Chuyên đề Đi bộ thể thao

 Để đạt được tốc độ cao và tiết kiệm sức khi đi, việc di chuyển theo đướng thẳng của cơ thể VĐV có tầm quan trọng đáng kể. Vì thế cần theo dõi quỹ đạo của trọng tâm thân thể để đánh giá.

Khi đi đúng kỹ thuật, đường cong của dao động trọng tâm theo phương thẳng đứng cao nhất trước tư thế hai điểm chống, song nhìn chung quỹ đạo trọng tâm của VĐV đi bộ gần với đường thẳng.

Cũng cần tránh việc đẩy trọng tâm nhiều sang hai bên so với hướng di chuyển theo đường thẳng. Độ lệch nghiêng sang hai bên xuất hiện khi đi do chân đặt về hai bên so với đường thẳng chỉ hướng chuyển động.

Việc xoay bàn chân ra phía ngoài và việc đặt chúng trên hai đường thẳng song song cũng làm tăng biên độ dao động sang hai bên. Vì vậy VĐV đi bộ cần phải đặt mép trong bàn chân sát với đường thẳng hoặc trên đường thẳng. Chỉ trong trường hợp đặc biệt, để phù hợp với đặc điểm riêng của VĐV, bàn chân mới được đặt hơi xoay ra ngoài.

Chuyển động của vùng hông và đai vai xung quanh trục thẳng đứng cũng tạo điều kiện làm tăng biên độ hoạt động của cơ giúp cho thả lỏng tốt hơn và nâng cao tính tiết kiệm trong vận động.

 

doc14 trang | Chia sẻ: tuanhahd28 | Lượt xem: 3994 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung Chuyên đề Đi bộ thể thao, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
ời gian chống tựa trong khi đi luôn luôn lớn hơn thời gian đưa chân. Đặc điểm này đã xác định thời kỳ có 2 điểm chống trong đi bộ và thời gian có 2 điểm chống tựa luôn ngắn hơn thời gian một điểm chống tựa.
 	2. Tăng tốc trong đi bộ thể thao :
Khi tăng tốc trong đi bộ thì tần số và độ dài bước tăng lên, còn thời gian 2 điểm chống tựa thì được rút ngắn lại. Nếu tăng nhịp điệu đi bộ đến 190-200 bước/phút thì thời gian 2 điểm chống tựa trong đi bộ bình thường gần như bằng không và khi đó sẽ xuất hiện giai đoạn bay trên không, có nghĩa là đi bộ đã chuyển thành chạy.
 	Chuyển động của chân và tay trong đi bộ là hoạt động chéo nhau (chân nọ tay kia). Khi đi bộ, hông được chuyển động quanh 3 trục: trước – sau, trái - phải và trên - dưới. Nói khác đi, trong quá trình đi bộ, độ nghiêng của hông về trước lúc tăng, lúc giảm. Khi đưa chân từ điểm chống tựa ra trước, hông nghiêng về phía của chân này. Kết thúc đạp sau, hông được xoay vào phía chân chống.
 	Khi hoạt động của cơ bắp là nguồn lực chuyển động khi đi. Nhờ sự co cơ khi đạp sau mà con người được di chuyển về trước.
 	Song chỉ có lực co cơ thì chưa đủ để dịch chuyển cơ thể về phía trước mà phải có sự phối hợp giữa nội lực (lực co cơ) và ngoại lực (trọng lực, lực cản không khí và lực phản từ điểm tựa).
 	- Trọng lực: là lực hút của trái đất, tác động theo chiều đi xuống. Khi cơ thể chuyển động từ trên xuống dưới, nó giúp tăng tốc độ chuyển động; khi cơ thể chuyển động lên trên, nó trở thành lực cản. Trọng lực không có tác dụng đến việc tăng hay giảm tốc ựô nằm ngang của chuyển động mà nó chỉ có thể làm thay đổi hướng của chuyển động.
 	- Lực cản không khí: là lực có tác động làm giảm tốc đọ chuyển động nằm ngang. Song trong đi bộ, do tốc độ nhỏ nên lực này không đáng kể.
 	- Lực phản từ điểm tựa: là lực nảy sinh từ việc chân chống tựa đặt vào điểm tựa, từ điểm tựa của mặt đất tạo ra một lực đáp trả tác động vào chân chống tựa gọi là lực phản từ điểm tựa trong đi bộ thể thao. Lực phản từ điểm tựa luôn bằng về độ lớn, cùng phương nhưng ngược chiều với lực tác dụng (đạp chân). Lực này phụ thuộc vào trọng lượng cơ thể của VĐV, vào tốc độ đi, vào lực co cơ mà VĐV huy động trong khi đi.
3. Lực chuyển động trong đi bộ thể thao.
 	Khi cơ thể đứng yên tại chỗ phản lực điểm tựa của chân chống sau (P1) và của chân chống trước (P2) tạo thành hợp lực (P). Hợp lực (P) này cùng phương, ngược chiều và cân bằng với trọng lực cơ thể (T). Nếu ta tăng áp lực của chân đạp sau và giảm áp lực của chân chống trước thì hợp lực (P) của phản lực điểm tựa ở 2 chân sẽ có hướng lên trên về trước. Hợp lực (P) cùng với trọng lực (T) tạo ra một hợp lực khác (C). Hợp lực (C) có hướng về trước lên trên và thành phần nằm ngang ( Đ ) của hợp lực ( C ) chính là lực giúp cho cơ thể di chuyển được về phía trước. Như vậy, khi hiệu lực đạp sau càng tăng, lực cản chống trước càng giảm thì lực đẩy cơ thể về trước càng lớn. Từ sự phân tích trên, ta có thể rút ra kết luận: muốn tăng tốc độ đi, cần phải tăng hiệu lực đạp sau và giảm lực cản khi chống trước.
3.1. Hiệu lực của chân đạp sau được tăng lên bằng hai cách
 	- Tăng sức mạnh đạp sau.
- Đạp sau với góc nhỏ.
 	3.2. Lực cản của chân chống trước được giảm xuống bằng hai cách
- Đặt chân chống gần với điểm dọi của trọng tâm cơ thể.
- thực hiện hoãn xung khi chân chạm đất.
4. Hoạt động của chân.
 	Mỗi chân trong một chu kỳ đi bộ có hai thời kỳ, thời kỳ chống tựa và thời kỳ đưa chân. 
Trong thời kỳ chống tựa, chân hoạt động qua hai giai đoạn: giai đoạn chống trước và giai đoạn đạp sau. 
Trong thời kỳ đưa chân cũng có hai giai đoạn:giai đoạn rút chân sau và giai đoạn đưa chân về trước. Ngoài ra ở thời kỳ chống tựa có một thời điểm thẳng đứng của chân trụ và ở thời kỳ đưa chân có một thời điểm thẳng đứng của chân lăng. 
Trong đi bộ thể thao, lúc chống trước khớp gối thẳng, vì vậy việc giảm chấn động ở chừng mục nào đó được thực hiện nhờ sự tham gia của các cơ sau bàn chân, song chủ yếu vẫn do các cơ ở khớp hông chân trụ đảm nhiệm.
5. Hoạt động của tay.
 	Động tác đánh tay thông qua hoạt động của khớp vai với mục đích giữ thăng bằng cho cơ thể trong quá trình đi và góp phần điều chỉnh tần số động tác. 
Tham gia hoạt động đánh tay có cơ ngực lớn nên khi đánh tay về trước tay hơi chếch vào trong. Cơ đen ta tham gia hoạt động duỗi tay và đánh tay ra sau, nên khi đánh ra sau tay đánh hơi chếch ra ngoài. 
Động tác đánh tay tích cực, nhịp nhàng với hoạt động của chân sẽ có tác dụng tăng tần số bước đi.
6. Hoạt động của thân người.
 	Sự di chuyển của thân người là nguyên nhân làm cho khớp hông và khớp vai hoạt động giao nhau. Các cơ chéo trong và chéo ngoài của bụng đóng vai trò chủ yếu trong hoạt động này. Khi kết thúc đạp sau độ nghiêng về trước của hông tăng lên một ít, khi chân lăng chuyển động tới giữa thì độ nghiêng của hông giảm bớt. Khi chống tựa một chân, hông nghiêng về phía chân lăng. Khi chống tựa hai chân hông được nâng cao lên. Khi đạp sau, hông hơi quay về phía chân trụ. 
Chuyển động của thân người trong quá trình đi, trong từng bước, lần lượt qua các trạng thái hơi thẳng ra, gập lại, nghiêng và vặn sau hai bên.
7. Di chuyển của trọng tâm cơ thể.
 	Như vậy đã biết, chuyển động thẳng đều là chuyển động tiết kiệm nhất và đòi hỏi sự tiêu hao năng lượng ít nhất. Song trong đi bộ, sự chuyển động của trọng tâm cơ thể diễn ra theo đường cong phức tạp: nâng lên, hạ xuống và sang hai bên.
	Trong đi bộ thường, vị trí cao nhất của trọng tâm là ở thời điểm thẳng đứng còn lúc hai chân chống tựa, do ảnh hưởng của trọng lực, trọng tâm cơ thể hạ xuống thấp nhất. 
	Trong đi bộ thể thao, biên độ dao động của trọng tâm cơ thể từ 4cm đến 6 cm. Trọng tâm thấp nhất là lúc hai chân chống tựa thẳng đứng và cao nhất là lúc hai chân chống tựa khi vừa kết thúc đạp sau.
	Việc giảm dao động theo phương thẳng đứng và sang hai bên của tổng trọng tâm hay trong trường hợp tốt nhất là giảm những dao động này tới mức tối thiểu là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của việc huấn luyện kỹ thuật cho vận động viên đi bộ thể thao.
8. Quan hệ giữa độ dài và tần số bước
	Tốc độ trong đi bộ phụ thuộcvào 2 yếu tố là : độ dài bước và tần số bước.
	Độ dài bước phụ thuộc vào cấu trúc giải phẩu của cơ thể và sức mạnh của chân.
	Tần số bước phụ thuộc vào tốc độ đưa chân ra trước, lực đạp sau và sự phối hợp của động tác đánh tay.
	Cùng với việc tăng tốc độ đi thì cả độ dài và tần số bước cần hợp lý trong khi di chuyển. Khi tăng tần số lên quá mức sẽ làm giảm độ dài bướcvà dẫn tới giảm tốc độ. Còn tăng độ dài bước quá lớn có thể làm tiêu hao năng lượng nhiều và mất sự tiếp xúc với mặt đất ( chuyển sang hình thức chạy ).
	Tóm lại, vận động viên đi bộ cần học cách đi thoải mái, không có những căn thẳng thừa, biết phối hợp tối ưu quan hệ giữa độ dài bước và tần số bước; đó chính là điều quan trọng nhất của kỹ thuật đi bộ hoàn thiện.
III. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT ĐI BỘ THỂ THAO
 1. Kỹ thuật đi bộ thể thao.
 	1.1. Đặc điểm kỹ thuật.
 	Đi bộ thể thao là một hoạtt động có chu kỳ, trong đó các thời kỳ chống đất bằng một chân (chống đơn) và hai chân (chống đôi) được thực hiện luân phiên với yêu cầu bắt buộc là chân chống phải thẳng ở thời điểm khi đi qua phương thẳng đứng. Luật đi bộ thể thao bắt buộc VĐV:
 	- Thứ nhất: phải luôn có sự tiếp xúc với đất (nếu không sẽ chuyển thành chạy), như vậy có nghĩa là chân lăng đưa về trước cần phải chạm đất trước khi chân đạp ở phía sau rời đất.
 	- Thứ hai: khi qua thời điểm thẳng đứng, chân chống cần phải thẳng ở khớp hông, khớp đầu gối dù chỉ trong thời gian ngắn.
 	Nhìn chung đi bộ thể thao gần giống với đi bộ thường, song điều khác biệt chủ yếu là sự phối hợp động tác phức tạp hơn, tính hiệu quả và tiết kiệm cũng cao hơn.
	1.2. Những đặc điểm chủ yếu của đi bộ thể thao.
Tốc độ chuyển động cao: ở những VĐV đi bộ cấp cao, tốc độ đi trung bình 15km/giờ, cao gấp 3 lần tốc độ đi bộ bình thường. 
Tần số động tác cao: VĐV đi bộ có thể đạt tần số 210 bước/phút và thậm chí cao hơn nữa miễn là không chuyển thành chạy.
Độ dài bước vượt quá 110cm và ở một vài VĐV đạt 115 – 120cm.
Chân chống duỗi thẳng trong thời điểm thẳng đứng.
Hông di chuyển nhiều xung quanh trục trái - phải, trước – sau, và nhất là xung quanh trục thẳng đứng.
Hai tay gấp ở khớp khuỷu và hoạt động tích cực theo hướng trước – sau.
 	Thi đấu đi bộ thể thao được tiển hành cả trên đường chạy trong sân vận động cũng như trên đường nhựa với những cự ly khác nhau từ 3km, 5km, 10kmđến 50km.
 	Về đặc điểm sinh lý, đi bộ thể thao ở các cự ly 20km - 50km liên quan đến vùng công suất trung bình, trong đó hoạt động kéo dài được thực hiện nhờ khả năng ưa khí của cơ thể; ở những cự ly ngắn hơn ( 3 – 5 – 10km ), về thời gian hoạt động liên quan đến vùng công suất lớn và điều này được đặc trưng bởi mức nợ oxy không nhiều ngay sau khi kết thúc cự ly.
2. Phân tích kỹ thuật.
 	Để nắm được kỹ thuật đi bộ thể thao cần nghiên cứu kỹ một chu kỳ động tác. Cũng như đi bộ thường, trong đi bộ thể thao các tư thế chống đất bằng một chân và hai chân được luân phiên nhau. Để tiện cho việc phân tích, chúng ta hãy bắt đầu từ tư thế một điểm chống của VĐV .
2.1.Thời điểm chân chống thẳng đứng: khi hình chiếu trọng tâm cơ thể ở chính xác trên chân chống. Ở tư thế này, chân chống thẳng, chân lăng gập chuyển (đưa) đùi về trước và hơi lên trên. Đồng thời với việc chuyển trọng tâm cơ thể về trước, chân chống từ vị trí thẳng đứng sang nghiêng mà vẫn giữ chân thẳng như trước.
 	2.2.Thời điểm khi chân chống đạp sau: mũi chân còn chạm đất. chân lăng duỗi thẳng khớp gối và đặt gót xuống đất. Việc tiếp đất được bắt đầu từ phía ngoài của gót chân. Lúc này VĐV đi bộ ở tư thế hai điểm chống – đây là giai đoạn chuyển sự chống tựa từ chân này sang chân kia. Thời gian chống tựa trên hai chân rất ngắn, chỉ khoảng từ 0,055 – 0,005 giây, tuỳ thuộc vào tốc độ di chuyển. khi tăng tốc độ đi, thời gian chống tựa trên hai chân giảm đi song không thể giảm tới không vì khi đó sẽ chuyển sang chạy (có thời gian bay).
 	2.3. Thời điểm chân chống sau khi rời đất: cẳng chân hơi nâng lên trên do việc di chuyển của VĐV đi bộ về phía trước và việc di chuyển đùi về trước. Khi thực hiện động tác này VĐV nhanh chóng chuyển chân vừa hoàn thành đạp sau về trước (lúc này thành chân lăng). Bàn chân lăng không nâng cao so với mặt đất. khi tiếp tục chuyển về trước, đùi được đưa lên trên đồng thời với việc bắt đầu duỗi ở khớp gối.
 	Sau khi đạt được độ cao cần thiết, đùi chân lăng được hạ xuống dưới, cẳng chân chuyển về trước và đến lúc chạm đất chân được duỗi thẳng hoàn toàn. Kết thúc động tác đặt chân, chân lăng lại được chuyển thành chân chống và tiếp tục
 	2.4.Động tác của chân lăng từ lúc rời đất ở phía sau đến khi đặt xuống đất ở phía trước bao gồm hai giai đoạn nhỏ: 
Giai đoạn đầu – lăng sau được bắt đầu từ lúc chân rời khỏi đất sau khi hoàn thành đạp sau và kết thúc ở thời điểm thẳng đứng.
Giai đoạn hai – lăng trước được bắt đầu từ thời điểm thẳng đứng và kết thúc khi chân chạm đất phía trước.
 	Khác với đi bộ thường, trong đi bộ thể thao, chân chống từ lúc chạm gót xuống đất (chống trước) đến lúc qua phương thẳng đứng không bị gấp lại mà luôn ở tư thế thẳng. Chân chống chỉ được gấp lại trước khi rời khỏi điểm chống (sau khi kết thúc đạp sau).
 	2.5. Tư thế thân người trong đi bộ thể thao:
Trong đi bộ thể thao, thân trên được giữ ở tư thế thẳng đứng hoặc hơi đổ về trước. Một vài VĐV đi bộ, khi đổ thân trên về trước thì lại bị tụt hông ra phía sau và điều này không những không giúp họ có thêm được ưu thế nào mà còn dễ làm cho VĐV bị vi phạm luật - chuyển sang chạy.
 	Khi quan sát động tác của VĐV đi bộ từ trên cao xuống ta có thể dễ dàng nhận thấy “sự vặn” thân do việc xoay của trục vai và hông ngược chiều nhau. Những động tác này được sự hỗ trợ của tay làm thăng bằng chuyển động của chân và hông. Chúng làm giảm độ lệch của trọng tâm của hướng chuyển động thẳng và nâng cao sức mạnh cơ do cơ được kéo căng sơ bộ và tăng biên độ co lại của chúng khi hoạt động.
 	2.6. Kỹ thuật đánh tay trong đi bộ thể thao :
Trong lúc đi bộ thể thao, hai tay vung ở tư thế gấp khớp khuỷu, đồng thời góc gấp ở khuỷu cũng thay đổi. Trong thời điểm thẳng đứng, tay gấp ít hơn còn khi vung về trước hoặc về sau thì gấp lại nhiều hơn. Động tác tay có hướng trước – trong (đến mặt phẳng giữa thân) và ra sau – hơi ra ngoài. Bàn tay khi đi không nên nắm chặt.
 	2.7.Sư dao động của trọng tâm cơ thể trong đi bộ thể thao :
 Để đạt được tốc độ cao và tiết kiệm sức khi đi, việc di chuyển theo đướng thẳng của cơ thể VĐV có tầm quan trọng đáng kể. Vì thế cần theo dõi quỹ đạo của trọng tâm thân thể để đánh giá. 
Khi đi đúng kỹ thuật, đường cong của dao động trọng tâm theo phương thẳng đứng cao nhất trước tư thế hai điểm chống, song nhìn chung quỹ đạo trọng tâm của VĐV đi bộ gần với đường thẳng. 
Cũng cần tránh việc đẩy trọng tâm nhiều sang hai bên so với hướng di chuyển theo đường thẳng. Độ lệch nghiêng sang hai bên xuất hiện khi đi do chân đặt về hai bên so với đường thẳng chỉ hướng chuyển động. 
Việc xoay bàn chân ra phía ngoài và việc đặt chúng trên hai đường thẳng song song cũng làm tăng biên độ dao động sang hai bên. Vì vậy VĐV đi bộ cần phải đặt mép trong bàn chân sát với đường thẳng hoặc trên đường thẳng. Chỉ trong trường hợp đặc biệt, để phù hợp với đặc điểm riêng của VĐV, bàn chân mới được đặt hơi xoay ra ngoài. 
Chuyển động của vùng hông và đai vai xung quanh trục thẳng đứng cũng tạo điều kiện làm tăng biên độ hoạt động của cơ giúp cho thả lỏng tốt hơn và nâng cao tính tiết kiệm trong vận động.
 	2.8. Cơ chế phối hợp trong đi bộ thể thao:
Cơ chế tác động chủ yếu để đẩy VĐV tiến về trước hơi khác so với đi bộ bình thường. VĐV di chuyển về trước từ tư thế thẳng đứng được bắt đầu do co mạnh những cơ ở mặt sau đùi, chủ yếu là những cơ gấp đi qua hai khớp.
 	Chuyển động của chân lăng về trước tạo điều kiện tốt cho đạp sau của chân kia.
 	Khi đi bộ thể thao, hầu như tất cả cơ bắp của cơ thể đều hoạt động tích cực, nhất là các cơ ở chân. Điều hết sức quan trọng là chỉ nên kéo giãn hoặc co lại ở những cơ thực sự cần hoạt động, còn những cơ khác cần được thả lỏng. Không thực hiện được điều này thì không thể tiết kiệm được sức và thực hiện đúng động tác. Sự di chuyển của VĐV đi bộ được nhẹ nhàng hơn cả ở thời điểm chống đơn (tư thế một điểm chống) bởi tư thế duỗi thẳng của chân chống không đòi hỏi sự căng nhiều của cơ tứ đầu đùi.
 	Vai trò của việc thả lỏng cơ tăng lên khi tần số bước cao. Các động tác trong đi bộ thể thao không được giật cục và căng thẳng. Những VĐV đi bộ có kỹ thuật hoàn thiện thường thực hiện động tác nhẹ nhàng và rất tự nhiên.
2.9.Các thông số động học và động hình học của kỹ thuật
 	Vào đầu thế kỷ 20, các nhà nghiêng cứu đã biết về tính không đều của tốc độ trong đi bộ. Trong đi bộ thể thao, tốc độ trong mỗi bước cũng có dao động dễ nhận thấy. Ngay từ lúc đặt chân trên đất (chống trước), phản lực từ điểm tựa đã tác động làm chậm tốc độ của VĐV lại. Tác động này kéo dài cho đến lúc thẳng đứng. Tiếp đó là đạp sau và phản lực điểm tựa lúc này lại tạo điều kiện đẩy VĐV di chuyển về trước và tốc độ di chuyển được tăng lên. Như vậy, tốc độ di chuyển nhỏ nhất ở vào thời điểm thẳng đứng.
 	Nếu VĐV đi bộ tăng tốc độ di chuyển thì lúc đó tăng cả độ dài bước và tần số bước; tăng tốc độ đưa chân cũng như giảm thời gian mỗi bước, thời gian đưa chân, thời gian chống tựa một chân và hai chân.
 	Với tốc độ tương đối vừa phải (2,6m/giây), thời gian chống tựa hai chân (chống đôi) khoảng 0.06 giây. Khi tăng tốc độ di, thời gian chống hai chân giảm xuống còn 0.01 giây và trong một vài trường hợp xuống tới 0,005 giây.
 	Điều cần lưu ý là khi tăng tốc độ di chuyển thì xảy ra không chỉ việc giảm thời gian chống trên hai chân mà giảm cả tỷ lệ của nó so với thời gian toàn bộ bước đi.
 	Thí dụ: khi tốc độ vừa phải (2,6m/giây) tỷ lệ này là 15%. Cùng với việc tăng lên của tốc độ, tỷ lệ thời gian chống trên hai chân so với thời gian toàn bộ bước giảm từ 15% xuống còn 2 – 1,4%. Điều này dẫn đến việc mất thời điểm chống trên hai chân và xuất hiện pha “bay”, có nghĩa là đi đã chuyển sang chạy.
 	Người ta còn nhận thấy rằng, ở VĐV đi bộ khác nhau, với một tốc độ đi như nhau, thì thời gian chống trên hai chân cũng khác nhau. Vì thế pha “bay” xuất hiện ở các tốc độ di chuyển khác nhau.
 	Kỹ xảo thể thao cao của VĐV đi bộ đôi lúc được đặc trưng bằng việc vẫn duy trì được thời gian chống tựa trên hai chân tương đối lâu trong điều kiện tốc độ cao.
 	Đối với nhóm VĐV đi bộ cao cấp, người ta đã xác định được các thông số tới hạn của việc chuyển từ đi sang chạy: tốc độ đi có thể tăng đến 4,45m/giây; độ dài bước 125cm; tần số bước đến 214 bước/giây. (M.X.Zakharop – 1974).
 	Khi quan sát việc chống tựa trên một chân bao gồm từ lúc chống trước đến khi kết thúc đạp sau, thì thấy thời gian đạp sau luôn luôn lớn hơn thời gian hoãn xung, không phụ thuộc vào tốc độ di chuyển nhanh hay chậm.
 	Góc đặt chân trên đất khoảng 63 -700 và khi tốc độ tăng lên góc này nhỏ đi khoảng 50. Góc đạp sau luôn nhỏ hơn góc đặt chân và thường từ 43 – 570. Khi tăng tốc độ, góc đạp sau thay đổi không nhiều, khoảng 30.
 	Khi đi bộ, thân người giữ thẳng đứng hoặc hơi nghiêng một chút về phía trước khoảng 2-30. Độ dao động của thân trên khi đi không lớn. Góc gấp của tay ở khớp khuỷu phụ thuộc vào tốc độ đi, tốc độ càng cao tay gấp càng nhiều. Khi tay đánh hết về trước, góc gấp ở khuỷu khoảng 90 – 1000, còn ở tư thế khi đánh hết ra sau- 103 -1090 và trong thời điểm thẳng đứng khi tay hạ xuống – 117 – 1200.
 	3. Sự biến đổi kỹ thuật trong quá trình phát triển kỷ xảo thể thao.
 	Kỹ thuật đi bộ thể thao của những người mới tập, những VĐV có đẳng cấp thấp (cấp 2, cấp 3) khác hẳn với kỹ thuật của các kiện tướng thể thao. Theo tài liệu của Zakharop (1974) thì tốc độ tới hạn và độ dài bước tới hạn để chuyển từ đi sang chạy của họ nhỏ hơn đáng kể so với các kiện tướng. Nói khác đi, những VĐV đi bộ cấp cao có khả năng duy trì thời điểm chống tựa trên hai chân - dấu hiệu quan trọng của đi bộ - trong điều kiện tốc độ di chuyển cao.
 	Việc theo dõi hoạt tính điện sinh vật của cơ khi đi bộ thể thao cho thấy: cùng với việc phát triển trình độ chuyên môn của VĐV, thời gian hoạt tính cơ được rút ngắn lại, hình thành sự thay đổi rõ ràng hơn các thời kỳ căng thẳng và thả lỏng cơ, chính vì vậy các VĐV có trình độ kỹ thuật thấp thường tiêu hao nhiều năng lượng của mình. Nhìn bề ngoài, động tác của họ căng thẳng, gò bó, dặt chân “cứng”, ít di chuyển vùng hông xung quanh trục thẳng đứng và vai thường hay bị nâng lên.
 	Trái lại, kỹ thuật của các kiện tướng thể thao ổn định hơn ngay cả khi mệt mỏi xuất hiện ở cuối cự ly. Điều này không có được ơt những VĐV cấp thấp vì trong trường hợp này họ thường bị gập thân quá nhiều về trước hay người lại bị ngửa ra sau.
 	Người ta cũng nhận thấy các VĐV cấp cao biết cách nhanh chóng và hợp lý thay đổi kỹ thuật của mình khi đi lên dốc hoặc xuống dốc, còn những VĐV cấp thấp thực hiện điều này ít hiệu quả hơn. Điều đó chứng tỏ kỹ năng của họ chưa hoàn thiện.
IV. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY ĐI BỘ THỂ THAO.
 	Giảng dạy kỹ thuật đi bộ thể thao được tiến hành qua việc tuần tự giải quyết các nhiệm vụ dưới đây:
 	Nhiệm vụ 1: Xây dựng khái niệm kỹ thuật đi bộ thể thao thông qua các biện pháp sau:
 	- Phân tích, làm mẫu, cho xem phim, ảnh kỹ thuật.
 	- Cho người học đi thử.
 	- Đứng tại chỗ tập chuyển trọng tâm và đánh tay.
Nhiệm vụ 2: Dạy kỹ thuật động tác chân thông qua những biện pháp sau:
 	- Tại chỗ tập chuyển trọng tâm giữa hai chân.
 	- Đi từng bước ngắn, thực hiện lăng cẳng chân duỗi khớp gối và đặt xuống bằng gót.
 	- Đi chậm, đặt thẳng chân bằng gót, miết bàn chân ra sau để kéo thân di chuyển về trước.
 	Nhiệm vụ 3: Dạy kỹ thuật chuyển hông thông qua các biện pháp sau:
 	- Đứng tại chỗ, hai chân rộng bằng vai, tập xoay chuyển hông và chuyển trọng tâm (2 tay chống hông).
 	- Đi bước chéo tập xoay chuyển hông về phía trước.
 	- Đi trên đường thẳng, bước dài, tập chuyển hông kết hợp với đánh tay, tăng dần cự ly và tốc độ.
 	Nhiệm vụ 4: Dạy kỹ thuật đánh tay và chuyển động của vai thông qua các biện pháp sau:
 	- Tại chỗ tập đánh tay.
 	- Đi bước dài, 2 tay để sau gáy ho

File đính kèm:

  • docDI BO THE THAO.doc