Bồi dưỡng học sinh giỏi Toán lớp 4

Nghiên cứu trong phạm vi khối lớp 10, 11 Trường THPT Nguyễn Trãi.

 - Thời gian trong 1 năm học 2009 - 2010

Tình trạng thực tế khi chưa thực hiện.

 Dạy toán nâng cao cho học sinh lớp 4 là dạy những kiến thức nâng cao hoặc những kiến thức hoàn toàn mới so với các kiến thức đại trà. Vì là những bài toán khó mà học sinh không được học thường xuyên, không được học đúng phương pháp thì học sinh sẽ không nắm được cách giải các bài toán đó.

 

doc18 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 1349 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bồi dưỡng học sinh giỏi Toán lớp 4, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Phần mở đầu
I. Lý do chọn đề tài
	Trước ngưỡng cửa của thế kỷ 21 - thế kỷ của nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngành giáo dục nói chung và ngành giáo dục trung học phổ thông nói riêng rất quan tâm đến mục đích nâng cao trí tuệ cho học sinh, không những thế còn phải giáo dục cho học sinh phát triển thành những con người toàn diện về đức - trí - thể - mỹ, chuẩn bị hành trang cho thế hệ trẻ vững bước vào tương lai.
	Đảng và nhà nước đã coi giáo dục là quốc sách hàng đầu và đã đặc biệt quan tâm đến giáo dục nhất là việc đào tạo nhân tài, đào tạo những học sinh có năng khiếu để các em có thể dễ dàng nắm bắt được các khoa học kỹ thuật tiến bộ trên thế giới, muốn trở thành những nhân tài cho đất nước sau này thì các em phải có một vốn trí tuệ nhất định. Vì con người có trí tuệ có lý tưởng có niềm tin thì sẽ có tất cả. Hơn ai hết mỗi chúng ta (nhà sư phạm ) phải giáo dục cho học sinh và tự mình vun đắp cho mầm xanh trí tuệ của mình để cho nó mãi mãi xanh tươi. Vốn tiềm năng tự có của trẻ là có hạn phần lớn có được trong quá trình học tập và bồi dưỡng. Là một nhà quản lý và cũng là 1 giáo viên tiếng Anh tôi nhận thấy tất cả các môn học trong chương trình đều góp phần vào việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu rất quan trọng của nhân cách của học sinh. Trong các môn đó, Tiếng Anh có vị trí rất quan trọng trong việc rèn luyện những kỹ năng, phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề nó góp phần phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, khả năng tư duy sáng tạo vốn trí tuệ cho học sinh đồng thời nó cũng góp phần vào việc hình thành những phẩm chất cần thiết và quan trọng của người lao động như cần cù, cẩn thận, có ý vượt khó, làm việc có kế hoạch có nền nếp, có tác phong khoa học. Môn Anh có vị trí quan trọng như thế nên thiết nghĩ chúng ta cần phải quan tâm phụ đạo cho các em về môn này đặc biệt là những học sinh hầu như mất kiến thức cơ bản ngay từ các cấp học dưới để các em có cơ sở có nền tảng để học tốt môn Tiếng Anh sau này. Và khi các em nắm bắt lại kiến thức cơ bản rồi thì việc học ngoại ngữ sau này sẽ vô cùng thuận lợi cho các em hơn.
	- Xuất phát từ thực tế dạy học tôi nhận thấy năm nào có sự quan tâm nỗ lực của nhà trường của giáo viên thì năm đó có nhiều học sinh đạt học sinh giỏi. Năm nào thiếu sự quan tâm thì sẽ không có hoặc có thì rất ít học sinh giỏi nên tôi chọn đề tài “Bồi dưỡng học sinh giỏi toán lớp 4" để nói lên những suy nghĩ những trăn trở của bản thân tôi về vấn đề này .
II. Mục đích nghiên cứu
	- Nghiên cứu các phương pháp dạy phụ đạo cho học sinh yếu , kém Khối 10,11 Trung học phổ thông.
III. Phạm vi và thời gian nghiên cứu thực hiện đề tài
	- Nghiên cứu trong phạm vi khối lớp 10, 11 Trường THPT Nguyễn Trãi.
	- Thời gian trong 1 năm học 2009 - 2010
Tình trạng thực tế khi chưa thực hiện.
	Dạy toán nâng cao cho học sinh lớp 4 là dạy những kiến thức nâng cao hoặc những kiến thức hoàn toàn mới so với các kiến thức đại trà. Vì là những bài toán khó mà học sinh không được học thường xuyên, không được học đúng phương pháp thì học sinh sẽ không nắm được cách giải các bài toán đó.
	Nhà trường chưa thực sự quan tâm đến học sinh khá giỏi nên các em bị hổng về kiến thức từ các lớp dưới, nên khi được học thì cũng khó tiếp thu khó hiểu khó nhớ. Trong năm học trước cũng như trong năm học này nhà trường và giáo viên chưa quan tâm đến việc bồi dưỡng học sinh giỏi theo khối lớp mà lại giao về cho các giáo viên chủ nhiệm tự bồi dưỡng. Giáo viên ở lớp thì dạy chủ yếu cho các em các kiến thức đại trà không có thời gian và cũng chưa nhiệt tình để bồi dưỡng học sinh khá giỏi nhu cầu học hỏi của các em rất lớn, các em muốn được học tập, muốn được tiếp cận với những kiến thức mới, kiến thức nâng cao. Nhưng lại không có giáo viên dạy, vì vậy các em phải tự mày mò tìm lấy cách giải nên có thể đúng cũng có thể không đúng hoặc giải ra kết quả nhưng không đúng phương pháp. Thiếu sự suy luận lo gic mà tự mò ra kết quả. Vì thế nên trong các năm học gần đây năm nào có sự quan tâm chỉ đạo của nhà trường, có sự nỗ lực của giáo viên dạy thì năm đó đạt kết quả cao. Năm nào không quan tâm, bỏ bê thì năm đó sẽ không có hoặc có rất ít học sinh.
Các biện pháp chung
	Muốn bồi dưỡng cho học sinh để có thể học giỏi toán thì tất cả các ngành các cấp phải phối hợp hành động, cùng quam tâm thì mới có thể đạt được kết quả cao.
1. Ngành giáo dục phải có sự quan tâm chỉ đạo sát sao đến việc bồi dưỡng học sinh giỏi bằng một số việc làm cụ thể sau:
	+ Tổ chức thi học sinh giỏi hàng năm.
	+ Có sự thưởng phạt nghiêm minh, thường xuyên, nhất quán và có hệ thống chứ không hề năm thì quan tâm coi trọng, năm thì bỏ bê không chú ý.
	+ Chỉ đạo việc biên soạn sách nâng cao, sách bồi dưỡng học sinh giỏi toán một cách có hệ thống, thống nhất ở một loại sách theo quy định của Bộ của ngành với đầy đủ các dạng toán trong cả nước.
	+ Thường xuyên mở các chuyên đề bồi dưỡng cho giáo viên để mọi giáo viên đề có thể học hỏi kinh nghiệm với nhau để tự nâng cao tay nghề.
2. Các nhà trường phải trực tiếp chỉ đạo việc dạy bồi dưỡng cho các học sinh khá giỏi học sinh có năng khiếu về môn toán để các em được học tập được phát triển tư duy sáng tạo của mình một cách độc lập và tự nhiên.
	+ Mở các chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi cho tất cả các giáo viên trong từng khối lớp để giáo viên chủ nhiệm tự bồi dưỡng cho học sinh của mình ở trong lớp mình chủ nhiệm.
	+ Nhà trường nên phát động phong trào thi giải toán sao (toán khó) cho tất cả giáo viên trong trường cùng tham gia để từ đó tự trau dồi vốn kiến thức của mình để nâng cao tay nghề, nắm chắc các dạng toán để có thể tìm ra những phương pháp giảng dạy một cách dễ hiểu nhất để hướng dẫn học sinh.
	+ Tổ chức bồi dưỡng cho học sinh khá giỏi ngày từ lớp 1. Mỗi khối lớp chọn ra một số học sinh khá giỏi của lớp mình để bồi dưỡng cho các em một cách có hệ thống.
	+ Chọn giáo viên giỏi có trách nhiệm có tay nghề cao để dạy bồi dưỡng.
	+ Động viên khuyến khích kịp thời những giáo viên và học sinh đạt kết quả cao trong giảng dạy và học tập.
3. Đối với giáo viên trực tiếp dạy bồi dưỡng phải có tình thần trách nhiệm, có lòng nhiệt tình với học sinh, hết lòng dạy dỗ giáo dục các em để các em trở thành những con người có ích cho xã hội.
	+ Thường xuyên học hỏi đồng nghiệp và bạn bè để nâng cao tay nghề.
	+ Chọn lựa các loại sách để soạn ra các dạng toán cơ bản điển hình dạy cho các em
	+ Lựa chọn phương pháp dạy phù hợp với từng dạng toán khác nhau để giúp học sinh dễ hiểu, dễ nhớ, dễ tiếp thu.
	+ Dạy học sinh theo từng dạng, từng chuyên đề cụ thể để cho học sinh nắm chắc rồi ôn tập củng cố hệ thống lại tất cả các dạng đó rồi cho học sinh ôn tập dưới các dạng đề toán hoặc giải một số đề toán của những năm trước đó.
	+ Giáo viên giải các bài toán sẽ dạy thật kỹ càng trước khi dạy cho học sinh để có thể tìm ra cách giải dễ hiểu nhất, diễn giải một cách nhanh nhất.
	+ Phải sát sao với học sinh để có thể nhận thấy các dạng mà học sinh chưa nắm chắc hoặc còn lơ mơ để giảng lại hoặc tăng cường bài tập ứng dụng.
4. Đối với học sinh
	- Động viên khích lệ học sinh kịp thời để kích thích sự tìm tòi sáng tạo cho các em.
	- Trước khi giải toán phải đọc kỹ đề bài phân tích các dữ kiện đầu bài cho và phải tìm gì? để tìm ra cách giải.
	- Học sinh phải có lòng say mê học tập phải chú ý nghe giảng, phân tích, lập luận suy luận một cách lô gic để tìm ra cách giải.
	Muốn học sinh giỏi toán thì không chỉ có những biện pháp như trên mà còn cần có nhiều biện pháp khác nữa như đối với giáo viên trực tiếp dạy các kiến thức theo đại trà cũng cần cố gắng vì các em có giỏi các kiến thức cơ bản thì mới có thể học nâng cao thêm được hoặc gia đình là một yếu tốt rất quan trọng để thúc đẩy các em học giỏi.
 	* Những biện pháp cụ thể
	Qua thực tế đã từng giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi nhiều năm, để có học sinh giỏi toán lớp 4 tôi đã phân chia các bài toán khó thành các dạng nghiên cứu kỹ từng dạng toán đó rồi dạy cho học sinh.
	Dạng 1: Một số bài toán về số tự nhiên và phân số.
	Dạng 2: Biểu thức và dãy số.
	Dạng 3: Cấu tạo số.
	Dạng 4: Các bài toán về 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia.
	Dạng 5: Tìm số trung bình cộng.
	Dạng 6; Tìm hai số khi biết tổng và tỷ.
	Dạng 7: Tìm hai số khi biết hiệu và tỷ số của chúng.
	Dạng 8: Chia tỷ lệ.
	Dạng 9: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
	Dạng 10: Các bài toán về đại lương tỉ lệ thuận và tỷ lệ nghịch.
	Dạng 11: Tìm hai số khi biết hai hiệu.
	Dạng 12: Toán trồng cây.
	Dạng 13: Các bài toán về hình học.
	Dạng 14: Toán suy luận.
	Khi dạy ở mỗi dạng toán giáo viên cần nghiên cứu rõ đặc thù, tính chất, cách làm của từng dạng để có phương pháp cụ thể riêng biệt giữa các dạng, nhưng thường thường ở mỗi dạng tôi đều hướng dẫn học sinh theo các bước như sau:
	+ Cho học sinh ôn tập các kiến thức đã học có liên quan đến loại toán đó để học sinh nắm chắc các kiến thức cơ bản bài toán.
	+ Giáo viên bổ sung thêm các kiến thức cần ghi nhớ, các kiến thức cần ghi nhớ, các tính chất mới, kiến thức mới về dạng toán đó và yêu cầu học sinh học thuộc.
	+ Học sinh tự mình lấy ví dụ theo các tính chất mới bổ sung (nếu khó giáo viên có thể làm mẫu 1 ví dụ)
	+ Đưa ra các bài toán có liên quan đến các kiến thức của dạng đó theo nguyện tắc học từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp để hướng dẫn học sinh phân tích và tự tìm ra cách giải của mình.
	- Học sinh đọc kĩ đề bài toán.
	- Phân tích đề bài tìm ra các mối quan hệ của các dữ kiện rồi nhận xét các dữ kiện có liên quan cho thế dữ kiện cho trực tiếp hoặc gián tiếp.
	- Lập luận, suy luận tìm ra cách giải .
	Nếu nói đến tất cả các dạng toán thì rất dài nên tôi chỉ chọn một dạng toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỷ số của hai số đó” để hướng dẫn học sinh.
	Dạng 6: Tìm hai số khi biết tổng và tỷ số :
	1. Các kiến thức cần ghi nhớ
	a. Học sinh nhắc lại các bước giải toán này
	- Tìm tổng số phần bằng nhau.
	- Tìm giá trị của một phần (có khi là số bé).
	- Tìm hai số đó.
	+ Học sinh nhắc lại hiểu thế nào là tổng của hai số (là hai số cộng lại, hai số gộp lại).
	+ Em hiểu thế nào là tỷ số.
	( Số này chia cho số kia là tỷ số, số này gấp số kia, số này bằng một phần mấy của số kia gọi là tỷ số.
	b. Các kiến thức cần bổ sung
	Có những bài cho chúng ta biết tổng, tỷ một cách cụ thể tường minh nhưng cũng có khi người ta cho biết một trong hai dữ kiện này bằng cách diễn đạt khác đi như:
	- Thương của hai số là a thức là số lớn gấp a lần số bé (cho biết tỉ số là a) học sinh lấy ví dụ).
	- Số lớn bằng tích của số bé với số lớn nhất có 1 chữ số thì ta suy ra số lớn gấp 9 lần số bé (vì số tự nhiên lớn nhất có 1 chữ số là 9) (cho biết tỷ số là 9)
	- Có bài phải tự suy luận để tìm ra tổng số ví dụ như cho biết chu vi ta suy ra tổng số bằng cách tính nửa chu vi.
	- Có bài phải tự suy luận để tìm ra tỉ số, ví dụ “Viết thêm số 0 vào bên phải số bé ta được số lớn. Ta sẽ suy ra tỷ số là 10.
	c. Hướng dẫn học sinh giải một số bài toán thuộc dạng: "Tìm hai số khi biết tổng và tỷ số của hai số đó"
	Bài toán 1: Một nông trường nuôi 325 con bò. Tính số bò mỗi loại biết số bò sữa gấp rưỡi số bò thường.
- Học sinh đọc đầu bài và phân tích đề bài ho ta biết dữ kiện gì?
Cho ta biết nuôi tất cả 325 con.
- Số bò rữa gấp rưỡi số bò thường (tỷ số là gấp rưỡi)
- Em hiểu gấp rưỡi nghĩa là như thế nào?
- Nếu như số bò thường là một phần thì số bò sẽ là 1 phần như thế và thêm 1 nửa phần nữa.
- Giáo viên giới thiệu: Tỷ số gấp rưỡi cũng có nghĩa là khi số bé là 2 phần thì số lớn sẽ là 3 phần.
Số bò thường 325 con
Số bò sữa
Bài toán này thuộc loại toán gì? (tìm hai số biết tổng và tỷ)
- Em hãy nêu lại các bước để giải loại toán này.
- Tìm tổng số phần .
- Tìm giá trị của 1 phần
- Tìm số bò thường 
- Tìm số bò sữa
- Cho học sinh tự làm tự giải rồi giáo viên nhận xét và bổ sung những chỗ còn sai xót.
Bài giải
Tổng số phần bằng nhau là
2 + 3 = 5 (phần)
Giá trị của một phần là:
325 : 5 = 65 (con)
Số bò sữa là:
65 x 3 = 195 (con)
Đáp số: 130 con bò thường
 195 con bò sữa
Thử lại: 130 + 195 = 325
 130 : 195 = 
	Bài toán 2: Tuổi con có bao nhiêu ngày thì tuổi mẹ có bấy nhiêu tuần, Tổng số tuổi mẹ và tuổi con là 40 tuổi. Tính tuổi của mỗi người.
Phân tích đề
- Đề cho ta biết những dữ kiện nào?
- Tổng số tuổi của hai mẹ con là 40 tuổi (tổng)
- Tuổi mẹ bao nhiêu tuần thì tuổi con bấy nhiêu ngày.
- Em thấy đầu bài cho tuổi con bao nhiều ngày thì mẹ bấy nhiêu tuần có nghĩa là như thế nào?
Cứ con 1 ngày thì mẹ 7 ngày vì 1 tuần = 7 ngày.
Suy ra tuổi mẹ gấp 7 lần tuổi của con (tức là tỉ số là 7).
- Bài toán yêu cầu ta tính gì ?
- Tính tuổi của mẹ và tuổi của con.
- Bài toán này thuộc dạng toán nào.
- Dạng toán tìm hai số khi biết tổng và tỷ số khi biết tổng và tỷ số . Tổng là 40 ,tỉ số là 7.
- Hướng dẫn học sinh cách biện luận để vẽ sơ đồ.
Tuổi con 40
Tuổi mẹ 	Tuổi
- Em hãy nêu lại các bước giải bài toán
- Ta thấy
1 tuần = 7 ngày
Nên suy ra tuổi mẹ gấp 7 lần tuổi của con. Coi tuổi của con là 1 phần thì tuổi của mẹ là 7 phần
Tổng số phần bằng nhau là:
1 + 7 = 8 (phần)
Tuổi của con là:
40 : 8 = 5 (tuổi)
Tuổi của mẹ là 
5 x 7 = 35 (tuổi)
 Đáp số: 5 tuổi
 35 tuổi
Thử lại: 5 + 35 = 40 (tuổi)
 35 : 5 = 7 (lần)
	Bài toán 3: Tìm hai số, biết tổng của chúng bằng 484 và nếu viết thêm chữ số 0 vào bên phải của số bé ta được số lớn.
Phân tích đề
- Đề cho biết gì?
- Biết tổng số là 484
- Biết viết thêm chữ số 0 vào bên phải số bé ta được số lớn.
- Khi ta viết thêm chữ số 0 vào bên phải 1 số thì số đó thay đổi thế nào?
- Khi ta viết thêm chữ số 0 vào bên phải của số đó thì số đó tăng lên 10 lần.
- Vậy đề bài cho ta biết mối quan hệ giữa hai số đó là gì?
- Số lớp gấp 10 lần số bé ( tỷ số là 10)
- Bài toán thuộc dạng toán nào?
- Tìm hai số khi biết tổng là 484 và tỷ số là 10.
Em hãy nêu phương pháp giải bài toán.
- Giáo viên nhận xét đánh giá, cho điểm
- Học sinh nêu và tự giải bài toán
Số bé:
Số lớn:
Tổng số phần bằng nhau là:
1 + 10 = 11 (phần)
Số bé là:
 484 : 11 = 44
Số lớn là: 44
 44 x 10 = 440
 ĐS: 44 và 440 
	Bài toán 4: An đọc một quyển truyện dày 104 trang biết 5 lần số trang đã đọc bằng 3 lần số trang chưa đọc. Hỏi an đã đọc bao nhiêu trang? Còn lại bao nhiêu trang?
Phân tích đề
- Đề cho biết những dự kiện nào?
- Tổng số trang của quyển truyện là 104 trang.
- 5 lần số trang đã đọc bằng 3 lần số trang chưa đọc.
- 5 lần số trang đã đọc bằng 3 lần số trang chưa đọc nghĩa là gì?
- Có nghĩa là số trang đã đọc sẽ ít hơn số trang chưa đọc và cứ đọc được 3 tramg thì còn 5 trang chưa đọc. Vậy số trang đã đọc = số trang trang chưa đọc.
=> Tỷ số là 
- Hướng dẫn học sinh tự vẽ sơ đồ và nêu phương pháp giải
Số trang đã đọc là 3 phần thì số trang chưa đọc là 5 phần
Đã đọc
Chưa đọc
Tổng số phần bằng nhau là
3 + 5 = 8 (phần)
Giá trị của một phần là
104 : 8 = 13 (trang)
Số trang đã đọc là
13 x 3 = 39 (trang)
Số trang chưa đọc là
13 x 5 = 65 (trang)
 ĐS: 39 trang
 65 trang
Thử lại: 39 + 65 = 104 (trang)
	Bài toán 5: Tổng số tuổi của hai cha con là 40. Tuổi cha hơn 4 lần tuổi con là 5 tuổi. Tính tuổi mỗi người.
- Đề cho biết gì?
- Tổng số tuổi của 2 cha con là 40 tuổi.
- Tuổi cha hơn 4 lần tuổi con là 5 tuổi.
- Bài toán yêu cầu ta tính gì?
- Tính tuổi bố và tuổi con 
- Muốn để tuổi bố gấp 4 lần tuổi con ta phải làm thế nào?
- Giữ nguyên tuổi con ta bớt tuổi của bố đi 5 tuổi thì tuổi bố gấp 4 lần tuổi con.
- Khi bớt tuổi bố đi 5 tuổi thì khi đó tổng số tuổi của 2 cha con sẽ thế nào?
- Tổng, cũng phải bớt đi 5 tuổi. Khi đó tổng là
40 - 5 = 35 tuổi
- Khi đó ta đưa về loại toán nào?
- Loại toán, tìm hai số khi biết tổng là 35 và tỷ số là 4
Khi đó ta có sơ đồ
Tuổi con
Tuổi bố
- Ta sẽ tính tuổi của bố và tuổi của con khi đó là?
Tổng số phần bằng nhau là:
1 + 4 = 5 (phần)
Tuổi của con là
35 : 5 = 7 (tuổi)
Tuổi của bố khi đó là
7 x 4 = 28 (tuổi)
Tuổi của bố hiện nay là:
28 + 5 = 33 (tuổi)
Đáp số: 7 tuổi
 33 tuổi
Thử lại: 7 + 33 = 40
 33 - 4 x 7 = 5 (tuổi)
	Bài toán 6: Chu vi của một hình chữ nhật là 90 m2. Chiều dài gấp hai lần chiều rộng. Tính diện tích của hình chữ nhật đó.
Phân tích đề.
- Muốn tìm được diện tích của hình chữ nhật ta phải tìm được gì?
- Ta phải tìm được chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật đó.
- Muốn tìm được chiều dài, chiều rộng của hình chữ nhật ta phải dựa vào dữ kiện nào?
- Biết 
- Chu vi của hình chữ nhật là 90 m2 .
- Chiều dài gấp 2 lần chiều rộng. (tỷ số) 
- Ta tìm nửa chu vi chính là chiều dài + chiều rộng)
Chiều rộng 45m
Chiều dài
Tổng số phần bằng nhau
1 + 2 = 3 (phần)
Chiều rộng hình chữ nhật: 
45 : 3 = 15 m
Chiều dài hình chữ nhật là
15 x 2 = 30 (m)
Diện tích của hình chữ nhật là
15 x 30 = 450 m2
 ĐS: 450 m2. 
Kết quả đạt được
	Trong năm học 2008 - 2009 tôi đã thực hiện đề tài “ Bồi dưỡng học sinh giỏi toán lớp 4”. Dạy theo các dạng toán điển hình và ôn tập hệ thống kĩ các kiến thức cho học sinh. Tôi đã dạy theo phương pháp đã nêu trong đề tài này và đã thu được một số kết quả tương đối cao đó là đã có 15 học sinh/tổng số 18 học sinh giỏi cấp huyện. Trong đó có 7 học sinh đạt giải kỳ thi đó.
	So với những năm không thực hiện theo đề tài này thì đó là một kết quả cao. Những năm trước vào sau không thực hiện theo đề tài thì kết quả thấp chỉ 1 -> 2 học sinh đạt học sinh giỏi cấp huyện hoặc cũng có năm không có một học sinh nào.
Kết luận và kiến nghị
I. Kết luận
	Qua thời gian nghiên cứu tìm hiểu và thực hiện đề tài tôi nhận thấy rằng. Muốn có những nhân tài cho đất nước sau này thì ngành giáo dục phải quan tâm đến việc bồi dưỡng những học sinh khá giỏi, những học sinh có năng khiếu ngày từ bậc tiểu học. Vì ở tiểu học nội dung môn toán là những kiến thức ban đầu của toán học hiện đại sau này. Để gây sự thích thú ham học với môn toán thì người giáo viên phải gia công lớn về mặt sư phạm đối với từng bài dạy cho phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi, đặc điểm nhận thức của các em làm cho các em dễ hiểu, dễ nhớ và thích thú học toán. Quá trình dạy học thực chất là quá trình dạy của thầy và học của trò nhằm phát triển mục tiêu lớn nhất là hình thành nhân cách và phát triển vốn trí tuệ cho học sinh. Quá trình này muốn đạt hiệu quả cao thì cả thầy và trò cùng tích cực chủ động sáng tạo các hoạt động học theo phương pháp: “lấy học sinh làm trung tâm”.
	Là một người giáo viên tôi thiết nghĩ mình cần cố gắng rất nhiều để có thể đóng góp một phần nhỏ công sức của mình cho sự nghiệp giáo dục của tỉnh nhà, góp phần giáo dục những học sinh thân yêu của mình để các em trở thành người có ích cho xã hội, có ích cho đất nước trong tương lai.
II. Những ý kiến đề xuất
	- Đề nghị Sở giáo dục, Phòng giáo dục thường xuyên mở các chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi cho giáo viên học tập.
	- Đề nghị Bộ giáo dục thống nhất một loại sách toán nâng cao để học sinh học. 
	- Các cấp các ngành cùng quan tâm đến việc bồi dưỡng học sinh giỏi nói chung, quan tâm đến việc bồi dưỡng học sinh giỏi toán lớp 4 nói riêng.
	- Tổ chức dạy bồi dưỡng cho các em học sinh giỏi ngay từ năm lớp 1 để các em có cơ sở có những kiến thức cơ bản để học tốt ở các lớp trên.
Phong Vân, ngày 27 tháng 5 năm 2009
Người viết
Nguyễn Thị Tuyết Thu
Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*****ba*****
	SƠ YẾU Lí LỊCH
- Họ và tờn: Nguyễn Thị Tuyết Thu
- Sinh ngày: 27 thỏng 9 năm 1972
- Năm vào ngành: 1991
- Ngày vào Đảng: 20 thỏng 11 năm 1997
- Chức vụ và đơn vị cụng tỏc: Phú hiệu trưởng
	Trường Tiểu học Phong Võn
- Trỡnh độ chuyờn mụn: Đại học
- Hệ đào tạo: Từ xa
- Trỡnh độ chớnh trị: Trung cấp
- Khen thưởng: Chiến sĩ thi đua 
í KIẾN NHẬN XẫT ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI
 CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CƠ CỞ
Ngày  thỏng . Năm 2009
Chủ tịch Hội đồng
ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NGÀNH GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HUYỆN
Ngày  thỏng . Năm 2009
Chủ tịch Hội đồng

File đính kèm:

  • docSKKN QLGD.doc
Bài giảng liên quan