Chuyên đề 21: Tập tính động vật và giải thích hiện tượng
I.Khái niệm và phân loại:
1.Khái niệm.
-Tập tính động vật là chuỗi phản ứng trả lời các kích thích của môi trường(bên trong cũng như bên ngoài cơ thể),nhờ đó mà động vật tồn tại và phát triển.
2.Phân loại.
-Tập tính bẩm sinh là chuỗi phản xạ không điều kiện, sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ,đặc trưng cho loài.
Ví dụ:
Chào mừng các bạn đến với bài thuyết trình của nhóm chúng tôi.Nhóm thực hiện :Ngô Thị Quế NgânQuách Thị Lệ QuânTrần Thị Quỳnh TrangGiáo viên hướng dẫn:Huỳnh Thị Cẩm Tú.CHUYÊN ĐỀ 21TẬP TÍNH ĐỘNG VẬT VÀ GIẢI THÍCH HIỆN TƯỢNG.HAPPY NEW YEARMục lục I. Khái niệm và phân loại. II. Các hình thức học tâp chính ở động vật 1.Quen nhờn. 2.In vết. 3.Điều kiện hóa(hay thành lập phản xạ có điều kiện). 4.Học ngầm. 5.Học ngầm. III. Một số tập tính phổ biến ở động vật. 1.Tập tính kiếm ăn-săn mồi. 2.Tập tính sinh sản. 3.Tập tính bảo vệ lãnh thổ. 4.Tập tính di cư. 5. Tập tính xã hội. IV. Ứng dụng. 1.Trong đời sống con người. 2. Giải thích hiện tượng.I.Khái niệm và phân loại: 1.Khái niệm. -Tập tính động vật là chuỗi phản ứng trả lời các kích thích của môi trường(bên trong cũng như bên ngoài cơ thể),nhờ đó mà động vật tồn tại và phát triển. 2.Phân loại. -Tập tính bẩm sinh là chuỗi phản xạ không điều kiện, sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ,đặc trưng cho loài. Ví dụ:-Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống thông qua học tập và rút kinh nghiệm, có thể thay đổi. Ví dụ: Chuột nghe tiếng mèo kêu là bỏ chạy-Tập tính hỗn hợp(gồm tập tính bẩm sinh và tập tính học được). Ví dụ: II.Các hình thức học tập chính ở động vật. 1.Quen nhờn. - Là hình thức học tập đơn giản nhất. Nếu những kích thích lặp đi lặp lại nhiều lần mà không gây nguy hiểm gì, động vật sẽ không có phản ứng trả lời, kích thích sẽ trở thành quen nhờn đối với chúng Ví dụ: chim chích kêu báo động ầm ĩ khi nhìn thấy chim cú xuất hiện, sau đó một lúc thì chúng ngừng kêu vì đã quen với sự có mặt của chim cú. 2.In vết:-Ví dụ: Một đàn ngỗng mới nở đi theo ngỗng mẹ và những con ngỗng mới nở từ lò ấp lại chạy theo người “chủ lò”. Vì đó là hình ảnh đầu tiên mà chúng nhìn thấy khi vừa ra khỏi vỏ. 3.Điều kiện hóa (hay thành lập phản xạ có điều kiện). -Điều kiện hóa đáp ứng (điều kiện hóa kiểu Paplôp) do sự liên kết hai kích thích tác động đồng thời.Bật đèn và cho chó ăn chó sẽ tiết nước bọt. Lặp lại một số lần, sau chỉ cần bật đèn chó đã tiết nước bọt. -Điều kiện hóa thao tác, hành động(điều kiện hóa kiểu Skinnơ) là hình thức liên kết “thử-sai’’. 4.Học ngầm. -Là học không chủ định hay không có ý thức, không biết rõ là mình đã học được, nhưng khi có nhu cầu giải quyết một vấn đề nào đó thì những điều vô tình học được tái hiện lại, giúp cho sự giải quyết vấn đề đó dễ dàng. Ví dụ:Mèo con khám phá căn nhà mới. 5.Học khôn. -Là học có chủ định, có chủ ý, nên trước một vấn đề, trước một tình huống mới cần giải quyết, con vật tìm cách giải quyết bằng sự phối hợp các kinh ngiệm đã có trước đó qua suy nghĩ, phán đoán, qua làm thử. -Ví dụ ; Báo gấm đang tha mồi vừa vồ được, tinh tinh đang dùng que để bắt mối III.Một số tập tính phổ biến ở động vật: 1.Tập tính kiếm ăn-săn mồi. -Phần lớn các tập tính kiếm ăn và săn mồi là các tập tính học được, hình thành trong quá trình sống, qua học tập ở bố mẹ hoặc đồng loại hoặc qua trải nghiệm của bản thân. -Ở động vật bậc cao có hệ thần kinh phát triển, các tập tính học được càng phong phú và phức tạp.2.Tập tính sinh sản. a) Khái niệm.-Tập tính sinh sản là chuỗi những hoạt động của động vật có liên quan đến hoạt động sinh sản của cơ thể và loài.-Phần lớn các tập tính sinh sản thuộc loại tập tính bẩm sinh mang tính bản năng.-Thường bao gồm rất nhiều pha hoạt động kế tiếp nhau, thể hiện dưới dạng một chuỗi phản xạ. b) Ý nghĩa: -Giúp cho quá trình sinh sản đạt dược mục đích, duy trì sự phát triển của nòi giống và loài.3.Tập tính bảo vệ lãnh thổ: a) Khái niệm: -Là những hoạt động chiếm giữ, bảo vệ lãnh thổ của động vật trước cá thể cùng loài hay khác loài.Tập tính bảo vệ lãnh thổ biểu hiện rất khác nhau ở mỗi loài thông qua các phương tiện mà chúng sử dụng để bảo vệ lãnh thổ. b) Ý nghĩa: -Giúp động vật bảo vệ nơi cư trú, nguồn thức ăn.Hoạt động đấu tranh bảo vệ lãnh thổ còn là cơ hội để động vật chọn bạn tình, kết đôi vào mùa sinh sản hoặc phân chia thứ bậc trong đàn. 4.Tập tính di cư: a) Khái niệm: -Là hoạt động thường thấy ở một số loài chim, cá và thường xảy ra theo mùa. Động vật di chuyển một quãng đường rất dài để tìm nơi cư trú mới; sau một thời gian, chúng lại quay về chỗ cũ. -Tập tính di cư mang tính chu kì xảy ra do tác động của các điều kiện của môi trường(nguồn thức ăn, khí hậu, nơi ở, kẻ thù) và của yếu tố nội tiết b) Ý nghĩa: -Di cư giúp động vật tránh được điều kiện sống khắc nghiệt và nguy hiểm đối với sự tồn tại của chúng; đồng thời giải quyết được các nhu cầu sống cho chúng như thức ăn, nơi ở, nơi sinh sản, 5. Tập tính xã hội: a) Khái niệm: -Là tập tính sống thành bầy, đàn của nhiều loài động vật -Tập tính bao gồm nhiều loại khác nhau như: tập tính thứ bậc, tập tính hợp tác, tập tính phân công lao động trong đàn-Tập tính phân công lao động thể hiện rất rõ trong đàn ong: con ong chúa thực hiện chức năng sinh sản, các ong thợ lao động xây tổ và chiến đấu bảo vệ tổ.-Trong mỗi đàn gà bao giờ cũng thể hiện mối quan hệ thứ bậc của chúng: con đầu đàn có thể mổ bất kì những con khác trong đàn; con thứ hai có thể mổ các con còn lại trừ con đầu đànIV. Ứng dụng: 1.Trong đời sống con người. -Nhiều động vật hoang dã đã được con người chọn lọc, thuần dưỡng từ thời xưa trở thành gia súc ngày nay (trâu,bò,lợn,gà,chó, mèo .) . -Trong sản xuất nông nghiệp, phát triển nhiều nhóm côn trùng trong việc tiêu diệt nhiều nhóm sâu hại cây trồng( bọ rùa, ong mắt đỏ ,..). -Các nhà nghiên cứu còn dựa vào tập tính giao phối của nhiều côn trùng gây hại, đã tạo ra cá thể bất thụ. -Trong các rạp xiếc, người ta đã làm thay đổi tập tính của nhiều loài thú dữ ( hổ, báo, sư tử, voi) khiến chúng trở nên thuần phục và tuân thủ những hiệu lệnh của người dạy nuôi thú trong các màn biểu diễn.2. Giải thích hiện tượng: *Tại sao chim và cá di cư? Khi di cư chúng định hướng bằng cách nào?-Nguyên nhân: Chim di cư thường do thời tiết thay đổi, điều kiện sống gặp nhiều khó khăn,khan hiếm thức ăn. Cá di cư chủ yếu do thói quen sinh sản.-Khi di cư, động vật trên cạn (chim) định hướng nhờ vị trí của mặt trời, trăng, sao, địa hình. Còn cá định hướng nhờ thành phần hóa học của nước và hướng dòng chảy. *Tại sao tập tính của động vật bậc thấp hầu hết là tập tính bẩm sinh và số lượng tập tính học được của động vật liên quan đến mức độ phát triển của hệ thần kinh và tuổi thọ của chúng ? Ở động vật bậc thấp: + Hệ thần kinh có cấu trúc đơn giản, số lượng tế bào ít khả năng học tập rất thấp, việc học tập và rút kinh nghiệm rất khó khăn. + Tuổi thọ ngắn không có nhiều thời gian cho việc học tập. Do vậy: Tập tính bẩm sinh là tập tính chủ đạo trong đời sống của các động vật bậc thấp. 3.Số lượng tập tính học được của động vật liên quan đến mức độ phát triển của hệ thần kinh và tuổi thọ của chúng: Ở người và động vật bậc cao:+ Hệ thần kinh phát triển, (đặc biệt là não bộ, vỏ não ở người) rất thuận lợi cho việc học tập và rút kinh nghiệm. Do vậy: Tập tính học được ngày càng được bổ sung, hoàn thiện và chiếm ưu thế hơn so với phần tập tính bẩm sinh.+ Tuổi thọ dài cho phép động vật thành lập nhiều phản xạ có điều kiện, hoàn thiện các tập tính phức tạp, thích ứng với các điều kiện sống luôn biến đổi.Cám Ơn Các Bạn Đã Theo Dõi Bài Thuyết Trình Của Nhóm Chúng Tôi.
File đính kèm:
- tap_tinh.ppt