Chuyên đề Hướng dẫn dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn tiếng việt

VD : Tiếng Việt 4

* Tuần 1, Tập đọc - Dế Mèn bênh vực kẻ yếu : Cột Yêu cầu cần đạt có ghi “Đọc rành mạch, trôi chảy ; bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật (Nhà Trò, Dế Mèn)”.

* Tuần 2, Tập đọc - Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (tiếp theo) : Cột Yêu cầu cần đạt chỉ ghi “Giọng đọc phù hợp tính cách mạnh mẽ của nhân vật Dế Mèn”, nhưng GV cần ghi đầy đủ trong giáo án là : “Đọc rành mạch, trôi chảy ; giọng đọc phù hợp tính cách mạnh mẽ của nhân vật Dế Mèn”.

 

ppt36 trang | Chia sẻ: haha | Lượt xem: 1913 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hướng dẫn dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn tiếng việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
Hướng dẫn dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ NĂNG môn Tiếng Việt	Trong văn bản Chương trinh Giáo dục phổ thông - cấp Tiểu học (QĐ 16), môn Tiếng Việt được xác định: Mục tiêu, Nội dung (Kế hoạch dạy học, Nội dung dạy học từng lớp) và Chuẩn kiến thức, kĩ năng. Chuẩn kiến thức, kĩ năng (gọi tắt là Chuẩn) trong văn bản Chương trỡnh nói trên được cụ thể hoá ở các chủ đề của môn học theo từng lớp, ở các lĩnh vực học tập cho từng lớp và cho cả cấp học. Chuẩn môn Tiếng Việt là cơ sở để biên soạn sách giáo khoa, quản lí và đánh giá kết quả dạy học môn Tiếng Việt nhằm bảo đảm tính thống nhất, tính khả thi của Chương trỡnh môn Tiếng Việt cấp Tiểu học.Căn cứ Chương trỡnh Giáo dục phổ thông – cấp Tiểu học, từ năm học 2002 – 2003 đến năm học 2006 – 2007, SGK Tiếng Việt từ lớp 1 đến lớp 5 lần lượt được Bộ trưởng ban hành để sử dụng làm tài liệu dạy học chính thức trong các trường tiểu học toàn quốc. Sau nhiều năm chỉ đạo dạy học theo SGK Tiếng Việt, nhận định chung của các Sở GD&ĐT cả nước đều cho rằng : bộ SGK Tiếng Việt cấp tiểu học với nhiều ưu điểm nổi bật về nội dung - phương pháp đã góp phần ổn định và từng bước nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt ở tiểu học. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau (điều kiện dạy học, đặc điểm HS vùng miền, trènh độ GV,...), việc giảng dạy và quản lí dạy học theo Chuẩn còn gặp những khó khăn nhất định. Để tạo điều kiện thuận lợi cho GV và cán bộ quản lí, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học dành cho từng lớp ở tiểu học. Tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Tiếng Việt được soạn theo văn bản Chương trỡnh GDPT - cấp Tiểu học; theo SGK Tiếng Việt (1, 2, 3, 4, 5) đang được sử dụng trong các trường tiểu học.Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Tiếng Việt ở từng lớp được trỡnh bày chi tiết theo bảng Hướng dẫn cụ thể, gồm 4 cột : Tuần – Bài – Yêu cầu cần đạt – Ghi chú. Nội dung Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng đối với từng bài học (tiết dạy) được hiểu là Chuẩn (cơ bản, tối thiểu) đòi hỏi toàn bộ HS phải đạt được. Nội dung Ghi chú ở một số bài thường giải thích rõ thêm về yêu cầu cần đạt ở mức cao hơn đối với HS khá, giỏi. Riêng với HS yếu, GV cần có biện pháp dạy học thích hợp nhằm tạo điều kiện cho đối tượng này từng bước đạt Chuẩn quy định. Để tiện theo dõi và sử dụng, bảng Hướng dẫn cụ thể (mục B) trỡnh bày nội dung đầy đủ ở Tuần 1, không nhắc lại các yêu cầu giống nhau ở một số loại bài học ở các tuần sau.VD (TV lớp 2) : Đọc rõ ràng, rành mạch,... (Tập đọc) ; không mắc quá 5 lỗi trong bài (Chính tả), viết chữ rõ ràng, liền mạch và tương đối đều nét(Tập viết). Riêng về tốc độ đọc (đọc thông), tốc độ viết (viết chính tả), căn cứ các văn bản hướng dẫn chuyên môn của Bộ GDĐT.Tài liệu Chuẩn môn Tiếng Việt ở từng lớp đều có bảng chia mức độ cần đạt theo từng giai đoạn (gắn với 4 lần kiểm tra định kĩ môn Tiếng Việt) để GV xác định rõ các “mốc” cần đạt.Tuỳ điều kiện dạy học cụ thể, trong từng giai đoạn, HS có thể đạt tốc độ quy định ghi trong bảng ở những thời điểm khác nhau. 	Để tạo điều kiện cho GV vận dụng linh hoạt, nội dung hướng dẫn không xác định tốc độ cần đạt sau từng bài học mà chỉ ghi ở tuần ôn tập sau mỗi giai đoạn nhằm phục vụ cho việc kiểm tra, đánh giá định kĩ trong năm học theo hướng dẫn riêng của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 	Để nâng cao chất lượng môn học, GV sử dụng tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Tiếng Việt trong các hoạt động liên quan đến quá trỡnh dạy học như sau:1. Soạn giáo án lên lớp 	Căn cứ Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng xác định cho từng bài dạy (tiết học) theo SGK Tiếng Việt, GV soạn giáo án một cách ngắn gọn thể hiện rõ các phần cơ bản :- Phần 1 : Nêu mục đích, yêu cầu của bài học (gắn với yêu cầu cần đạt đã ghi trong tài liệu). 	Chú ý : cần đọc kĩ hướng dẫn ở tuần 1 để ghi đầy đủ yêu cầu cần đạt ở các tuần sau, đối với các tiết dạy của một số loại bài học có yêu cầu giống nhau. VD : Tiếng Việt 4 Tuần 1, Tập đọc - Dế Mèn bênh vực kẻ yếu : Cột Yêu cầu cần đạt có ghi “Đọc rành mạch, trôi chảy ; bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật (Nhà Trò, Dế Mèn)”. Tuần 2, Tập đọc - Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (tiếp theo) : Cột Yêu cầu cần đạt chỉ ghi “Giọng đọc phù hợp tính cách mạnh mẽ của nhân vật Dế Mèn”, nhưng GV cần ghi đầy đủ trong giáo án là : “Đọc rành mạch, trôi chảy ; giọng đọc phù hợp tính cách mạnh mẽ của nhân vật Dế Mèn”. - Phần 2 : Nêu những yêu cầu cần chuẩn bị về thiết bị, đồ dùng dạy và học của GV và HS ; dự kiến hỡnh thức tổ chức hoạt động học tập đảm bảo phù hợp với từng nhóm đối tượng HS.VD : Bảng phụ (ghi gợi ý kể chuyện). Tổ chức HS kể chuyện theo cặp, kể trước lớp.Phần 3 : 	Xác định nội dung, phương pháp giảng dạy đối với GV, yêu cầu cần học đối với từng đối tượng HS, kể cả HS cá biệt (nếu có). 	Lưu ý: Để soạn tốt phần này, GV thường phải căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh dạy học, phải nắm được khả năng học tập của từng HS trong lớp và Yêu cầu cần đạt ghi trong Tài liệu để xác định nội dung cụ thể của bài học trong SGK (không đưa thêm nội dung vượt quá Yêu cầu cần đạt), xác định cách (biện pháp) hướng dẫn cho từng nhóm đối tượng HS. VD : “Dễ hoá” bằng cách gợi mở, dẫn dắt, làm mẫu,...đối với HS yếu; “mở rộng, phát triển” (trong phạm vi của Chuẩn) đối với HS khá, giỏi. Việc xác định nội dung dạy học của GV cũng còn phải đảm bảo tính hệ thống và đáp ứng yêu cầu : dạy nội dung bài học mới dựa trên kiến thức, kĩ năng của HS đạt được ở bài học trước và đảm bảo vừa đủ để tiếp thu bài học tiếp sau, từng bước đạt được yêu cầu cơ bản nêu trong Chương trỡnh môn học. 2. Tổ chức hoạt động dạy học trên lớpCăn cứ Yêu cầu cần đạt và Ghi chú (nếu có), GV tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp một cách linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng HS (khá, giỏi, TB, yếu) nhằm đảm bảo yêu cầu phát triển năng lực cá nhân và đạt hiệu quả thiết thực sau mỗi tiết dạy. 	 * Dưới đây, xin dẫn một số ví dụ về việc dạy học theo Chuẩn môn Tiếng Việt đối với các phân môn ở các lớp khác nhau. VD 1 : Tiếng Việt 4, Tuần 2, Tập đọc - Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (tiếp theo): Cột Yêu cầu cần đạt có ghi “Chọn được danh hiệu phù hợp với tính cách của Dế Mèn”; cột Ghi chú giải thích thêm : “HS khá, giỏi chọn đúng danh hiệu hiệp sĩ và giải thích được lí do vì sao lựa chọn (CH4)”. Như vậy, GV không đòi hỏi những HS ở đối tượng khác phải thực hiện đầy đủ yêu cầu của câu hỏi 4 trong SGK.VD 2 : TV2, Tuần 1, Kể chuyện – “Có công mài sắt, có ngày nên kim”	Cột Yêu cầu cần đạt có ghi “Dựa theo tranh và gợi ý dưới mỗi tranh, kể lại được từng đoạn cuả câu chuyện”.	Cột Ghi chú giải thích thêm : “HS khá, giỏi biết kể lại toàn bộ câu chuyện”. Như vậy, GV cần tập trung hướng dẫn HS tập kể từng đoạn câu chuyện theo tranh, kể nối tiếp từng đoạn theo tranh để gắn kết toàn bộ câu chuyện là chủ yếu ; cuối cùng, có thể tạo điều kiện cho HS khá, giỏi kể toàn bộ câu chuyện trong thời gian cho phép (mỗi tiết để 1, 2 HS khá, giỏi luân phiên thực hiện yêu cầu).VD 3 : Tiếng Việt 3, Tuần 4, Chính tả (nghe – viết) – Người mẹ	Cột Yêu cầu cần đạt ghi “Nghe-viết đúng bài CT ; trỡnh bày đúng hỡnh thức bài văn xuôi. Làm đúng BT(2) a / b, hoặc BT(3) a / b, hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn”. 	Như vậy, nội dung chính tả phương ngữ (bài tập lựa chọn) trong tiết học chỉ chiếm một thời lượng nhất định, GV cần dành thời gian tập trung hướng dẫn HS viết đầy đủ bài chính tả trong SGK đạt kết quả tốt.VD 4 : TV 2, Tuần 1, Tập viết – Chữ hoa A.	 Cột Yêu cầu cần đạt ghi “Viết đúng chữ hoa A (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng : Anh (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Anh em thuận hoà (3 lần). Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng”; 	Cột Ghi chú giải thích thêm : “ở tất cả các bài Tập viết, HS khá, giỏi viết đúng và đủ các dòng (Tập viết ở lớp) trên trang vở Tập viết 2”. Như vậy, tuỳ đối tượng HS trong lớp, GV tạo điều kiện cho các em thực hiện được mức độ yêu cầu cần đạt nêu trên. VD 5 : Tiếng Việt 4, Tuần 7, Luyện từ và câu - Cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam : Cột Yêu cầu cần đạt ghi “Nắm được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam ; biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng một số tên riêng Việt Nam (BT1, BT2, mục III), tìm và viết đúng một vài tên riêng Việt Nam (BT3)”; cột Ghi chú giải thích thêm : “HS khá, giỏi làm được đầy đủ BT3 (mục III)”. Như vậy, yêu cầu Viết tên và tỡm trên bản đồ (BT3) “Các quận, huyện, thị xã / danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở tỉnh hoặc thành phố của em” chỉ đặt ra đối với HS khá, giỏi; những HS khác chỉ cần “tỡm và viết đúng một vài tên riêng Việt Nam” theo nội dung BT3 là đạt Chuẩn.VD 6 : Tiếng Việt 4, Tuần 2, Tập làm văn - Tả ngoại hinh của nhân vật trong bài van kể chuyện : Cột Yêu cầu cần đạt ghi “Hiểu : Trong bài van kể chuyện, việc tả ngoại hinh của nhân vật là cần thiết để thể hiện tính cách của nhân vật (ND Ghi nhớ). / Biết dựa vào đặc điểm ngoại hinh để xác định tính cách nhân vật (BT1, mục III) ; kể lại được một đoạn câu chuyện Nàng tiên ốc có kết hợp tả ngoại hinh bà lão hoặc nàng tiên (BT2)"; cột Ghi chú giải thích thêm : “HS khá, giỏi kể được toàn bộ câu chuyện, kết hợp tả ngoại hinh của 2 nhân vật (BT2)". Việc xác định rõ mức độ yêu cầu cần đạt như trên giúp GV dạy học phù hợp trỡnh độ HS, tạo điều kiện đạt Chuẩn môn học ở lớp dạy cụ thể cho mọi đối tượng ở các vùng miền khác nhau trên toàn quốc. 3. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh	Tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Tiếng Việt là căn cứ giúp GV kiểm tra, đánh giá kết quả học tập thường xuyên của HS trong từng tiết học. 	Dựa vào Yêu cầu cần đạt đối với từng bài dạy, GV không chỉ nhận biết được kết quả học tập của HS ở mức độ đạt Chuẩn (trung bỡnh) hay chưa đạt Chuẩn (yếu, kém) mà còn xác định được các mức độ trên Chuẩn (khá, giỏi)- Nội dung Yêu cầu cần đạt có những yếu tố định lượng, GV căn cứ vào đó để cho điểm (hoặc để khen ngợi, động viên, khuyến khích, tiếp tục giúp đỡ,...). VD : Bài CT của HS, nếu trỡnh bày đúng "yêu cầu cần đạt", không mắc quá 5 lỗi là đạt Chuẩn (5-6 điểm), mắc quá 5 lỗi là chưa đạt Chuẩn (có thể chưa cho điểm để tiếp tục giúp đỡ, tạo điều kiện cho HS phấn đấu đạt kết quả cao hơn), mắc 1 lỗi hoặc không mắc lỗi là trên Chuẩn ở mức Giỏi (9-10 điểm). Hoặc, ở bài Luyện từ và câu MRVT Trung thực - Tự trọng (Tiếng Việt lớp 4, Tuần 5), nếu HS ”tim được 1, 2 từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ trung thực và đặt câu với một từ tim được (BT1, BT2)” là đạt Chuẩn, HS moi tim được trên 2 từ ”đồng nghĩa, trái nghĩa với từ trung thực”, đặt câu tim với trên 2 từ tim được là tren Chuẩn,...- Nội dung Yêu cầu cần đạt chỉ là yếu tố định tính, GV căn cứ vào "chất lượng" đạt được để phân định mức độ. VD : HS kể lại được từng đoạn câu chuyện rõ ràng, đúng ý (Tiếng Việt lớp 2, lớp 3) là đạt Chuẩn (trung binh) ; kể lại được từng đoạn câu chuyện đúng, đủ ý và diễn đạt bằng lời của minh một cách khá sinh động hoặc kể được toàn bộ câu chuyện rõ ràng, đúng nội dung là trên Chuẩn (khá, giỏi). Hoặc, ở bài Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Tiếng Việt lớp 4, Tuần 3), nếu HS "Kể được câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc có nhân vật, có ý nghĩa, nói về lòng nhân hậu (theo gợi ý ở SGK – truyện trong SGK); kể rõ ràng, rành mạch, bước đầu biểu lộ tỡnh cảm qua giọng kể” là đạt Chuẩn; kể được câu chuyện ngoài SGK đúng yêu cầu đề bài, đạt yêu cầu về lời kể là trên Chuẩn,... Riêng đối với các bài kiểm tra định kỡ, ngoài Yêu cầu cần đạt nêu trong tài liệu (Tuần ôn tập), GV còn dựa vào mức độ cần đạt nêu ở Tiêu chí ra đề kiểm tra môn Tiếng Việt (đối với bài kiểm tra cuối học kỡ I, cuối năm học) nêu trong tài liệu Đề kiểm tra học kỡ cấp Tiểu học dành cho từng lớp, đối với các môn học đánh giá bằng điểm số, kèm theo các văn bản hướng dẫn chuyên môn của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Giáo dục Tiểu học), các văn bản chỉ đạo của Sở, của Phòng GD&ĐT. Ngoài những phương diện nêu trên, tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Tiếng Việt còn phát huy tác dụng trong việc bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của GV ; là căn cứ để nhận xét, đánh giá giờ dạy, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lí, chỉ đạo chuyên môn, góp phần ổn định và nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt tiểu học ở các vùng miền khác nhau trên cả nước. 

File đính kèm:

  • pptMon_Tieng_Viet_chuan_KTKN.ppt
Bài giảng liên quan