Bồi dưỡng thường xuyên nội dung 2 cấp tiểu học năm học 2014 - 2015

 

 Tiếp tục chỉ đạo tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng; điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học; tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống; đổi mới đồng bộ phương pháp dạy, phương pháp học và kiểm tra, đánh giá.

 

 Chỉ đạo triển khai hiệu quả mô hình trường học mới Việt Nam; tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số, mở rộng dạy học Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục; tiếp tục triển khai dạy học ngoại ngữ theo chương trình mới ở những nơi có đủ điều kiện;

 

 Duy trì, củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; đẩy mạnh xây dựng trường chuẩn quốc gia và tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.

 

 

 

pptx81 trang | Chia sẻ: vuductuan12 | Lượt xem: 3178 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên nội dung 2 cấp tiểu học năm học 2014 - 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
 vàng, 2 giải Bạc, 16 giải Đồng và 11 giải khuyến khích). 	e. Lần đầu tiên tổ chức Hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh cho các thầy giáo, cô giáo giảng dạy ở các môn đặc thù là Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục, Tin học và Tiếng Anh với 56 thầy cô tiêu biểu đến từ 13 huyện, thành, thị. Kết quả đã có 55 thầy cô đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh trong đó có 15 giáo viên đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi xuất sắc cấp tỉnh được Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tặng giấy khen 	3. Phương hướng nhiệm vụ năm học 2014-2015. 	Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; phát huy hiệu quả, tiếp tục thực hiện nội dung các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành phù hợp điều kiện thực tế địa phương. 	Đổi mới mạnh mẽ công tác quản lí chỉ đạo, xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục; đề cao trách nhiệm, khuyến khích sự sáng tạo của giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lí. 	Tiếp tục chỉ đạo tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng; điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học; tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống; đổi mới đồng bộ phương pháp dạy, phương pháp học và kiểm tra, đánh giá. 	Chỉ đạo triển khai hiệu quả mô hình trường học mới Việt Nam; tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số, mở rộng dạy học Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục; tiếp tục triển khai dạy học ngoại ngữ theo chương trình mới ở những nơi có đủ điều kiện; 	 	Duy trì, củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; đẩy mạnh xây dựng trường chuẩn quốc gia và tổ chức dạy học 2 buổi/ngày. Chuyên đề 2DẠY HỌC TIẾNG VIỆT LỚP 1 – CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC. 	1. Những vấn đề chung về dạy học Tiếng Việt 1 – Công nghệ giáo dục. 	Từ năm 1995, việc dạy học Tiếng Việt lớp 1 theo chương trình của Trung tâm Công nghệ giáo dục đã triển khai có hiệu quả ở 43 tỉnh, thành trên toàn quốc, ở cả vùng phát triển và vùng có nhiểu học sinh dân tộc thiểu số. 	Đến năm 2000, do Luật Giáo dục quy định thống nhất một Chương trình, một bộ sách giáo khoa nên việc dạy học Tiếng Việt 1 theo chương trình của Trung tâm Công nghệ giáo dục không được thực hiện nữa. 	Năm học 2006-2007, Trung tâm Công nghệ giáo dục thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học trọng điểm cấp Bộ “Hoàn thiện Công nghệ dạy Tiếng Việt lớp 1 cho học sinh dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc, mã số B2004-51-TĐ11”. 	 	Sở Giáo dục và Đào tạo Lào Cai được chọn là nơi thử nghiệm đề tài với quy mô 4 huyện, 16 trường. Các trường đều có đông học sinh dân tộc thiểu số, có trường 100 học sinh dân tộc thiểu số. Kết quả môn Tiếng Việt của học sinh ở các trường này được nâng lên rõ rệt. 	 	Năm học 2008 - 2009, triển khai dạy học ở 7 tỉnh với khoảng 7000 học sinh; năm học 2014-2015 triển khai ở 42 tỉnh với khoảng 400.000 học sinh. 	 	 	Quan điểm chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo là khuyến khích các tỉnh dạy họcTiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục nhằm nâng cao chất lượng Tiếng Việt. Việc dạy học Tiếng Việt lớp 1 – Công nghệ giáo dục là giải pháp cho học sinh có đủ vốn Tiếng Việt để học lớp 2. 	Với tỉnh Phú Thọ năm học 2013-2014 trên địa bàn tỉnh đã triển khai dạy học Tiếng Việt lớp 1 – Công nghệ giáo dục tại 11/13 phòng giáo dục và đào tạo, ở 92/306 trường tiểu học; có 9.962/24.462 học sinh bằng 40% số học sinh lớp 1 của toàn tỉnh. Trong đó có 3 đơn vị là thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và huyện Thanh Ba triển khai dạy học cho 100% số học sinh lớp 1. 	 	Đánh giá: Giáo viên đã vững vàng hơn về nghiệp vụ, tự tin hơn trong giảng dạy đến nay hầu hết giáo viên đã nắm vững và thực hiện nghiêm quy trình 4 việc theo Thiết kế Tiếng Việt lớp 1 – Công nghệ giáo dục; không tùy tiện thêm, bớt, thay đổi thứ tự quy trình dạy học. Đa số giáo viên đã thấu hiểu nguyên tắc kỹ thuật trong dạy học Tiếng Việt lớp 1– Công nghệ giáo dục là: Nói một lần, làm nhiều lần; Nói gọn lời, làm chi li. Thầy giao việc chỉ nói một lần, làm mẫu một lần; học sinh nhắc lại nhiều lần, làm đi làm lại nhiều lần. Song trong quá trình thực hiện giáo viên vẫn còn nói nhiều vấn đề này sẽ được giải quyết dần trong thời gian tới. 	Kết quả kiểm tra đánh giá cuối năm môn Tiếng Việt lớp 1 – Công nghệ giáo dục với 9.962 em được đánh giá xếp loại kết quả cụ thể là: Xếp loại Học lực Giỏi	5.924 em 	đạt 59,59% Xếp loại Học lực Khá	2.786 em 	đạt 27,97% Xếp loại Học lực TB 	1.097 em 	đạt 11,01% Xếp loại Học lực Yếu	 142 em 	đạt 1,43% 	Qua thống kê trên so với chất lượng nhiều năm của lớp 1 trên địa bàn tỉnh ta thấy tỷ lệ học sinh xếp loại Học lực giỏi tăng cao (Gấp đôi so với trung bình nhiều năm), vẫn còn trên 1,4% số học sinh có khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức. STT Phòng GD&ĐT Sốtrường tiểu học, trường có học sinh tiểu học Tham gia dạy Tiếng Việt lớp1- CGD Tỷ lệ % số trường tham gia CGD Số trường Số lớp Số GV Số HS 1 Cẩm Khê 34 34 91 91 2160 100,00 2 Đoan Hùng 30 30 68 102 1759 100,00 3 Lâm Thao 17 17 62 62 1714 100,00 4 Phù Ninh 20 20 76 76 1831 100,00 5 Phú Thọ 12 12 42 42 1206 100,00 6 Thanh Ba 27 27 66 66 1636 100,00 7 Thanh Thủy 18 18 58 58 1330 100,00 8 Việt Trì 28 27 110 110 3581 100,00 9 Yên Lập 19 19 102 102 1630 100,00 10 Tam Nông 20 11 31 31 770 55,00 11 Thanh Sơn 27 14 49 49 1016 51,85 12 Tân Sơn 19 9 38 38 762 47,37 13 Hạ Hòa 34 1 5 5 150 2,94   Cộng 305 240 798 832 19545 78,7 Năm học 2014 - 2015 tất cả 13/13 phòng giáo dục và đào tạo của tỉnh Phú Thọ đều tổ chức dạy học Tiếng Việt lớp 1- CGD, cụ thể: 	2. Công tác quản lý, chỉ đạo và tổ chức thực hiện. 	 	2.1. Nguyên tắc chung 	 	Cán bộ quản lí phải ý thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt cho học sinh. 	Cán bộ quản lí cần có hiểu biết cơ bản về quan điểm, tư tưởng, nội dung, phương pháp dạy học, ưu điểm cũng như hạn chế của tài liệu Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục. 	 	Giáo viên phải thực hiện đúng, đủ quy trình trong sách thiết kế. 	Dạy Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục vẫn thực hiện theo định hướng chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc dạy học Tiếng Việt cho học sinh: Dạy tăng thời lượng, sử dụng đồ dùng dạy học, giải nghĩa từ cho học sinh vùng khó. 	Việc đánh giá học sinh thực hiện theo chuẩn kiến thức, kĩ năng được quy định tại Quyết định 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5 tháng 5 năm 2006 về việc Ban hành Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học và Thông tư quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học hiện hành. 	Tăng cường việc sinh hoạt chuyên môn theo hướng đổi mới (Dự giờ, phân tích giờ dạy, chia sẻ theo tổ chuyên môn), theo chuyên đề cấp tỉnh, cấp huyện, đặc biệt là cụm trường. 	Giảm giờ dạy cho giáo viên cốt cán cấp tỉnh, cấp huyện để đội ngũ này có thời gian kiểm tra, dự giờ, hỗ trợ giáo viên. 	Tổ chức cam kết, bàn giao chất lượng theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 	2.2. Trường tiểu học 	 	Tuyên truyền cho cha mẹ học sinh để tạo sự đồng thuận về dạy học theo tài liệu Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục. Trong đó, lưu ý phụ huynh học sinh không hướng dẫn con học ở nhà theo phương pháp dạy học Tiếng Việt của chương trình hiện hành. 	Chọn lớp thực hiện dạy Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục ở vùng khó khăn năm học đầu thực hiện nên chọn lớp đơn; lớp ở nơi không quá khó khăn; học sinh đi học chuyên cần. 	Chọn giáo viên có năng lực, trách nhiệm, tâm huyết dạy Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục để làm nòng cốt chuyên môn cho trường ở những năm tiếp theo. Cần cân nhắc lựa chọn giáo viên cao tuổi đã dạy lớp 1 nhiều năm chương trình hiện hành. 	Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn khối 1 bàn bạc với giáo viên thống nhất cách dạy từng dạy bài phù hợp với đặc điểm học sinh và điều kiện nhà trường. Tập huấn giáo viên các nội dung: tổ chức các hoạt động trong giờ học, cách dạy học sinh phát âm chuẩn, sử dụng đồ dùng dạy học, làm thêm đồ dùng dạy học phù hợp với điều kiện nhà trường. 	 	Có thể giới thiệu cho cán bộ quản lý và giáo viên toàn trường về Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục. 	 	Cán bộ quản lý, tổ trưởng chuyên môn khối 1 thăm lớp, dự giờ theo kế hoạch hoặc dự giờ đột xuất trong tháng để kịp thời hướng dẫn cho giáo viên (nếu có vướng mắc). 	 	Sinh hoạt chuyên môn tổ khối 1: Tập trung giải quyết những khó khăn, vướng mắc của giáo viên trong quá trình thực hiện. 	Kiểm tra, đánh giá: Thông qua theo dõi học sinh ở từng bài học, bài kiểm tra định kỳ để nắm bắt chất lượng học sinh. Từ đó có giải pháp điểu chỉnh kịp thời. 	 	Cuối năm học, hiệu trưởng tổ chức tự đánh giá từ giáo viên, tổ chuyên môn về ưu điểm, tồn tại, kết quả, các giải pháp, ý kiến đề xuất. Từ đó rút kinh nghiệm công tác quản lí, chỉ đạo cho năm học tiếp theo. Gửi báo cáo cho phòng giáo dục và đào tạo. 	2.3. Giáo viên 	Tham gia tập huấn, đọc kĩ Tài liệu tập huấn giáo viên dạy Tiếng Việt lớp 1 – Công nghệ giáo dục, đọc kĩ phần “Tổ chức và kiểm soát tiết học” ở phần đầu của sách “Thiết kế Tiếng Việt lớp 1- Công nghệ giáo dục”, tự học để nâng cao kiến thức về ngữ âm, luật chính tả. Thực hiện đúng phương pháp dạy học Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục. 	 	Nghiên cứu kĩ thiết kế, nắm chắc thiết kế, nắm chắc cấu trúc, mục tiêu từng bài để dạy linh hoạt phù hợp với đối tượng học sinh, đảm bảo dạy đâu được đấy, nếu học sinh chưa đạt yêu cầu phải dạy lại thật chắc mới chuyển sang sang bài khác. 	Cần tích cực tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số còn hạn chế về Tiếng Việt trong từng việc làm trong giờ dạy và tích hợp ở các môn học, qua các hoạt động giáo dục. 	3. Những nội dung chuyên môn, nghiệp vụ về dạy học Tiếng Việt 1 – Công nghệ giáo dục. 	3.1. Công nghệ giáo dục (CGD) 	 	Một số thuật ngữ và khái niệm cơ bản của Giáo sư Tiến sĩ khoa học Hồ Ngọc Đại: CGD là một cách làm giáo dục. CGD là một cách làm giáo dục có công nghệ. CGD được diễn giải bằng một hệ thống khái niệm khoa học. CGD đi liền với kĩ thuật thực thi. CGD có một hệ thống thuật ngữ tương ứng. CGD là một cách làm giáo dục được kiểm nghiệm trên thực tiễn. CGD là một giải pháp giáo dục. Bản chất của công nghệ giáo dục là tổ chức và kiểm soát quá trình dạy học bằng một Quy trình kỹ thuật được xử lý bằng giải pháp nghiệp vụ hay nghiệp vụ sư phạm. 	3.1.1. Trẻ em hiện đại 	- Trẻ em hiện đại được sinh thành cùng với xã hội hiện đại. 	- Trẻ em hiện đại là một khả năng bỏ ngỏ, trong một xã hội đạt đến trình độ phân hóa rất cao, vì vậy nền giáo dục hiện đại cũng phân hóa rất cao, thỏa mãn cho mọi khả năng bỏ ngỏ của trẻ em. 	 	3.1.2. Học để làm gì?(Mục đích giáo dục) 	- Học để sống hạnh phúc trong cuộc sống thường ngày của cá nhân. 	- Đi học là hạnh phúc. 	- Đi học là phương thức mỗi cá nhân tự khẳng định mình, vì hạnh phúc của chính mình 	 	3.1.3.Học cái gì?(Nội dung giáo dục) 	- Khoa học 	- Nghệ thuật 	- Cách sống 	3.1.4. Học như thế nào?(Phương pháp giáo dục) 	 	- Cách học cái gì là làm ra cái đó trong nhà trường, Học CÁCH cư xử khái niệm. 	- Quá trình giáo dục là quá trình nhà giáo dục tổ chức cho trẻ em thực hiện quá trình tự giáo dục. 	 	3.1.5.Quy trình công nghệ giáo dục A  a 	- A là những thành tựu văn minh có sẵn của nhân loại. 	- Mũi tên  là quy trình công nghệ, là quá trình chuyển vào trong, biến A lớn thành a nhỏ, dựa trên kết quả “phân giải bản thân quá trình giáo dục” thành một chuỗi thao tác, sắp xếp theo trật tự tuyến tính (trên đường thẳng thời gian), thường gọi là phương pháp giáo dục. 	- a nhỏ được gọi là sản phẩm giáo dục, là sự tồn tại của A lớn trong nhân cách mỗi trẻ em. a nhỏ là sản phẩm của cả A lớn và mũi tên . 	3.1.6. Quan điểm dạy học theo công nghệ giáo dục? 	3.1.6.1. Học sinh là trung tâm 	- Thầy thiết kế - trò thi công 	- Cơ chế việc làm 	 	3.1.6.2. Học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức 	- Xác định đối tượng chiếm lĩnh. 	- Tách đối tượng chiếm lĩnh ra thành các phạm trù riêng biệt: lời nói, tiếng, âm, vần. 	 	3.1.6.3. Phát triển tư duy học sinh 	Mỗi cá nhân được phát triển (về mặt tinh thần) đều bằng lao động, học tập của chính mình. 	Mỗi học sinh muốn phát triển, phải TỰ MÌNH học tập, lao động. Ai làm nhiều có nhiều, ai làm ít có ít, giá trị của mình do mình tự làm ra. 	Chiếm lĩnh đối tượng theo sự phát triển của phương pháp làm ra sản phẩm khoa học: Con đường chiếm lĩnh từ trừu tượng đến cụ thể. 	3.2. Công nghệ dạy Tiếng Việt lớp 1 	3.2.1.Mục tiêu 	a. Đọc thông viết thạo, không tái mù. 	b. Nắm chắc luật chính tả. 	c. Nắm chắc hệ thống cấu trúc ngữ âm Tiếng Việt. 	3.2.2. Đối tượng: - Cấu trúc ngữ âm 	- Tiếng 	- Âm và chữ 	 	- Vần 	3.2.3. Nguyên tắc xây dựng chương trình 	a. Nguyên tắc phát triển đòi hỏi mỗi sản phẩm của thời điểm trước (của một tiết học hay một bài học) đều có mặt trong sản phẩm tiếp sau. Vì thế mà các Bài học trong chương trình Tiếng Việt lớp 1 – Công nghệ giáo dục được xây dựng trên một trật tự tuyến tính lôgic, khoa học: Tiếng, Âm, Vần, Nguyên âm đôi. 	b. Nguyên tắc chuẩn mực được thể hiện ở tính chính xác của các khái niệm khoa học, tính chuẩn mực trong cách lựa chọn thuật ngữ để định hướng và tổ chức quá trình phát triển. 	c. Nguyên tắc tối thiểu yêu cầu việc xác định và lựa chọn một số chất liệu tối thiểu và một số vật liệu tối thiểu cho chất liệu đó nhằm đảm bảo tính vừa sức đối với học sinh lớp 1. 	3.3. Giới thiệu Bộ sách Tiếng Việt lớp1 – Công nghệ giáo dục. 	 	3.3.1. Tài liệu cho giáo viên, cán bộ quản lí. 	a. Tài liệu tập huấn giáo viên dạy Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục. 	- Trình bày lý luận Công nghệ giáo dục. 	- Nhấn mạnh kĩ thuật thực thi cho từng loại tiết học, từng mẫu (Trong mỗi phần đều có phần phân tích sư phạm). 	b. Tài liệu thiết kế (3 tập): 	- Mẫu thiết kế tương ứng với các mẫu trong sách học sinh. 	 	3.3.2. Tài liệu cho học sinh. 	Tiếng Việt - Công nghệ giáo dục lớp 1 Tập một (Âm/Chữ) 	Tiếng Việt - Công nghệ giáo dục lớp 1 Tập hai (Vần) 	Tiếng Việt - Công nghệ giáo dục lớp 1 Tập ba (Tự học) 	Em tập viết 1 - Công nghệ giáo dục lớp 1- Tập một 	Em tập viết 1 Công nghệ giáo dục lớp 1- Tập hai 	Em tập viết 1 Công nghệ giáo dục lớp 1- Tập ba 	3.4. Nội dung tập huấn dạy học Tiếng Việt lớp1 – Công nghệ giáo dục. 	 	Bài 1: Tiếng 	 	- Tiếng là một khối âm toàn vẹn như một “khối liền” được tách ra từ lời nói. Tiếp đó bằng phát âm, các em biết tiếng giống nhau và tiếng khác nhau hoàn toàn, tiếng khác nhau một phần. 	 	- Tiếng được phân tích thành các bộ phận cấu thành: phần đầu, phần vần, thanh. 	 	- Đánh vần một tiếng theo cơ chế hai bước: 	 	+ Bước 1: b/a/ba (tiếng thanh ngang) 	 	+ Bước 2: ba/huyền/bà (thêm các thanh khác) 	Bài 2: Âm 	- Học sinh học cách phân tích tiếng tới đơn vị ngữ âm nhỏ nhất, đó là âm vị. Qua phát âm, các em phân biệt được phụ âm, nguyên âm, xuất hiện theo thứ tự của bảng chữ cái Tiếng Việt. Khi nắm được bản chất mỗi âm, các em dùng ký hiệu để ghi lại. Như vậy CGD đi từ âm đến chữ. 	 	- Một âm có thể viết bằng nhiều chữ và có thể có nhiều nghĩa nên phải viết đúng luật chính tả. 	 	- Do đó, các luật chính tả được đưa vào ngay từ lớp 1, CGD xử lý mối quan hệ âm và chữ. 	Bài 4: Nguyên âm đôi 	- Các Nguyên âm đôi: iê, uô, ươ 	- Cách ghi nguyên âm đôi 	* Luyện tập tổng hợp 	 	+ Phần Luyện tập tổng hợp bao gồm: 	- Hệ thống tri thức ngữ âm và luật chính tả. 	- Hệ thống bài đọc. 	+ Phần Luyện tập tổng hợp nhằm mục đích: 	- Ôn tập lại kiến thức về cấu trúc ngữ âm Tiếng Việt 	- Rèn các kĩ năng Nghe-Nói-Đọc-Viết (chú trọng Đ-V) cho học sinh. 	3.5. Quy trình dạy Tiếng Việt lớp 1- Công nghệ giáo dục 	Loại 1: Tiết lập mẫu 	Việc 1: Chiếm lĩnh ngữ âm 	 	1.1: Giới thiệu vật liệu mẫu 	1.2: Phân tích ngữ âm 	1.3: Vẽ mô hình 	Việc 2: Viết 	2.1: Giới thiệu cách ghi âm bằng chữ in thường 	2.2: Giới thiệu cách ghi âm bằng chữ viết thường 	2.3: Viết tiếng có âm (vần) vừa học 	2.4: Viết vở Em tập viết 	Việc 3: Đọc 	3.1: Đọc trên bảng 	3.2: Đọc trong sách 	Việc 4: Viết chính tả 	4.1: Viết bảng con/Viết nháp 	4.2 : Viết vào vở chính tả 	Loại 2: Tiết dùng mẫu 	* Quy trình: Giống quy trình của tiết lập mẫu 	* Mục đích: 	Vận dụng quy trình từ tiếp lập mẫu 	Luyện tập với vật liệu khác trên cùng một chất liệu với tiết lập mẫu. 	* Yêu cầu giáo viên: 	Nắm chắc quy trình từ tiết lập mẫu 	Chủ động, linh hoạt trong quá trình tổ chức tiết học sao cho phù hợp với học sinh lớp mình. 	Loại 3: Tiết Luyện tập tổng hợp 	Việc 1: Ngữ âm 	Việc 2: Đọc 	Bước 1: Chuẩn bị 	Bước 2: Đọc bài 	Bước 3: Hỏi đáp 	Việc 3: Viết 	Việc 4: Chính tả 	3.6. Phương pháp cơ bản dạy học Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục. 	3.6.1.Phương pháp Mẫu: 	 	Lập mẫu, sử dụng mẫu 	Làm mẫu, tổ chức học sinh làm theo mẫu đã có 	 	3.6.2.Phương pháp việc làm 	 	Tổ chức việc học của trẻ em thông qua những việc làm cụ thể và những thao tác chuẩn xác do các em tự làm lấy. Bài Mẫu BÀI 0: TIẾT HỌC CHUẨN BỊ BÀI 1: TIẾNG   BÀI 2: ÂM     BÀI 3: VẦN          BÀI 4: NGUYÊN ÂM ĐÔI * LUYỆN TẬP TỔNG HỢP Mẫu 0: Tiết học chuẩn bị Mẫu 1: Tiếng - Tách lời thành tiếng - Tách tiếng thanh ngang ra hai phần- Đánh vần Mẫu 2: Âm Nguyên âm – Phụ âm Mẫu 3: Luật chính tả Mẫu 4: Vần - Kiểu vần có âm chính BA - Kiểu vần có âm đệm, âm chính OA - Kiểu vần chỉ có âm chính, âm cuối AN - Kiểu vần có âm đệm, âm chính, âm cuối OAN Mẫu 5: Nguyên âm đôi Mẫu 6: Luyện tập tổng hợp 3.7. Các mẫu cơ bản 	3.8. Tổ chức kiểm soát, đánh giá 	 	- CGD đã xây dựng một quy trình lô gic, có sự kiểm soát chặt chẽ thông qua hệ thống Việc làm- thao tác cụ thể, tường minh. 	 	- Đánh giá học sinh trong cả quá trình. 	 	- Có 4 mức độ đánh giá : 	Mức 1. Làm được 	Mức 2. Làm đúng 	Mức 3. Làm đẹp 	Mức 4. Làm nhanh, gọn 	(Mức 1, 2 là yêu cầu cơ bản, tối thiểu cần đạt cho 100% học sinh. Mức 3,4 thể hiện sự phân hóa học sinh rõ nét trong quá trình dạy học). Câu hỏi tự kiểm tra- Đánh giá 1. Đối tượng của mônTiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục là gì ? 2. CGD dùng phương pháp chủ yếu nào trong quá trình dạy học ? 3. Trình bày những nội dung chính của từng bài học trong chương trình môn Tiếng Việt lớp 1 – Công nghệ giáo dục? 4. Hãy nhắc lại các mẫu cơ bản khi dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục? 5. Nêu quy trình dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục? Chuyên đề 3 MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI VIỆT NAM 	1.Những vấn đề chung về Mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN) 	1.1. Hội đồng tự quản học sinh: Hội đồng tự quản học sinh là một biện pháp giáo dục nhằm thúc đẩy sự phát triển về đạo đức, tình cảm và xã hội của học sinh thông qua những kinh nghiệm hoạt động thực tế của các em trong nhà trường và mối quan hệ với những người xung quanh. Hội đồng tự quản học sinh được thành lập vì học sinh và bởi học sinh Hội đồng tự quản giúp học sinh phát triển kỹ năng ra quyết định, kỹ năng hợp tác và kỹ năng lãnh đạo đồng thời cũng chuẩn bị cho các em ý thức trách nhiệm khi thực hiện những quyền và bổn phận của mình. Hội đồng tự quản học sinh gồm có: Chủ tịch Hội đồng, các Phó Chủ tịch hội đồng, các trưởng ban và thư kí ban như ban Học tập, Thư viện, Văn nghệ và thể dục thể thao, Lao động, Sức khỏe và vệ sinh, Đối ngoại, Quyền lợi của học sinh.... Thành viên Hội đồng tự quản học sinh được luân phiên trong từng năm học để đảm bảo các học sinh đều có cơ hội hoạt động. Thành viên Hội đồng tự quản do học sinh bầu. Hội đồng tổ chức xây dựng nội quy trường/lớp học và sử dụng các công cụ hoạt động như cuốn sổ hoặc hộp thư “Điều em muốn nói” để các em lưu lại những ý kiến, suy nghĩ cá nhân hoặc bày tỏ những mong ước, nguyện vọng của mình; bảng theo dõi sĩ số do các em tự đánh dấu và tổng hợp số ngày đi học; câu lạc bộ tập hợp các em có cùng sở thích; góc sinh nhật để các em quan tâm đến nhau... Các công cụ trên do tự tay các em làm hoặc do giáo viên, cha mẹ học sinh giúp đỡ được thực hiện với nhiều ý tưởng sáng tạo và phù hợp về hình thức. 	1.2. Trang trí, bố trí phòng học: Mô hình trường học mới tập trung vào phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, chú trọng tự học của học sinh, học sinh hỗ trợ lẫn nhau (học nhóm) và giáo viên hướng dẫn và hỗ trợ các em học tập. Để thực hiện tốt việc tự học của học sinh và nhu cầu học nhóm cần có sự bố trí các điều kiện cơ sở vật chất phù hợp đặc biệt là việc sắp xếp vị trí ngồi học và giúp học sinh sử dụng các tài liệu và dụng cụ học tập ngay trong lớp học để phục vụ nhu cầu của mình. Việc trang trí, bố trí trong phòng học yêu cầu cao sự sáng tạo, phù hợp, thân thiện và hướng tới phục vụ cho nhu c

File đính kèm:

  • pptxBoi duong thuong xuyen noi dung 2.pptx