Chuyên đề: Biện pháp dạy học phân môn Tập đọc Khối 2 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Là

* Hướng dẫn tìm hiểu nghĩa của từ ngữ trong bài và nội dung bài đọc.

 Hướng dẫn tìm hiểu nghĩa của từ ngữ trong bài.

 - Những từ ngữ cần tìm hiểu nghĩa:

 + Từ ngữ khó đối với hs được chú giải ở sau bài đọc.

 + Từ ngữ phổ thông mà hs địa phương chưa quen

 + Từ ngữ đóng vai trò quan trọng để hiểu nội dung bài đọc

 - Cách hướng dẫn hs tìm hiểu nghĩa của từ ngữ.

 + HS có thể tự tìm hiểu nghĩacủa từ ngữ bằng cách đọc phần giải nghĩa trong sgk. Bên cạnh đó, gv cũng có thể dựa vào vốn từ hs đã có để giải nghĩa, giải nghĩa bằng đồ dùng dạy học (hiện vật, tranh vẽ, mô hình, .)

 

docx4 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 17/05/2023 | Lượt xem: 109 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung Chuyên đề: Biện pháp dạy học phân môn Tập đọc Khối 2 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Là, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
CHUYÊN ĐỀ
BIỆN PHÁP DẠY HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC KHỐI 2
Người báo cáo : Phạm Thị Là 
 Ngày báo cáo : 26/10/2017 
NỘI DUNG
 A. Phần lý thuyết:
 I) Lý do mở chuyên đề: 
 Sự đổi mới phương pháp dạy học và trình độ tiếp thu của học sinh ngày càng tiến bộ dẫn đến nhiều phương pháp dạy học truyền thống đã không còn phù hợp với tình hình giảng dạy - học tập hiện nay. Thế nhưng vẫn còn một số giáo viên còn lúng túng trong việc lựa chọn phương pháp , hình thức tổ chức dạy học cũng như qui trình giảng dạy. Từ những thực tế đó cho nên tổ chuyên môn 2 quyết định mở chuyên đề nhằm giúp giáo viên trong tổ nắm chắc phương pháp , hình thức tổ chức dạy học cũng như qui trình giảng dạy phân môn tập đọc lớp 2 như sau: 
 II) Cấu trúc và nội dung chương trình phân môn tập đọc lớp2: 
 1. Cấu trúc chương trình: 
 - Thời lượng chương trình: 105 tiết / 35 tuần trong đó: 
 + Tập đọc: 93 tiết. 
 + Ôn tập giữa kì và cuối kì: 12 tiết. 
 2. Nội dung dạy học: 
 * HS cần đạt yêu cầu tối thiểu: 
 - Đọc đúng, kể cả một số tên riêng nước ngoài. 
 - Tốc độ đọc giữa HKI 35 tiếng / phút. HKI 40 tiếng / phút , giữa HKII 45 tiếng / phút, cuối HKII 50 tiếng / phút. 
 * Tiến trình giờ dạy trong giờ tập đọc: (Đối với dạng bài tập đọc 1tiết). 
 - Ngoài các việc: (kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài, củng cố - dặn dò) thì phần bài mới đựơc tiến hành như sau: 
 HĐ1: Luyện đọc.
 - GV đọc mẫu, tóm tắt nội dung bài. 
 - Gọi 1 hs đọc tốt đọc mẫu ( Tùy vào hs từng lớp) 
 - Cho hs đọc nối tiếp câu ( mỗi hs đọc 1 câu), kết hợp rút từ khó luyện đọc. 
 - Cho hs đọc nối tiếp đoạn, kết hợp rút từ giải nghĩa. HD đọc câu khó( ngắt nghỉ)
- Giúp hs hiểu các từ tăng cường tiếng việt (nếu có). 
 - Cho hs luyện đọc theo nhóm. ( giáo viên có thể tổ chức cho lớp mình theo nhóm đôi hoặc 4 hay tùy vào tình hình học sinh của lớp.)
 - Gọi một số nhóm đọc trước lớp . (tùy vào thời gian của tiết học), Có thể cho các nhóm nối tiếp đọc đoạn
 - GV cho hs đọc đồng thanh ( 1 đoạn hoặc cả bài)
 HĐ2: Tìm hiểu bài. 
 - Gv nêu câu hỏi SGK yêu cầu hs lần lượt trả lời (tùy theo từng nội dung câu hỏi, từng bài mà gv có thể chẻ nhỏ câu hỏi để phù hợp với từng đối tượng hs của từng lớp); Cho học sinh đọc thầm hoặc thành tiếng.
 - Khi dạy gv chú ý đến chuẩn kiến thức kĩ năng và nội dung được điều chỉnh. (Đối với những câu hỏi khó gv có thể hỏi những hs hoàn thành tốt )
 HĐ3: Luyện đọc lại. 
 - Gv đọc diễn cảm từng đoạn hoặc cả bài. 
 - Gv lưu ý hs về giọng điệu chung của đoạn hoặc bài, những câu cần chú ý. Đối với lớp 2, đọc diễn cảm chưa phải là nhu cầu bắt buộc. Do đó tùy thuộc hs của lớp, gv có thể xác định mức độ cho phù hợp. 
 - Từng hs hoặc nhóm hs thi đọc. GV uốn nắn cách đọc cho hs.
 - Hướng dẫn học thuộc lòng (nếu sgk yêu cầu). 
 ( Đối với dạng bài tập đọc 2 tiết).
 Tiết 1: Chỉ dạy hoạt động luyện đọc .
 Tiết 2: Chỉ dạy hoạt động 2 (tìm hiểu bài) và hoạt động 3 ( luyện đọc lại).
 * Việc đọc mẫu của giáo viên: 
 - Đọc toàn bài: Thường nhằm giới thiệu gây xúc cảm, tạo hứng thú và tâm thế học đọc của hs. Căn cứ trình độ hs, gv có thể đọc 1 hoặc 2 lần, theo mục đích đề ra. 
 - Đọc câu đoạn: Nhằm hướng dẫn, gợi ý hoặc tạo tình huống để hs nhận xét, giải thích, tự tìm ra cách đọc
 - Đọc từ, cụm từ: Nhằm sửa phát âm sai và rèn cách đọc đúng cho hs. 
 * Hướng dẫn tìm hiểu nghĩa của từ ngữ trong bài và nội dung bài đọc. 
 Hướng dẫn tìm hiểu nghĩa của từ ngữ trong bài.
 - Những từ ngữ cần tìm hiểu nghĩa: 
 + Từ ngữ khó đối với hs được chú giải ở sau bài đọc. 
 + Từ ngữ phổ thông mà hs địa phương chưa quen
 + Từ ngữ đóng vai trò quan trọng để hiểu nội dung bài đọc 
 - Cách hướng dẫn hs tìm hiểu nghĩa của từ ngữ.
 + HS có thể tự tìm hiểu nghĩacủa từ ngữ bằng cách đọc phần giải nghĩa trong sgk. Bên cạnh đó, gv cũng có thể dựa vào vốn từ hs đã có để giải nghĩa, giải nghĩa bằng đồ dùng dạy học (hiện vật, tranh vẽ, mô hình,.)
 Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài. 
 - Ngoài những câu hỏi trong sgk, gv nêu và yêu cầu hs trả lời. Để giúp hs hiểu bài, gv cần có thêm những câu hỏi phụ, những yêu cầu, những lời giảng bổ sung.
 - Trong quá trình tìm hiểu bài, gv cần chú ý rèn cho hs cách trả lời câu hỏi, diễn đạt ý bằng câu văn gắn gọn, rõ. 
 * Hướng dẫn đọc và học thuộc lòng. 
 - Luyện đọc thành tiếng.
 Luyện đọc thành tiếng bao gồm các hình thức: từng hs đọc, một nhóm ( cả bàn, cả tổ) đọc đồng thanh, cả lớp đọc đồng thanh. 
 Trong việc luyện đọc cho hs, gv cần biết nghe hs đọc để có cách rèn luyện thích hợp với từng em và cần khuyến khích hs trong lớp trao đổi, nhận xét về chỗ được, chỗ chưa được của bạn, nhằm giúp hs được kinh nghiệm để đọc tốt hơn
- Luyện đọc thầm.
 GV giao nhiệm vụ cụ thể cho hs nhằm định hướng việc đọc - hiểu (đọc câu đoạn hay khổ thơ nào; đọc để biết, hiểu, nhớ điều gì? )
 - Luyện đọc thuộc lòng
 Ở những bài dạy có yêu cầu học thuộc lòng, gv cần cho hs luyện đọc kĩ hơn. Có thể ghi bảng một số từ làm điểm tựa cho hs dễ nhớ và đọc thuộc, sau đó xóa dần hết từ điểm tựa để hs tự nhớ và đọc thuộc toàn bộ; hoặc tổ chức cuộc thi hay trò chơi luyện học thuộc lòng một cách nhẹ nhàng gây hứng thú cho hs.( Có thể giao bài cho từng đối tượng học sinh đọc tại lớp cho phù hợp)
 * Ghi bảng: 
 - Nội dung ghi bảng nói chung cần ngắn gọn, súc tích, bảo đảm tính khoa học và tính sư phạm. Hình thức trình bày bảng cần mang tính thẩm mỹ, có tác dụng giáo dục hs. Việc ghi bảng cần được kết hợp nhịp nhàng với tiến trình dạy học nhằm đưa lại hiệu quả trực quan tốt nhất. 
 * Một số trò chơi học tập: 
 Yêu cầu giúp hs củng cố những kiến thức đã học ở môn tiếng việt, rèn luyện kĩ năng nghe, nói , đọc ,viết, kích thích kĩ năng ứng xử ngôn ngữ. Rèn tư duy linh hoạt, tác phong nhanh nhẹn, tháo vát, tự tin. Giáo dục tư tưởng hs, tình cảm tốt đẹp cho hs.
 + Thi đọc tiếp sức.
 - Chuẩn bị: đồng hồ, mỗi hs một quyển sách giáo khoa, số nhóm thi. 
 - Thực hành: Các nhóm cử số người bằng nhau để tham gia thi, đứng thành hàng ngang. Lần lượt mỗi em đọc 1 câu, quay vòng từ đầu đến cuối cho đến hết bài, gv tính thời gian của mỗi nhóm. 
 - Trừ điểm: sai, lẫn, thiếu, thừa tiếng, đọc trước câu văn, đọc vượt quá 1 câu theo quy định.
 - Nhận xét và tuyên dương nhóm đọc hay và nhanh nhất. 
 + Thả thơ . 
 - Hai nhóm quay mặt vào nhau.
 - Gv phát phiếu cho mỗi đội (mỗi phiếu ghi 1 câu đầu khổ thơ hoặc tiếng đầu của dòng thơ. 
 - Mỗi phiếu được thả vào một người. 
 - 1 người đọc to, rõ, đúng với câu (khổ thơ) trong phiếu được 1 bông hoa 
 - Nếu đếm 1 đến 5 vẫn không đọc được sẽ không được bong hoa, đọc lâu hoặc ngắc ngứ hay phạm lỗi bị trừ bông hoa 
 - Kết thúc gv nhận xét tuyên dương nhóm làm tốt. 
 + Đọc thơ truyền điện 
 - Hai nhóm quay mặt vào nhau	
 - Một hs nhóm này (nhóm đọc trước ) đọc 1 câu rồi kêu tên 1 người nhóm kia đọc. Sau đó người đó lại kêu tên người của nhóm này, cứ thế cho đến hết. 
 - Đếm 1 đến 5 mà hs đó vẫn không đọc được là bị điện giật. Nhóm nào hs bị điện giật nhiều là thua cuộc.
 - Tuyên dương nhóm còn lại. 
 * Trên đây là một số phương pháp dạy tích cực của môn tập đọc, tùy từng điều kiện hoàn cảnh, tùy từng bài dạy mà gv nên lựa chọn một số phương pháp dạy phù hợp với tiết dạy của mình sao cho đạt hiệu quả cao nhất . Khi sử dụng các phương pháp cần tránh sự gò bó, áp đặt gây mất hứng thú trong hs. Các loại sgv và bài soạn chỉ là những tài liệu tham khảo giúp gv có phương hướng dạy tốt bài của mình, tránh áp dụng rập khuôn theo các sách đó.Và chú ý dạy bám sát theo chuẩn kiến thức kĩ năng.

File đính kèm:

  • docxchuyen_de_bien_phap_day_hoc_phan_mon_tap_doc_khoi_2_nam_hoc.docx
Bài giảng liên quan