59).
Quy định nâng độ tuổi của người lái xe ô tô chở người từ 10-30 chỗ ngồi từ 21 tuổi (theo Luật năm 2001) lên là 24 tuổi; nâng tuổi tối thiểu của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ từ 25 tuổi (theo Luật năm 2001) lên là 27 tuổi (Điều 59). 
Bổ sung quy định trình độ văn hóa tối thiểu của người có nhu cầu được đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe lên hạng D, E là trung học cơ sở (Điều 61).
Chương VI. Vận tải đường bộ
Gồm 20 Điều, chia 2 Mục (từ Điều 64 đến Điều 83) 
Chương này quy định về hoạt động vận tải đường bộ, kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; quyền và nghĩa vụ của người kinh doanh vận tải, người lái xe và nhân viên phục vụ trên ô tô vận tải hành khách, hành khách, người thuê vận tải hàng hoá, người nhận hàng; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; vận chuyển động vật sống; vận chuyển hàng nguy hiểm; hoạt động vận tải đường bộ trong đô thị; vận tải đa phương thức; dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ; tổ chức, hoạt động của bến xe ô tô, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ.
So với Luật năm 2001, Luật năm 2008 có những thay đổi như sau:
- Phân biệt hoạt động vận tải đường bộ và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, do đó chia Chương này thành 2 Mục: Hoạt động vận tải đường bộ và Dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ để tạo thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước đối với hai loại hình này.
- Bổ sung quy định về quản lý hoạt động vận tải đường bộ, quy định chặt chẽ điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô, đặc biệt có quy định việc gắn thiết bị giám sát hành trình của xe và quy định đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải hành khách (khoản 1 Điều 67). 
- Quy định hạn chế đối tượng được kinh doanh những loại hình vận tải có ảnh hưởng lớn đến trật tự, an toàn giao thông “Chỉ các doanh nghiệp, hợp tác xã mới được kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt, bằng xe taxi ” (khoản 2 Điều 67) “Chỉ các doanh nghiệp, hợp tác xã mới được kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ ” (khoản 3 Điều 67) và giao cho Chính phủ quy định cụ thể về đièu kiện và việc cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô (khoản 4 Điều 67). 
- Bổ sung các quy định về quyền và nghĩa vụ của người kinh doanh vận tải, người lái xe và nhân viên phục vụ trên ô tô vận tải hành khách, hành khách, người thuê vận tải, người nhận hàng), đặc biệt:
Quy định quyền của hành khách “được hoàn trả lại tiền vé theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải” (điểm c khoản 1 Điều 71);
Quy định ràng buộc trách nhiệm của người kinh doanh vận tải “Chịu trách nhiệm về hậu quả mà người làm công, người đại diện gây ra do thực hiện yêu cầu của người kinh doanh vận tải trái quy định của Luật này” (điểm d khoản 2 Điều 69) .
- Bổ sung một số quy định về giới hạn trách nhiệm của người kinh doanh vận tải hàng hóa; vận chuyển động vật sống; vận tải đa phương thức trong đó có một chặng là vận tải đường bộ (Điều 73, 77, 81).
 	- Quy định Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể về “tỷ lệ phương tiện vận tải hành khách đáp ứng được nhu cầu đi lại của người khuyết tật” để bảo đảm yêu cầu tham gia giao thông của người khuyết tật.(Điều 79)
- Bổ sung quy định mới xác định dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ gồm dịch vụ tại bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, đại lý vận tải, đại lý bán vé, dịch vụ thu gom hàng, dịch vụ chuyển tải, dịch vụ kho hàng, dịch vụ cứu hộ vận tải đường bộ (khoản 1 Điều 82) và quy định một số quyền, nghĩa vụ của tổ chức khai thác bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ (các Điều 83). 
Chương VII. Quản lý nhà nước về giao thông đường bộ
Gồm 4 Điều (từ Điều 84 đến Điều 87). 
Quy định nội dung quản lý nhà nước về giao thông đường bộ, trách nhiệm quản lý nhà nước về giao thông đường bộ; thanh tra đường bộ; tuần tra, kiểm soát của cảnh sát giao thông đường bộ.
So với Luật năm 2001, Luật năm 2008 có những thay đổi như sau:
- Bổ sung một số nội dung quản lý nhà nước về vận tải đường bộ như (Điều 84):
 Việc quản lý hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải (Điều 84).
Tổ chức cứu nạn giao thông đường bộ (Điều 84).
- Phân định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước về giao thông đường bộ của các cơ quan quản lý nhà nước liên quan (Điều 85)
- Bổ sung một số nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra đường bộ như:
 “được phép dừng phương tiện giao thông và yêu cầu người điều khiển phương tiện thực hiện các biện pháp để bảo vệ công trình giao thông” (điểm a khoản 2 Điều 86);
 “phát hiện, ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính trong việc chấp hành các quy định về hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải tại các điểm dừng xe, đỗ xe trên đường bộ; bến xe, bãi đỗ xe; trạm dừng nghỉ, trạm kiểm tra tải trọng xe và tại cơ sở kinh doanh vận tải” (điểm b khoản 2 Điều 86);
 “phát hiện, ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới.”
- Bỏ khái niệm “giao thông tĩnh” (điểm c khoản 2 Điều 86).
- Bổ sung quy định trách nhiệm của cảnh sát giao thông trong việc “phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm quy định bảo vệ công trình đường bộ và hành lang an toàn đường bộ” (khoản 1 Điều 87).
- Bổ sung quy định giao cho Chính phủ quy định việc huy động các lực lượng cảnh sát khác và công an xã tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết (khoản 3 Điều 87).
Bỏ Chương Khen thưởng, xử lý vi phạm, đồng thời bỏ một số điều đã được quy định cụ thể tại các Luật khác như quy định về quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra (đã được quy định tại Luật Thanh tra), quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện (đã được quy định tại Luật Khiếu nại, tố cáo).
Chương VIII. Điều khoản thi hành
Gồm 2 Điều (Điều 88, Điều 89). 
Chương này quy định về hiệu lực thi hành của Luật và việc hướng dẫn chi tiết thi hành Luật. 
	III. Giới thiệu chương I, II của Luật Giao thông đường bộ năm 2008
QUỐC HỘI
Luật số: 23/2008/QH12
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
LUẬT
GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Quốc hội ban hành Luật giao thông đường bộ.
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về quy tắc giao thông đường bộ; kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ; vận tải đường bộ và quản lý nhà nước về giao thông đường bộ.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến giao thông đường bộ trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đường bộ gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ.
2. Công trình đường bộ gồm đường bộ, nơi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn, đảo giao thông, dải phân cách, cột cây số, tường, kè, hệ thống thoát nước, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và các công trình, thiết bị phụ trợ đường bộ khác.
3. Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm công trình đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ và các công trình phụ trợ khác trên đường bộ phục vụ giao thông và hành lang an toàn đường bộ.
4. Đất của đường bộ là phần đất trên đó công trình đường bộ được xây dựng và phần đất dọc hai bên đường bộ để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ. 
5. Hành lang an toàn đường bộ là dải đất dọc hai bên đất của đường bộ, tính từ mép ngoài đất của đường bộ ra hai bên để bảo đảm an toàn giao thông đường bộ.
6. Phần đường xe chạy là phần của đường bộ được sử dụng cho phương tiện giao thông qua lại. 
7. Làn đường là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có bề rộng đủ cho xe chạy an toàn. 
8. Khổ giới hạn của đường bộ là khoảng trống có kích thước giới hạn về chiều cao, chiều rộng của đường, cầu, bến phà, hầm đường bộ để các xe kể cả hàng hóa xếp 

File đính kèm:

  • docTai lieu ve ATGT ban hoan chinh 20 11 2010.doc
  • pptGioi thieu tai lieu ATGT.ppt
  • docGioi thieu tai lieu.doc
  • pptNOI DUNG VA PPDH ATGT Trung tam GDTX.ppt
  • docPhan cong tap huan ATGT.doc
  • pptRUNG CHUONG VANG - ATGT.PPT
  • pptTo chuc lop.ppt
  • pptTruyen thong ATGT.ppt