Chuyên đề Chuẩn kiến thức - Kĩ năng môn mĩ thuật trung học cơ sở

 Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng là những điều giải thích chuẩn, chỉ ra những nội dung cụ thể cần đạt được về kiến thức, kĩ năng và định hướng thái độ đối với từng chuẩn.

 

 

ppt25 trang | Chia sẻ: haha | Lượt xem: 3926 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Chuẩn kiến thức - Kĩ năng môn mĩ thuật trung học cơ sở, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO HƯƠNG TRÀTRƯỜNG THCS HƯƠNG TOÀNCHUẨN KIẾN THỨC-KĨ NĂNGMÔN MĨ THUẬT THCSGiáo viên trình bày: Huỳnh Thị Thanh UyênCHUYÊN ĐỀTổ anh văn - nghệ thuật	A. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG1. Chuẩn Khái niệm: “Chuẩn” là những yêu cầu, tiêu chí (có thể gọi chung là yêu cầu hoặc tiêu chí) tuân thủ những nguyên tắc nhất định, được dùng để làm thước đo đánh giá hoạt động, công việc, sản phẩm của lĩnh vực nào đó; đạt được những yêu cầu của Chuẩn là đạt được mục tiêu mong muốn của chủ thể quản lí hoạt động, công việc, sản phẩm đó.Yêu cầu của Chuẩn là sự cụ thể hoá, chi tiết, tường minh; Chuẩn chỉ ra những căn cứ để đánh giá chất lượng. Yêu cầu có thể được đo thông qua chỉ số thực hiện. 2. Những yêu cầu cơ bản của Chuẩn Chuẩn phải có tính khách quan, không lệ thuộc vào quan điểm hay thái độ chủ quan của người sử dụng Chuẩn;Chuẩn phải có hiệu lực ổn định cả về phạm vi lẫn thời gian áp dụng; Đảm bảo tính khả thi, có nghĩa là Chuẩn đó có thể đạt được; Đảm bảo tính cụ thể, tường minh và có tính định lượng;Đảm bảo không mâu thuẫn với các Chuẩn khác trong cùng lĩnh vực hoặc những lĩnh vực có liên quan.3. Chuẩn kiến thức, kĩ năng	Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình môn học là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của môn học mà HS cần phải và có thể đạt được sau mỗi đơn vị kiến thức (mỗi bài/chủ đề/chủ điểm). 	Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Mĩ thuật là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của môn Mĩ thuật mà HS cần phải và có thể đạt đượcChuẩn KT-KN là căn cứ để:Biên soạn sách giáo khoa và các tài liệu hướng dẫn dạy học, kiểm tra, đánh giá, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá.Chỉ đạo, quản lí, thanh, kiểm tra thực hiện dạy học, kiểm tra, đánh giá, sinh hoạt chuyên môn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lí và giáo viên. Xác định mục tiêu của mỗi giờ học, mục tiêu của quá trình dạy học đảm bảo chất lượng giáo dục.Xác định mục tiêu kiểm tra, đánh giá đối với từng bài kiểm tra, bài thi; đánh giá kết quả giáo dục từng môn học, lớp học, cấp học.Các mức độ về kiến thức Mức độ cần đạt được về kiến thức được xác định theo 6 mức độ: 	1/ nhận biết 	2/ thông hiểu	3/ vận dụng	4/ phân tích	5/ đánh giá 	6/ sáng tạo Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin, ghi nhớ, tái hiện thông tin, nhắc lại một loạt dữ liệu, từ các sự kiện đơn giản đến các lí thuyết phức tạp.Thông hiểu: Là khả năng nắm được, hiểu được ý nghĩa của các khái niệm, hiện tượng, sự vật; giải thích được, chứng minh được.Vận dụng: Là khả năng sử dụng các kiến thức đã học vào một hoàn cảnh cụ thể mới: vận dụng nhận biết, hiểu biết thông tin để giải quyết vấn đề đặt ra; là khả năng đòi hỏi học sinh phải biết vận dụng kiến thức, biết sử dụng phương pháp, nguyên lí hay ý tưởng để giải quyết một vấn đề nào đó. Phân tích: Là khả năng phân chia một thông tin ra thành các phần thông tin nhỏ sao cho có thể hiểu được cấu trúc, tổ chức của nó và thiết lập mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng.Đánh giá: Là khả năng xác định giá trị của thông tin: bình xét, nhận định, xác định được giá trị của một tư tưởng, một nội dung kiến thức, một phương pháp. Sáng tạo: Là khả năng tổng hợp, sắp xếp, thiết kế lại thông tin; khai thác, bổ sung thông tin từ các nguồn tư liệu khác để sáng lập một hình mẫu mới.Tuy nhiên, trong CTGDPT, chủ yếu đề cập đến 3 mức độ đầu. Các mức độ còn lại chú trọng phát huy năng khiếu, sở trường, năng lực sáng tạo của học sinh.Các mức độ về kĩ năngKĩ năng: Biết vận dụng các kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi, giải bài tập, làm thực hành; có kĩ năng tính toán, vẽ hình, dựng biểu đồ,...Thông thường kĩ năng được xác định theo 3 mức độ: 1/ Thực hiện được2/ Thực hiện thành thạo3/ Thực hiện sáng tạo Tuy nhiên, trong CTGDPT, chủ yếu đề cập đến 2 mức độ đầu; mức độ còn lại chú trọng phát huy năng khiếu, sở trường, năng lực sáng tạo của học sinh. Hướng dẫn thực hiện chuẩn KT, KN	Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng là những điều giải thích chuẩn, chỉ ra những nội dung cụ thể cần đạt được về kiến thức, kĩ năng và định hướng thái độ đối với từng chuẩn.TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MÔN MĨ THUẬT THCSCó thể hiểu Chuẩn KT-KN là chuẩn HS cần đạt được ở mỗi lớp học, trong cấp học. Căn cứ vào chuẩn này GV có thể chủ động điều chỉnh cách dạy, cách học và nội dung phù hợp với HS miễn sao đạt được chuẩn KT-KN ở cuối mỗi lớp học trong cấp học. Như vậy, GV không phải thực hiện theo chương trình và SGK một cách cứng nhắc mà có thể điều chỉnh về thời lượng, khối lượng kiến thức trong các bài học cho phù hợp với trình độ nhận thức của HS miễn sao đạt được chuẩn KT-KN ở cuối mỗi lớp học ở THCS 	a/ Phải căn cứ vào Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng để xác định mục tiêu bài học. 	GV đối chiếu tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng với SGK để xác định kiến thức nào là kiến thức cơ bản, trọng tâm, đồng thời xác định những kĩ năng cần hình thành cho HS.b/ Bám sát Chuẩn kiến thức, kĩ năng để thiết kế bài giảng nhằm đạt được các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, định hướng thái độ. GV có thể lựa chọn kiến thức trong SGK phù hợp với khả năng tiếp thu của HS, không quá lệ thuộc vào SGK.1. Những nguyên tắc định hướng dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng:c/ Khi thiết kế và thực hiện bài giảng, GV phải biết vận dụng kết hợp một cách hợp lí, linh hoạt các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để thiết kế thành các hoạt động dạy học cụ thể.d/ Cần chú trọng việc hình thành và rèn luyện các kĩ năng cho HS. e/ Tích cực sưu tầm, chế tạo và sử dụng hợp lí, có hiệu quả các phương tiện, đồ dùng, thiết bị dạy học. 	- Đồ dùng dạy học có thể do nhà trường cung cấp, nhưng phần quan trọng là do GV sưu tầm, tự làm và hướng dẫn HS làm.	- Cần tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế và thực hiện giờ học	Lưu ý: Cần tránh các khuynh hướng sau :	+ Ôm đồm, lệ thuộc vào sách giáo khoa. 	+ Làm giảm nhẹ những yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, thái độ. 	+ Đưa thêm nội dung kiến thức, kĩ năng vào bài hoặc khai thác quá sâu nội dung bài, gây quá tải đối với HS. 2. Tổ chức dạy học theo chuẩn KT, KNCác bước thực hiện :a/ Sử dụng Chuẩn kiến thức, kĩ năng để xác định mục tiêu tiết dạy.b/ Nghiên cứu SGK và các tài liệu tham khảo phục vụ cho việc thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng.c/ Vận dụng chuẩn kiến thức, kĩ năng và phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực để xây dựng các hoạt động lên lớp bài học Mĩ thuật.B.TÍCH HỢP NỘI DUNG HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINHMÔN MĨ THUẬT VỚI VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH CHO HỌC SINH THCS1. Tư tưởng và tấm gương đạo đức HỒ CHÍ MINH với việc dạy học Mĩ thuật ở trường THCS	Hồ Chí Minh người anh hùng dân tộc của Việt Nam. Là tấm gương cho muôn đời con cháu noi theo. Việc học tập tư tưởng, tấm gương đạo đức của người là rất cần thiết để giáo dục đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ. Đối với môn Mĩ thuật chúng ta cần khơi gợi để học sinh hiểu biết sâu sắc về công lao của Bác với những đức tính tốt đẹp của người, từ đó khái quát nên hình tượng vẻ đẹp chân chính, cao thượng của một Lãnh tụ thiên tài hết lòng vì dân vì nước.2. Yêu cầu nguyên tắc của việc tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh trong Mĩ thuật để giáo dục đạo đức cách mạng cho học sinha. Cần xác định rõ mục đích của môn học là học Mĩ thuật, giáo dục thẩm mĩ cho học sinh chứ không phải dạy về tiểu sử Hồ Chí Minh. Nghĩa là không biến giờ học Mĩ thuật thành giờ giảng dạy về đạo đức Hồ Chí Minh mà tích hợp nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh vào những bài học có nội dung liên quan.b. Việc tích hợp nội dung cần phù hợp, linh hoạt nhuần nhuyễn không khiên cưỡng, áp đặt, mệnh lệnh, gò bó. Căn cứ vào nội dung của từng bài để lồng ghép nội dung giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.c. Khi thực hiện nội dung tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh vào các bài học Mĩ thuật có nội dung liên quan cần chú ý đến thời lượng để đảm bảo kiến thức trọng tâm của bài học. Nội dung tích hợp cần chuẩn bị kĩ càng chắt lọc sao cho ngắn gọn, cô đọng, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc không lan man, dài dòng mất trọng tâm của bài học.d. Về phương pháp dạy học cần áp dụng các phương pháp dạy học tích cực như nêu và giải quyết vấn đề, tổ chức học sinh thảo luận,sưu tầm tranh ảnh giới thiệu về cuộc đời sự nghiệp của Bác Hồ. Cần hạn chế thuyết trình mang tính hình thức, làm mất hứng thú học tập của học sinhe. Đồ dùng học tập cần có tranh ảnh minh họa như chân dung Bác Hồ, Bác Hồ với thiếu nhi, Bác Hồ trong lao động, học tập, hoạt động cách mạng và đời sống thường ngày để minh họa cho đức tính cao đẹp của Bác, các trích đoạn video về hình ảnh của Bác Đồng thời với sự chuẩn bị của giáo viên cần yêu cầu học sinh sưu tầm tranh ảnh về Bác để trình bày trình bày trước lớp về chủ đề tìm hiểu.Thực hành Nhiệm vụ nhóm:	Nhóm1:Hương Hồ, Hương Thọ, Hương Chữ: Thiết kế 1 bài học trong chương trình Mĩ thuật lớp 6 theo chuẩn KT, KN và có tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.	Nhóm 2: Hương Văn, Nguyễn Khánh Toàn, Hương Toàn: Thiết kế 1 bài học trong chương trình Mĩ thuật lớp 7 theo chuẩn KT, KN và có tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.	Nhóm 3:Tứ Hạ, Hương Vân, Hương An: Thiết kế 1 bài học trong chương trình Mĩ thuật lớp 8 theo chuẩn KT, KN và có tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.	Nhóm 4:Bình Thành, Hương Phong, Hương Vinh Thiết kế 1 bài học trong chương trình Mĩ thuật lớp 9 theo chuẩn KT, KN và có tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.Lưu ý:1/ xác định kiến thức, kĩ năng, thái độ2/ phần tích hợp chỉ cần nêu những chỗ có thể tích hợp được	

File đính kèm:

  • pptGIANG_DAY_MY_THUAT_THCS_THEO_CHUAN_KTKN.ppt