Cấu tạo ống tiêu hóa chính thức và tuyến tiêu hóa

 Cấu tạo

 - Là đoạn phình to nhất của ống tiêu hóa, nối thực quản với tá tràng (ruột non).

 - Co giãn có thể tích từ 2 – 2,5 lít.

 - Dạ dày tiếp xúc với thực quản ở cửa vào gọi là tâm vị và tiếp xúc với tá tràng (ruột già) ở cửa ra gọi là môn vị.

 - Có hai bờ cong: bờ cong lớn và bờ cong bé, chia làm các phần:

 + Tâm vị:

 - Rộng khoảng 3 – 4cm tiếp xúc với thực quản, gồm lỗ tâm vị nối thông giữa thực quản với dạ dày.

 

 

 

ppt46 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 4064 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Cấu tạo ống tiêu hóa chính thức và tuyến tiêu hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
CẤU TẠO ỐNG TIÊU HÓA CHÍNH THỨC GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:ThS. NGUYỄN THỊ TƯỜNG VYSINH VIÊN THỰC HIỆN:LÊ VĂN TRUNGLỚP SINH 2AI. CẤU TẠO ỐNG TIÊU HÓA CHÍNH THỨC1. Dạ dàya. Hình dạng và cấu tạoHình dạng - Có hình dạng nhất định, khi rỗng dạng hình chữ J. Nằm dưới cơ hoàmh phía bên trái. - Hình dạng thay đổi tùy thuộc vào lượng thức ăn, tư thế, kích thước lồng ngực, tuổi, giới tính, sức co bóp. Cấu tạo - Là đoạn phình to nhất của ống tiêu hóa, nối thực quản với tá tràng (ruột non). - Co giãn có thể tích từ 2 – 2,5 lít. - Dạ dày tiếp xúc với thực quản ở cửa vào gọi là tâm vị và tiếp xúc với tá tràng (ruột già) ở cửa ra gọi là môn vị. - Có hai bờ cong: bờ cong lớn và bờ cong bé, chia làm các phần: + Tâm vị: - Rộng khoảng 3 – 4cm tiếp xúc với thực quản, gồm lỗ tâm vị nối thông giữa thực quản với dạ dày. + Đáy vị: - Là phần phình to, hình chỏm cầu ở bên trái lỗ tâm vị, ngăn cách với thực quản bởi một khuyết gọi là khuyết tâm vị. - Đáy vị chứa khoảng 50ml không khí.+ Thân vị: - Là phần tiếp nối ở dưới đáy vị, hình ống.Cấu tạo bởi hai thành. - Giới hạn trên là mặt phẳng ngang qua lỗ tâm vị và giới hạn dưới là mặt phẳng qua khuyết góc của bờ cong bé. + Phần môn vị: gồm 2 phần: * Hang môn vị: - Tiếp nối với thân vị chạy sang phải và hơi ra sau. * Ống môn vị: - Thu hẹp lại giống như cái phễu và đổ vào môn vị. + Môn vị: - Là phần tiếp xúc với tá tràng (ruột già). - Ở giữa môn vị là lỗ môn vị thông với tá tràng (ruột non) nằm ở bên phải đốt sống thắt lưng I. Ngoài cấu tạo chung của ống tiêu hóa dạ dày còn có những nét cấu tạo riêng thích nghi với chức năng mà nó đảm nhận.+ Tầng niêm mạc: - Có màu đỏ, là biểu mô trụ đơn cao, nhân hình bầu dục, có khả năng chế tiết chất nhầy phủ trên bề mặt biểu mô có tác dụng bảo vệ biểu mô chống lại sự phá hủy của HCl có trong dạ dày. - Bào tương chứa nhiều hạt tiết chất nhầy, bào tương tiết chất nhầy chậm và liên tục tạo thành lớp dày phủ trên bề mặt niêm mạc, có tác dụng bảo vệ đối với thức ăn và dịch vị. - Nếu lớp chất nhầy bị bào mòn hay gián đoạn thì gây loét niêm mạc, lớp đệm có chứa các tuyến của dạ dày. Tuyến tâm vị: - Nằm gần lổ thực quản đổ vào dạ dày. - Được cấu tạo bởi tế bào tiết nhầy, thuộc loại tuyến ống chia nhánh, ngoài ra còn có một số tế bào tiết acid. Tuyến môn vị: - Nằm ở thành môn vị nơi thức ăn được đẩy qua để đổ vào tá tràng (ruột non). - Các tuyến có hình ống phân nhánh cong queo, cấu tạo từ những tế bào tiết nhầy và tế bào thành, ngoài ra còn có tế bào G tiết Gastrin. Tuyến đáy vị: - Là một loại tuyến ngoại tiết, dạng ống thẳng, chiều dài chiếm phần lớn chiều dày của lớp đệm. - Thành của tuyến ống là biểu mô trụ đơn gồm 4 loại tế bào: Tế bào cổ tuyến: sinh sản để thay thế các tế bào già. Tế bào thành (viền): nằm xen kẽ với tế bào chính, hình cầu hay đa diện, chế tiết tiền acid HCl rồi chuyển hóa thành acid HCl phân giải protein và lipid.. Tế bào chính: chiếm phần lớn, tập trung ở đáy tuyến. Tế bào nội tiết: Nằm rải rác, xen kẽ với các tế bào chính.+ Tầng cơ: - Gồm 3 lớp: Lớp ngoài: là lớp cơ dọc phát triển ở hai bờ ngoài. Lớp giữa: là lớp cơ vòng phát triển ở tâm vị và môn vị thành cơ thắt. Lớp trong: lớp cơ xiên (chỉ có ở dạ dày), đi từ tâm vị tỏa ra như nan quạt đến những bờ cong. - Sự cấu tạo tần cơ dạ dày thích ứng với chức năng co bóp, nhào trộn và tống thức ăn xuống ruột. - Dạ dày có mạch máu đó là các nhánh của động mạch thân tạng, động mạch gan. Và thần kinh là các nhánh của dây thần kinh phế vị và thần kinh giao cảm. - Dạ dày luôn tồn tại hai yếu tố đó là yếu tố bảo vệ và yếu tố phá hủy. Cơ chế bảo vệ nhờ tế bảo biểu mô tuyến tiết nhầy. Cơ chế phá hủy do HCl và Pepsin được tế bào tiết và tế bào chính tiết ra. - Khi yếu tố phá hủy mạnh hơn yếu tố bảo vệ thì HCl và Pepsin sẽ phá hủy biểu mô tuyến của dạ dày, đôi khi phá hủy tất cả các tầng của thành dạ dày gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.b. Chức năng - Là nơi chứa thức ăn và hấp thụ một phần thức ăn. - Là nơi tiêu hóa thức ăn về mặt lí học và hóa học nhờ các cơ và tuyến của dạ dày: đó là co bóp, nhào trộn và tống thức ăn xuống ruột non (tá tràng). Đồng thời tiết acid HCl tiêu hóa một phần thức ăn.2. Ruột nonHình dạng và cấu tạo Hình dạng - Ruột non là phần dài nhất của ống tiêu hóa có đường kính 2,5 – 3cm, dài từ 5,5 – 9m, trung bình 6,5m. - Chiều dài của ruột non thay đổi theo người, giới tính, phương pháp đo. Chiều rộng giảm dần từ khúc ruột đầu đến khúc ruột cuối. - Ruột non cuộn lại thành các quai ruột hình chữ U (khúc ruột), mỗi khúc ruột dài khoảng 20 – 25cm, ruột non có khoảng 14 – 16 khúc ruột. - Là phần ở giữa dạ dày và đại tràng (ruột già), chiếm phần lớn ổ bụng. Cấu tạo - Gồm 3 phần: tá tràng, hổng tràng và hồi tràng. Tá tràng- Tá tràng dài khoảng 25cm, đường kính 3 – 4cm.- Là đoạn đầu của ruột non, đi từ môn vị đến góc tá hỗng tràng, trông giống chữ C ôm lấy đầu tụy, có lỗ đổ vào ống dẫn mật và ống dẫn tụy.- 2/3 đầu của tá tràng phình to tạo thành hành tá tràng. Phần trên nằm ngang và hơi chếch ra sau và sang phải. Phần xuống chạy thẳng dọc bờ phải đốt sống thắt lưng I – III. Phần ngang vắt qua đốt sống thắt lưng.- Giữa phần lên và phần xuống là góc tá tràng trên. Giữa phần xuống và phần ngang là góc tá tràng dưới. Phần lên chạy lên trên hơi chếch sang trái tới góc tá hỗng tràng. Giữ chức năng tiêu hóa thức ăn. Hổng tràng và hồi tràng Không có ranh giới rõ ràng. Phần đầu của hỗng tràng khác và phần cuối của hồi tràng đó là:+ Hổng tràng có đường kính lớn hơn ở về phía bên trái, còn hồi tràng nhỏ hơn ở về phía bên phải ổ bụng.+ Thành hỗng tràng dày hơn, có nhiều mạch máu và nhiều nếp vòng hơn hồi tràng.+ Mô bạch huyết ở hỗng tràng tạo nên các nang đơn độc, còn ở hồi tràng tạo nên các mảng bạch huyết. Để thống nhất với chức năng, ở ruột non có cấu trúc đặc biệt đó là sự tăng cường diện tích tiếp xúc giữa thành ống với lòng ruột bởi các van ruột, lông ruột, vi nhung mao với tổng diện tích khoảng 2000m2. Từ trong ra ngoài có các lớp sau: Tầng niêm mạc- Có nhiều nếp gấp ở mặt trong lông ruột gọi là van ruột, do sự nhô lên của tầng dưới niêm mạc. Lớp đệm của niêm mạc đẩy lồi lớp biểu mô lên tạo thành những lông ruột trên khắp các mặt của van ruột gọi là nhung mao. Lông ruột dài từ 0,5 – 1mm, dày 0,1mm, được phủ bởi biểu mô trụ đơn gồm 3 loại tế bào: Tế bào mâm khía (tế bào hấp thụ hoặc tế bào ruột): chiếm đa số, là những tế bào trụ cao, nhân hình bầu dục nằm gần cực đáy. Có những khía dọc hướng vào lòng ruột gọi là vi nhung mao. Mỗi tế bào mâm khía có khoảng 1500 – 3000 vi nhung mao. Giúp tăng diện tích hấp thu. Đồng thời có chức năng tổng hợp và chế tiết men tiêu hóa như dipeptidase. Tế bào hình đài: tiết chất nhầy, năm xen kẽ với các tế bào mâm khía. Tế bào ngấm bạc (tế bào nội tiết đường ruột): có đáy phình to, ngọn thoi nhỏ, số lượng ít nằm rải rác. Hoạt động như một tuyến nội tiết và tiết ra serotonin. Lớp đệm- Là mô liên kết có các mạch máu gồm tiểu động mạch và tiểu tĩnh mạch, hai mạch này liên hệ với nhau bằng một hệ mao quản. Mạch bạch huyết giữa trục gọi là mạch dưỡng trấp trung tâm có nhiệm vụ bảo vệ và thực bào. Các mạch máu và mạch bạch huyết tạo điều kiện cho việc hấp thu thức ăn. Có các sợi cơ trơn gọi là cơ Bruych nằm dưới lông ruột, sự hoạt động của lông ruột nhờ loại cơ này. Dưới chân các nhung mao có các tuyến như:+ Tuyến Liberkuhn: có ở các đoan ruột non, tiết ra dịch ruột.+ Tuyến Brunner: có ở tá tràng, một ít ở lớp đệm, dưới đáy tuyến Liberkuhn, phần lớn nằm dưới niêm mạc, tiết ra dịch ruột. Tầng cơ: - Cơ vòng ở trong và cơ dọc ở ngoài, sự co rút của các cơ này dưới ảnh hưởng của xung động thần kinh, vận chuyển thức ăn. - Lớp cơ vòng cuối hồi tràng phát triển mạnh tạo thành van hồi manh tràng. Chức năng: - Là nơi tiêu hóa thức ăn về mặt hóa học. - Là nơi kết thúc quá trình tiêu hóa thức ăn. - Làm tăng bề mặt diện tích hấp thu và là nơi xảy ra quá trình hấp thu thức ăn.3. Ruột già (đại tràng)Hình dạng - Là phần cuối của ống tiêu hóa ở giữa ruột non và hậu môn, tức nối từ hồi tràng đến hậu môn. - Tạo nên một khung hình chữ U ngược, vây quanh ruột non. - Dài khoảng 1,4 – 1,8m, đường kính giảm dần từ manh tràng (7cm) đến kết tràng xichma.b. Cấu tạo. - Gồm các dải cơ dọc tập trung lại + Dải mọc nối ở phía sau ra ngoài. + Dải tự do ở phía trước. Manh tràng: - Hình túi, nằm dưới lỗ hồi tràng gồm có 4 mặt đáy tròn. Ruột thừa: - Hình con giun, dài 3 -13cm, được hình thành do phần đầu của manh tràng thoái hóa. Kết tràng lên: - Dài 8 – 15cm, chạy dọc bờ sườn bên phải, từ manh tràng đến mặt tạng của gan, rồi cong sang phải gọi là kết tràng góc phải. Kết tràng ngang: - Dài 35cm – 1m, chạy ngang từ bờ sườn bên phải (kết tràng góc phải) sang bờ sườn bên trái, mép dưới của gan và tụy, rồi cong sang trái gọi là kết tràng góc trái. Kết tràng xuống: - Dài 25 – 30cm, Chạy dọc bờ sườn bên trái (từ kết tràng góc trái đến kết tràmg xichma). Kết tràng xichma: - Dài 40cm, đi từ bờ trong của cơ thắt lưng trái đến phía trước đốt sống cung III. Trực tràng: - Dài 12 – 15cm, nhìn từ trước thì thẳng, nhìn nghiêng thì cong. Hậu môn: - Phần cuối của ruột già. - Nhìn chung ruột già cũng có cấu tạo tương tự ống tiêu hóa chung và cấu tạo của ruột non. Tuy nhiên có một số điểm khác như sau: - Tầng ngoài: chứa đầy các bờm mỡ. Tầng cơ: có độ dày mỏng không đều gồm 2 dải cơ: + Lớp trong là cơ vòng + Lớp ngoài là cơ dọc cấu tạo đặc biệt. - Các bó cơ trơn hình thành 3 dải cơ chạy dọc theo ruột già. Phần còn lại của lớp cơ dọc rất mỏng và chiều dài của dãi cơ dọc ngắn hơn chiều dài của ruột nên tạo thành các bướu, có thể trong thấy từ bên ngoài. Niêm mạc: - Không có van ruột và nhung mao. - Tế bào hấp thụ có vi nhung mao nhưng thấp, thưa và không đều. - Biểu mô phủ niêm mạc thì tế bào hình đài chiếm phần lớn với chức năng tiết chất nhầy. - Niêm mạc của trực tràng gồm hai lớp tế bào dẹt thay cho lớp tế bào trụ.c. Chức năng - Hấp thụ nước. - Cô đặc chất sa thải thành các đoạn ngắn để thải ra ngoài. - Hấp thụ các chất dinh dưỡng còn xót lại từ ruột non. + Tiêu hóa hóa học đối với những thức ăn còn lại từ ruột non xuống đặc biệt là cellulose. - Bài xuất chất sa thải ra ngoài cơ thể. - Trong lòng ruột già có hệ E.coli phát triển rất phong phú có tác dụng sản xuất các E.coli xúc tác phân hủy cellulose.II. TUYẾN TIÊU HÓA Ngoài các tuyến ở thành dạ dày, còn có các tuyến như: tuyến gan, tuyến tụy và tuyến nước bọt. 1. Tuyến tụy a. Cấu tạo đại thể - Nằm ở phía dưới dạ dày, hình giống cái búa. - Dài 15cm, cao 6cm, dày 3cm, nặng khoảng 80g, mềm, màu trắng hơi hồng. - Chia làm 3 phần: Đầu tụy: dẹt gần vuông, có tá tràng vây quanh, đầu dưới tách ra thành một mỏm gọi là mỏm móc. Giữa đầu tụy và thân tụy có khuyết tụy. Thân tụy: Chếch lên trên sang trái có 2 chiều cong: lõm ra trước ôm cột sống, lõm ra sau ôm dạ dày. Đuôi tụy: Giống như cái lưỡi nối theo thân tụy, dài hoặc ngắn, tròn hoặc dẹt.b. Cấu tạo vi thể - Gồm 2 phần: phần tụy ngoại tiết và phần tụy nội tiết. Tụy ngoại tiết - Dạng tuyến túi kiểu chùm nho gồm 2 phần: phần chế tiết (nang tuyến tụy) và phần bài xuất. Phần chế tiết (nang tuyến tụy): Dạng túi, tiết ra dịch tụy, nang hình cầu, lòng nang tuyến hẹp. Cấu tạo bởi 2 loại tế bào: + Tế bào tuyến (tế bào chế tiết): hình tháp, lớn, tổng hợp các enzim tiêu hóa của dịch tụy. + Tế bào trung tâm nang tuyến: phủ trên cực ngọn của tế bào nang tuyến, hình sao, thoi dẹt bào tương sáng màu. Phần bài xuất: dạng ống gồm ống chính gọi là Wirsung chạy dọc theo trục chính của tụy và ống phụ gọi là Santorini cách ống chính 2cm về phía trên. Tụy nội tiết - Nằm xen kẽ với tụy ngoại tiết. - Gồm những đám tế bào nội tiết hình đa diện nằm xen kẽ với một lưới mao mạch tạo thành tiểu đảo Langerhans. + Tiểu đảo Langerhans gồm có 3 loại tế bào: Tế bào alpha: sản xuất glucogen để đièu hòa quá trình sản xuất đường trong tế bào gan. Tế bào beta: sản xuất insuline để điều hòa lượng glucogen trong máu. Tế bào xichma: là những tế bào trung gian có thể chuyển thành tế bào alpha hoặc tế bào beta khi cần.2. Gana. Cấu tạo đại thể - Là tuyến to nhất trong cơ thể nằm trong ổ bụng về bên phải. - Gan vừa là tuyến ngoại tiết (tiết ra mật) vừa là tuyến nội tiết. - Có màu đỏ nâu, trơn bóng, chắc nhưng dễ bị nghiền nát và dễ vỡ trong chấn thương, khi vỡ chảy máu rất nhiều.- Người sống gan nặng 2300g, người chết là 1500g, bề ngang 28cm, cao 8cm, trước sau 18cm.- Hình dạng như quả dưa hấu cắt chếch từ trái sang phải. - Có hai mặt: mặt hoành lồi áp sát vào cơ hoành và mặt tạng phẳng. Có một bờ đó là bờ dưới. + Mặt hoành: chia làm 2 thùy: thùy phải (lớn) và thủy trái (bé). + Mặt tạng: chia làm 4 thùy: thùy trái, thùy phải, thùy bên, thùy đuôi.b. Cấu tạo vi thể * Được cấu tạo bởi bao gan, mô gan, mạch máu và đường mật trong gan. Bao gan - Bao bọc bởi 2 lớp gồm lớp thanh mạc ở ngoài và lớp xơ ở trong. - Lớp xơ là một bao xơ riêng biệt của gan (bao Glisson), ở giữa mô gan và bao thanh mạc. Lớp xơ dính chặt vào lớp thanh mạc ở ngoài và dính sát vào tổ chức gan. Chia gan thành các tiểu thùy.Mô gan - Gồm các tiểu thùy gan + Mỗi tiểu thùy là một khối hình đa diện, có vách liên kết ở xung quanh.+ Ở trung tâm có tĩnh mạch trung tâm tiểu thùy, từ đây có những dây tế bào gan hình đa diện tỏa ra theo hướng nan hoa gọi là bè Remark, có nhánh nối giữa chúng.+ Xen giữa bè Remark là lưới mao mạch kiểu xoang dẫn máu từ ngoại vi đến trung tâm tiểu thùy gan, tập hợp lại đổ vào tĩnh mạch trên gan. Có các ống gan gồm ống gan trái và ống gan phải hai ống này hợp lại thành ống gan chung dài 3cm, đường kính 5mm.Mật tiết từ tế bào gan đổ vào tiểu quản mật rồi đổ vào ống gan chung rồi, theo ống túi mật đổ vào ống mật chủ. + Ống mật chủ dài 5 – 6cm, đường kính 5 – 6mm. Mật tiết ra có thể đổ thẳng vào ruột qua ống dẫn mật chính thức khi tiêu hóa hoặc dự trữ trong túi mật (hình quả lê, dài 8cm). Dưới cổ túi mật có ống túi mật (dài 3cm, đường kính 3mm, mặt trong ống niêm mạc có nếp hình xoắn ốc) dẫn mật từ túi mật xuống ống mật chủ. CẢM ƠN CÁC BẠN VÀ CÔ GIÁO ĐÃ THEO DÕI! NẾU CÓ GÌ THIẾU SÓT Cấu tạo của dạ dàyCấu tạo của ruột giàCấu tạo vi thể của tuyến tụyHình dạng của tuyến tụy.Cấu tạo vi thể.Cấu tạọ phần ngoại tiết.Cấu tạo phần nội tiết.Cấu tạo đại thể của dạ dàyHình dạng của ruột giàCấu tạo đại thể của tuyến tụyCấu tạo vi thể của ruột nonHình dạng của ruột nonCấu tạo vi thể của dạ dàyHình dạng của ganCấu tạo của tiểu thùy ganSerosa: màng ngoài.Musice layer: tầng cơ.Submucosa: lớp dưới niêm mạc.Mucosa: chất nhầy.Lymphnode: tế bào Lympho (tế bào bạch huyết)Blood vessel: mạch máu.Cấu tạo vi thể của ruột già

File đính kèm:

  • pptTieu_hoa.ppt
Bài giảng liên quan