Câu hỏi trắc nghiệm môn Địa Lớp 12

Câu 14.Tháp dân số nước ta năm 2007 thuộc kiểu nào?

a. Tháp tuổi mở rộng. b. Tháp tuổi bước đầu thu hẹp.

c. Tháp tuổi ổn định. d. Tháp tuổi đang tiến tới ổn định.

Câu 15. Cơ cấu dân số nước ta có xu hướng già đi là do

a. Tỉ suất sinh giảm.

b. Tuổi thọ trung bình tăng.

c. Kết quả của chính sách kế hoạch hoá gia đình và chất lượng cuộc sống nâng cao.

d. Số người trong độ tuổi lao động tăng.

Câu 16.Nguyên nhân quyết định sự phân bố dân cư nước ta là do

a. Điều kiện tự nhiên.

b. Lịch sử khai thác lãnh thổ.

c. Chuyển cư.

d. Trình độ phát triển kinh tế và mức độ khai thác tài nguyên thiên nhiên của mỗi vùng.

Câu 17. Đồng bằng sông Hồng cómật độ dân số cao hơn Đồng bằng sông Cửu Long là do

a. Điều kiện tự nhiên thuận lợi. b. Lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.

c. Giao thông thuận tiện. d. Nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có.

Câu 18.Tình trạng di dân tự do trong những năm gần đây dẫn đến

a. Bổ sung nguồn lao động kịp thời cho các vùng thưa dân.

b. Suy giảm các nguồn tài nguyên, ô nhiễm môi trường,

c. Khai thác hiệu quả tài nguyên đất.

d. Phân bố lại dân cư và lao động trong cả nước.

Câu 19. Miền núi và cao nguyên ở nước ta có mật độ dân số thấp là do

a. Kinh tế xã hội chưa phát triển. b. Khí hậu phân hoá theo độ cao.

c. Thiếu tài nguyên cho sự phát triển công nghiệp. d. Tài nguyên đất, nước bị hạn chế.

Câu 20.Cần giảm tỉlệ tăng dân sốở nước ta là vì

a. Kinh tế chưa phát triển. b. Phân bố dân cư không đều.

c. Kết cấu dân số trẻ và dân số đông. d. Nhiều thành phần dân tộc.

 

doc31 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 216 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm môn Địa Lớp 12, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
 dựng.
C. giảm tỉ trọng ngành dịch vụ.	D. tăng tỉ trọng ngành công nghiệp – xây dựng.
Câu 7. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh tỉ trọng trong cơ câu GDP do Việt Nam gia nhập
A. WTO.	B. ASEAN.	C. APEC.	D. ASEM.
Câu 8. Thành phần giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nước ta là 
A. kinh tế Nhà nước.	B. kinh tế ngoài Nhà nước.
C. kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.	D. cả 3 thành phần kinh tế trên.
Câu 9. Vai trò quan trọng của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thể hiện ở
A. đóng góp cao nhất trong cơ cấu GDP.
B. tỉ trọng trong cơ cấu GDP trong những năm qua ổn định.
C. tỉ trọng tăng nhanh trong cơ cấu GDP.
D. giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.
Câu 10: Cơ cấu lãnh thổ kinh tế đang chuyển dịch theo hướng
A. hình thành các vùng kinh tế động lực.	
C. hình thành các ngành kinh tế trọng điểm. 
B. hình thành các khu vực tập trung cao về công nghiệp. 
D. đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Câu 11: Chiến lược quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là
A. tăng trưởng kinh tế nhanh.	
B. thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.	
C. thúc đẩy quá trình đô thị hóa.
D. tăng lao động có chuyên môn kỹ thuật cao.	
Câu 12. Cho biểu đồ:
Năm 2014
Năm 2005
Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế năm 2005 và 2014 (%)
Căn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào dưới đây đúng về sự chuyển dịch cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế trong giai đoạn 2005 – 2014?
A. Khu vực kinh tế Nhà nước luôn chiếm tỉ trọng thấp nhất và có xu hướng giảm.
B. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng thể hiện ưu thế tuyệt đối trong cơ cấu kinh tế.
C. Khu vực kinh tế ngoài Nhà nước luôn chiếm tỉ trọng cao nhất và có xu hướng tăng.
D. Khu vực kinh tế có biến động nhiều nhất về tỉ trọng là khu vực ngoài Nhà nước.
Câu 13: Cơ cấu ngành kinh tế nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng.
A. tăng tỉ trọng khu vực II, giảm tỉ trọng khu vực I.
B. tăng tỉ trọng khu vực II, giảm nhanh tỉ trọng khu vực III.
C. giảm tỉ trọng khu vực I, giảm tỉ trọng khu vực II.
D. tăng tỉ trọng khu vực III, tăng tỉ trọng khu vực I.
Câu 14: Đặc điểm nào sau đây không đúng với sự chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp?
A. Tỉ trọng dịch vụ nông nghiệp thấp, ít chuyển biến.
B. Tăng tỉ trọng của nông nghiệp, giảm tỉ trọng của ngư nghiệp.
C. Giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi.
D. Giảm tỉ trọng cây lương thực thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp.
Câu 15: Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, thứ tự GDP phân theo KV kinh tế từ cao xuống thấp
A. khu vực I, khu vực II, khu vực III.	B. Khu vực II, khu vực I, khu vực III.
C. khu vực III, khu vực II, khu vực I.	D. khu vực II, khu vực III, khu vực I.
Câu 16: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, chiếm tỉ trọng từ cao xuốngthấp lần lượt là
A. trồng trọt, dịch vụ nông nghiệp, chăn nuôi.	B. dịch vụ nông nghiệp, chăn nuôi, trồng trọt.
C. trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp.	D. chăn nuôi, trồng trọt, dịch vụ nông nghiệp.
Câu 17: Căn cứ vào biểu đồ giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta năm 2000-2007 ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, chiếm tỉ trọng là
A. 74,0 (%)	B. 73,2 (%)	C. 73,3(%)	D. 73,4(%)	
Câu 18: Việc giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp, nhằm
A. phát huy lợi thế về đất đai, khí hậu.	B. nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp.
C. tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu.	D. chuyển nền nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá.
Câu 19: Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, thì cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo nhóm ngành có sự chuyển dịch
A. giảm tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp chế chế biến.
B. tăng tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp khai thác.
C. tăng tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp chế chế biến.
D. tăng tỉ trọng công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước.
Câu 20: Khu vực II (công nghiệp – xây dựng) đang có sự chuyển đổi cơ cấu ngành sản xuất và đa dạng hoá sản phẩm để:
A. tránh ô nhiễm môi trường.	B. giải quyết việc làm, nâng cao đời sống người dân.
C. khai thác hợp lí tài nguyên.	D. phù hợp với yêu cầu của thị trường, tăng hiệu quả đầu tư.
Câu 21: Cơ cấu sản phẩm công nghiệp đang chuyển đổi theo hướng:
A. giảm tỉ trọng của các sản phẩm cao cấp. 	B. vẫn duy trì các loại sản phẩm chất lượng thấp.
C. tăng tỉ trọng của các sản phẩm cao cấp. 	D. tăng tỉ trọng các sản phẩm có chất lượng trung bình.
Câu 22: Những lĩnh vực không liên quan đến sự tăng trưởng của khu vực dịch vụ là
A. kết cấu hạ tầng.	B. phát triển đô thị.
C. chuyển giao công nghệ.	D. đẩy mạnh công nghiệp hóa.
Câu 23: Loại hình dịch vụ nào sau đây không phải mới ra đời gần đây ở nước ta?
A. Tư vấn đầu tư.	B. Chuyển giao công nghệ.
C. Vận tải hàng không.	D. Viễn thông.
Câu 24: Nguyên nhân làm chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế ở nước ta là:
A. nước ta đang phát triển nền kinh tế thị trường có định hướng XHCN.
B. quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta đang được đẩy mạnh.
C. nền kinh tế nước ta đang ngày càng hội nhập toàn cầu.
D. phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN và đang ngày càng hội nhập toàn cầu.
Câu 25: Vùng kinh tế dẫn đầu trong công nghiệp hoá, là vùng kinh tế động lực của cả nước, là:
A. vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.	
B. vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
C. vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
D. vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Câu 26: Điểm nào sau đây không đúng với khu vực kinh tế nhà nước?
A. Tỉ trọng trong cơ cấu GDP ngày càng giảm.	B. Tỉ trọng ngày càng tăng trong cơ cấu GDP.
C. Giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.	D. Quản lí các ngành và lĩnh vực kinh tế then chốt.
Câu 27. Hạn chế cơ bản của nền kinh tế nước ta hiện nay là :
A. nông, lâm, ngư nghiệp là ngành có tốc độ tăng trưởng chậm nhất. 
B. nông nghiệp còn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội. 
C. tốc độ tăng trưởng kinh tế không đều giữa các ngành. 
D. kinh tế phát triển chủ yếu theo chiều rộng, sức cạnh tranh còn yếu. 
Câu 28. Từ năm 1991 đến nay, sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ta có đặc điểm:
A. khu vực I giảm dần tỉ trọng nhưng vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP. 
B. khu vực III luôn chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP dù tăng không ổn định. 
C. khu vực II dù tỉ trọng không cao nhưng là ngành tăng nhanh nhất. 
D. khu vực I giảm dần tỉ trọng và đã trở thành ngành có tỉ trọng thấp nhất. 
Câu 29. Đây là sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ của khu vực I :
A. các ngành trồng cây lương thực, chăn nuôi tăng dần tỉ trọng. 
B. các ngành thuỷ sản, chăn nuôi, trồng cây công nghiệp tăng tỉ trọng. 
C. ngành trồng cây công nghiệp, cây lương thực nhường chỗ cho chăn nuôi và thuỷ sản. 
D. tăng cường độc canh cây lúa, đa dạng hoá cây trồng đặc biệt là cây công nghiệp. 
Câu 30. Cơ cấu thành phần kinh tế của nước ta đang chuyển dịch theo hướng
A. tăng tỉ trọng khu vực kinh tế Nhà nước. 	 B. giảm dần tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
C. tăng tỉ trọng khu vực kinh tế ngoài Nhà nước. D. khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh tỉ trọng.
Câu 31. Thành phần kinh tế nào ở nước ta giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế?
A. Kinh tế Nhà nước.	B. Kinh tế ngoài Nhà nước.
C. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.	D. Kinh tế tập thể.
Câu 32. Từ khi Việt Nam gia nhập WTO, thì vai trò của thành phần kinh tế nào ngày càng quan trọng trong giai đoạn mới của đất nước?
A. Kinh tế Nhà nước.	B. Kinh tế ngoài Nhà nước.
C. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.	D. Kinh tế tập thể.
Câu 33. Cơ cấu ngành kinh tế trong GDP của nước ta đang chuyển dịch theo hướng
A. tăng tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp, giảm tỉ trọng công nghiệp – xây dựng.
B. tăng tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp, giảm tỉ trọng dịch vụ.
C. giảm tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp – xây dựng và tiến tới ổn định dịch vụ.
D. tăng tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp – xây dựng và tiến tới ổn định dịch vụ.
Câu 34. Sự chuyển dịch trong nội bộ ngành ở khu vực I (nông – lâm – ngư nghiệp) của nước ta là
A. tăng tỉ trọng ngành nông nghiệp, giảm tỉ trọng ngành thủy sản.
B. tăng tỉ trọng ngành trồng trọt, giảm tỉ trọng ngành chăn nuôi.
C. tăng tỉ trọng ngành thủy sản, giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp.
D. tỉ trọng dịch vụ nông nghiệp tăng liên tục trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp.
Câu 35. Căn cứ vào biểu đồ miền Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, sự chuyển dịch cơ cấu GDP của nước ta trong giai đoạn 1990 – 2007 diễn ra theo hướng
A. giảm tỉ trọng khu vực nông – lâm – thủy sản, tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng.
B. tăng tỉ trọng khu vực nông – lâm – thủy sản, giảm tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng.
C. giữ nguyên tỉ trọng của hai khu vực kinh tế.
D. giữ nguyên tỉ trọng khu vực nông – lâm – thủy sản, tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng.
Câu 36. Ý nào dưới đây không phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ của nước ta những năm qua?
A. Cả nước đã hình thành các vùng kinh tế trọng điểm.
B. Các vùng chuyên canh trong nông nghiệp được hình thành.
C. Các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn ra đời.
D. Các khu vực miền núi và cao nguyên trở thành các vùng kinh tế năng động.
Câu 37. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về sự chuyển dịch trong nội bộ ngành ở khu vực II (công nghiệp – xây dựng)?
A. Tăng tỉ trọng các sản phẩm cao cấp, có chất lượng và tăng khả năng cạnh tranh.
B. Tăng tỉ trọng công nghiệp khai thác, giảm tỉ trọng công nghiệp chế biến.
C. Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến, giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác.
D. Giảm tỉ trọng các loại sản phẩm chất lượng thấp không phù hợp với nhu cầu của thị trường.
Câu 38. Thành phần kinh tế Nhà nước có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nước ta hiện nay là do
A. chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP.
B. nắm các ngành và lĩnh vực kinh tế then chốt của quốc gia.
C. chi phối hoạt động của tất cả các thành phần kinh tế khác.
D. có số lượng doanh nghiệp thành lập mới hàng năm nhiều nhất trên cả nước.
Câu 39. Thành phần kinh tế có số lượng doanh nghiệp thành lập mới hàng năm nhiều nhất là
A. kinh tế Nhà nước.	B. kinh tế tập thể.
C. kinh tế tư nhân và kinh tế cá thể.	D. kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 40. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế, vùng phát triển công nghiệp mạnh nhất, chiếm giá trị sản xuất công nghiệp cao nhất nước ta là
A. Đồng bằng sông Hồng.	B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
C. Đồng bằng sông Cửu Long.	D. Đông Nam Bộ.
Câu 41. Căn cứ vào biểu đồ GDP và tốc độ tăng trưởng qua các năm ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, trong giai đoạn 2000 – 2007 GDP của nước ta tăng gấp gần
A. 1,6 lần.	 	B. 2,6 lần.	C. 3,6 lần.	D. 4,6 lần. 
Câu 42. Cho bảng số liệu:
CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP (THEO GIÁ THỰC TẾ) PHÂN THEO NGÀNH CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM (Đơn vị: %)
 Năm
1990
2000
2005
2010
2014
Trồng trọt
79,3
78,2
73,5
73,5
73,3
Chăn Nuôi
17,9
19,3
24,7
25,0
25,2
Dịch vụ nông nghiệp
2,8
2,5
1,8
1,5
1,5
Nhận xét nào sau đây là đúng với bảng số liệu trên?
A. Nhìn chung, tỉ trọng ngành trồng trọt tăng.
B. Tỉ trọng ngành chăn nuôi liên tục giảm.
C. Tỉ trọng dịch vụ nông nghiệp cao.	 
D. Tốc độ tăng trưởng của ngành chăn nuôi cao hơn ngành TT.
Câu 43. Cho bảng số liệu:
CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP (THEO GIÁ THỰC TẾ) PHÂN THEO NGÀNH CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM (Đơn vị: %)
Năm
1990
1995
2000
2005
2010
2014
Trồng trọt
79,3
78,1
78,2
73,5
73,5
73,3
Chăn Nuôi
17,9
18,9
19,3
24,7
25,0
25,2
Dịch vụ nông nghiệp
2,8
3,0
2,5
1,8
1,5
1,5
Để thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta giai đoạn 1990 – 2014, biểu đồ nào thích hợp nhất?
A. Biểu đồ tròn. 	B. Biểu đồ miền.	C. Biểu đồ cột.	D. Biểu đồ đường.
Câu 44. Cho bảng số liệu:
CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP (THEO GIÁ THỰC TẾ) PHÂN THEO NGÀNH CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM (Đơn vị: %)
 Năm
1990
2014
Trồng trọt
79,3
73,3
Chăn Nuôi
17,9
25,2
Dịch vụ nông nghiệp
2,8
1,5
 Để thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta năm 1990 và năm 2014, biểu đồ nào thích hợp nhất?
A. Biểu đồ tròn.	B. Biểu đồ miền.	C. Biểu đồ cột.	D. Biểu đồ đường.
Câu 45. Trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp nước ta, ngành chiếm tỉ trọng cao nhất là 
A. trồng cây lương thực.	B. trồng cây công nghiệp.
C.chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản.	D.các dịch vụ nông nghiệp.
Câu 46. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, chiếm tỉ trọng từ cao xuống thấp lần lượt là
A. chăn nuôi, trồng trọt, dịch vụ nông nghiệp.	B. trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp.
C. dịch vụ nông nghiệp, chăn nuôi, trồng trọt.	D. chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp, trồng trọt.
Câu 47. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, chiếm tỉ trọng từ cao xuống thấp lần lượt là
A. nông-lâm-thủy sản, công nghiệp-xây dựng, dịch vụ.
B. dịch vụ, nông-lâm- thủy sản, công nghiệp-xây dựng.
C. công nghiệp-xây dựng, dịch vụ, nông-lâm- thủy sản.
D. nông-lâm-thủy sản, dịch vụ, công nghiệp-xây dựng.
Câu 48. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, năm 2007, tỉ trọng khu vực II (công nghiệp-xây dựng ) trong GDP ở nước ta là
A. 21,0 %.	B. 38,0 %.	C. 41,5 %.	D. 52,0 %.
ĐẶC ĐIỂM NỀN NÔNG NGHIỆP NƯỚC TA
Câu 1. Nhân tố có tính chất quyết định đến đặc điểm của nền nông nghiệp nhiệt đới nước ta là
A. đất feralit.	B. địa hình đa dạng.
C. khí hậu nhiệt đới ẩm.	D. nguồn nước phong phú.
Câu 2. Biểu hiện của việc khai thác ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới ở nước ta là
A. tập đoàn cây, con phân bố phù hợp hơn.
B. đẩy mạnh sản xuất theo lối quảng canh.
C. khắc phục hoàn toàn tính bấp bênh trong sản xuất.
D. sản lượng cây trồng vật nuôi luôn biến động.
Câu 3. Ý nào dưới đây không phải là biểu hiện ở nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới?
A. Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn.	B. Tập đoàn cây, con phân bố phù hợp hơn.
C. Khắc phục hoàn toàn tính bấp bênh trong sản xuất.	D. Cơ cấu mùa vụ có những thay đổi quan trọng.
Câu 4. Nhân tố nào dưới đây là cơ sở quan trọng hàng đầu để khai thác có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới?
A. Nhiều lực lượng lao động.	B. Khoa học-công nghệ tiến bộ.
C. Kinh nghiệm cổ truyền.	D. Thu hút đầu tư nước ngoài.
Câu 5. Một trong những đặc trưng của nền nông nghiệp cổ truyền là
A. quy mô sản xuất nhỏ.	B. quy mô sản xuất lớn.
C. sử dụng nhiều máy móc.	D. sử dụng nhiều vật tư nông nghiệp.
Câu 6. Sự bấp bênh vốn có của nông nghiệp nước ta chủ yếu là do
A. đất đai bị bạc màu.	B. đất nước nhiều đồi núi.
C. tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.	D. lao động nông nghiệp không ổn định.
Câu 7. Khó khăn trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta là do
A. thời tiết và khí hậu thất thường.	B. thiếu giống cây trồng và vật nuôi.
C. thiếu đất canh tác cho cây trồng.	D. thiếu lực lượng lao động.
Câu 8. Một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần giảm tính bấp bênh đối với nền nông nghiệp nhiệt đới là
A. đẩy mạnh thâm canh.	B. mở rộng diện tích canh tác.
C. phòng chống thiên tai.	D. phát triển công nghiệp chế biến.
Câu 9. Sản xuất theo hướng nông nghiệp hàng hoá không phải là
A. đẩy mạnh thâm canh, chuyên môn hoá.
B. sử dụng công cụ thủ công, nhiều sức người.
C. gắn nông nghiệp với công nghiệp chế biến và dịch vụ.
D. sử dụng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp, công nghiệp mới.
Câu 10. Đặc điểm không phải của nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá là
A. sử dụng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp và công nghệ mới.
B. gắn bó chặc chẽ với công nghiệp chế biến nông sản và dịch vụ nông nghiệp.
C. phát triển ở những vùng có truyền thống sản xuất nông nghiệp lâu đời
D. mục đích chính là tạo ra được nhiều lợi nhuận.
VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
Câu 1. Vùng có năng suất lúa cao nhất cả nước là
A. Đồng bằng sông Hồng. 	B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ.	D. Trung du miền núi Bắc Bộ.
Câu 2. Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 18, những vùng nuôi nhiều bò ở nước ta là
A. Tây Nguyên, đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ.
B. Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.
C. Bắc Trung Bộ, đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ. 
D. Duyên hải Nam Trung Bộ, đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên.
Câu 3. Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 19, hãy cho biết cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi ở nước ta từ 2000-2007 thay đổi theo xu hướng nào sau đây?
A. Tăng tỉ trọng sản phẩm không qua giết thịt.	B. Tăng tỉ trọng chăn nuôi gia súc.
C. Tăng tỉ trọng chăn nuôi gia cầm.	D. Giảm tỉ trọng chăn nuôi gia súc.
Câu 4. Trong các loại cây trồng dưới đây, cây nào là cây trồng chủ yếu ở trung du miền núi?
A. Cây lương thực.	B. Cây rau đậu.
C. Cây ăn quả.	D. Cây công nghiệp lâu năm.
Câu 5. Năng suất lúa cả năm của nước ta có xu hướng tăng, chủ yếu do
A. đẩy mạnh thâm canh.	B. đẩy mạnh xen canh tăng vụ.
C. mở rộng diện tích canh tác.	D. áp dụng rộng rãi các mô hình quảng canh.
Câu 6. Cho biểu đồ sau 
	Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên?
A. Sản lượng lúa đông xuân có tỉ trọng nhỏ nhất. 	B. Sản lượng lúa hè thu có tỉ trọng nhỏ nhất.
C. Sản lượng lúa mùa có tỉ trọng đứng thứ 2.	D. Sản lượng lúa đông xuân có tỉ trọng lớn nhất.
Câu 7. Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 18, hãy cho biết lợn được nuôi nhiều ở những vùng nào sau đây?
A. đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ.
B. Trung du miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.
C. Đông Nam Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ.
D. đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 8. Dựa vào Atlat ĐLVN trang 19, tỉnh có năng suất lúa cao nhất cao nhất đồng bằng sông Hồng hiện nay là
A. Nam Định.	B. Thái Bình.	C. Hải Dương.	D. Hưng Yên.
Câu 9. Khó khăn lớn nhất đối với việc phát triển cây công nghiệp lâu năm ở nước ta hiện nay là
A. thị trường có nhiều biến động.	B. công nghiệp chế biến chưa phát triển.
C. giống cây trồng còn hạn chế.	D. thiếu lao động có kinh nghiệm sản xuất.
Câu 10. Cho biểu đồ
	Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên?
A. Diện tích gieo trồng cây cà phê, chè và cao su tăng như nhau.
B. Cây chè có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất và ổn định.
C. Diện tích gieo trồng cây cà phê, chè và cao su đều tăng.
D. Cây cà phê có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn cây cao su.
Câu 11. Cho biểu đồ 
	Tốc độ tăng trưởng sản lượng một số sản phẩm chăn nuôi ở nước ta giai đoạn 2005-2014
	Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên?
A. Sản lượng một số sản phẩm chăn nuôi ổn định.
B. Sản lượng trứng gia cầm có tốc độ tăng nhanh nhất. 
C. Sản lượng thịt bò hơi, sữa, trứng gia cầm đều tăng.
D. Tốc độ tăng trưởng sản lượng một số sản phẩm chăn nuôi không ổn định.
Câu 12. Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 18, hãy cho biết cây chè được trồng chủ yếu ở những vùng nào sau đây?
A. Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.
B. Trung du miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.
C. Trung du miền núi Bắc Bộ, Đông Nam Bộ.
D. Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ.
Câu 13. Hiện nay điều kiện quan trọng nhất thúc đẩy chăn nuôi gia cầm ở nước ta phát triển là
A. ít bị dịch bệnh.	B. khí hậu nhiệt đới ẩm.
C. cơ sở thức ăn được đảm bảo.	D. nhiều giống gia cầm cho năng suất cao.
Câu 14. Cho bảng số liệu
Tốc độ tăng trưởng diện tích gieo trồng một số cây hàng năm, giai đoạn 2005-2013
	 (Đơn vị: %)
Năm
Lúa
Ngô
Đậu tương
2005
100
100
100
2007
98,4
106,1
101,0
2009
100,5
95,5
104,0
2010
100,7
103,4
134,6
2013
101,8
101,2
98,0
	Biểu đồ nào sau đây thể hiện thích hợp nhất tốc độ tăng trưởng diện tích gieo trồng 1 số cây hàng năm, giai đoạn 2005-2013?
A. Biểu đồ kết hợp.	B. Biểu đồ cột.	C. Biểu đồ đường.	D. Biểu đồ miền.
Câu 15. Cho bảng số liệu
Số lượng trang trại phân theo loại hình sản xuất ở nước ta năm 2010 và 2014 (Đơn vị: trang trại)
 Năm
Loại hình
2010
2014
Trồng trọt
68268
8935
Chăn nuôi
23558
12642
Nuôi trồng thuỷ sản
37142
4644
Trang trại khác
16912
893
Tổng
145880
27114
	Để thể hiện quy mô và cơ cấu trang trại phân theo loại hình sản xuất năm 2010 và 2014, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Biểu đồ tròn.	B. Biểu đồ miền.	C. Biểu đồ đường.	D. Biểu đồ cột.
Câu 16. Ý nào dưới đây không phải là các xu hướng trong quá trình phát triển ngành chăn nuôi nước ta hiện nay?
A. Chú trọng sản xuất 

File đính kèm:

  • doccau_hoi_trac_nghiem_mon_dia_lop_12.doc
Bài giảng liên quan