Chuyên đề Giáo dục ý thức sử dụng điện an toàn cho học sinh thông qua các bài học trong chương an toàn điện môn công nghệ 8

 Khi thời gian dòng điện qua người, đặc biệt nguy hiểm khi dòng điện qua tim càng lâu thì càng nguy hiểm. Nếu chỗ chạm điện có điện áp không đổi thì dòng điện qua người tăng theo thời gian. Nếu điện áp cao thì không cần tính đến thời gian, bởi khi đến gần khoảng cách quy định, giảm sẽ bị phóng điện, còn nếu chạm vào phần mạng điện sẽ chết ngay tức khắc.

 

ppt22 trang | Chia sẻ: haha | Lượt xem: 5905 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giáo dục ý thức sử dụng điện an toàn cho học sinh thông qua các bài học trong chương an toàn điện môn công nghệ 8, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
kính chào các thày, cô Tên chuyên đề: giáo dục ý thức sử dụng điện an toàn cho học sinh thông qua các bài học trong chương an toàn điện môn công nghệ 8Giáo viên thực hiện: Phạm thị HoàiTổ: Khoa học tự nhiênPhần A: Mở đầu 1. Lý do làm chuyên đề - Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, môn công nghệ lớp 8 trang bị cho học sinh 1 số kiến thức cơ bản về vẽ kỹ thuật, cơ khí, kỹ thuật điện. Trên tinh thần kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp, thể hiện sự liên thông giữa giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp gắn liền với cuộc sống và lao động sản xuất hàng ngày của mỗi người, mỗi gia đình ở từng địa phương cũng như trên toàn quốc. - Điện năng được sử dụng nhiều trong các ngành kinh tế quốc dân, trong quốc phòng và ngày càng được xây dựng rộng rãi trong đời sống sinh hoạt của nhân dân. Sóng điện năng là một dạng vật chất không thể nhìn thấy được ( nếu không có dụng cụ hiển thị thích hợp) nhưng luôn được khai thác sử dụng phục vụ sản xuất và đời sống. Trong thực tế có những trường hợp chỉ vì một sơ xuất nhỏ trong sử dụng, trong quản lý vận hành  đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng, chẳng hạn gây ra tai nạn đe doạ tính mạng con người, gây hư hỏng thiết bị điện có thể làm tan rã hệ thống điện gây thiệt hại lớn về người và tài sản kinh tế xã hội.  Vì vậy giáo dục ý thức sử dụng an toàn vừa là mục tiêu bài học, vừa là nhận thức cần thiết đối với học sinh. Đó là lý do tôi chọn đề tài này. 2. Mục đích của chuyên đề.Chuyên đề nhằm khẳng định việc giáo dục ý thức sử dụng điện an toàn là cần thiết, mang ý nghĩa bảo vệ tính mạng, tài sản cho các em, cho gia đình các em và cho toàn xã hội.3. Phạm vi của chuyên đề Giáo dục ý thức sử dụng điện an toàn thông qua chương an toàn điện môn Công nghệ lớp 8.Học sinh khối lớp 8 trường THCS thị trấn Ân Thi – Ân Thi – Hưng Yên.Phần B: Nội dung 1. Khái niệm chung: Khoa học hiện nay đã phân tích tương đối đầy đủ và tác hại của dòng điện vào cơ thể con người các trường hợp chấn thương nặng hoặc chết người phần lớn là do bị điện giật. a. Phân loại nạn nhân do điện giật thấy rằng. + Những nạn nhân làm trong ngành điện bị điện giật 42,2%. + Những nạn nhân không có chuyên môn về điện bị điện giật 57,8%. b. Phân loại theo nguyên nhân bị điện giật. - Chạm trực tiếp vào dây dẫn điện hay các phần có điện chạy qua 55,9% trong đó: + Chạm vào dây dẫn điện không phải do yêu cầu công việc phải tiếp xúc với dây dẫn điện 30,6%. + Chạm vào dây dẫn điện do yêu cầu công việc phải tiếp xúc với dây dẫn điện 1,7%. + Đóng nhầm điện lúc đang sửa chữa kiểm tra 23,6%. - Chạm vào bộ phận bằng kim loại của thiết bị có mạng điện áp 22,8% trong đó. + Lúc không có nối đất 22,2%. + Lúc có nối đất 0,6%. - Chạm phải vật không phải bằng kim loại có mạng điện áp ( tường, các vật cách điện, nền nhà) 20,1%. - Bị chấn thương do hồ quang lúc thao tác thiết bị 1,12%. - Bị chấn thương do cường độ dòng điện trường cao ở môi trường hay trạm biến áp siêu cao áp 0,08%. Như vậy phần lớn các trường hợp bị tai nạn về điện là do chạy phải vật dẫn điện hoặc vật có điện áp xuất hiện bất ngờ, thường xảy ra đối với người không có chuyên môn và thường xảy ra ở các mạng điện áp có điện áp thấp 380V/220V, 220V/127V. 2. Tác dụng của dòng điện đối với cơ thể người. Dòng điện đi qua cơ thể người gây nên phản ứng sinh lý phức tạp như làm huỷ hoại bộ thần kinh điều khiển các giác quan bên trong của con người, làm tê liệt cơ thịt, sưng màng phổi, huỷ hoại cơ quan hô hấp và tuần hoàn máu. Yếu tố chính gây tai nạn cho con người là độ lớn và loại dòng điện, đường đi của dòng điện qua cơ thể người, thời gian tác dụng điện trở của người, tần số của dòng điện, điện áp của dòng điện và tình trạng sức khoẻ của người. 2.1. Loại và độ lớn của dòng điện qua người. Trị số dòng điện mA ảnh hưởng loại và độ lớn của dòng điện đối với cơ thể người Dòng điện xoay chiều tần số 50HZ Dòng điện một chiều 0,6-1,5Bắt đầu có cảm giác, ngón tay run nhẹ Chưa có cảm giác 2 – 3 Ngón tay bị giật mạnh Chưa có cảm giác 5 – 10 Bàn tay bị giật mạnh Có cảm giác nóng 12 – 15 Khó rút tay khỏi điện, có thể chịu 5s – 10s Nóng tăng lên 20 – 25 Tay bị tê liệt ngay, khó thở, chịu chỉ được đến 5s Nóng nhiều, bắp thịt co lại 30 – 80 Tê liệt hô hấp Rất nóng khó thở > 100 Tê liệt hô hấp, liệt tim dẫn đến các tổ chức cơ thể bị phá huỷ do nhiệt Tê liệt hô hấp dẫn đến liệt tim  Qua bảng trên, ta thấy đối với dòng điện xoay chiều tần số 50Hz có trị số 10mA được coi là dòng điện giới hạn bắt đầu nguy hiểm đối với cơ thể người. 2.2. Đường đi của dòng điện qua cơ thể người. Bất cứ bộ phận nào của cơ thể khi có dòng điện chạy qua đều nguy hiểm, những tỉ lệ dòng điện qua tim quyết định mức độ nguy hiểm hơn đối với con người. Mức độ nguy hiểm thể hiện qua bảng sau: Đường đi của dòng điện tỉ lệ dòng điện qua tim % Tỷ lệ nạn nhân bị bất tỉnh % Tay qua tay 3,3 83 Tay phải qua chân 3,7 80 Tay trái qua chân 6,7 87 Đầu qua chân 6,8 88 Đầu qua tay 7,0 92 Chân qua chân 0,4 15 Nhận xét: mức độ nguy hiểm nhất là dòng điện chạm vào đầu và đi từ đầu ra tay xuống đất. Dòng điện đi từ chân qua chân kia xuống đất ít nguy hiểm hơn. 2.3. Thời gian dòng điện qua người. Khi thời gian dòng điện qua người, đặc biệt nguy hiểm khi dòng điện qua tim càng lâu thì càng nguy hiểm. Nếu chỗ chạm điện có điện áp không đổi thì dòng điện qua người tăng theo thời gian. Nếu điện áp cao thì không cần tính đến thời gian, bởi khi đến gần khoảng cách quy định, giảm sẽ bị phóng điện, còn nếu chạm vào phần mạng điện sẽ chết ngay tức khắc. 2.4. Tần số của dòng điện qua người. Khi tần số dòng điện xoay chiều qua người lớn thì điện kháng của người giảm và dòng điện sẽ tăng lên. Vì vậy mức độ nguy hiểm sẽ tăng theo tần số của dòng điện. Trong thực tế, mức độ nguy hiểm sẽ thường tăng trong khoảng 50Hz đến 60Hz khi tần số lớn hoặc bé hơn mức độ nguy hiểm sẽ ít hơn. 2.5. Điện áp an toàn. Điện trở thân người phụ thuộc nhiều vào môi trường làm việc. Lấy mức dòng điện 20mA (là dòng điện làm cho con người không thể tách ra khỏi nguồn điện) làm cơ sở để tính điện áp an toàn. - Vùng ít nguy hiểm: Khô ráo, độ ẩm thấp, không có bụi dẫn điện, điện áp an toàn là 65V. - Vùng nguy hiểm, độ ẩm không khí thấp hơn 75% sàn nhà nền nhà ẩm ướt. Điện áp an toàn là 36V. - Vùng đặc biệt nguy hiểm: Thật ẩm, có bụi dẫn điện, tiếp xúc trực tiếp sàn kim loại  điện áp an toàn là 12V. 2.6. Điện áp bước. Là điện áp giữa 2 bàn chân đứng ở hai điểm trên đất gần nơi có dòng điện xuống đất ( dây dẫn) thiết bị có điện chạm đất, để đảm bảo an toàn phải theo khoảng cách như sau: - Từ 4m đến 6m đối với thiết bị trong nhà. - Từ 8m đến 10m đối với thiết bị ngoài trời.- Ngoài 20m đối với dây điện cao áp. 3. Các giải pháp an toàn điện. 3.1. Kiểm tra cách điện của thiết bị. Khi chế tạo các thiết bị dùng điện, người ta đã chú ý đến độ cách điện giữa phần mang điện với vỏ để đảm bảo an toàn, cho người với thiết bị. Trường hợp phần cách điện bị rò, sự cách điện bị giảm nghiêm trọng có thể do nhiều nguyên nhân: Do thiết bị quá cũ, phần cách điện bị già hoá, hư hỏng, làm việc quá áp. Vì vậy, trong quá trình vận hành, cần phải kiểm tra độ cách điện của thiết bị từ 1 – 2 lần trong năm. 3.2. Không dùng dây dẫn điện vào những mục đích khác ngoài mục đích dẫn điện. Ví dụ: Dùng dây dẫn để phơi quần áo cần tính toán và chọn tiết diện loại dây dẫn thoả mãn yêu cầu dẫn điện và môi trường làm việc để đảm bảo độ bền, chống tổn thất điện năng. 3.3. Dùng rào chắn biển báo. Đây là biện pháp tốt nhất để ngăn ngừa cho khỏi tiếp xúc những phần tử mang điện hoặc không đến gần nơi có điện áp nguy hiểm. Các biển báo như: “Cấm vào, điện cao thế nguy hiểm chết người”, “Cấm trèo, nguy hiểm chết người”.3.4. Phương pháp phòng hộ cá nhân. Để đảm bảo an toàn khi làm việc với thiết bị đang mang điện người ta dùng các phương tiện phòng hộ cá nhân như: Sào thao tác, bút thử điện cao thế, bút thử điện hạ thế, kìm cách điện, ủng, găng tay cao su, ghế, thảm cách điện, thắt lưng an toàn, găng tay, vải bạt, mặt nạ phòng độc  dùng trong sửa chữa. - Chú ý: Khi sử dụng các phương tiện an toàn. + Thường xuyên kiểm tra chất lượng, thử độ cách điện, thử độ bền cơ học. + Kiểm tra sử dụng đúng loại phương tiện theo đúng điện áp định mức sử dụng. 3.5. Nối đất vỏ máy và nối trung tính vỏ máy. Khi vận hành gặp trường hợp vỏ máy có điện truyền đến gây tai nạn về điện, đặc biệt là đối với các thiết bị thường xuyên phải tiếp xúc với vỏ máy như quạt điện, máy giặt, bếp điện. Nên để an toàn vỏ, máy cần nối tiếp đất hoặc nối với dây trung tính đã tiếp đất. 4. Phương pháp cấp cứu người bị điện giật. 4.1. Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện. - Nếu cắt được nguồn điện: Đây là trường hợp thuận lợi nhất nhưng phải đảm bảo nhanh chóng, chính xác. - Nếu không cắt được nguồn điện. + Nếu ở mạng điện cao thế: Phải có biện pháp an toàn, hoặc làm ngắn mạch bằng vật dẫn điện. 4.2. Cấp cứu nạn nhân.Căn cứ hiện tượng cụ thể của nạn nhân mà có những biện pháp cấp cứu. - Tách nạn nhân ra khỏi nơi chạm điện một cách nhanh chóng và an toàn cho người cứu nạn nhân. - Sơ cứu nạn nhân. + Trường hợp nạn nhân vẫn tỉnh: Để nạn nhân nằm nghỉ chỗ thoáng sau đó báo cho nhân viên y tế. Tuyệt đối không cho nạn nhân ăn uống gì. + Trường hợp nạn nhân ngất, không thở hoặc thở không đều, co giật và run. Trường hợp này nạn nhân phải được cứu chữa ngay, càng nhanh càng hy vọng cứu sống. Cấp cứu thường dùng một trong các phương pháp như: Phương pháp nằm sấp, phương pháp hà hơi thổi ngạt, cho tới khi nạn nhân thở được, tỉnh lại và mời nhân viên y tế. 5. Qua các bài học giáo dục học sinh ý thức sử dụng điện an toàn. Do hiểu rõ tác hại của dòng điện đối với cơ thể người, nên vấn đề bồi dưỡng kiến thức an toàn điện cho người sử dụng nói chung cho học sinh nói riêng, đồng thời tuyên truyền giáo dục rộng rãi cho tất cả mọi người chấp hành nghiêm chỉnh các quy trình, quy phạm về kỹ thuật an toàn điện, tăng cường công tác bảo vệ lưới điện là hết sức cần thiết. Chương an toàn điện gồm 4 bài dạy trong 3 tiết.Tiết 32: Bài 33. An toàn điện1. Kiến thức: Hiểu được nguyên nhân gây ra tai nạn điện, sự nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người. 2. Kỹ năng: Biết được một số biện pháp an toàn điện trong sản xuất và đời sống. 3. Thái độ: Có ý thức thực hiện an toàn điện trong sản xuất và đời sống. - Bảo vệ môi trường nơi làm việc. I. Mục tiêu:II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: a. Chuẩn bị nội dung: Giáo viên nghiên cứu nội dung bài 33 sgk, sách giáo viên, tài liệu tham khảo. b. Chuẩn bị đồ dùng dạy học. Tranh vẽ về các nguyên nhân gây tai nạn điện. Tranh vẽ một số biện pháp an toàn điện khi sử dụng và sửa chữa điện. Một số dụng cụ an toàn điện như găng tay, ủng cao su, thảm cách điện kìm điện, bút thử điện. Phiếu học tập có nội dung là các nguyên nhân gây tai nạn điện và các biện pháp an toàn trong khi sử dụng và chữa điện. 2. Học sinh: Học bài cũ, đọc trước bài mới. III. Các hoạt động dạy học. Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên nhân gây tai nạn điện. 1. Do chạm trực tiếp vào vật mang điện 2. Do vi phạm khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao áp và trạm biến áp. 3. Do đến gần dây dẫn có điện bị đứt rơi xuống đất Hoạt động 2: Tìm hiểu về các biện pháp an toàn điện. 1. Một số nguyên tắc an toàn điện trong khi sử dụng điện. - Thực hiện tốt cách điện dây dẫn điện (hình 33.4a)- Kiểm tra cách điện đồ dùng điện (h33.4c)- Nối đất các thiết bị, đồ dùng điện (h33.4b)Không vi phạm khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao áp và trạm biến áp (h33.4d) - Giầy cao su cách điện, giá cách điện, kìm, vít, găng tay cao su. - Dùng trong sửa chữa điện cách điện an toàn. 2. Một số nguyên tắc an toàn điện trong khi sửa chữa điện. - Trước khi sửa chữa điện. + Rút phích cắm điện. + Rút nắp cầu chì. + Cắt cầu dao. - Sử dụng đúng dụng cụ bảo vệ an toàn điện cho mỗi công việc sửa chữa điện. + Sử dụng vật lót cách điện. + Sử dụng đúng dụng cụ lao động cách điện. + Sử dụng các dụng cụ kiểm tra. Tiết 33: Bài 35. thực hành cứu người tai nạn điệnHoạt động 1: Thực hành tách nạn nhân ra khỏi nơi nguồn điện.I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết cách tách nạn nhân ra khỏi nơi chạm điện 1 cách an toàn. 2. Kỹ năng: Sơ cứu được nạn nhân. 3. Thái độ: Có ý thức nghiên túc trong học tập.II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Tranh hình 35.1; 35.2 SGK 2. Học sinh: Mỗi nhóm 1 tình huống có tranh minh hoạ và cách xử lý. Các lớp mang 1 chiếc chiếu để thực hành (giao 1 học sinh nhà gần trường)III. Các hoạt động dạy học. Hoạt động 2: Thực hành sơ cứu nạn nhân. Trường hợp nạn nhân vẫn tỉnh: để nạn nhân nằm nghỉ chỗ thoáng sau đó báo cho nhân viên y tế tuyệt đối không cho nạn nhân ăn uống gì. Trường hợp nạn nhân bị ngất : nếu không được cứu chữa kịp thời nạn nhân có thể chết sau ít phút, trong trường hợp này cần phải tiến hành hô hấp nhân tạo.Hoạt động 3: Tổng kết và đánh giá thực hành.6. Kết quả Khi dạy chương an toàn điện xong, tôi đã sử dụng phiếu thăm dò về ý thức sử dụng điện an toàn, qua đó cũng làm học sinh yêu thích mon học với kết quả như sau: - 85,5% nắm vững được khái niệm và vận dụng được. + Khái niệm: Nguyên nhân gây tai nạn điện, sự nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người. Biết được một số biện pháp an toàn điện trong sản xuất và đời sống. + Vận dụng được khi gặp người bị tai nạn điện biết.- Tách nạn nhân khỏi nơi chạm điện nhanh và an toàn cho nạn nhân và người lớn.- Sơ cứu nạn nhân- Đưa nạn nhân đến trạm y tế gần nhất và mời nhân viên y tế.- 13,8% nắm vững khái niệm nhưng không vận dụng được.- Chỉ 1,5% quên kiên thức đã học. 7. Một số bài học kinh nghiệm Để đạt được kết quả trên, giáo viên phải thực hiện tốt chức năng của người hướng dẫn, tổ chức, điều khiển cho người học lĩnh hội được kiến thức. Cụ thể ở chương an toàn điện này phần chuẩn bị cho học sinh rất quan trọng.Đó là chuẩn bị về kiến thức: hiểu rõ vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống. Tại sao phải sử dụng điện an toàn, mức độ nguy hiểm của dòng điện, nguyên nhân xảy ra tại nạn điện và cách phòng chống. - Về kỹ năng: Biết cứu người bị tai nạn điện.Về thái độ: Là ý thức về sử dụng điện an toàn, nghiêm túc, có hứng thú với môn học và vận động tuyên truyền ý thức sử dụng điện an toàn trong cộng đồng. Ngoài ra học sinh còn phải tìm hiểu ở địa phương qua sách báo một số vụ tai nạn điện, đưa ra tình huống và cách xử lý.Khi tiến hành hoạt động dạy học giáo viên phải có hệ thống câu hỏi, yêu cầu hoạt động phải phù hợp với từng đối tượng học sinh, đúng mục tiêu bài học, đi sâu trọng tâm, liên hệ thực tế giáo dục học sinh.Về học sinh: Ngoài sự chuẩn bị về kiến thức, kỹ năng, thái độ cho học sinh từng nhóm, nhóm học sinh được thảo luận, tự chuẩn bị tình huống (vẽ tranh) xử lý tình huống phát huy được tính tích cực trong học tập và kỹ năng hợp tác hoạt động nhóm của học sinh là 1 định hướng mà giáo dục hiện đại rất quan tâm. Bên cạnh việc thực hiện có hiệu quả nguyên tắc, phương pháp và cách tổ chức dạy học. Giáo viên còn phải có tâm huyết với nghề nắm đặc điểm tâm sinh lý khả năng từng học sinh để điều chỉnh, điều khiển, tổ chức quá trình dạy học đạt hiệu quả tạo cho học sinh một hệ thống quan điểm với tự nhiên, với xã hội, ý thức kỷ luật trong lao động, tinh thần yêu nước, ý thức làm chủ tập thể. Những tình cảm trong sáng tạo nên phẩm chất tốt đẹp của người lao động mới.Phần C: Kết luận Điện năng là dạng năng lượng rất quan trọng góp phần không nhỏ cho nền văn minh nhân loại, biết sử dụng và sử dụng an toàn điện có ý nghĩa vô cùng to lớn trong cộng đồng. Thời đại ngày nay, với xu thế “Toàn cầu hoá, phát triển kinh tế tri thức, công nghệ cao nhất là công nghệ thông tin, hình thành nền văn minh trí tuệ”. Việc hình thành và phát triển thói quen, kỹ năng phương pháp tự học. Tự phát hiện và giải quyết vấn đề, ứng dụng các kiến thức, kỹ năng thu nhận vào những tình huống thực tế và đặc biệt có ý nghĩa khi qua bài học người học có ý thức về tri thức đã thu nhận, vận dụng được vào thực tế cuộc sống từ trên ghế nhà trường. Qua đó góp phần tuyên truyền vận động trong cộng đồng ý thức sử dụng điện an toàn. Qua bài học trong chương an toàn điện của môn công nghệ 8 tôi dạy thực tế trên lớp đã giúp học sinh có ý thức sử dụng điện an toàn. Từ nhận thức của mình các em là những tuyên truyền viên tuyên truyền cho gia đình, cho cộng đồng ý thức sử dụng điện an toàn. Nên tôi mạnh dạn đưa ra chuyên đề “Giáo dục ý thức sử dụng điện an toàn cho học sinh thông qua các bài học trong chương An toàn điện – Môn Công nghệ 8”. Tuy nhiên những kinh nghiệm mà tôi đưa ra vẫn còn thiếu sót mong các đồng chí đóng góp ý kiến để chuyên đề của tôi được hoàn thiện hơn.xin kính chúc sức khoẻ 

File đính kèm:

  • pptchuyen_de_cn_hay.ppt