Chuyên đề Biến đổi khí hậu và thích nghi ở thành phố Hồ Chí Minh
TPHCM sẽ phải đối diện với những chuỗi mưa lớn ngày càng tăng lên. Mức độ tăng của lượng mưa và của nước sông gia tăng nhanh hơn cả sự gia tăng của mực nước biển
Hậu quả của biến đổi khí hậu dẫn đến tình trạng mưa cực đoan, lượng mưa hằng năm không tăng nhưng cường độ mưa tăng, điều này sẽ làm cho TP.HCM ngập lụt nhiều hơn, nguy hiểm hơn.
Theo tính toán, lượng mưa trung bình khu vực TP.HCM năm 2020 là 1.857mm, nhưng vào năm 2070 tăng tối đa thêm 343mm
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINHViện Khoa Học Công Nghệ Và Quản Lý Môi TrườngCHUYÊN ĐỀ 6BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ THÍCH NGHI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHGVBM: NGUYỄN THỊ KIỀU DIỄMNHÓM 1Lại Văn Phạm GiàuLê Minh HiếuVũ Văn ĐoanLê Duy LợiPhạm Ngọc NamChâu Văn Đức1. CÁC KHÁI NIỆM VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬUBiến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và/hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn.Biến đổi khí hậu có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất.Biến đổi khí hậu gần đây được kết luận là do hành vi của con người và quá trình tự nhiên gây nên. Biến đổi khí hậu là: Những thay đổi theo thời gian của các hình thái thời tiết trên toàn thế giới nhiệt độ trung bình tăng hay còn gọi là “sự nóng dần lên của trái đất” tăng nồng độ khí nhà kính hay “khí các-bon” thải ra từ các hoạt động của con người và đọng lại trong khí quyển”.2. Biểu hiện của biến đổi khí hậu ở TP. Hồ Chí Minh 2.1. Nhiệt độ tăng cao - lượng CO2 và các loại khí gây hiệu ứng nhà kính tăng cao. Theo Cục Bảo vệ môi trường cho biết tổng lượng phát thải khí nhà kính của VN mỗi năm khoảng 120,8 triệu tấn - So với nhiệt độ trung bình hiện tại 27,6oC, năm 2030 có thể tăng thêm 0,31oC, 2070 tăng thêm 3,28oC, 2100 tăng thêm tới 5,23oC. Mức tăng nhiệt độ này chắc chắn gây ra nhiều nguy hiểm cho cuộc sống người dân và hoạt động của thành phốNhiệt độ trái đất đang tăng dần lên, điều này đã thấy rõ khi đo nhiệt độ tại TP.Hồ Chí Minh năm nay đã tăng thêm 0.5 độ CNhiệt độ trái đất tăng lên, không chỉ là nguyên nhân gây nên lũ lụt, thời tiết cực đoan mà còn trực tiếp gây nên nhiều loại bệnh tật, dịch bệnh, làm giảm sức khỏe cộng đồng.Tác nhân chính gây biến đổi khí hậu2.2. Mưa thay đổi thất thường TPHCM sẽ phải đối diện với những chuỗi mưa lớn ngày càng tăng lên. Mức độ tăng của lượng mưa và của nước sông gia tăng nhanh hơn cả sự gia tăng của mực nước biểnHậu quả của biến đổi khí hậu dẫn đến tình trạng mưa cực đoan, lượng mưa hằng năm không tăng nhưng cường độ mưa tăng, điều này sẽ làm cho TP.HCM ngập lụt nhiều hơn, nguy hiểm hơn.Theo tính toán, lượng mưa trung bình khu vực TP.HCM năm 2020 là 1.857mm, nhưng vào năm 2070 tăng tối đa thêm 343mm2.3 Nước biển dâng Hậu quả của biến đổi khí hậu là hiện tượng băng tan ở hai đầu cực, nước biển ngày càng dâng cao, gây hiểm họa khôn lường cho sự phát triển kinh tế xã hội của TP.HCM TPHCM là thành phố bị ảnh hưởng lớn thứ 5 tại Việt Nam và đồng thời là khu vực đô thị lớn nhất bị ảnh hưởng với 43% diện tích đe dọa sẽ bị ngập vĩnh viễn. Hơn 12% dân số TPHCM sẽ bị ảnh hưởng do hiện tượng ngập vĩnh viễn. Khoảng 4,3%, tức 9.200 km đường quốc lộ và tỉnh lộ hiện có có thể bị chìm vĩnh viễn, trong đó có cả 574 km đê bao. Gần 90% cơ sở hạ tầng giao thông bị ảnh hưởng nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long xung quanh TPHCM.Tại TPHCM, diễn biến triều cường tăng liên tục và đỉnh triều kỷ lục 1,55m là “minh chứng rõ nét nhất cho hệ quả tất yếu của biến đổi khí hậu” Việc xây dựng cơ sở hạ tầng, các khu nhà ở mọc lên nhanh vùn vụt cùng với tốc độ phát triển đô thị có đưa đến những tác động tiêu cực khiến nạn triều cường trầm trọng hơn.Giáo sư-Tiến sĩ Khoa học Lê Huy Bá, Viện Trưởng Viện Khoa học - Công nghệ và Quản lý Môi trường, Đại học Công nghiệp Thành phố cho biết, xuất phát từ nguyên lý cân bằng nước, khi tổng lượng nước (ở đô thị là nước mưa và nước thải) vượt quá lượng nước có thể tiêu thoát qua hệ thống cống hay trực tiếp chảy vào sông, hoặc kênh rạch sẽ gây ra ngập lụt.Biến đổi khí hậu làm nước biển dâng còn đe dọa, làm thay đổi đến hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ - được xem là lá phổi của TP.HCM.2.4 Gió bão Trong những năm gần đây xuất hiện nhiều cơn bão, theo các nhà khoa học nhận định là càng ngày càng mạnh, di chuyển phức tạp. Biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng và TP.HCM khó có thể ứng phó kịp thời vì nơi đây, người dân không có kinh nghiệm tránh bão, những ngôi nhà “siêu mỏng”,các khu ổ chuột, khó có khả năng chịu được những cơn bão nhỏ.3.Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ở TP.Hồ Chí Minh 3.1 Hệ sinh thái nước - Biến đổi khí hậu đã gây ra tình trạng thiếu nước vào mùa khô trong khu vực, thiếu nước cho tưới tiêu, sản xuất và sinh hoạt. Vào mùa khô, xâm nhập mặn lấn sâu vào đất liền tăng khả năng thiếu nước sạch cho sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp. Tình trạng này diễn biến nghiêm trọng hơn tại những khu dân cư - Nếu tình trạng này vẫn không được ngăn chặn thì mùa khô những năm tiếp theo nguy cơ thiếu nước ngọt sẽ rất cao. 3.2. Con người Kết quả nghiên cứu của GS.TSKH Trương Quang Học và GS.TS Trần Đức Hinh, Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Sốt rét ký sinh trùng và côn trùng Trung ương cho thấy: Bệnh tật và sự chết chóc dưới tác động của biến đổi khí hậu là một quá trình liên quan với nhau, thông qua nhiều cơ chế tác động và khâu cuối cùng là nguyên nhân gây bệnh dẫn đến ốm đau và tử vong cho con người những hiện tượng cực đoan của khí hậu gây chết người và mùa màng thất bát dẫn đến dịch bệnh, suy dinh dưỡng gia tăng làm giảm khả năng kháng bệnh ở người Do ô nhiễm nguồn nước và không khí vì biến đổi khí hậu gây các bệnh phổi; thành phần vật truyền nhiễm (véc tơ truyền bệnh) có giai đoạn sống trong nước thay đổi, nên thay đổi về nhịp điệu và bản chất các dịch bệnh do véc tơ truyền; gia tăng các bệnh truyền qua môi trường nước nhất là sau các trận lũ lụt, ngập úng. 4.Thành phố Hồ Chí Minh thích ứng với biến đổi khí hậu Để ứng phó và thích nghi với BĐKH, thành phố đã và đang triển khai nhiều giải pháp để chũ động ứng phó và tiến tới thích nghi với hiện tượng này. Cần chú trọng các giải pháp cho việc thích nghi vì chỉ có thích nghi mới tạo nên sự phát triển bền vững và tồn tại . Mới đây,UBND thành phố cùng với thành phố Amxtecdam của Hà Lan ký biên bản ghi nhớ thỏa thuận hợp tác thực hiện dự án “thành phố Hồ Chí Minh phát triển về hướng biển Đông thích ứng BĐKH” là một ví dụ điển hình.Bên cạnh đó, TPHCM đã chi gần 4.000 tỷ đồng để ứng phó với biến đổi khí hậu, Số tiền này sẽ dành cho việc thực hiện 30 đề án ứng phó biến đổi khí hậu từ nay đến năm 2015. Trong đó có 4 lĩnh vực được ưu tiên đầu tư trước là “ tài nguyên nước; năng lượng; quản lý chất thải và quản lý tài nguyên đất.”
File đính kèm:
- Bien_doi_khi_hau_va_thich_nghi_o_TP_HCM.ppt