Chuyên đề: Dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng

I. Giới thiệu về Chuẩn

1. Khái niệm

 Chuẩn là những yêu cầu, tiêu chí (có thể gọi chung là yêu cầu hoặc tiêu chí) tuân thủ những nguyên tắc nhất định, được dùng để làm thước đo đánh giá hoạt động, công việc, sản phẩm của lĩnh vực nào đó; đạt được những yêu cầu của Chuẩn là đạt được mục tiêu mong muốn của chủ thể quản lí hoạt động, công việc, sản phẩm đó.

 Yêu cầu là sự cụ thể hóa, chi tiết, tường minh, chuẩn chỉ ra những căn cứ để đánh giá chất lượng. Yêu cầu có thể được đo thông qua chỉ số thực hiện.

 

ppt21 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 1895 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề: Dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
Ngày 23 tháng 9 năm 2010Chuyên đề:DẠY HỌC THEO CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNGGIỚI THIỆU TỔNG QUAN MỘT SỐ KHÁI NIỆM I. Giới thiệu về Chuẩn1. Khái niệm Chuẩn là những yêu cầu, tiêu chí (có thể gọi chung là yêu cầu hoặc tiêu chí) tuân thủ những nguyên tắc nhất định, được dùng để làm thước đo đánh giá hoạt động, công việc, sản phẩm của lĩnh vực nào đó; đạt được những yêu cầu của Chuẩn là đạt được mục tiêu mong muốn của chủ thể quản lí hoạt động, công việc, sản phẩm đó. Yêu cầu là sự cụ thể hóa, chi tiết, tường minh, chuẩn chỉ ra những căn cứ để đánh giá chất lượng. Yêu cầu có thể được đo thông qua chỉ số thực hiện.2. Những yêu cầu cơ bản của chuẩn 2.1. Chuẩn phải có tính khách quan, không lệ thuộc vào quan điểm hay thái độ chủ quan của người sử dụng chuẩn;2.2. Chuẩn phải có hiệu lực ổn định cả về phạm vi lẫn thời gian áp dụng; 2.3. Đảm bảo tính khả thi, có nghĩa là chuẩn đó có thể đạt được; 2.4. Đảm bảo tính cụ thể, tường minh và có tính định lượng.2.5. Đảm bảo không mâu thuẫn với các chuẩn khác trong cùng lĩnh vực hoặc những lĩnh vực có liên quan.3. Chuẩn KT-KN là căn cứ để:3.1. Biên soạn sách giáo khoa và các tài liệu hướng dẫn dạy học, kiểm tra, đánh giá, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá.3.2. Chỉ đạo, quản lí, thanh, kiểm tra thực hiện dạy học, kiểm tra, đánh giá, sinh hoạt chuyên môn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên. 3.3. Xác định mục tiêu của mỗi giờ học, mục tiêu của quá trình dạy học đảm bảo chất lượng giáo dục.3.4 Xác định mục tiêu kiểm tra, đánh giá đối với từng bài kiểm tra, bài thi; đánh giá kết quả giáo dục từng môn học, lớp học, cấp học.4. Các mức độ về KT-KN: KT-KN phải dựa trên cơ sở phát triển năng lực, trí tuệ học sinh ở các mức độ, từ đơn giản đến phức tạp; nội dung bao hàm các mức độ khác nhau của nhận thức. a. Các mức độ về kiến thức Yêu cầu học sinh phải nhớ, nắm vững, hiểu rõ các kiến thức cơ bản trong chương trình, sách giáo khoa, đó là nền tảng vững vàng để có thể phát triển năng lực nhận thức ở cấp cao hơn.Mức độ cần đạt được về kiến thức được xác định theo 6 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, phân tích, đánh giá và sáng tạoNhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin, ghi nhớ, tái hiện thông tin, nhắc lại một loạt dữ liệu, từ các sự kiện đơn giản đến các lý thuyết phức tạp.Thông hiểu: Là khả năng nắm được, hiểu được ý nghĩa của các khái niệm, hiện tượng, sự vật; giải thích được, chứng minh được.Có thể cụ thể hoá mức độ thông hiểu bằng các yêu cầu.Vận dụng: Là khả năng sử dụng các kiến thức đã học vào một hoàn cảnh cụ thể mới: vận dụng nhận biết, hiểu biết thông tin để giải quyết vấn đề đặt ra; là khả năng đòi hỏi học sinh phải biết vận dụng kiến thức, biết sử dụng phương pháp, nguyên lý hay ý tưởng để giải quyết một vấn đề nào đó. Phân tích: Là khả năng phân chia một thông tin ra thành các phần thông tin nhỏ sao cho có thể hiểu được cấu trúc, tổ chức của nó và thiết lập mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng.Đánh giá: Là khả năng xác định giá trị của thông tin: bình xét, nhận định, xác định được giá trị của một tư tưởng, một nội dung kiến thức, một phương pháp. Sáng tạo: Là khả năng tổng hợp, sắp xếp, thiết kế lại thông tin; khai thác, bổ sung thông tin từ các nguồn tư liệu khác để sáng lập một hình mẫu mới.Tuy nhiên, trong CTGDPT, chủ yếu đề cập đến 3 mức độ đầu. Các mức độ còn lại chú trọng phát huy năng khiếu, sở trường, năng lực sáng tạo của học sinh. Phân tích: Là khả năng phân chia một thông tin ra thành các phần thông tin nhỏ sao cho có thể hiểu được cấu trúc, tổ chức của nó và thiết lập mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng.Đánh giá: Là khả năng xác định giá trị của thông tin: bình xét, nhận định, xác định được giá trị của một tư tưởng, một nội dung kiến thức, một phương pháp. Sáng tạo: Là khả năng tổng hợp, sắp xếp, thiết kế lại thông tin; khai thác, bổ sung thông tin từ các nguốn tư liệu khác để sáng lập một hình mẫu mới.Tuy nhiên, trong CTGDPT, chủ yếu đề cập đến 3 mức độ đầu. Các mức độ còn lại chú trọng phát huy năng khiếu, sở trường, năng lực sáng tạo của học sinh. b. Các mức độ về kỹ năngVề kĩ năng: Biết vận dụng các kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi, giải bài tập, làm thực hành; có kĩ năng tính toán, vẽ hình, dựng biểu đồ,...Thông thường kỹ năng được xác định theo 3 mức độ: Thực hiện đượcThực hiện thành thạoThực hiện sáng tạoTuy nhiên, trong CTGDPT, chủ yếu đề cập đến 2 mức độ đầu; mức độ còn lại chú trọng phát huy năng khiếu, sở trường, năng lực sáng tạo của học sinh. Phương pháp dạy học (PPDH) là những hình thức và cách thức hoạt động của GV và HS trong những điều kiện dạy học xác định nhằm đạt mục đích dạy học.Kỹ thuật dạy học (KTDH) là những động tác, cách thức hành động của của GV và HS trong các tình huống hành động nhỏ, cụ thể nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học.Quan điểm dạy học là khái niệm rộng, định hướng việc lựa chọn các phương pháp dạy học cụ thể. Phương pháp dạy học là khái niệm hẹp hơn, đưa ra các mô hình hoạt động. Kỹ thuật dạy học là khái niệm nhỏ nhất thực hiện các tình huống cụ thể của hoạt động. 5. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học- Cốt lõi của đổi mới PPDH là hướng tới hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, chống lại thói quen học tập thụ động: Đổi mới nội dung và hình thức hoạt động của giáo viên và học sinh, đổi mới hình thức tổ chức dạy học, đổi mới hình thức tương tác xã hội trong dạy học, đổi mới kỹ thuật dạy, học với định hướng: - Bám sát mục tiêu giáo dục phổ thông;- Phù hợp với nội dung dạy học cụ thể;- Phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh;- Phù hợp với cơ sở vật chất, các điều kiện dạy học của nhà trường;- Phù hợp với việc đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học; - Kết hợp giữa việc tiếp thu và sử dụng có chọn lọc, có hiệu quả các phương pháp dạy học tiên tiến, hiện đại với việc khai thác những yếu tố tích cực của các phương pháp dạy học truyền thống;- Tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học, thiết bị dạy học và đặc biệt lưu ý đến những ứng dụng của công nghệ thông tin.6. Thuận lợi và khó khăn của PPDHTCa. Thuận lợi : PPDHTC có hiệu quả hơn các phương pháp áp đặt vì huy động được HS tham gia vào quá trình nhận thức ;Nếu được rèn luyện bởi PPDHTC, HS dần dần có những phẩm chất và năng lực thích ứng với thời đại; ý thức được mục đích việc học, tự nguyện, tự giác học tập; có ý thức và trách nhiệm trong học tập; biết học mọi lúc, mọi nơi, tiến tới biết tự học, tự đánh giá, có nhu cầu và hứng thú học tập suốt đời.b. Một số khó khăn :- PPDHTC không thể bao quát toàn bộ lĩnh vực giáo dục có những kiến thức không thể do HS phát hiện được mặc dù cung cấp cho HS bất cứ phương tiện nào. Cũng không phải mọi HS đều sẵn sàng tham gia vào hoạt động tích cực;- Trong nhiều trường hợp, nếu cho phép người học phát hiện, giải quyết, chiếm lĩnh tri thức thì mất rất nhiều thời gian. Từ đó có thể thấy không thể áp dụng máy móc PPDHTC cho toàn bộ các bài học, các nội dung dạy học ; PPDHTC đòi hỏi một số điều kiện như GV, HS, phương tiện, tài liệu. Thực tiễn cho thấy còn có những vùng HS chưa thích nghi với PPDHTC. Tập quán lạc hậu của một số địa phương cũng cản trở PPDHTC ;- Nếu quá thiên về PPDHTC có thể có ảnh hưởng thiên lệch trong tâm lí của trẻ, chẳng hạn: phủ nhận vai trò của môi trường; hoặc do đề cao quá vai trò người học có thể dẫn đến coi nhẹ vai trò của người dạy và HS có thể tự mãn;PPTC chú trọng tính tự chủ trong việc thực hiện mục tiêu dạy học: nếu chỉ thiên về những kĩ năng, thành tựu đơn giản thì những HS xuất sắc bị thiệt thòi. Ngược lại, nếu thiên về mục tiêu phát triển thì thiệt thòi cho HS chậm phát triển, kém thông minh. “Hoạt động với kỹ thuật dạy học tích cực, làm cho lớp học ồn ào hơn, nhưng là sự ồn ào sôi động, hiệu quả”7. Yêu cầu đối với giáo viên và học sinh:a. Đối với GV:- Bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng để thiết kế bài giảng: mục tiêu của bài giảng là đạt được các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kỹ năng. Dạy không quá tải và không quá lệ thuộc hoàn toàn vào SGK; việc khai thác sâu kiến thức, kỹ năng phải phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh.- Thiết kế, tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học tập với các hình thức đa dạng, phong phú, có sức hấp dẫn phù hợp với đặc trưng bài học, với đặc điểm và trình độ học sinh, với điều kiện cụ thể của lớp, trường và địa phương.- Động viên, khuyến khích, tạo cơ hội và điều kiện cho học sinh được tham gia một cách tích cực, chủ động, sáng tạo vào quá trình khám phá, phát hiện, đề xuất và lĩnh hội kiến thức; chú ý khai thác vốn kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng đã có của học sinh; tạo niềm vui, hứng khởi, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập cho học sinh; giúp các em phát triển tối đa năng lực, tiềm năng của bản thân.- Thiết kế và hướng dẫn học sinh thực hiện các dạng câu hỏi, bài tập phát triển tư duy và rèn luyện kĩ năng; hướng dẫn sử dụng các TBDH; tổ chức có hiệu quả các giờ thực hành; hướng dẫn học sinh có thói quen vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.- Sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách hợp lí, hiệu quả, linh hoạt, phù hợp với đặc trưng của cấp học, môn học; nội dung, tính chất của bài học; đặc điểm và trình độ HS; thời lượng dạy học và các điều kiện dạy học cụ thể của trường, địa phương.b. Đối với học sinh- Tích cực suy nghĩ, chủ động tham gia các hoạt động học tập để tự khám phá và lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng, xây dựng thái độ và hành vi đúng đắn. - Tích cực sử dụng thiết bị, đồ dùng học tập; thực hành thí nghiệm; thực hành vận dụng kiến thức đã học để phân tích, đánh giá, giải quyết các tình huống và các vấn đề đặt ra từ thực tiễn; xây dựng và thực hiện các kế hoạch học tập phù hợp với khả năng và điều kiện.- Mạnh dạn trình bày và bảo vệ ý kiến, quan điểm cá nhân; tích cực thảo luận, tranh luận, đặt câu hỏi cho bản thân, cho thày, cho bạn. - Biết tự đánh giá và đánh giá các ý kiến, quan điểm, các sản phẩm hoạt động học tập của bản thân và bạn bè.II. Tổ chức dạy học theo Chuẩn KTKN của môn học đối với cấp THCS1. Quan hệ giữa Chuẩn kiến thức, kỹ năng, SGK và 	Chương trình GDPT môn Tiếng Anh.	Chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ của Chương trình Giáo dục Phổ thông bảo đảm tính thống nhất, tính khả thi, tính phù hợp của Chương trình đồng thời bảo đảm chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục.	Do Chuẩn kiến thức, kỹ năng là căn cứ để: 1.1. Biên soạn sách giáo khoa và các tài liệu hướng dẫn dạy học, kiểm tra, đánh giá, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá.1.2. Chỉ đạo, quản lý, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện dạy học, kiểm tra, đánh giá, sinh hoạt chuyên môn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên.1.3. Xác định mục tiêu của mỗi giờ học, mục tiêu của quá trình dạy học, đảm bảo chất lượng giáo dục.1.4. Xác định mục tiêu kiểm tra, đánh giá đối với từng bài kiểm tra, bài thi; đánh giá kết quả giáo dục từng môn học, lớp học, cấp học.Tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức kỹ năng được biên soạn theo hướng chi tiết các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kỹ năng của Chuẩn kiến thức, kỹ năng bằng các nội dung chọn lọc trong sách giáo khoa. Giáo viên cần bám sát Chuẩn để thực hiện công việc giảng dạy hàng ngày.2. Sử dụng Chuẩn kiến thức, kỹ năng để xác định mục tiêu tiết dạy.3. Lựa chọn kiến thức dạy học theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng 4. Tổ chức dạy học theo Chuẩn kiến thức kỹ năng của môn họcII. Ví dụ minh họa:Tiếng Anh 9 - Unit 3:I. Aim of the unit: By the end of the unit 3 Ss will be able to Read and kwow about a trip to the countryside; Ask and answer the questions about the countryside, talk about their own countryside using the questions and the answer given; Listen to the description of a countryside and complete some missing information; Write a paragraph about a trip to the countryside with the promts II. Knowledge achieved:1. Language focus.- 'wish' + could- Preposition of time- Adverbial clauses of result2. Vocabulary.plow, join, reach, collect, pick up,...	countryside, picnic, buffalow, paddy fields, banyan tree, journey, maize, farmer, part-time, snack, ...	as soon as, so, ...Lưu ý.	Bài nghe 4 có yêu cầu cao. Với đối tượng là học sinh yếu, giáo viên có thể điều chỉnh bài tâp nghe cho dễ hơn. Ví dụ : - Nghe điền một hoặc hai từ thiếu vào chỗ trống của lời trong Tapescript. 

File đính kèm:

  • pptDay_hoc_theo_Chuan_kien_thuc_ki_nang_mon_Tieng_Anh.ppt
Bài giảng liên quan