Chuyên đề 13: Sự phát triển phôi ở động vật sinh sản hữu tính và sự hình thành phôi xoang

• Giao tử đực được tạo thành: Do các tế bào mầm sinh dục đực sơ khai phân bào đẳng nhiễm tạo ra hàng triệu tế bào tiền thân của các giao tử (tinh nguyên bào). Sau đó những tế bào này trải qua giai đoạn biệt hoá trở thành giao tử đực (tinh trùng)

Giao tử cái được hình thành qua quá trình sinh noãn. Tuy nhiên, từ

ppt18 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 1494 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung Chuyên đề 13: Sự phát triển phôi ở động vật sinh sản hữu tính và sự hình thành phôi xoang, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Chương 1. Giao tửGiao tử được tạo thành từ tế bào mầm (germ cell)Trong sinh sản hữu tính có hai loại giao tử là giao tử đực (tinh trùng)và giao tử cái (trứng). Các giao tử này được sinh ra từ những cơ thể độc lập (loài đơn tính) hoặc từ cùng một cơ thể (loài lưỡng tính). Giao tử đực được tạo thành: Do các tế bào mầm sinh dục đực sơ khai phân bào đẳng nhiễm tạo ra hàng triệu tế bào tiền thân của các giao tử (tinh nguyên bào). Sau đó những tế bào này trải qua giai đoạn biệt hoá trở thành giao tử đực (tinh trùng) Giao tử cái được hình thành qua quá trình sinh noãn. Tuy nhiên, từ một tế bào lưỡng bội ban đầu chỉ tạo ra một giao tử cái (tế bào trứng)1.1.	Cấu tạo của tinh trùngCấu tạo tinh trùng gồm các phần sau: - Đầu: là nơi chứa nhân mang thông tin di truyền của con đực. Ngoài ra còn có một phần gọi là thể đỉnh. - Cổ: là phần nối giữa đầu và đuôi - Phần giữa: là phần tiếp sau cổ, gồm có sợi trục và tế bào chất xung quanh, bên trong có nhiều ti thể. - Đuôi.1.2. Cấu tạo trứng + Noãn hoàng: là các chất dự trữ có trong trứng. Tuỳ theo thành phần cấu trúc mà người ta phân ra 3 loại noãn là: 	Noãng hoàng hidratcacbon	Noãn hoàng mỡ	Noãn hoàng protein Tuỳ theo số lượng noãn hoàng có ở bên trong mà người ta phân biệt 4 loại trứng: 	Trứng giàu noãn hoàng	Trứng trung noãn hoàng	Trứng ít noãn hoàng	Trứng không noãn hoàng + Tế bào chất dưới vỏ + Màng trứngHuman ovumSơ đồ cấu tạo tế bào trứngChương 2. Phát triển phôi ở động vật sinh sản hữu tính2.1. Quá trình phân cắt và tạo phôi nang2.1.1. Đặc tính chung của sự phân cắt trứng - Khái niệm phôi nang: hợp tử phân chia liên tiếp theo nguyên tắc phân bào nguyên nhiễm tạo ra các tế bào mới gọi là các phôi bào và kết quả cuối cùng của quá trình phân cắt này là hình thành nên phôi nang. Sự phân cắt hợp tử tạo phôi nang có các đặc tính: Một là, giai đoạn này cơ thể phôi không lớn lên nhưng số lượng tế bào trong nó tăng lên không ngừng Hai là, do số lượng nhân tăng lên theo cấp số nhân nên lượng DNA cũng tăng lên tương ứng, làm cho tổng số DNA tăng lên rất nhanh. Ba là, sự phân bào làm tăng lên không ngừng làm cho tương quan nhân với tế bào chất dần trở lại tương quan bình thường đặc trưng cho tế bào soma Bốn là, các lần phân chia đầu tiên thường diễn ra đồng loạt các tế bào cùng trong một giai đoạn phân chia. Năm là, có sự phụ thuộc của hình thái phân cắt vào sự phân bố noãn hoàng trong trứng.2.1.2. Quá trình phân cắtCó hai loại phân cắt là: Phân cắt hoàn toàn và phân cắt không hoàn toàn.+ Phân cắt hoàn toàn: Tuỳ theo vị trí các phôi bào, người ta chia thành các loại sau: phân cắt phóng xạ và phân cắt xoán ốc. Phân cắt kiểu phóng xạphân cắt kiểu xoắn ốc+ Phân cắt không hoàn toàn: là sự phân cắt chỉ xảy ra ở một đầu (cực sinh học), là đầu cực có nhân. Phân cắt không hoàn toàn có 2 loại: Phân cắt hình đĩa: là phân cắt chỉ xảy ra ở cực sinh học tạo ra đĩa sao chụp lên khối noãn hoàng bên trong. Phân cắt bề mặt: ban đầu chỉ có nhân ở giữa phân cắt sau đó các nhân con tạo ra một khối hình đĩa và cùng chụp lên trên2.2. Sự tạo phôi nang2.2.1. Phôi nang, quá trình tạo phôi nang diễn ra qua các thời kỳThời kì tiền phôi nang: là kết quả của các lần phân cắt đầu tiên của hợp tử tạo ra một tập hợp tế bào có liên kết lỏng lẻo gọi là phôi nang hay phôi tang (morula). Thời kì phôi nang hoá: lá giai đoạn có các lần phân chia không đồng thời, trong chu kì xuất hiện pha G1, ở trung tâm phôi xuất hiện một xoang nhỏ sau lớn dần lên cho đến khi có kích thước cực đại. Tuỳ theo số lượng và phân bố noãn hoàng sau phân cắt hình thành nên các phôi nang lệch, phôi nang đĩa, phôi nang bề mặt.2.2.2. Sự phôi vị hoá Sự phôi vị hoá là sự tái sắp xếp các tế bào của phôi nang hình thành các lá phôi trong, giữa, ngoài sẽ là tiền đề cho sự biệt hoá các cơ quan sau này. Chỉ có phôi ở động vật đa bào bậc cao mới phát triển qua giai đoạn ba lá phôi. Sự hình thành phôi vị là một bước quan trọng trong việc hình thành nên sơ đồ cấu trúc chính các bọ phận cơ quan trong cơ thể ở các giai đoạn phát triển tiếp theo ở động vật có xương sống. Trong đó: - Lớp ngoài (ngoại bì) sẽ hình thành nên các tế bào của biểu bì và hệ thần kinh.Lớp giữa (trung bì) sẽ tạo ra nhiều cơ quan như tim, thận, tuyến sinh dục, nhiều loại mô liên kết như xương, cơ, gân và các tế bào máu. Lớp trong (nội bì) sẽ tạo màng bao quanh ống tiêu hoá cùng các cơ quan phói hợp như gan, tuỵKết luận Như vậy có thể thấy sự phát triển của phôi của Động vật đa bào bắt đầu từ trứng được thụ tinh, những trứng này ở các loài không có sự khác nhau lắm. Chỉ khi phôi phát triển dần dần mới xuất hiện đặc điểm sai khác. Những cấu trúc nhỏ bé nhất vừa mới thấy của phôi trong quá trình phát triển sẽ có sự phân hoá, loài này biến thành cánh, loài khác biến thành chân, có loài biến thành vây. Sinh học phôi và sự phát triển phôi ra đời, con người hi vọng sẽ điều khiển được quá trình phát triển, khắc phục được các khiếm khuyết của tự nhiên, sáng tạo ra các mẫu sinh vật mới theo ý muốn, điều khiển được giới tính nhằm hoàn thiện cuộc sống của chính mình 

File đính kèm:

  • pptphoi_dong_vat_sinh_san_huu_tinh.ppt
Bài giảng liên quan