Bồi dưỡng thường xuyên nâng cao năng lực cho CBQL, GV về phương pháp dạy học tích cực - Nguyễn Thị Thu Hiền

3. Kỹ thuật KWL – KWLH (K : kiến thức / hiểu biết HS đã có; W : những điều HS muốn biết; L : những điều HS tự giải đáp / trả lời ; H : cách thức để HS tìm tòi nghiên cứu mở rộng thêm về chủ đề học)

KWL do Donna Ogle giới thiệu năm 1986, vốn là một hình thức tổ chức dạy học hoạt động đọc hiểu. Học sinh bắt đầu bằng việc động não tất cả những gì các em đã biết về chủ đề bài đọc. Thông tin này sẽ được ghi nhận vào cột K của biểu đồ. Sau đó học sinh nêu lên danh sách các câu hỏi về những điều các em muốn biết thêm trong chủ đề này. Những câu hỏi đó sẽ được ghi nhận vào cột W của biểu đồ. Trong quá trình đọc hoặc sau khi đọc xong, các em sẽ tự trả lời cho các câu hỏi ở cột W. Những thông tin này sẽ được ghi nhận vào cột L.

Kỹ thuật dùng biểu đồ KWL phục vụ cho các mục đích sau:

- Tìm hiểu kiến thức có sẵn của học sinh về bài đọc

- Đặt ra mục tiêu cho hoạt động đọc

- Giúp học sinh tự giám sát quá trình đọc hiểu của các em

- Cho phép học sinh đánh giá quá trình đọc hiểu của các em.

- Tạo cơ hội cho học sinh diễn tả ý tưởng của các em vượt ra ngoài khuôn khổ bài đọc.

 

docx8 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 17/05/2023 | Lượt xem: 333 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung Bồi dưỡng thường xuyên nâng cao năng lực cho CBQL, GV về phương pháp dạy học tích cực - Nguyễn Thị Thu Hiền, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Ngày 10 tháng 8 năm 2018
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO CBQL, GV
VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC
Người báo cáo: Nguyễn Thị Thu Hiền
I. Khái quát về phương pháp dạy học tích cực
1. PPDH tích cực là gì ?
- PPDH tích cực là một quan điểm, một xu thế của GD trên thế giới từ cuối TK XX
- PP DHTC được hiểu như là một tổ hợp các kĩ thuật dạy học tích cực nhằm tích cực hóa hoạt động học của HS
2. Mục tiêu chung của PPDHTC
- Tích cực hóa hoạt động của học sinh 
- PPDHTC tạo ĐK tối ưu để thực hiện mục tiêu GDPT nhằm phát triển năng lực phẩm chất của học sinh
- PPDHTC góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu giáo dục của chương trình GDPT hiện hành, tạo tiền đề hướng tới thực hiện tốt mục tiêu GD theo nghị quyết 29
3. Đặc trưng của PPDHTC
- DH thông qu tổ chức các hoạt động học tập của HS
 - Dạy và học chú trong việc hình thành, rèn luyện phương pháp tực học cho HS
- Tăng cường tính tự giác, tích cực, chủ động HT của cá nhân, phối hơp học tập với hợp tác
- Kết hợp đánh giá của GV với tự đánh giá của hs, đánh giá của các bạn, của cha mẹ HS
* So sánh với PPDH truyền thống:
PPDH truyền thống
PPDH tích cực
1. Học: là quá tình tiếp tthu, lĩnh hội KTKN
Học: là quá trình tìm tòi, khám phá để hình thành PCNL
2.Bản chất: truyền thụ kiến thức cho HS
Tổ chức hướng dẫn hoạt động học cho HS
3. Mục tiêu: Cung cấp KTKN
Hướng tới PT NLPC
4. Nội dung: trong SGK và những tài liệu GV cung cấp
Trong SGK, HS tìm kiềm nguồn tài liệu gắn với nhu cầu học tập của học sinh
5. Không gian học tập: chủ yếu trong lớp
Đa dạng, trong và ngoài lớp học, hiện trường
6. ĐG kết quả học tập rèn luyện: do GV
Đánh giá không chỉ do GV
4 Đổi mới những gì?
4.1. Tổ chức quản lí lớp học: HS tự quản
* Phát huy năng lực tự quản của HS( gồm tất cả học sinh của lớp)
- Tự hình thành các tổ chức QL lớp học (lãnh đạo lớp, các tổ, ban)
- Tham gia bầu lãnh đạo lớp, tổ theo cơ chế luân phiên (do học sinh, vì học sinh. GV trao quyền cho HS theo nhu cầu, sở thích của học sinh, được các bạn bầu
- Tự xây dựng các quy định, các hoạt động của lớp, tự quản lí điều hành các hoạt động của lớp, có thể tự đề nghị với nhà trường những nhu cầu hợp lí, cần thiết
- Tự quản lí, điều hành các hoạt động của lớp.
* Giá trị cốt lõi của lớp học tích cực
- Dân chủ (của HS): HS được: biết, bàn, lựa chon, tham gia, đánh giá
- Tự quản (do HS): Cá nhân: tự giác- Tập thể: tự quản)
- Nhân văn (vì HS): Tạo cư hội phát triển cho tất cả HS, tôn trọng sự khác biệt, cùng hợp tác và phát triển
4.2. Hoạt động dạy và học: HS tự học
HĐ của thầy là chủ đạo: hướng dẫn, tổ chức
HĐ của học sinh là cơ bản nhất
Hiện hành	DHTC
Dạy của GV ->Tự họccủa HS
Dạy theo lớp ->Học cùng bạn (phần nhiều tương tác cặp đôi, nhóm)
Học theo thầy ->Học với sách, tài liệu (tương tác với thầy, với bạn; tương tác với sách)
- Có thể sử dụng sách giáo khoa hiện hành theo cách thức tương tác 
a) Hoạt động học của học sinh
- Cá nhân tự nghiên cứu, khám phá
Tự học cá nhân (quyết định) ): tự trải nghiệm, khám phá, phát hiện kiến thức cho riêng mình. Nhận thức của HS có thể đúng, sai hoặc chưa đủ
- Tương tác, chia sẻ với bạn trong cặp đôi, nhóm, lớp
Chia sẻ cặp đôi (quan trọng) Chia sẻ phát hiện của cá nhân với bạn. Trao đổi, góp ý, điều chỉnh nhận thức. -> Sẽ đủ hơn, đúng hơn
- Trao đổi, thống nhất trong nhóm về nhiệm vụ học tập, sản phẩm học tập
Trao đổi trong nhóm (cần thiết): Từng cặp đôi báo cáo, các cặp khác nhận xét góp ý, bổ sung. Khi cần có sự hỗ trợ, động viên của giáo viên -> Chắc chắn sẽ đúng hơn, đủ hơn
- Hoạt động trải nghiệm (hoạt động ứng dụng)
Quan điểm: “Nghe thì quên. Nhìn thì nhớ. Trải nghiệm (làm) thì thấu hiểu”
Cần chú ý: đảm bảo an toàn cho HS khi thực hiện hoạt động trải nghiệm
b) Hoạt động của giáo viên
- Tương tác, hướng dẫn, hỗ trợ học sinh
+ Kiểm soát, hỗ trợ hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm
+ Tương tác với cả lớp và chốt lại kiến thức cốt lõi
- Gắn đổi mới PPDH với đổi mới KTĐG
+ Thực hiện đánh giá quá trình( trong khi HS hoạt động học tập chứ không chỉ nhận xét cuối giờ)
+ Động viên, khích lệ, không làm tổn thương, không bỏ sót học sinh nào
* Khái quát Vai trò của giáo viên và HS trong DHTC:
Giáo viên:	Học sinh
Tổ chức , hướng dẫn HS học	Tự học, học cùng bạn
Theo dõi, kiểm soát	Có giáo viên hướng dẫn
Hỗ trợ kịp thời	Việc học được kiểm loát
Đánh giá, động viên	Đảm bảo tương tác, hiệu quả
4. 3. Tài liệu, học liệu: HS chủ động, linh hoạt với tài liệu, học liệu
Tài liệu, học liệu tạo điều kiện đổi mới PPDH:
Ở chương trình hiện hành: SGK (cung cấp KT) 
ỞDHTC:Tài liệu học liệu (hướng dẫn cách học)
- HS: tự học, tự tìm tòi , khám pháp chiếm lĩnh tri thức, tự đnahs giá
- GV : Tổ chức, hướng dẫn cách học
- Gia đinh, cộng đông: Chủ động, tích cực tham gia quá trình dạy học, giáo dục HS
*Kết quả mong đợi từ việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực:
- GV tổ chức hướng dẫn, đánh giá HĐHT của hs, tạo nhiều cơ hội cho HS
- Đổi mới ƠDH được thực hiện cùng đổi mới đánh giá HS
- Tạo môi trường giáo dục thân thiện, có sự tham gia, gắn kết giữa nhà trường, gia đình và XH
- HS hình thành, phát triển NL, PC: tự học, giao tiếp, hợp tác,... công dân toàn cầu (chú trọng dạy tốt ngoại ngữ, tin học)
II. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực
1. Kỹ thuật đặt câu hỏi
	Kỹ thuật này dùng trong hầu hết các môn học.
Việc đặt câu hỏi cần đảm bảo những nguyên tắc sau :
	- CH phải liên kết logic với bài học
	- Ngôn ngữ trình bày câu hỏi rõ vấn đề hỏi (từ nghi vấn phù hợp )
	- Phù hợp với trình độ tư duy của lứa tuổi HS
	- Kích thích HS suy nghĩ (hạn chế câu hỏi nhắc lại thuần túy)
	- Đặt câu hỏi đúng lúc và đúng chỗ (đúng lúc HS đang suy nghĩ, đúng chỗ có vấn đề trong bài học)
	- Mỗi CH chỉ hỏi 1 vấn đề
	- Dùng từng CH một, không dùng nhiều CH để hỏi cùng lúc
2. Kỹ thuật chia nhóm 
	Kỹ thuật này dùng để dạy HS học tập hợp tác. Nó có thể được dùng trong nhiều đoạn của bài học (chia sẻ những trải nghiệm, khám phá kiến thức / kỹ năng mới, Luyện tập thực hành, Vận dụng)
	Có nhiều cách chia nhóm. Chia theo cách nào là tùy thuộc vào nhiệm vụ GV giao cho HS thực hiện. Có những cách chia nhóm sau :
	- Theo sở thích
	- Theo trình độ
	- Hỗn hợp trình độ
	- Ngẫu nhiên
3. Kỹ thuật KWL – KWLH (K : kiến thức / hiểu biết HS đã có; W : những điều HS muốn biết; L : những điều HS tự giải đáp / trả lời ; H : cách thức để HS tìm tòi nghiên cứu mở rộng thêm về chủ đề học)
KWL do Donna Ogle giới thiệu năm 1986, vốn là một hình thức tổ chức dạy học hoạt động đọc hiểu. Học sinh bắt đầu bằng việc động não tất cả những gì các em đã biết về chủ đề bài đọc. Thông tin này sẽ được ghi nhận vào cột K của biểu đồ. Sau đó học sinh nêu lên danh sách các câu hỏi về những điều các em muốn biết thêm trong chủ đề này. Những câu hỏi đó sẽ được ghi nhận vào cột W của biểu đồ. Trong quá trình đọc hoặc sau khi đọc xong, các em sẽ tự trả lời cho các câu hỏi ở cột W. Những thông tin này sẽ được ghi nhận vào cột L.
Kỹ thuật dùng biểu đồ KWL phục vụ cho các mục đích sau:
- Tìm hiểu kiến thức có sẵn của học sinh về bài đọc
- Đặt ra mục tiêu cho hoạt động đọc
- Giúp học sinh tự giám sát quá trình đọc hiểu của các em
- Cho phép học sinh đánh giá quá trình đọc hiểu của các em.
- Tạo cơ hội cho học sinh diễn tả ý tưởng của các em vượt ra ngoài khuôn khổ bài đọc.
Cách thực hiện : 
1. Chọn bài đọc. Phương pháp này đặc biệt có hiệu quả với các bài đọc mang ý nghĩa gợi mở, tìm hiểu, giải thích
2. Tạo bảng KWL. Giáo viên vẽ một bảng lên bảng, ngoài ra, mỗi học sinh cũng có một mẫu bảng của các em. Có thể sử dụng mẫu sau :
K
W
L
3. Đề nghị học sinh động não nhanh và nêu ra các từ, cụm từ có liên quan đến chủ đề. GV có thể chuẩn bị những câu hỏi để giúp học sinh động não : “Hãy nói những gì các em đã biết về...”Khuyến khích học sinh giải thích về điều em nói.Cả GV và HS cùng ghi kết quả vào cột K. GV cho HS thảo luận về những gì các em đã ghi.
4. Hỏi học sinh xem các em muốn biết thêm điều gì về chủ đề. Cả giáo viên và học sinh ghi nhận câu hỏi vào cột W.Đôi khi học sinh trả lời đơn giản “không biết”, vì các em chưa có ý tưởng, GV cần dùng một số câu hỏi gợi ý sau :“Em nghĩ mình sẽ biết thêm được điều gì sau khi em đọc chủ đề này?”. GV có thể chọn một ý tưởng từ cột K và hỏi : “Em có muốn tìm hiểu thêm điều gì có liên quan đến ý tưởng này không?” (Trong cột W chỉ gồm những câu hỏi).
5. Yêu cầu học sinh đọc và tự điền câu trả lời cho những câu hỏi ở cột W mà các em tìm được vào cột L. Học sinh có thể điền vào cột L trong khi đọc hoặc sau khi đã đọc xong bài đọc. GV khuyến khích học sinh ghi vào cột L những điều các em cảm thấy thích. Để phân biệt, có thể đề nghị các em đánh dấu * vào những ý tưởng của các em. 
6. Thảo luận những thông tin được học sinh ghi nhận ở cột L
7. Khuyến khích học sinh nghiên cứu thêm về những câu hỏi mà các em đã nêu ở cột W nhưng chưa tìm được câu trả lời từ bài đọc.
	Phát triển kỹ thuật KWL thành KWLH
	Cột H được thêm vào biểu đồ KWL là để khuyến khích học sinh tiếp tục tìm tòi, nghiên cứu. Sau khi học sinh đã hoàn tất nội dung ở cột L, các em có thể muốn tìm hiểu thêm về một thông tin. Các em sẽ nêu biện pháp để tìm thông tin mở rộng. Những biện pháp này sẽ được ghi nhận ở cột H.
	Một ví dụ về dùng kỹ thuật KWLH :
	Chủ đề bài đọc : Trò chơi – Tên bài đọc : Chú Đất Nung (Tiếng Việt 4 tập Một). GV dùng kỹ thuật này để giao nhiệm vụ cho HS chuản bị bài trước khi học.
K
W
L
H
- Những đồ chơi nặn bằng đất : con chó, con cá, cái nồi, búp bê
- Trẻ em ở quê ngày xưa chơi đồ chơi nặn bằng đất có sơn màu xanh, đỏ, vàng
- Đồ chơi làm bằng đất nặn khi gặp nước có bị hỏng không?
- Làm thế nào để đồ chơi bằng đất chơi được lâu và không giây bẩn?
- Bây giờ người ta còn làm đồ chơi bằng đất nung không? Ở đâu làm những thứ đó?
- Đồ chơi làm bằng đất nặn mà gặp nước thì bị nhão ra và hỏng
- Để đồ chơi bằng đất chơi được lâu, bền thì phải nung nó bằng lửa
- Tham quan làng nghề gốm để biết đồ dùng, đồ chơi bằng đất nặn được nung thế nào.
- Tìm hiểu trên mạng để biết được có những đồ chơi nào làm bằng đất nung? Bây giờ có những người nào dùng thứ đồ chơi đó?
- Xin bố mẹ mua cho một vài đồ chơi bằng đất nung
4. Kỹ thuật Đọc tích cực
Kĩ thuật này nhằm giúp HS tăng cường khả năng tự học và giúp GV tiết kiệm thời gian đối với những bài học/phần đọc có nhiều nội dung nhưng không quá khó đối với HS. Kỹ thuật được áp dụng với những bài học được trình bày thành bài đọc tương đối dài (Ví dụ : Lịch sử, Địa lý, Khoa học)
Cách tiến hành như sau:
- GV nêu câu hỏi/yêu cầu định hướng HS đọc bài/phần đọc.
- HS làm việc cá nhân:
+ Đoán trước khi đọc: Để làm việc này, HS cần đọc lướt qua bài đọc/phần đọc để tìm ra những gợi ý từ hình ảnh, tựa đề, từ/cụm từ quan trọng.
+ Đọc và đoán nội dung : HS đọc bài/phần đọc và biết liên tưởng tới những gì mình đã biết và đoán nội dung khi đọc những từ hay khái niệm mà các em phải tìm ra.
+ Tìm ý chính: HS tìm ra ý chính của bài/phần đọc qua việc tập trung vào các ý quan trọng theo cách hiểu của mình.
+ Tóm tắt bài dựa trên ý chính, đề mục.
+ HS chia sẻ kết quả đọc của mình theo nhóm 2, hoặc 4 và giải thích cho nhau thắc mắc (nếu có), thống nhất với nhau ý chính của bài/phần đọc đọc.
+ HS nêu câu hỏi để GV giải đáp (nếu có).
Lưu ý: Một số câu hỏi GV thường dùng để giúp HS tóm tắt ý chính:
Em có chú ý gì khi đọc nội dung A ?
Em nghĩ gì về đọc nội dung B ?
Em so sánh A và B như thế nào?
A và B giống và khác nhau như thế nào?
5. Kỹ thuật “Viết tích cực”
Kĩ thuật này có thể sử dụng sau tiết học để tóm tắt nội dung đã học, để HS phản hồi cho GV về việc nắm kiến thức của các em và những chỗ các em còn hiểu sai.
Cách thực hiên : 
- GV đặt câu hỏi và dành thời gian cho HS tự do viết câu trả lời. GV cũng có thể yêu cầu HS liệt kê ngắn gọn những gì các em biết về chủ đề đang học trong khoảng thời gian nhất định.
- GV yêu cầu một vài HS chia sẻ nội dung mà các em đã viết trước lớp.
6. Kỹ thuật / Phương pháp Đóng vai
	Đóngvai là kỹ thuật HS làm thử một một công việc hoặc thực hiện một ứng xử trong tình huống giả định. Kỹ thuật này giúp HS suy nghĩ về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự việc cụ thể mà các em quan sát được hoặc chính mình trải nghiệm. Đóng vai không chỉ bao gồm việc diễn mà quan trọng hơn là cuộc trao đổi sau việc diễn. Kỹ thuật này thường dùng trong những phần học về Kể chuyện, Đạo đức, phần học ứng dụng của các môn học.
	Cách thực hiện :
	- Bước 1 : GV giao nhiệm vụ cho HS : yêu cầu đóng vai cho nhóm, thời gian cho việc chuẩn bị đóng vai
	- Bước 2 : Các nhóm chuẩn bị đóng vai : phần lời của từng vai cần nhớ, phần diễn của từng vai, phối hợp diễn thử các vai
	- Bước 3 : Từng nhóm trình bày đóng vai (diễn)
	- Bước 4 : Nhận xét / thảo luận về việc đóng vai theo các tiêu chí về lời và hành động diễn có thể hiện đúng nội dung chính của bài và gây cảm xúc tích cực cho người xem không.
	- Bước 5 : Kết luận được rút ra từ nhiệm vụ đóng vai tập trung vào hiểu, vận dụng kiến thức kỹ năng mới của bài và thực tiễn. 
7. Kỹ thuật Trình bày một phút
	Kỹ thuật này dùng trong quá trình HS học bài trên lớp vào cuối mỗi bài.
	Cách thực hiên :
	- GV đặt câu hỏi : Bài này các em đã học được cái gì mới? Có điều quan trọng gì các em muốn giải đáp thêm?
	- HS suy nghĩ, viết ra giấy ý kiến của cá nhân
	- Mỗi HS được trình bày ý kiến của mình trong 1 phút
8. Kỹ thuật Chúng em biết 3
	Kỹ thuật này dùng trong thảo luận nhóm nhằm tập hợp những thông tin được chọn lọc từ thảo luận. Kỹ thuật này tạo cơ hội cho những HS có trình độ khá hỗ trợ HS có trình độ thấp hơn.
	Cách thực hiện :
	- GV nêu chủ đề thảo luận (có thể bằng câu kể hoặc câu hỏi, Ví dụ : Học sinh đi đường an toàn / Học sinh đi đường thế nào để đảm bảo an toàn?)
	- Mỗi nhóm 3 (có thể hơn 3) HS sẽ chia sẻ những điều các em biết rồi chọn ra 3 điều quan trọng nhất
	- Đại diện mỗi nhóm trình bày 3 điều nhóm đã chọn
** Lưu ý
Các kĩ thuật đều có liên quan đến nhau
Không tuyệt đối hóa kĩ thuật DHTC nào
Phối hợp nhiều kĩ thuật DHTC trong 1 hoạt động học tập, trong một bài học để thay đổi hình thức hoạt động tránh nhàm chán, tăng hứng thú học tập.
Cần chuẩn bị đồ dùng, thiết bị cho HS để HS hoạt động: bảng nhóm, phiếu HT cá nhân, đạo cụ, .....

File đính kèm:

  • docxboi_duong_thuong_xuyen_nang_cao_nang_luc_cho_cbql_gv_ve_phuo.docx