Chiến lược phát triển giáo dục trường trung học cơ sở An Thành giai đoạn 2011 - 2015

- Đảm bảo đủ giáo viên ở các bộ môn, phân công chuyên môn đúng với ngành nghề đào tạo.

- Đẩy mạnh công tác tự học tự bồi dưỡng. Cùng với Công đoàn đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.

- Lập kế hoạch cử giáo viên đi học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác giáo dục.

- Đảm bảo tỷ lệ GV đạt chuẩn 100%, trong đó đạt trên chuẩn trên 70%.

- Tỷ lệ GVDG các cấp đạt trên 50%.

- Tỷ lệ đảng viên đạt trên 50%.

- 100% CBGVNV sử dụng thành thạo vi tính trong giảng dạy, công tác, quản lý và biết khai thác thông tin trên mạng Internet.

 

doc10 trang | Chia sẻ: vuductuan12 | Lượt xem: 1588 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung Chiến lược phát triển giáo dục trường trung học cơ sở An Thành giai đoạn 2011 - 2015, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
PHÒNG GD&ĐT TRẢNG BÀNG
TRƯỜNG THCS AN THÀNH
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ AN THÀNH GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
Phần I: MỞ ĐẦU 
    - Trường THCS An Thành được thành lập từ năm học 1994-1995 theo quyết định số 227/QĐ-UB, ngày 30/10/1994 của UBND Huyện Trảng Bàng. Từ đó đến nay, trường đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương nói riêng và cả nước nói chung. Trong xu thế hội nhập nền kinh tế quốc tế đòi  hỏi cần có con người Việt Nam sáng tạo, năng động, có kỹ năng sống, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội.Với  tinh  thần đó,  trường THCS An Thành xây “Chiến lược phát triển giáo dục trường THCS An Thành giai đoạn 2011 đến 2015” nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình xây dựng và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của Hội đồng trường và hoạt động của Hiệu trưởng cũng như toàn thể cán bộ,  giáo  viên, nhân  viên  và  học  sinh  nhà  trường.  Xây  dựng  và  triển  khai  kế hoạch  chiến  lược  của  trường  THCS An Thành là một hoạt  động  có  ý  nghĩa  quan  trọng trong việc thực hiện Nghị Quyết Đại hội đảng toàn quốc lần thứ XI và Nghị quyết Đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kì 2010 – 2015, góp phần đưa sự nghiệp giáo dục xã nhà phát triển theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Phần II
NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA CHIẾN LƯỢC.
 I.  PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG 
1. Về đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh: 
Năm học 2011-2012 nhà trường có:
- Số lớp: 9 , số học sinh: 302 em.
- Đội ngũ CBGVNV: 27 người (nữ: 20 người).
Trong đó: BGH: 2 (Đại học: 2)
Giáo viên: 20 (Đại học: 17, CĐ: 03)
Nhân viên: 5 (Đại học: 0, CĐ: 1, trung cấp: 3).
- Chi bộ có 12 đảng viên.
2. Môi trường bên trong:  
a. Mặt mạnh: 
- Ban giám hiệu có trách nhiệm cao, có năng lực quản lý chỉ đạo. Hiệu trưởng có kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo.
-  Tập  thể giáo viên trẻ, hầu hết nhiệt  tình,  nhiều  giáo  viên  tận  tuỵ  với  công  việc.  
- Hầu hết học sinh có phẩm chất đạo đức tốt, ngoan, cần cù, ham  thích hoạt động; nhiều học sinh có ý chí phấn đấu vươn lên để trở thành học sinh giỏi.
- Cơ sở vật chất cơ bản là đầy đủ phục vụ cho cho dạy và học. 100% phòng học, phòng chức năng, phòng phục vụ học tập là kiên cố, cao tầng.    
b. Mặt yếu: - Mặc dù GV trẻ nhưng còn nhiều đồng chí trình độ chuyên môn, nghiệp vụ chưa cao, còn có những mặt chưa đáp ứng được yêu cầu. Công tác tự học tự rèn của đội ngũ còn hạn chế; còn 1 bộ phận chưa tâm huyết với nghề.
- Còn một bộ phận học sinh lười học, chưa tự giác tu dưỡng và rèn luyện, chất lượng học sinh giỏi còn hạn chế.
- Công tác rèn kỹ năng sống cho học sinh chưa được quan tâm đúng mức.
- CSVC của trường: diện tích sân tập thể dục chưa có; các phòng học bộ môn chưa đạt chuẩn mới theo QĐ số 37/2008 ngày 16/7/2008 Quy định về phòng học bộ môn, trường đã đạt chuẩn quốc gia vào ngày 28 tháng 8 năm 2009.
3. Môi trường bên ngoài: 
a. Cơ hội: 
- Đảng Ủy, HĐND, UBND xã An Tịnh quan tâm chỉ đạo và giúp đỡ; các đoàn thể địa phương, nhân dân, PHHS có sự phối hợp chặt chẽ và giúp đỡ nhà trường. Nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tin tưởng vào đường lối giáo dục.
- Có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo dục- Đào tạo Trảng Bàng.
- Trên địa bàn An Thành có các tuyến đường giao thông là đường nhựa đi lại dễ dàng, tạo điều kiện phát triển kinh tế địa phương.
b. Thách thức: 
- Một bộ phận phụ huynh học sinh còn đi làm ăn xa, mải làm ăn, ít quan tâm và quản lí sát sao con em mình trong học tập và rèn luyện, còn khoán trắng cho nhà trường.
- Số hộ nghèo và cận nghèo chiếm tỷ lệ cao.
- Điều kiện kinh phí đầu tư cho giáo dục của địa phương còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu dạy học của trường theo hướng hiện đại hóa.
- Kinh phí đầu tư cho các hoạt động của nhà trường còn hạn chế.
- Môi trường xã hội còn nhiều phức tạp tác động tiêu cực đến việc rèn luyện đạo đức và học tập của học sinh. 
II. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC: 
1.  Sứ mạng:
 Đào tạo và bồi dường cho học sinh có phẩm chất đạo đức tốt, có kiến thức văn hóa cơ bản vững chắc, có kỹ năng sống, có ý thức tự giác, tự lực và ý chí phấn đấu vươn lên trong mọi hoàn cảnh để trở thành người công dân có ích cho gia đình, cho địa phương và cho đất nước.
2. Các giá trị cơ bản: 
- Có động cơ, thái độ học tập và rèn luyện đúng đắn.
- Tình đoàn kết, hợp tác, lòng nhân ái, sống thân thiện.
- Tính trung thực;  tinh thần trách nhiệm, năng động, sáng tạo.                                       
- Có sức khỏe, có  ý chí và khát vọng vươn lên.                                  
3. Tầm nhìn: 
     Là một trường có CSVC tương đối đầy đủ, môi trường sư phạm tốt,  nơi học sinh và  phụ huynh tin cậy, lựa chọn để  học tập và rèn luyện; là tổ ấm của đội ngũ CBGVNV nhà trường. 
III. MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC: 
1. Mục tiêu chung: 
Nhà trường phấn đấu đạt chuẩn quốc gia giai đoạn II vào năm 2015; tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục thực chất, chất lượng giáo dục toàn diện; đào tạo cho xã hội những lớp học sinh có phẩm chất, năng lực, có tính năng động, sáng tạo.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Về công tác phát triển: Đảm bảo duy trì sĩ số trên 99%; tuyển sinh 100% học sinh vào lớp 6 trong địa bàn. Làm tốt công tác PC THCS trên địa bàn với trên 97% HS trong độ tuổi có bằng tốt nghiệp THCS.
Năm học 2011-2012: 09 lớp với 302 học sinh.
Năm học 2012-2013: 10 lớp với 350 học sinh.
Năm học 2013-2014: 11 lớp với 395 học sinh.
Năm học 2014-2015: 11 lớp với 398 học sinh.
Năm học 2015-2016: 11 lớp với 400 học sinh.
- Về chất lượng: 
Chất lượng đạo đức: xếp loại khá tốt trên 90%, không có HS xếp loại yếu; không có học sinh mắc vào các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật.
Chất lượng văn hóa: Loại giỏi trên 3%; loại Khá trên 35%, loại yếu dưới 4%.
Học sinh giỏi về văn hóa, trong các hoạt động: phấn đấu xếp cao cùng các trường THCS trong huyện.
Học sinh thi vào cấp 3 đạt thứ hạng cao (tốp đầu trong huyện).
- Đội ngũ: tỷ lệ giáo viên đạt trên chuẩn: trên 70%; tỷ lệ GVDG các cấp đạt trên 50%; đội ngũ đoàn kết, có trách nhiệm cao với công việc, với nhà trưởng, với học sinh.
- Về quản lý: tiếp tục đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục; mọi hoạt động trong nhà trường có nề nếp, kỷ cương, dân chủ và hiệu quả cao.
- Về CSVC, thiết bị: Đảm bảo đầy đủ CSVC tối thiểu cho dạy và học; tăng cường trang bị máy vi tính, đồ dùng các bộ môn phục vụ cho dạy và học; đảm bảo chuẩn quốc gia giai đoạn II năm 2015; tham mưu xây phòng đa năng; mở rộng đất trường làm sân thể dục cho học sinh.
- Làm tốt công tác tham mưu, công tác xã hội hóa giáo dục.
- Xây dựng trường học thân thiện mang tính bền vững.
IV. CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC
1. Về đổi mới dạy học .
- Đẩy mạnh công tác đổi mới phương pháp dạy và học trong đội ngũ giáo viên, học sinh. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên thông qua hoạt động của tổ chuyên môn .
- Xây dựng đội ngũ cốt cán trong từng bộ môn để giúp đỡ nhau về chuyên môn nghiệp vụ.
- Quan tâm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và khai thác kiến thức trên mạng Internet. 
- Tiếp tục đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá.
2. Phát triển đội ngũ .
- Đảm bảo đủ giáo viên ở các bộ môn, phân công chuyên môn đúng với ngành nghề đào tạo.
- Đẩy mạnh công tác tự học tự bồi dưỡng. Cùng với Công đoàn đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.
- Lập kế hoạch cử giáo viên đi học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác giáo dục.
- Đảm bảo tỷ lệ GV đạt chuẩn 100%, trong đó đạt trên chuẩn trên 70%.
- Tỷ lệ GVDG các cấp đạt trên 50%.
- Tỷ lệ đảng viên đạt trên 50%.
- 100% CBGVNV sử dụng thành thạo vi tính trong giảng dạy, công tác, quản lý và biết khai thác thông tin trên mạng Internet.
3. Cơ sở vật chất, thiết bị, công nghệ .
- Đạt chuẩn quốc gia giai đoạn II vào cuối năm 2015.
- Tăng cường CSVC, trang thiết bị nhà trường theo hướng kiên cố hóa, hiện đại hóa.
- Xây thêm nhà tập đa năng, nhà vệ sinh cho cán bộ, giáo viên và học sinh, sân thể dục cho học sinh.
- Lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị, đồ dùng, máy vi tính, sách đảm bảo cho dạy và học trong nhà trường .
4. Nguồn lực tài chính .
- Quản lý, sử dụng nguồn kinh phí tiết kiệm, có hiệu quả.
- Làm tốt công tác xã hội hoá GD trong việc huy động nguồn lực về tài chính, CSVC cho nhà trường.
- Tham mưu tốt để có được sự ủng hộ, đầu tư của cấp uỷ Đảng chính quyền địa phương trong việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường .
5. Hệ thống thông tin .
- Xây dựng tốt thông tin đa chiều.
- Đảm bảo mạng Internet thông suốt phục vụ cho dạy và học. Phát huy hiệu quả trang Website của nhà trường.
- Quan tâm tiếp nhận, xử lí các kênh thông tin từ HS, PHHS, các lực lượng xã hội phục vụ cho công tác quản lý nhà trường.
- Thực hiện nghiêm túc qui chế dân chủ, công khai trong nhà trường.
6. Quan hệ với cộng đồng
- Xây dựng tốt 3 môi trường giáo dục. Thực hiện tốt quy chế phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong việc thực hiện các mục tiêu giáo dục chiến lược đã được xây dựng .
- Xây dựng trường học đạt các tiêu trí về trường học thân thiện học sinh tích cực một cách bền vững . 
- Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục để qui tụ, tạo được sự ủng hộ của các lực lượng xã hội.
7. Lãnh đạo và quản lý
- Bám sát chiến lược và cụ thể hóa trong từng giai đoạn, từng năm học.
- Người hiệu trưởng phải luôn luôn học tập, không ngừng tu dưỡng rèn luyện, năng động sáng tạo trong công tác quản lí, chỉ đạo.
- Xây dựng được bộ máy giúp việc có khả năng tham mưu, tổ chức thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Động viên khích lệ, thúc đẩy đội ngũ CBGVNV, HS thực hiện tốt từng công việc được giao góp phần hoàn thành kế hoạch .
V. ĐỀ XUẤT TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1.Cơ cấu tổ chức .
- Thành lập ban chỉ đạo Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2015.
- Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường kiện toàn theo đúng điều lệ và có sự phối kết hợp chặt chẽ trong việc thực hiện nhiệm vụ.
2.Chỉ đạo thực hiện.
- Chiến lược được thực hiện theo 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1 từ năm 2011 đến 2012.
Giai đoạn 2 từ 2012 đến 2015.
Sau 2 năm có rà soát việc tổ chức thực hiện và bổ sung, điều chỉnh (nếu có).
Sau 5 năm tiến hành tổng kết thực hiện Chiến lược GD.
- Hiệu trưởng chịu trách nhiệm tham mưu, tổ chức thực hiện Chiến lược.
- Hiệu phó, tổ trưởng, trưởng các đoàn thể trong nhà trường là hạt nhân nòng cốt trong các hoạt động.
- Đội ngũ CBGVNV và học sinh là hạt nhân trong việc tuyên truyền, vận động và thực hiện Chiến lược.
- Làm tốt công tác tham mưu với đảng, chính quyền địa phương, ngành GD.
- Kế hoạch phát triển từng năm học phải bám sát mục tiêu chiến lược.
3. Tiêu chí đánh giá kết quả
- Đánh giá theo các chỉ tiêu cụ thể đã nêu phần III:Mục tiêu chiến lược.
- Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ sau từng năm học, sau 2 năm học.
4- Hệ thống thông tin phản hồi 
- Thông qua kiểm tra đánh giá.
- Thông qua kênh học sinh .
- Thông qua kênh giáo viên, nhân viên .
- Thông qua hệ thống hồ sơ sổ sách . 
- Thông qua sự phản hồi, nhận xét của nhân dân, các đoàn thể, của chính quyền địa phương .
5- Phương thức đánh giá sự tiến bộ : 
- Tự đánh giá theo các chỉ tiêu Chiến lược.
- Dựa vào đánh giá ngoài.
  VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Chiến lược phát triển giáo dục của trường THCS An Thành đã được xây dựng với sự tham gia đóng góp và xây dựng của tập thể CBGVNV nhà trường. Chiến lược được thực hiện trong điều kiện có nhiều thuận lợi, song cũng không ít những khó khăn thách thức. Với ý chí quyết tâm của đội ngũ thầy và trò nhà trường, cùng với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của địa phương, của ngành và sự ủng hộ của các lực lượng xã hội chắn chắn Chiến lược phát triển giáo dục của nhà trường sẽ được thực hiện thắng lợi.
Nhà trường mong rằng nhà nước cấp trên và các ngành có thẩm quyền quan tâm cụ thể, có hiệu quả các nguồn lực cơ bản (đội ngũ, tài chính, CSVC, cơ chế chính sách...) để tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường thực hiện được các mục tiêu Chiến lược đề ra.
Nơi nhận:
- Phòng GD&ĐT (để b/c);
- Đảng uỷ – UBND xã (để b/c);
- Đăng tải trên trang Web của trường;
- Lưu VP.
 HIỆU TRƯỞNG

File đính kèm:

  • docTHCSANTHANH_CHIEN LUOC PHAT TRIEN GIAO DUC.doc