Chuyên đề : dung dịch (tiết 9)

GV : Tập hợp các câu hỏi của các nhóm . Sau đó chỉnh sửa và chọn các câu hỏi phù hợp với nội dung tìm hiểu về dung dịch.

Ví dụ :

+ Có những chất không tan ở nhiệt độ thường nhưng lại tan khi đun nóng ?

+ Có những chất tan vô hạn trong nước nhưng lại có chất tan một lượng nhất định , nếu quá lượng đó thì không tan nữa ?

 

docx4 trang | Chia sẻ: lena19 | Lượt xem: 1143 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Chuyên đề : dung dịch (tiết 9), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHONG ĐIỀN
TRƯỜNG THCS PHONG AN
THIẾT KẾ BÀI DẠY THEO PHƯƠNG PHÁP 
“BÀN TAY NẶN BỘT”
CHUYÊN ĐỀ : DUNG DỊCH 
 Giáo viên thực hiện : Ngô Hữu Nghị
 Tổ : Hóa – Sinh – Địa – Công nghệ
I . MỤC TIÊU :
Kiến thức 
 Biết được:
- Khái niệm về dung dịch, dung dịch bão hoà, dung dịch chưa bão hoà. 
 2) Kĩ năng : 
 - Hoà tan nhanh được một số chất rắn cụ thể (đường, muối ăn, thuốc tím...) trong nước. 
- Phân biệt được hỗn hợp và dung dịch, chất tan với dung môi, dung dịch bão hoà với dung dịch chưa bão hoà trong một số hiện tượng của đời sống hàng ngày.
 3) Thái độ : 
 - Giáo dục thái độ yêu thích môn học 
II . PHƯƠNG PHÁP : 
 - Nêu và giải quyết vấn đề .
 - Sử dụng thí nghiệm , quan sát và nghiên cứu tài liệu .
 - Phương pháp Bàn tay nặn bột , kĩ thuật sơ đồ tư duy .
III . THIẾT BỊ SỬ DỤNG : 
- Chuẩn bị các đồ dùng thí nghiệm cho các nhóm: Cốc thủy tinh, đũa thủy tinh, chén sứ, đèn cồn, nước, đường, vôi sống, xăng, dầu ăn , muối ăn , cát , bột gỗ.thuốc tím .
- Bút dạ, giấy khổ to ( Bảng phụ )
IV . NỘI DUNG :
Ổn định tình hình lớp : 
 - Điểm danh HS trong lớp 
 2 ) Giảng bài mới :
 Tiến trình bài dạy :
HOẠT ĐỘNG 1 : TÌNH HUOÁNG XUAÁT PHAÙT 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GV : Cho HS thực hiện TN
TN 1 : Trộn lẫn cát, muối ăn và bột gỗ vào nhau 
TN 2: Cho một thìa nhỏ đường vào trong cốc nước rồi khuấy đều 
GV : Yêu cầu HS nêu hiện tượng xảy ra và cho biết sản phẩm thu được ở 2 TN trên 
GV : Vậy các em biết được những điều gì về dung dịch , dung dịch chưa bão hòa và dung dịch bão hòa ?
HS : Thực hiện thí nghiệm
HS :- Nêu hiện tượng xảy ra 
 - Sản phẩm TN 1 là hỗn hợp : cát – muối ăn –bột gỗ
 - Sản phẩm TN 2 là hỗn hợp nước đường (hoặc dd nước đường)
HOẠT ĐỘNG 2 : NEÂU YÙ KIEÁN BAN ÑAÀU CUÛA HOÏC SINH
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GV : Yêu cầu HS ghi những hiểu biết ban đầu của mình vào vở thí nghiệm .
GV : Cho HS thảo luận nhóm để thống nhất các ý kiến vào bảng nhóm .
GV : Gọi đại diện nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình . 
HS : Ghi những hiểu biết ban đầu của mình vào vở thí nghiệm .
HS : Thảo luận nhóm để thống nhất các ý kiến vào bảng nhóm .
HS : Đại diện nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình .
(HS có thể nêu các ý kiến khác nhau về dung dịch)
HOẠT ĐỘNG 3 : ÑEÀ XUAÁT CAÂU HOÛI
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GV : Tập hợp các ý kiến do các nhóm đề xuất , hướng dẫn HS sự giống nhau và khác nhau của các ý kiến trên , sau đó giúp HS đề xuất các câu hỏi liên quan đến nội dung kiến thức tìm hiểu về dung dịch.
GV : Tập hợp các câu hỏi của các nhóm . Sau đó chỉnh sửa và chọn các câu hỏi phù hợp với nội dung tìm hiểu về dung dịch.
Ví dụ : 
+ Có những chất không tan ở nhiệt độ thường nhưng lại tan khi đun nóng ?
+ Có những chất tan vô hạn trong nước nhưng lại có chất tan một lượng nhất định , nếu quá lượng đó thì không tan nữa? 
+ Có những chất tan ngay trong nước nhưng cũng có chất tan rất chậm ?
+ Làm thế nào để chất rắn tan nhanh hơn ?
HS : Có thể nêu ra các câu hỏi liên quan như :
-Tại sao có những chất tan trong nước , có những chất không tan trong nước nhưng lại tan trong rượu hoặc xăng , dầu ?
-Tại sao có những chất tan ngay trong nước nhưng cũng có những chất phải dùng đũa thủy tinh để khuấy ?
.
HOẠT ĐỘNG 4 : ÑEÀ XUAÁT CAÙC THÍ NGHIEÄM NGHIEÂN CÖÙU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Đề xuất thí nghiệm
-GV : Tổ chức cho HS thảo luận , đề xuất thí nghiệm nghiên cứu để tìm hiểu các kiến thức về dung dịch .
2.Cách tiến hành thí nghiệm
-GV : Cung cấp đồ dùng TN , yêu cầu HS nghiên cứu tiến hành TN để đạt được mục đích nghiên cứu ( tìm được câu trả lời cho câu hỏi)
-GV : + Lưu ý HS quan sát chất nào tan hay không tan , khả năng hòa tan của chất nhanh hay chậm ,
 + Khi HS tiến hành TN GV bao quát lớp , đi tới các nhóm hướng dẫn thêm , điều chỉnh các sai lầm , giúp đỡ HS ( nếu cần thiết ) 
 + Động viên nhắc nhở HS làm TN độc lập , không nên làm theo ý tưởng của nhóm . 
-HS : Ghi vào vở các TN đề xuất , sau đó cả nhóm thống nhất các TN đề xuất vào bảng nhóm
-HS : Có thể đề xuất nhiều cách khác nhau.
-HS : Lựa chọn các dụng cụ , hóa chất để tiến hành TN .
- HS : Tiến hành TN theo nhóm , điền các thông tin vào vở TN , sau đó thống nhất điền vào bảng nhóm.
HOẠT ĐỘNG 5 : KẾT LUẬN , KIẾN THỨC MỚI
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
-GV : Tổ chức cho các nhóm HS báo cáo kết quả sau khi tiến hành TN
-GV : - Hướng dẫn cho HS so sánh lại với các suy nghĩ ban đầu của mình ở phần 2.
 - Cho HS rút ra kết luận dung môi , chất tan, dung dịch , dung dịch chưa bão hòa , dung dịch bão hòa ?
GV : Đưa ra kết luận nội dung chính của bài học . 
-HS : Đại diện nhóm báo cáo kết quả TN của nhóm .
-HS : So sánh lại với các suy nghĩ ban đầu của mình ở phần 2.
-HS : Thảo luận và rút ra kết luận 
Thí nghiệm
Hiện tượng
Kết luận 

File đính kèm:

  • docxdung dich.docx
Bài giảng liên quan