Chương trình giáo dục phổ thông môn Khoa học tự nhiên

Nêu được khái niệm về muối (các muối thông thường là hợp chất được hình thành từ sự

thay thế ion H+ của acid bởi ion kim loại hoặc ion NH . 4 )

– Chỉ ra được một số muối tan và muối không tan từ bảng tính tan.

– Trình bày được một số phương pháp điều chế muối.

– Đọc được tên một số loại muối thông dụng.

– Tiến hành được thí nghiệm muối phản ứng với kim loại, với acid, với base, với muối;

nêu và giải thích được hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm (viết phương trình hoá học) và

rút ra kết luận về tính chất hoá học của muối.

– Trình bày được mối quan hệ giữa acid, base, oxide và muối; rút ra được kết luận về tính

chất hoá học của acid, base, oxide.

pdf90 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 228 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chương trình giáo dục phổ thông môn Khoa học tự nhiên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
rong nhau. 
– Nêu được định nghĩa độ tan của một chất trong nước, nồng độ phần trăm, nồng độ mol. 
– Tính được độ tan, nồng độ phần trăm; nồng độ mol theo công thức. 
– Tiến hành được thí nghiệm pha một dung dịch theo một nồng độ cho trước. 
Tốc độ phản ứng và chất xúc 
tác 
– Nêu được khái niệm về tốc độ phản ứng (chỉ mức độ nhanh hay chậm của phản ứng hoá học). 
– Trình bày được một số yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng và nêu được một số ứng 
45 
Nội dung Yêu cầu cần đạt 
 dụng thực tế. 
– Tiến hành được thí nghiệm và quan sát thực tiễn: 
+ So sánh được tốc độ một số phản ứng hoá học; 
+ Nêu được các yếu tố làm thay đổi tốc độ phản ứng; 
+ Nêu được khái niệm về chất xúc tác. 
Acid – Base – pH – Oxide –
Muối 
– Acid (axit) – Nêu được khái niệm acid (tạo ra ion H+). 
– Tiến hành được thí nghiệm của hydrochloric acid (làm đổi màu chất chỉ thị; phản ứng 
với kim loại), nêu và giải thích được hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm (viết phương trình 
hoá học) và rút ra nhận xét về tính chất của acid. 
– Trình bày được một số ứng dụng của một số acid thông dụng (HCl, H2SO4, CH3COOH). 
– Base (bazơ) – Nêu được khái niệm base (tạo ra ion OH–). 
– Nêu được kiềm là các hydroxide tan tốt trong nước. 
– Tiến hành được thí nghiệm base là làm đổi màu chất chỉ thị, phản ứng với acid tạo muối, 
nêu và giải thích được hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm (viết phương trình hoá học) và 
rút ra nhận xét về tính chất của base. 
– Tra được bảng tính tan để biết một hydroxide cụ thể thuộc loại kiềm hoặc base không tan. 
– Thang đo pH – Nêu được thang pH, sử dụng pH để đánh giá độ acid - base của dung dịch. 
– Tiến hành được một số thí nghiệm đo pH (bằng giấy chỉ thị) một số loại thực phẩm (đồ 
uống, hoa quả,...). 
46 
Nội dung Yêu cầu cần đạt 
– Liên hệ được pH trong dạ dày, trong máu, trong nước mưa, đất. 
– Oxide (oxit) – Nêu được khái niệm oxide là hợp chất của oxygen với một nguyên tố khác. 
– Viết được phương trình hoá học tạo oxide từ kim loại/phi kim với oxygen. 
– Phân loại được các oxide theo khả năng phản ứng với acid/base (oxide acid, oxide base, 
oxide lưỡng tính, oxide trung tính). 
– Tiến hành được thí nghiệm oxide kim loại phản ứng với acid; oxide phi kim phản ứng 
với base; nêu và giải thích được hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm (viết phương trình hoá 
học) và rút ra nhận xét về tính chất hoá học của oxide. 
– Muối – Nêu được khái niệm về muối (các muối thông thường là hợp chất được hình thành từ sự 
thay thế ion H+ của acid bởi ion kim loại hoặc ion 4NH .)
 
– Chỉ ra được một số muối tan và muối không tan từ bảng tính tan. 
– Trình bày được một số phương pháp điều chế muối. 
– Đọc được tên một số loại muối thông dụng. 
– Tiến hành được thí nghiệm muối phản ứng với kim loại, với acid, với base, với muối; 
nêu và giải thích được hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm (viết phương trình hoá học) và 
rút ra kết luận về tính chất hoá học của muối. 
– Trình bày được mối quan hệ giữa acid, base, oxide và muối; rút ra được kết luận về tính 
chất hoá học của acid, base, oxide. 
Phân bón hoá học – Trình bày được vai trò của phân bón (một trong những nguồn bổ sung một số nguyên tố: 
đa lượng, trung lượng, vi lượng dưới dạng vô cơ và hữu cơ) cho đất, cây trồng. 
– Nêu được thành phần và tác dụng cơ bản của một số loại phân bón hoá học đối với cây 
47 
Nội dung Yêu cầu cần đạt 
trồng (phân đạm, phân lân, phân kali, phân N–P–K). 
– Trình bày được ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón hoá học (không đúng cách, không 
đúng liều lượng) đến môi trường của đất, nước và sức khoẻ của con người. 
– Đề xuất được biện pháp giảm thiểu ô nhiễm của phân bón. 
Khối lượng riêng và áp suất 
– Khái niệm khối lượng riêng 
– Đo khối lượng riêng 
– Áp suất trên một bề mặt 
– Tăng, giảm áp suất 
– Áp suất trong chất lỏng, trong 
chất khí 
– Nêu được định nghĩa khối lượng riêng, xác định được khối lượng riêng qua khối lượng 
và thể tích tương ứng, khối lượng riêng = khối lượng/thể tích. 
– Liệt kê được một số đơn vị đo khối lượng riêng thường dùng. 
– Thực hiện thí nghiệm để xác định được khối lượng riêng của một khối hộp chữ nhật, của 
một vật có hình dạng bất kì, của một lượng chất lỏng. 
– Thực hiện thí nghiệm khảo sát tác dụng của chất lỏng lên vật đặt trong chất lỏng, rút ra 
được: Điều kiện định tính về vật nổi, vật chìm; định luật Archimedes (Acsimet). 
– Dùng dụng cụ thực hành, khẳng định được: áp suất sinh ra khi có áp lực tác dụng lên 
một diện tích bề mặt, áp suất = áp lực/diện tích bề mặt. 
– Liệt kê được một số đơn vị đo áp suất thông dụng. 
– Thảo luận được công dụng của việc tăng, giảm áp suất qua một số hiện tượng thực tế. 
– Nêu được: Áp suất tác dụng vào chất lỏng sẽ được chất lỏng truyền đi nguyên vẹn theo 
mọi hướng; lấy được ví dụ minh hoạ. 
– Thực hiện được thí nghiệm để chứng tỏ tồn tại áp suất khí quyển và áp suất này tác dụng 
theo mọi phương. 
– Mô tả được sự tạo thành tiếng động trong tai khi tai chịu sự thay đổi áp suất đột ngột. 
– Giải thích được một số ứng dụng về áp suất không khí trong đời sống (ví dụ như: giác 
48 
Nội dung Yêu cầu cần đạt 
mút, bình xịt, tàu đệm khí). 
Tác dụng làm quay của lực 
– Lực có thể làm quay vật 
– Đòn bẩy và moment lực 
– Thực hiện thí nghiệm để mô tả được tác dụng làm quay của lực. 
– Dùng dụng cụ đơn giản, minh họa được đòn bẩy có thể làm thay đổi hướng tác dụng của lực. 
– Lấy được ví dụ về một số loại đòn bẩy khác nhau trong thực tiễn. 
– Nêu được: tác dụng làm quay của lực lên một vật quanh một điểm hoặc một trục được 
đặc trưng bằng moment lực. 
– Sử dụng kiến thức, kĩ năng về đòn bẩy để giải quyết được một số vấn đề thực tiễn. 
Điện 
– Hiện tượng nhiễm điện 
– Dòng điện 
– Tác dụng của dòng điện 
– Nguồn điện 
– Mạch điện đơn giản 
– Đo cường độ dòng điện và 
hiệu điện thế 
– Giải thích được sơ lược nguyên nhân một vật cách điện nhiễm điện do cọ xát. 
– Giải thích được một vài hiện tượng thực tế liên quan đến sự nhiễm điện do cọ xát. 
– Định nghĩa được dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện. 
– Nêu được nguồn điện có khả năng cung cấp năng lượng điện và liệt kê được một số 
nguồn điện thông dụng trong đời sống. 
– Phân loại được vật dẫn điện, vật không dẫn điện. 
– Thực hiện thí nghiệm để minh hoạ được các tác dụng cơ bản của dòng điện: nhiệt, phát 
sáng, hoá học, sinh lí. 
– Vẽ được sơ đồ mạch điện với kí hiệu mô tả: điện trở, biến trở, chuông, ampe kế 
(ammeter), vôn kế (voltmeter), đi ốt (diode) và đi ốt phát quang. 
– Mắc được mạch điện đơn giản với: pin, công tắc, dây nối, bóng đèn. 
– Mô tả được sơ lược công dụng của cầu chì, rơ le (relay), cầu dao tự động, chuông điện. 
49 
Nội dung Yêu cầu cần đạt 
– Thực hiện thí nghiệm để nêu được số chỉ của ampe kế là giá trị của cường độ dòng điện. 
– Thực hiện thí nghiệm để nêu được khả năng sinh ra dòng điện của pin (hay ắc quy) được 
đo bằng hiệu điện thế (còn gọi là điện áp) giữa hai cực của nó. 
– Nêu được đơn vị đo cường độ dòng điện và đơn vị đo hiệu điện thế. 
– Đo được cường độ dòng điện và hiệu điện thế bằng dụng cụ thực hành. 
Nhiệt 
– Năng lượng nhiệt 
– Đo năng lượng nhiệt 
– Dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ 
nhiệt 
– Sự nở vì nhiệt 
– Nêu được khái niệm năng lượng nhiệt, khái niệm nội năng. 
– Nêu được: Khi một vật được làm nóng, các phân tử của vật chuyển động nhanh hơn và 
nội năng của vật tăng. 
– Đo được năng lượng nhiệt mà vật nhận được khi bị đun nóng (có thể sử dụng joulemeter 
hay oát kế (wattmeter). 
– Lấy được ví dụ về hiện tượng dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt và mô tả sơ lược được sự 
truyền năng lượng trong mỗi hiện tượng đó. 
– Mô tả được sơ lược sự truyền năng lượng trong hiệu ứng nhà kính. 
– Phân tích được một số ví dụ về công dụng của vật dẫn nhiệt tốt, công dụng của vật cách 
nhiệt tốt. 
– Thực hiện thí nghiệm để chứng tỏ được các chất khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. 
– Lấy được một số ví dụ về công dụng và tác hại của sự nở vì nhiệt. 
– Vận dụng kiến thức về sự truyền nhiệt, sự nở vì nhiệt, giải thích được một số hiện tượng 
đơn giản thường gặp trong thực tế. 
50 
Nội dung Yêu cầu cần đạt 
Khái quát về cơ thể người – Nêu được tên và vai trò chính của các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể người. 
Hệ vận động ở người 
– Chức năng, sự phù hợp giữa 
cấu tạo với chức năng của hệ 
vận động (hệ cơ xương) 
– Bảo vệ hệ vận động 
– Vai trò của tập thể dục, thể 
thao 
– Sức khoẻ học đường 
– Nêu được chức năng của hệ vận động ở người. 
– Dựa vào sơ đồ (hoặc hình vẽ), mô tả được cấu tạo sơ lược các cơ quan của hệ vận động. 
Phân tích được sự phù hợp giữa cấu tạo với chức năng của hệ vận động. Liên hệ được kiến 
thức đòn bẩy vào hệ vận động. 
– Trình bày được một số bệnh, tật liên quan đến hệ vận động và một số bệnh về sức khoẻ 
học đường liên quan hệ vận động (ví dụ: cong vẹo cột sống). Nêu được một số biện pháp 
bảo vệ các cơ quan của hệ vận động và cách phòng chống các bệnh, tật. 
– Nêu được ý nghĩa của tập thể dục, thể thao và chọn phương pháp luyện tập thể thao phù hợp 
(tự đề xuất được một chế độ luyện tập cho bản thân nhằm nâng cao thể lực và thể hình). 
– Vận dụng được hiểu biết về hệ vận động và các bệnh học đường để bảo vệ bản thân và 
tuyên truyền, giúp đỡ cho người khác. 
– Vận dụng được hiểu biết về lực và thành phần hoá học của xương để giải thích sự co cơ, 
khả năng chịu tải của xương. 
– Nêu được tác hại của bệnh loãng xương. 
– Thực hành: Thực hiện được sơ cứu và băng bó khi người khác bị gãy xương; tìm hiểu 
được tình hình mắc các bệnh về hệ vận động trong trường học và khu dân cư. 
Dinh dưỡng và tiêu hoá ở 
người 
– Chức năng, sự phù hợp giữa – Nêu được khái niệm dinh dưỡng, chất dinh dưỡng. Nêu được mối quan hệ giữa tiêu hoá 
51 
Nội dung Yêu cầu cần đạt 
cấu tạo với chức năng của hệ 
tiêu hoá 
– Chế độ dinh dưỡng của con 
người 
– Bảo vệ hệ tiêu hoá 
– An toàn vệ sinh thực phẩm 
và dinh dưỡng. 
– Trình bày được chức năng của hệ tiêu hoá. 
– Quan sát hình vẽ (hoặc mô hình, sơ đồ khái quát) hệ tiêu hoá ở người, kể tên được các 
cơ quan của hệ tiêu hoá. Nêu được chức năng của mỗi cơ quan và sự phối hợp các cơ quan 
thể hiện chức năng của cả hệ tiêu hoá. 
– Trình bày được chế độ dinh dưỡng của con người ở các độ tuổi. 
– Nêu được nguyên tắc lập khẩu phần thức ăn cho con người. Thực hành xây dựng chế độ 
dinh dưỡng cho bản thân và những người trong gia đình. 
– Nêu được một số bệnh về đường tiêu hoá và cách phòng và chống (bệnh răng, miệng; 
bệnh dạ dày; bệnh đường ruột, ...). 
– Vận dụng được hiểu biết về dinh dưỡng và tiêu hoá để phòng và chống các bệnh về tiêu 
hoá cho bản thân và gia đình. 
– Trình bày được một số vấn đề về an toàn thực phẩm, cụ thể: 
+ Nêu được khái niệm an toàn thực phẩm. Trình bày được một số điều cần biết về vệ sinh 
thực phẩm; 
+ Nêu được một số nguyên nhân chủ yếu gây ngộ độc thực phẩm. Lấy được ví dụ minh 
hoạ. Kể được tên một số loại thực phẩm dễ bị mất an toàn vệ sinh thực phẩm do sinh vật, 
hoá chất, bảo quản, chế biến; 
+ Kể được tên một số hoá chất (độc tố), cách chế biến, cách bảo quản gây mất an toàn vệ 
sinh thực phẩm; 
+ Trình bày được cách bảo quản, chế biến thực phẩm an toàn; 
+ Trình bày được một số bệnh do mất vệ sinh an toàn thực phẩm và cách phòng và chống 
52 
Nội dung Yêu cầu cần đạt 
các bệnh này. 
– Vận dụng được hiểu biết về an toàn vệ sinh thực phẩm để đề xuất các biện pháp lựa 
chọn, bảo quản, chế biến, chế độ ăn uống an toàn cho bản thân và gia đình; đọc và hiểu 
được ý nghĩa của các thông tin ghi trên nhãn hiệu bao bì thực phẩm và biết cách sử dụng 
thực phẩm đó một cách phù hợp. 
– Thực hiện được dự án điều tra về vệ sinh an toàn thực phẩm tại địa phương; dự án điều 
tra một số bệnh đường tiêu hoá trong trường học hoặc tại địa phương (bệnh sâu răng, bệnh 
dạ dày,...). 
Máu và hệ tuần hoàn của cơ 
thể người 
– Chức năng, sự phù hợp giữa 
cấu tạo với chức năng của máu 
và hệ tuần hoàn 
– Bảo vệ hệ tuần hoàn và một 
số bệnh phổ biến về máu và hệ 
tuần hoàn 
– Miễn dịch: kháng nguyên, 
kháng thể; vaccine 
– Nêu được chức năng của máu và hệ tuần hoàn. 
– Nêu được các thành phần của máu và chức năng của mỗi thành phần (hồng cầu, bạch 
cầu, tiểu cầu, huyết tương). 
– Nêu được khái niệm nhóm máu. Phân tích được vai trò của việc hiểu biết về nhóm máu 
trong thực tiễn (ví dụ trong cấp cứu phải truyền máu; ý nghĩa của truyền máu, cho máu và 
tuyên truyền cho người khác). 
– Quan sát mô hình (hoặc hình vẽ, sơ đồ khái quát) hệ tuần hoàn ở người, kể tên được các 
cơ quan của hệ tuần hoàn. Nêu được chức năng của mỗi cơ quan và sự phối hợp các cơ 
quan thể hiện chức năng của cả hệ tuần hoàn. 
– Nêu được khái niệm miễn dịch, kháng nguyên, kháng thể. 
– Nêu được vai trò vaccine (vacxin) và vai trò của tiêm vaccine trong việc phòng bệnh. 
– Dựa vào sơ đồ, trình bày được cơ chế miễn dịch trong cơ thể người. Giải thích được vì 
53 
Nội dung Yêu cầu cần đạt 
sao con người sống trong môi trường có nhiều vi khuẩn có hại nhưng vẫn có thể sống khoẻ 
mạnh. 
– Nêu được một số bệnh về máu, tim mạch và cách phòng chống các bệnh đó. 
– Vận dụng được hiểu biết về máu và tuần hoàn để bảo vệ bản thân và gia đình. 
– Thực hành: 
+ Thực hiện được tình huống giả định cấp cứu người bị chảy máu, tai biến, đột quỵ; băng 
bó vết thương khi bị chảy nhiều máu; 
+ Thực hiện được các bước đo huyết áp. 
– Thực hiện được dự án, bài tập: Điều tra bệnh cao huyết áp, tiểu đường tại địa phương. 
– Tìm hiểu được phong trào hiến máu nhân đạo ở địa phương. 
Hệ hô hấp ở người 
– Chức năng, sự phù hợp giữa 
cấu tạo với chức năng của hệ 
hô hấp 
– Bảo vệ hệ hô hấp 
– Nêu được chức năng của hệ hô hấp. 
– Quan sát mô hình (hoặc hình vẽ, sơ đồ khái quát) hệ hô hấp ở người, kể tên được các cơ 
quan của hệ hô hấp. Nêu được chức năng của mỗi cơ quan và sự phối hợp các cơ quan thể 
hiện chức năng của cả hệ hô hấp. 
– Nêu được một số bệnh về phổi, đường hô hấp và cách phòng chống. 
– Vận dụng được hiểu biết về hô hấp để bảo vệ bản thân và gia đình. 
– Trình bày được vai trò của việc chống ô nhiễm không khí liên quan đến các bệnh về hô hấp. 
– Điều tra được một số bệnh về đường hô hấp trong trường học hoặc tại địa phương, nêu 
được nguyên nhân và cách phòng tránh. 
– Tranh luận trong nhóm và đưa ra được quan điểm nên hay không nên hút thuốc lá và 
54 
Nội dung Yêu cầu cần đạt 
kinh doanh thuốc lá. 
– Thực hành: 
+ Thực hiện được tình huống giả định hô hấp nhân tạo, cấp cứu người đuối nước; 
+ Thiết kế được áp phích tuyên truyền không hút thuốc lá. 
Hệ bài tiết ở người 
– Các cơ quan của hệ bài tiết 
– Chức năng của hệ bài tiết 
– Bảo vệ hệ bài tiết 
– Nêu được chức năng của hệ bài tiết. 
– Dựa vào hình ảnh hay mô hình, kể tên được các cơ quan của hệ bài tiết nước tiểu. 
– Dựa vào hình ảnh sơ lược, kể tên được các bộ phận chủ yếu của thận. 
– Trình bày được một số bệnh về hệ bài tiết và cách phòng chống các bệnh đó. 
– Vận dụng được hiểu biết về hệ bài tiết để bảo vệ sức khoẻ. 
– Thực hiện được dự án, bài tập: Điều tra bệnh về thận như sỏi thận, viêm thận,... trong 
trường học hoặc tại địa phương. 
– Tìm hiểu được một số thành tựu ghép thận, chạy thận nhân tạo. 
Điều hoà môi trường trong 
của cơ thể 
– Khái niệm môi trường trong 
của cơ thể 
– Duy trì sự ổn định môi 
trường trong của cơ thể 
– Nêu được khái niệm môi trường trong của cơ thể. 
– Nêu được khái niệm cân bằng môi trường trong và vai trò của sự duy trì ổn định môi trường 
trong của cơ thể (ví dụ nồng độ glucose, nồng độ muối trong máu, urea, uric acid, pH). 
– Đọc và hiểu được thông tin một ví dụ cụ thể về kết quả xét nghiệm nồng độ đường và 
uric acid trong máu. 
55 
Nội dung Yêu cầu cần đạt 
Hệ thần kinh và các giác quan 
ở người 
– Chức năng, sự phù hợp giữa 
cấu tạo với chức năng của hệ 
thần kinh và các giác quan 
– Bảo vệ hệ thần kinh và các 
giác quan 
– Sức khoẻ học đường 
có liên quan tới hệ thần kinh và 
giác quan 
– Nêu được chức năng của hệ thần kinh và các giác quan. 
– Dựa vào hình ảnh kể tên được hai bộ phận của hệ thần kinh là bộ phận trung ương 
(não, tuỷ sống) và bộ phận ngoại biên (các dây thần kinh, hạch thần kinh). 
– Trình bày được một số bệnh về hệ thần kinh và cách phòng các bệnh đó. 
– Nêu được tác hại của các chất gây nghiện đối với hệ thần kinh. Không sử dụng các chất 
gây nghiện và tuyên truyền hiểu biết cho người khác. 
– Nêu được chức năng của các giác quan thị giác và thính giác. 
– Dựa vào hình ảnh hay sơ đồ, kể tên được các bộ phận của mắt và sơ đồ đơn giản quá 
trình thu nhận ánh sáng. Liên hệ được kiến thức truyền ánh sáng trong thu nhận ánh sáng ở 
mắt. 
– Dựa vào hình ảnh hay sơ đồ, kể tên được các bộ phận của tai ngoài, tai giữa, tai trong và 
sơ đồ đơn giản quá trình thu nhận âm thanh. Liên hệ được cơ chế truyền âm thanh trong 
thu nhận âm thanh ở tai. 
– Trình bày được một số bệnh về thị giác và thính giác và cách phòng và chống các bệnh 
đó (ví dụ: bệnh về mắt: bệnh đau mắt đỏ, ...; tật về mắt: cận thị, viễn thị, ...). 
– Vận dụng được hiểu biết về các giác quan để bảo vệ bản thân và người thân trong gia đình; 
– Tìm hiểu được các bệnh và tật về mắt trong trường học (cận thị, viễn thị,...), tuyên truyền 
chăm sóc và bảo vệ đôi mắt. 
56 
Nội dung Yêu cầu cần đạt 
Hệ nội tiết ở người 
– Chức năng của các tuyến nội 
tiết 
– Bảo vệ hệ nội tiết 
– Kể được tên và nêu được chức năng của các tuyến nội tiết. 
– Nêu được một số bệnh liên quan đến hệ nội tiết (tiểu đường, bướu cổ do thiếu iodine, ...) 
và cách phòng chống các bệnh đó. 
– Vận dụng được hiểu biết về các tuyến nội tiết để bảo vệ sức khoẻ bản thân và người thân 
trong gia đình. 
– Tìm hiểu được các bệnh nội tiết ở địa phương (ví dụ bệnh tiểu đường, bướu cổ). 
Da và điều hoà thân nhiệt ở 
người 
– Chức năng và cấu tạo da 
người 
– Chăm sóc và bảo vệ da 
– Thân nhiệt 
– Nêu được cấu tạo sơ lược và chức năng của da. Trình bày được một số bệnh về da và các 
biện pháp chăm sóc, bảo vệ và làm đẹp da an toàn. 
– Nêu được khái niệm thân nhiệt. Thực hành được cách đo thân nhiệt và nêu được ý nghĩa 
của việc đo thân nhiệt. 
– Nêu được vai trò và cơ chế duy trì thân nhiệt ổn định ở người. 
– Nêu được vai trò của da và hệ thần kinh trong điều hoà thân nhiệt. 
– Trình bày được một số phương pháp chống nóng, lạnh cho cơ thể. Nêu được một số biện 
pháp chống cảm lạnh, cảm nóng. 
– Vận dụng được hiểu biết về da để chăm sóc da, trang điểm an toàn cho da. 
– Thực hiện được tình huống giả định cấp cứu khi cảm nóng hoặc lạnh. 
– Tìm hiểu được các bệnh về da trong trường học hoặc trong khu dân cư. 
– Tìm hiểu được một số thành tựu ghép da trong y học. 
57 
Nội dung Yêu cầu cần đạt 
Sinh sản 
– Chức năng, cấu tạo của hệ 
sinh dục 
– Bảo vệ hệ sinh dục 
– Bảo vệ sức khoẻ sinh sản 
– Nêu được chức năng của hệ sinh dục. 
– Kể tên được các cơ quan và trình bày được chức năng của các cơ quan sinh dục nam và nữ. 
– Nêu được khái niệm thụ tinh và thụ thai. 
– Nêu được hiện tượng kinh nguyệt và cách phòng tránh thai. 
– Kể tên được một số bệnh lây truyền qua đường sinh dục và trình bày được cách phòng 
chống các bệnh đó (bệnh HIV/AIDS, giang mai, lậu,...). 
– Nêu được ý nghĩa và các biện pháp bảo vệ sức khoẻ sinh sản vị thành niên. Vận dụng 
được hiểu biết về sinh sản để bảo vệ sức khoẻ bản thân. 
– Điều tra được sự hiểu biết của học sinh trong trường về sức khoẻ sinh sản vị thành niên 
(an toàn tình dục). 
Môi trường và các nhân tố 
sinh thái 
– Khái niệm môi trường sống, 
các loại môi trường 
– Nhân tố sinh thái vô sinh, 
hữu sinh 
– Nêu được khái niệm môi trường sống của sinh vật, phân biệt được 4 môi trường sống 
chủ yếu: môi trường trên cạn, môi trường dưới nước, môi trường trong đất và môi trường 
sinh vật. Lấy được ví dụ minh hoạ các môi trường sống của sinh vật. 
– Nêu được khái niệm nhân tố sinh thái. Phân biệt được nhân tố sinh thái vô sinh và nhân 
tố hữu sinh (bao gồm cả nhân tố con người). Lấy được ví dụ minh hoạ các nhân tố sinh 
thái và ảnh hưởng của nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật. 

File đính kèm:

  • pdfchuong_trinh_giao_duc_pho_thong_mon_khoa_hoc_tu_nhien.pdf
Bài giảng liên quan