Chuyên đề 1 Giáo dục môi trường thông qua dạy học hóa học ở trường phổ thông

• Các phương hướng chống ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước.

-Tập trung xử lí các nguồn nước thải sinh hoạt.

-Nhà máy, cơ sở sản xuất phải có hệ thống xử lí nước thải để tái sử dụng nước cho sản xuất hoặc thải ra hệ thống nước thải chung của thành phố.

-Nước rác rỉ ra từ các bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt cần được xử lí trước khi hoà lẫn với nước ngầm hoặc nước mặt.

-Sử dụng phân bón hoá học, chất bảo vệ thực vật hợp lí.

-Hướng dẫn, giáo dục, tuyên truyền nếp sống văn minh và ý thức bảo vệ môi trường của mỗi người dân trong đời sống cũng như trong lao động sản xuất.

-Nước thải đã qua xử lí có thể dùng để tưới cây, rửa đường, sử dụng trong xây dựng hoặc trong các dây chuyền công nghệ có sử dụng nước nhằm mục đích làm nguội sản phẩm.

 

ppt125 trang | Chia sẻ: lena19 | Lượt xem: 1181 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề 1 Giáo dục môi trường thông qua dạy học hóa học ở trường phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
iễm nhiễm tập trung trong các đô thị và hai bên đường. Con người sử dụng các loại nhiên liệu như than đá, khí đốt, dầu hoả, củi, rơm rạgây ô nhiễm nhỏ và cục bộ trong nhà và phạm vi nhỏ xung quanh.Vậy khí độc, bụi và sol khí là nguồn gây ô nhiễm khí quyển. Vì sao bụi và sol khí lại gây ô nhiễm môi trường ? Đó là do bụi và sol khí là phương tiện để chứa kim loại nặng trong khí quyển và phát tán trong diện rộng. Chúng không đơn thuần chỉ là gây cản trở tầm nhìn của con người mà còn gây nên sương mù, cản trở sự phản xạ của tia mặt trời, tích tụ các chất độc trên bề mặt thực vật, cây trồng, ăn mòn da, gây kích ứng mắt và cơ quan hô hấp, gây bệnh bụi phổi Lưu huỳnh đioxit : có khối lượng phân tử là 64đvC nên ở gần mặt đất, ngang tầm sinh hoạt của con người, có khả năng hoà tan trong nước cao hơn các khí gây ô nhiễm khác nên dễ phản ứng với cơ quan hô hấp của con người và động vật. Hàm lượng thấp gây sưng niêm mạc, hàm lượng cao gây tức thở, hỗn hợp, viêm loét đường hô hấp. Lưu huỳnh đioxit làm thiệt hại đến mùa màng, nhiễm độc cây trồng, làm bạc màu, mài mòn các tác phẩm nghệ thuật, ăn mòn kim loại, giảm độ bền của các vật liệu vô cơ, hữu cơ, giảm tầm nhìn trong khí quyển khói núi lửa chứa nhiều so2 Cacbon oxit : CO đẩy oxi khỏi hồng cầu làm giảm hồng cầu, giảm khả năng hấp thụ oxi của hồng cầu. Ngộ độc nhẹ có thể gây di chứng hay quên, thiếu máu. Nếu nặng gây ngất, co giật, tê liệt chi hoặc tử vong. Cacbon oxit làm thực vật dễ bị rụng lá, xoắn lá, cây non chết yểu. khói nhà máy chứa nhiều chất gây ô nhiễm- Hiđrosunfua : gây nhức đầu, tổn thương màng nhầy của cơ quan hô hấp, gây ỉa chảy, viêm phổicó thể gây tử vong cho người; thực vật dễ bị rụng lá và giảm khả năng sinh trưởng thể tích- Nitơ oxit : tác dụng với hồng cầu, làm giảm khả năng vận chuyển oxi, gây bệnh thiếu máu.- Nitơ đioxit: gây bệnh nguy hiểm cho tim, phổi, gan, làm phai màu thuốc nhuộm vải, hư hỏng vải bông, ăn mòn kim loại,gây mưa axit- Amoniac : gây mùi khó chịu, viêm loét đường hô hấp cho người, động vật, gây loét giác mạc, thanh quản, khí quản, dễ hoà tan trong nước gây nhiễm độc cho cá và các vi sinh vật trong nước.- Hiđroflorua : gây bệnh sụn xương, viêm phế quản, tổn thương răng, hạn chế độ sinh trưởng của cây, làm rụng lá, lép quả.- Hiđro clorua : Gây tổn thương cho cây trồng, vật nuôi.- Ozon ở tầng đối lưu mà cao sẽ gây tổn thương cho con người và động vật như kích thích cơ quan hô hấp, gây sưng tấy, rát bỏng, mệt mỏi, đau đầu, rối loạn chức năng phổi của người; làm kìm hãm sự sinh trưởng, giảm sản lượng cây trồng. Khi tầng ozon ( ở tầng bình lưu) bị thủng, các tia tử ngoại sóng ngắn dễ dàng từ mặt trời chiếu xuống Trái Đất phá huỷ gen tế bào, gây bệnh xạm da, ung thư da cho con người. Ozon được tạo ra trong quá trình sử dụng các thiết bị điện, hoá chất .Ví dụ: như trong quá trình hoạt động của máy in laze, trong máy photocopy- Mưa axit : trong nước mưa có axit sunfuric,axit sufurơ, axit nitric, axit clohiđriclàm cho nước mưa có pH từ 4,2 đến 6,5 cá biệt có pH = 2. Mưa axit làm tăng độ chua của đất, huỷ diệt rừng, mùa màng, làm hỏng nhà của, cầu cốnglàm tăng khả năng hoà tan của các kim loại nặng trong nước gây ô nhiễm nhiễm hoá học; cây cối hấp thụ các kim loại nặng hoà tan như Cd, Zn đi vào nguồn thực phẩm gây nhiễm độc cho người, gia súc.. Ô nhiễm môi trường khí quyển: Khí quyển có vai trò quan trọng trong việc giữ cân bằng nhiệt lượng. Trái Đất thông qua việc hấp thụ tia tử ngoại phát xạ từ mặt trời đến và phản xạ tia nhiệt từ Trái Đất lên. Tầng đối lưu của khí quyển gần mặt đất nhất, quyết định khí hậu của Trái Đất với thành phần chủ yếu là nitơ, oxi,cacbon đioxit và hơi nước. Các chất ô nhiễm sinh ra do hoạt động của tự nhiên và con người dễ dàng bị xáo trộn để pha loãng hoặc biến đổi trong tầng đối lưu này. Tầng bình lưu xa mặt đất hơn có thành phần chủ yếu gồm ozon, nitơ, oxi. Ozon hoạt động như một lớp màng bao bọc, bảo vệ Trái Đất khỏi những độc hại của tia tử ngoại mặt trời chiếu xuống. Nếu có chất ô nhiễm tới được tầng bình lưu thì sẽ gây nhiễm độc lâu dài. Sự ô nhiễm không khí, cả thành phố bị một lớp khói bao phủ 2.Ô nhiễm môi trường nước - Sự ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi thành phần và tính chất của nước gây ảnh hưởng hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật. Khi sự thay đổi thành phần và tính chất của nước vượt quá một ngưỡng cho phép thì sự ô nhiễm nước đã ở mức nguy hiểm và gây ra một số bệnh ở người (bảng 2).- Sự ô nhiễm có nguồn gốc tự nhiên là do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt... Nước mưa rơi xuống mặt đất, mái nhà, đường phố đô thị, khu công nghiệp... kéo theo các chất bẩn xuống sông, hồ, hoặc các sản phẩm của hoạt động sống của sinh vật, kể cả các xác chết của chúng. Sự ô nhiễm này còn gọi là ô nhiễm diện.- Sự ô nhiễm nhân tạo chủ yếu do xả nước, thải từ các vùng dân cư, khu công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và phân bón trong nông nghiệp... vào môi trường nước. Nước thải chưa xử lý đã đổ ra môi trường sự ônhiễm nước mặt Nguồn nước bị nhiễm axit Các tác nhân và thông số ô nhiễm nguồn nước1. Tác nhân và thông số hoá lí nguồn nước- Màu sắc (colour): nước tự nhiên sạch thường trong suốt và không màu, cho phép ánh sáng môi trường chiếu tới các tầng nước sâu. Khi nước chứa nhiều chất rắn lơ lửng, các loại tảo, các chất hữu cơ... nó trở nên kém thấu quang ánh sáng môi trường. Các sinh vật sống ở tầng nước sâu và đáy phải chịu điều kiện thiếu ánh sáng trở nên hoạt động kém linh hoạt. Các chất rắn chứa trong môi trường nước làm cho hoạt động của các sinh vật sống trong nước khó khăn hơn, một số trường hợp có thể gây chết. Chất lượng nước suy giảm có tác động xấu tới hoạt động sống bình thường của con người. Để đánh giá màu sắc của nước, người ta dùng các máy đo màu hoặc máy đo độ thấu quang của nước.- Mùi và vị (odour and taste): nước tự nhiên sạch không có mùi vị hoặc có mùi vị dễ chịu. Khi trong nước có các sản phẩm phân huỷ chất hữu cơ, chất thải công nghiệp, các kim loại thì mùi vị trở nên khó chịu. Để đánh giá mức độ mùi vị của nước, người ta dùng phương pháp pha loãng cho đến khi không cảm nhận được mùi nữa. Ví dụ, khi nói nước có độ mùi 2, 4, 8... tức là ta phải pha loãng một lượng nước cất bằng 2, 4, 8... lần để nó không còn mùi nữa. Đánh giá vị của nước cũng theo phương pháp tương tự. - Độ đục (turbidity): nước tự nhiên sạch thường không có chứa các chất rắn lơ lửng nên trong suốt và không màu. Khi chứa các hạt sét, mùn, vi sinh vật, hạt bụi, các hoá chất kết tủa thì nước trở nên đục. Nước đục ngăn cản quá trình chiếu ánh sáng môi trường xuống đáy thuỷ vực. Các chất rắn trong nước ngăn cản các hoạt động bình thường của con người và sinh vật. - Nhiệt độ (temperature): nhiệt độ nước tự nhiên phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, thời tiết của lưu vực hay môi trường khu vực. Nước thải công nghiệp, đặc biệt là nhà máy nhiệt điện, nhà máy điện hạt nhân thường có nhiệt độ cao hơn nước tự nhiên trong lưu vực nhận nước cho nên làm cho nước nóng lên (ô nhiễm nhiệt). Nhiệt độ cao của nước làm thay đổi các quá trình sinh, hoá, lý học thường của hệ sinh thái nước. Một số loại sinh vật không chịu được sẽ chết hoặc phải di chuyển đi nơi khác, còn một số khác lại phát triển mạnh mẽ. Sự thay đổi nhiệt độ nước thông thường không có lợi cho sự cân bằng tự nhiên của hệ sinh thái nước. Nhiệt độ cao của nước cũng có thể ảnh hưởng đáng kể đến môi trường không khí (ẩm hơn, sương mù...). Để đo nhiệt độ của nước người ta dùng các loại nhiệt kế khác nhau. -Chất rắn lơ lửng (suspended solid - SS): chất rắn lơ lửng là các hạt chất rắn vô cơ hoặc hữu cơ lơ lửng trong nước có kích thước từ 10-1 đến 10-2 m như khoáng sét, bụi than, mùn... Sự có mặt của chất rắn lơ lửng trong nước gây cho nước đục, thay đổi màu sắc và các tính chất khác. Để xác định hàm lượng chất rắn lơ lửng, người ta thường để lắng sau đó lọc qua giấy lọc chuẩn Whatman GF/C tách ra phần chất lắng, sấy khô và cân.	- Độ cứng (hardness): độ cứng của nước do sự hiện diện của các muối canxi (Ca) và magiê (Mg) trong nước gây ra. Độ cứng của nước được gọi là tạm thời khi chứa các muối cacbonat hoặc bicacbonat Ca, Mg gây ra, loại nước này khi đun sẽ tạo ra kết tủa CaCO3 hoặc MgCO3 và sẽ bớt cứng. Độ cứng vĩnh cửu của nước do các muối sunfat hoặc clorua Ca, Mg gây ra, độ cứng vĩnh cửu thường rất khó loại trừ.- Độ dẫn điện (electric conductivity): độ dẫn điện của nước có liên quan đến sự hiện diện của các ion kim loại của một số như NaCl, KCl, Na2SO4, KNO3 ... trong nước. Tác động ô nhiễm của nước có độ dẫn điện cao thường liên quan đến tính độc hại của các loại ion trong nước. Để xác định độ dẫn điện, người ta thường dùng các máy đo điện trở hoặc cường độ dòng điện.- Độ pH: độ pH của nước được xác định theo công thức: pH= - lgH+ Đối với nước tinh khiết thì pH = 7, khi lượng ion H+ nhiều hơn ion OH- nước có tính axit và pH 7.- Ôxy tự do hoà tan trong nước (dissolved oxygen - DO). Lượng ôxy hoà tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các sinh vật sinh sống trong môi trường nước. Ôxy thường được tạo ra do sự hoà tan ôxy từ khí quyển hoặc do quang hợp của tảo. Nồng độ bão hoà ôxy hoà tan trong nước sạch ở 0C là 14-15 ppm (hay mg/l). Thông thường nước ít khi bão hoà ôxy mà chỉ có khoảng 70-80% so với mức bão hoà, oxi hoà tan trong nước, phụ thuộc vào nhiệt độ, sự phân huỷ hoá chất, sự quang hợp của rong, tảo, độ sâu của nước. Khi DO thấp, các loại sinh vật sống trong nước sẽ giảm hoặc chết vì vậy DO là chỉ số quan trọng để đánh giá sự ô nhiễm của nước.- Nhu cầu oxi hoá học (COD: Chemical Oxygen Demand) COD là lượng oxi cần thiết cho quá trình oxi hoá hoá học các chất hữu cơ có trong nước thành CO2 và H2O. COD là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự ô nhiễm nước vì nó cho biết hàm lượng chất hữu cơ có trong nước. Chỉ số COD biểu thị cả lượng chất hữu cơ không thể oxi hoá bằng vi sinh vật. Do đó, giá trị của COD bao giờ cũng cao hơn giá trị BOD. Đối với nhiều loại nước thải, giữa COD và BOD có mối tương quan nhất định. Vì vậy, nếu thiết lập được mối quan hệ tương quan này có thể dùng phép đo COD để vận hành, kiểm tra hoạt động của nhà máy xử lý nước thải. Nhu cầu oxi sinh hoá (BOD: Biochemical Oxygen Demand): - Nhu cầu oxi sinh hoá là lượng oxi mà vi sinh vật cần dùng để oxi hoá các chất hữu cơ có trong nước theo phương trình phản ứng:Vi khuẩn Chất hữu cơ + O2  CO2 + H2O + Tế bào mới + Sản phẩm trung gian -Trong môi trường nước, khi quá trình oxi hoá sinh học xảy ra thì các vi sinh vật sử dụng cả oxi hoà tan. Quá trình oxi hoá sinh học xảy ra rất chậm và kéo dài. Trong thực tế người ta không thể xác định lượng oxi cần thiết để vi sinh vật oxi hoá hoàn toàn chất hữu cơ trong nước, mà chỉ cần xác định lượng oxi cần thiết ở nhiệt độ 200C trong 5 ngày ở phòng tối để tránh quá trình quang hợp khoảng 70 - 80% nhu cầu oxi được sử dụng và kết quả được biểu thị bằng BOD5 (5 ngày ủ). 2. Các tác nhân hoá học gây ô nhiễm môi trường nước Tác nhân hoá học gây ô nhiễm nước gồm: các kim loại nặng, các anion: nitrat, sunfat, photphat... và thuốc bảo vệ thực vật... + Kim loại nặng: như Hg, Cd, Pb, As, Sb, Cr, Zn... có trong nước với nồng độ lớn đều làm cho nước bị ô nhiễm. Kim loại nặng không tham gia hoặc ít tham gia vào quá trình sinh hoá và thường tích luỹ lại trong cơ thể sinh vật, vì vậy chúng là các chất độc hại đối với sinh vật. Kim loại nặng có mặt trong môi trường nước từ nhiều nguồn như nước thải công nghiệp hoá chất và sinh hoạt, từ đường giao thông, y tế, nông nghiệp, khai thác khoáng sản. Một số nguyên tố như: Hg, Cd, As rất độc đối với sinh vật kể cả ở nồng độ thấp. Do vậy, tiêu chuẩn chất lượng nước, nồng độ các nguyên tố kim loại nặng được quan tâm hàng đầu. Để xác định nồng độ kim loại nặng trong nước người ta có thể dùng nhiều phương pháp khác nhau như phân tích hoá học hoặc phân quang phổ hấp thụ nguyên tử, phương pháp cực phổ...+ Các nhóm anion: NO3-, PO43-, SO42-, các nguyên tố nitơ, photpho, lưu huỳnh ở nồng độ thấp là các chất dinh dưỡng đối với tảo và các sinh vật dưới nước. Khi ở nồng độ cao, các chất này gây ra sự phú dưỡng, hoặc các biến đổi sinh hoá trong cơ thể sinh vật và người. Nước giàu NO3- có thể gây ra bệnh ung thư cho người.+ Thuốc bảo vệ thực vật là những chất độc có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp hóa học, được dùng để phòng trừ các sinh vật có hại cho cây trồng và nông sản, có các tên gọi khác nhau: thuốc trừ bệnh, thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ... Trong sản xuất nông nghiệp chỉ có một phần thuốc trực tiếp tác động đến côn trùng và sâu hại, còn lại rơi vào nước, đất và tích luỹ trong môi trường hoặc các sản phẩm của nông nghiệp. Xác định nồng độ các chất bảo vệ thực vật trong môi trường, người ta dùng phương pháp sắc ký khí.. Ô nhiễm môi trường nước mặt Môi trường nước mặt bao gồm nước ở ao hồ, đồng ruộng, nước ở sông, suối, kênh rạch. Nguồn nước các sông và kênh tải nước thải, các hồ khu vực đô thị, khu công nghiệp và đồng ruộng lúa nước là những nơi thường có mức độ ô nhiễm cao. Nguồn gây ra ô nhiễm nước mặt là các khu dân cư tập trung như thành phố, thị trấn, các hoạt động công nghiệp khai thác mỏ, thuỷ sản, sản xuất nhiệt điện, luyện kim, giao thông thuỷ và sản xuất nông nghiệp. Các dạng ô nhiễm nước mặt thường gặp là các chất hữu cơ, vô cơ, các chất phú dưỡng, ô nhiễm kim loại nặng, hoá chất độc hại, ô nhiễm vi sinh vật và ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật. a. Ô nhiễm kim loại nặng và các chất nguy hại khác, thường gặp ở các lưu vực nước gần khu công nghiệp, khu khai thác khoáng sản, các thành phố lớn. Ô nhiễm kim loại nặng và các chất ô nhiễm khác có tác động rất trầm trọng tới các hoạt động sống của con người và sinh vật. Kim loại nặng và các chất nguy hại khác chậm phân huỷ sẽ tích luỹ theo chuỗi thức ăn của con và động vật, gây nên những bệnh nguy hiểm... Để hạn chế ô nhiễm kim loại nặng và tác hại của nó cần quản lý chặt chẽ nguồn thải, quản lý tốt nguồn thải, sản phẩm nuôi trồng trong môi trường ô nhiễm như cá rau xanh... c. Ô nhiễm nguồn nước mặt bởi dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hoá học là phổ biến ở cả khu thâm canh nông nghiệp. Trong quá trình sử dụng, một lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hoá học bị đẩy vào khu vực nước ruộng, ao, đầm, hồ, sông. Chúng sẽ tích luỹ trong môi trường đất, nước và các sản phẩm nông nghiệp thâm nhập vào cơ thể người và động vật theo chuỗi thức ăn. 3. Ô nhiễm nguồn nước ngầm Nước ngầm là một dạng nước dưới đất, tích trữ trong các lớp đất đá trầm tích, trong các khe nứt, hang cactơ dưới bề mặt Trái đất và có thể khai thác phục vụ cho hoạt động của con người. Nước ngầm là nguồn cung cấp nước sinh hoạt chủ yếu ổ nhiều quốc gia và vùng dân cư trên thế giới. Do vậy ô nhiễm nước ngầm có ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống con người. Các tác nhân gây ô nhiễm nước ngầm có thể là:- Các tác nhân tự nhiên như nhiễm mặn, nhiễm phèn, hàm lượng cao của Fe, Mn, As và một số kim loại khác.- Các tác nhân nhân tạo như các anion, các kim loại nặng và các vi sinh vật...- Suy thoái nguồn nước như mất khả năng khai thác, hạ thấp mức nước....4. Ô nhiễm biển Biển là nơi tiếp nhận phần lớn các chát thải từ lục địa theo các dòng chảy sông, suối, các chất thải từ hoạt động của con người trên biển như khai thác khoáng sản, giao thông vận tải biển. Trong thời gian dài biển sâu còn là nơi đổ các chất độc hại như chất thải phóng xạ của nhiều quốc gia trên thế giới. Ô nhiễm biển khá đa dạng có thể chia thành một số dạng sau: - Gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm trong nước biển như dầu, hoá chất độc.. - Gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm tích tụ trong trầm tích biển vùng ven bờ... - Suy thoái các hệ sinh thái biển như hệ sinh thái san hô, rừng ngập mặn,... Suy giảm trữ lượng các loài sinh vật biển, giảm đa dạng sinh học biển. - Xuất hiện các hiện tượng như thuỷ triều đỏ, tích tụ các chất ô nhiễm trong sản phẩm lấy từ biển. 5. Suy thoái ô nhiễm đất Bình thường hệ sinh thái đất luôn luôn tồn tại ở trạng thái cân bằng. Tuy nhiên khi có mặt của một số chất và hàm lượng của chúng vượt quá khả năng chịu tải của đất thì hệ sinh thái sẽ mất cân bằng và môi trường đất bị suy thoái, ô nhiễm. Nguồn gốc gây ô nhiễm môi trường đất có thể chia ra: - Nguồn gốc tự nhiên: núi lửa, ngập úng, đất bị mặn do xâm nhập thuỷ triều, đất bị vùi lấp do cát bay. - Nguồn gốc nhân sinh: ảnh hưởng chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, giao thông và hoạt động nông nghiệp,... 3. Chất thải Nguồn chất thải vào môi trường gồm 3 dạng chính: rắn, lỏng, khí. Chúng ta quan tâm chung là vấn đề chất thải rắn và các chất thải nguy hại1. Chất thải rắn1.1. Định nghĩaChất thải rắn được hiểu là bất kỳ vật liệu nào ở dạng rắn bị loại bỏ ra mà không được tiếp tục sử dụng như ban đầu.Nguồn và loại chất thải rắnTrên một địa bàn hay một khu nghiên cứu, người ta thường xác định các nguồn thải rác chính sau: Khu dân cư; Thương mại; Thành phố; Công nghiệp; Khu đất trống; Các nhà máy xử lí rác thải; Nông nghiệp 1.2. Các dạng chất thải rắn-Chất thải rắn thực phẩm: Bao gồm phần thừa thãi, không sử dụng được sinh ra trong khâu chuẩn bị, dự trữ nấu ăn...Đặc điểm quan trọng của các loại chất thải này là dễ phân huỷ. Quá trình phân huỷ thường gây ra mùi hôi thối khó chịu của mội số khí độc.- Chất thải rắn bỏ đi: Bao gồm chất thải cháy và không cháy sinh ra từ các hộ gia đình, công sở hoạt động thương mại... như giấy, nhựa vải, cao su, da, gỗ... Chất thải không cháy như thuỷ tinh, vỏ hộp kim loại, nhôm...- Tro, xỉ: vật chất còn lại trong quá trình đốt trong sinh hoạt và trong công nghiệp.- Chất thải rắn xây dựng từ các công trình XD sửa chữa nhà cửa.- Chất thải từ các nhà máy xử lý: chất thải từ các hệ thống xử lí nước, nước thải, nhà máy xử lý chất thải công nghiệp.Chất thải rắn nông nghiệp: các vật chất bỏ đi từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp như gốc rơm rạ, cây trồng, chăn nuôi, bao bì, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật...- Chất thải nguy hại, chất thải hoá chất, sinh học, dễ cháy, dễ nổ hoặc mang tính phóng xạ theo thời gian có ảnh hưởng tới sức khoẻ con người, động vật thực vật.- Trong công nghiệp, các loại khối lượng chất thải rắn phụ thuốc nhiều vào các ngành công nghiệp, các công nghệ sản xuất và quy trình sản xuất. Nguồn chất thải rắn có thể khác nhau ở nơi này nơi khác, khác nhau về số lượng, về kích thước, phân bố không gian. ở các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển, tỷ lệ chất thải nông nghiệp thường cao hơn lượng chất thải công nghiệp, ở một số nước công nghiệp phát triển, tỷ trọng hai loại chất rắn trên có lúc xấp xỉ nhau (1/1). Rác thải ở khắp nơi:ven đường quốc lộ, đường tàu... Rác thải ở khắp nơi: đường tàu, dưới nước, khu du lịch. Chất thải sinh hoạt Dầu nhờnCác phương hướng chống ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước.-Tập trung xử lí các nguồn nước thải sinh hoạt.-Nhà máy, cơ sở sản xuất phải có hệ thống xử lí nước thải để tái sử dụng nước cho sản xuất hoặc thải ra hệ thống nước thải chung của thành phố. -Nước rác rỉ ra từ các bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt cần được xử lí trước khi hoà lẫn với nước ngầm hoặc nước mặt.-Sử dụng phân bón hoá học, chất bảo vệ thực vật hợp lí.-Hướng dẫn, giáo dục, tuyên truyền nếp sống văn minh và ý thức bảo vệ môi trường của mỗi người dân trong đời sống cũng như trong lao động sản xuất.-Nước thải đã qua xử lí có thể dùng để tưới cây, rửa đường, sử dụng trong xây dựng hoặc trong các dây chuyền công nghệ có sử dụng nước nhằm mục đích làm nguội sản phẩm.Ví dụ: sơ đồ dây chuyền công nghệ trạm xử lí nước thải thành phố. Chương 2.gdmt thông qua dh hóa họcI. Quan niệm về giáo dục môi trường Có nhiều định nghĩa GDMT. Tuy nhiên,trong khuôn khổ của việc GDMT thông qua các môn học ở nhà trường có thể hiểu GDMT là một quá trình tạo dựng cho con người những nhận thức và mối quan tâm về môi trường và các vấn đề môi trường. GDMT gắn liền với việc học kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành thái độ và lòng nhiệt tình để hoạt động một cách độc lập hoặc phối hợp nhằm tìm ra giải pháp cho những vấn đề môi trường và ngăn chặn những vấn đề mới có thể xảy ra trong tương lai.II. Mục đích của GDMT1. GDMT trong nhà trường nhằm đạt đến mục đích cuối cùng là người học được trang bị - Một ý thức trách nhiệm sâu sắc với sự phát triển bền vững của Trái đất. - Một khả năng cảm thụ, đánh giá vẻ đẹp của nền tảng đạo 

File đính kèm:

  • pptGDMT thong qua DH HH.ppt
Bài giảng liên quan