Chuyên đề kỹ năng sơ cấp cứu
Ghi chú: những cách xử lý trên tuy có phần "thô bạo", nhưng lại hết sức cần thiết trong tình huống nguy cấp.
Nếu không xử lý kịp thời, chúng ta sẽ mau chóng bị đuối sức và tuyệt vọng. Lúc ấy cái chết sẽ ập đến cho cả hai rất bất ngờ.
Trong trường hợp cần thiết, chúng ta có thể đấm hoặc chặt vào gáy cho nạn nhân ngất đi để việc cấp cứu được dễ dàng.
3. Kiên nhẫn: là điều kiện cần thiết cứu sống nạn nhân, có nhiều nạn nhân được cứu sống sau nhiều giờ làm hô hấp nhân tạo. III/ Phương pháp: Có nhiều phương pháp nhưng không phương pháp nào hoàn hảo mà không cần dụng cụ: -Miệng qua miệng -Thổi miệng qua mũi và một số phương pháp khác... 1. Miệng qua miệng: là phương pháp hữu hiệu nhất (cứu sống được nhiều bệnh nhân). -Đặt nạn nhân nằm ngửa, cổ nâng cao, chêm gối ở vai. -Móc đàm, nhớt và dị vật trong miệng ra. -Quỳ gối ngang đầu nạn nhân, 1 tay đặt dưới cổ, 1 tay đặt trên trán để cho đầu ngửa về sau (dùng 2 ngón tay cái và trỏ trên trán bịt mũi nạn nhân). -Hít một hơi dài, mở to miệng nạn nhân (tránh làm thoát hơi của mình ra ngoài).Chú ý, đề phòng vệ sinh nên để một miếng vải mùng lên trên miệng n5an nhân. -Thổi mạnh hơi vào lồng ngực nạn nhân. -Lập lại dộng tác cứ 16->20 lần/phút và quan sát chuyển động lồng ngực. -Khi thực hiện phải thư thả, đều đặn và giữ sức đồng thời theo dõi kết quả. 2. Miệng qua mũi: thổi hơi qua mũi là trường hợp nạn nhân bị cứng hàm, ói mửa, có vết thương ở miệng. Với trẻ em, có thể vừa thổi miệng vừa thổi mũi cùng một lúc. -trung bình cứ 16->20 lần/phút. Cách làm giống như trên nhưng bịt miệng, thổi vào mũi. BĂNG BÓ I/ Định nghĩa: Băng là dùng những vật liệu sạch bằng vải để bao bọc vết thương. II/ Mục đích: Che chở cho vết thương sạch và trách đau đớn, có tác dụng cầm máu. III/ Xử lý vết thương: Đối với các loại vết thương phải chăm sóc cẩn thận, sạch sẽ bằng cách sát trùng, lấy dị vật xong mới đặt gạc sạch và băng (không dùng bông gòn đât lên vết thương). Phải băng đúng kỹ thuật, bao bọc kín đượv vết thương, không băng quá chặt hoặc quá lỏng. Băng thường dùng: -Băng cuộn: dài, ngắn khác nhau làm bằng vải thường, vải thưa hoặc vải thun. -Băng tam giác: bằng vải cắt theo hình tam giác. IV/ Nguyên tắc băng bó: Chọn cuộn băng thích hợp với vết thương. Tay phải cầm băng, lật ngửa cuộn băng, băng từ trái sang phải. Bắt đầu và kết thúc bằng 2 vòng tròn. Băng từ chỗ nhỏ đến chỗ lớn, không chặt quá hay lỏng quá. V/ Các đường băng cơ bản: -Băng vòng tròn -Băng xoắn ốc (từ chỗ nhỏ đến chỗ lớn) -Băng số 8 (mu (lòng) bàn tay hoặc bàn chân, gót(khuỷu)tay hoặc chân) -Băng rẽ quạt (băng bụng, cùi chỏ, đầu gối) -Băng khứ hồi (băng nhõ lớn không đều, vết thương bị dập nát). Làm sao cứu người bị chết đuối !!!???!!! Chúng ta không ghét lũ lụt (vì có ghét nó thì hàng năm vẫn phải đối diện với nó), chúng ta cũng không sợ lũ lụt. Mà chúng ta phải tìm cách SỐNG CHUNG VỚI LŨ, đó cũng chính là mô hình mà chính phủ khuyến khích người dân các vùng đồng bằng nên thực hiện. Ở vùng nhiều sông hồ hoặc đi tắm biển, nạn nhân chết đuối cũng xảy ra rất thường xuyên. Phần chúng ta, nếu gặp những sự cố chứng kiến người sắp chết đuối đang vẫy vùng một cách tuyệt vọng, họ rất cần đến bàn tay cứu giúp của chúng ta nhằm vượt qua được lưỡi hái tử thần. Lúc ấy chúng ta sẽ phải hành động rất nhanh. Nhưng hành động đó như thế nào? Trước hết, chúng ta phải quyết định thật sớm NGAY BÂY GIỜ, đừng chậm trễ. - PHẢI HỌC BƠI LỘI để tự cứu được chính mình. - HỌC CÁCH CẤP CỨU THỦY NẠN để cứu giúp người khác trong những lúc xảy ra sự cố. Nếu bạn là người say mê Kỹ năng hoạt động dã ngoại, kỹ thuật cấp cứu thủy nạn là một môn học không thể thiếu trong hành trình của cuộc đời mình. Học kỹ năng không phải để biểu diễn hoặc ganh đua với nhau trong những kỳ thi thố tranh tài cao thấp mà học kỹ năng cốt để ứng dụng tốt trong cuộc sống. Đôi khi, nhờ nó mà chúng ta thoát chết. I. CÁCH CẤP CỨU NGƯỜI MẮC THỦY NẠN: Mặc dù có biết bơi hay không, khi gặp một người bị té xuống nước sâu, ta phải biết kêu gọi những người xung quanh tới trợ giúp. Nhưng luôn luôn phải để ý tới nạn nhân và cố gắng với sáng kiến và khả năng của mình tìm tòi mọi cách để vớt họ lên. Trong trường hợp nạn nhân Ở GẦN BỞ, không phải lúc nào cũng có sẵn phao cứu hộ bên mình, ta có thể tận dụng một chiếc gậy, một cây sào... hoặc xa hơn một chút thì dùng một cuộn dây buộc một đầu vào một vật gì đó nổi lên được trên mặt nước như can nhựa, thùng nhựa, chai nước suối, thùng dầu ăn... đều có thể dùng cứu họ được. Ta hãy thực hiện bằng cách níu chặt lấy một thân cây, một mô đất hoặc một vật gì chắc chắn rồi ném hoặc đưa vật hiện có cho nạn nhân nắm lấy và lôi vào bờ. - Nếu có nhiều người, ta giăng một hàng người nắm tay để kéo nạn nhân vào bờ. - Nếu có thuyền, ta chèo thuyền đến chỗ nạn nhân, ghé mạn thuyền cho nạn nhân bám vào, cũng có thể đưa tay hoặc mái chèo ra cho nạn nhân nắm lấy, hoặc trong trường hợp khẩn thiết, ta buộc dây bám vào người và nhảy xuống nước cứu họ và dìu lên thuyền. - Khi không có vật gì nơi tay mà một đứa bé đang bị ngộp ở chỗ không sâu lắm, tốt hơn hết là dùng áo của mình, quăng cho nó bám lấy và kéo vào bờ. - Trường hợp nếu BẠN BƠI GIỎI, nạn nhân ở XA BỜ không thể dùng gậy hoặc sào, phải cởi quần áo thật nhanh, dùng miệng cắn cái áo (để hai tay không vướng víu) bơi nhanh về phía nạn nhân, đến gần cầm chạt tay áo, tung thân áo cho nạn nhân nắm lấy, rồi vừa bơi vừa kéo họ vào bờ. Nếu được nên tự trang bị cho mình một phao cứu hộ, hoặc bất kỳ một vật gì có thể nổi được như một trái banh da chẳng hạn. - Nếu có dây dài, ta nên cột một đầu vào một điểm nào đó thật chắc chắn trên bờ, đầu kia buộc thật nhanh vào người bằng gút GHẾ ĐƠN (nhớ chừa một đoạn khoảng 2m để cột ngang người nạn nhân), bơi tới chỗ nạn nhân, đưa họ nắm và kéo vào bờ. - Trong khi đó, tìm cách trấn an cho họ vững tâm tin tưởng là sẽ được cứu thoát. Theo kinh nghiệm cho thấy, lời nói trấn an của người cứu hộ rất quan trọng. Lời nói kịp thời của chúng ta đã cứu được nạn nhân 50% rồi, vì họ ổn định được tâm lý và bớt uống nước. LƯU Ý: nên nhớ rằng, giải pháp nhảy xuống nước cứu nạn nhân là giải pháp cuối cùng. Bởi vì thực tế đã có nhiều trường hợp người cứu nạn do chưa hiểu biết về các phương pháp cấp cứu thủy nạn, nên bị nạn nhân ôm cứng và cả hai cùng chết chìm. Một số phương pháp cấp cứu thủy nạn: * Phương pháp một: Nạn nhân nằm ngửa, người cứu hộ bơi ở phía sau nạn nhân, một tay dùng để bơi, một tay vắt lên ngang ngực xốc chéo qua nách bên kia. Bơi kiểu nhái đưa họ vào bờ. Kiểu này khiến người cứu hộ khá mệt, nhưng làm cho nạn nhân được an toàn tuyệt đối. Điều kiện: người được cứu phải khá tỉnh táo và có biết bơi đôi chút. Lưu ý quan trọng: không được ăn nó khi xuống bới. Bởi vì lúc no bụng mà xuống nước, máu sẽ dồn về khoang bụng để chống lại với cái lạnh cách biệt bên ngoài (chênh lệch khoảng trên dưới 10*C). Điều đó làm cho não bị thiếu máu, gây ra buồn ngủ, thậm chí bị choáng váng. Hãy cố gắng nghỉ ngơi ít nhất là 2 giờ sau khi ăn rồi mới được xuống nước bơi. * Phương pháp 2: Nâng cằm nạn nhân cho nằm ngửa hẳn mặt lên, như thế mũi (cơ quan hô hấp) của nạn nhân sẽ được thoát ra khỏi mặt nước. Phương pháp này dùng cho những nạn nhân có cơ thể hơi mập. Người cứu hộ có thể dùng tay còn lại để bơi vào bờ cho nhanh. * Phương pháp ba: Từ phía sau, người cứu hộ dùng tay nắm ngay chùm tóc phía trên trán, giựt ngửa đầu nạn nhân ra đằng sau. Phương pháp này dùng để cứu các bạn nữ rất có lợi. * Phương pháp bốn: Nắm cổ áo, nếu nạn nhân còn mặc đầy đủ quần áo mà ta lại không có thời gian cởi ra kịp dưới nước. * Phương pháp năm: Nếu nạn nhân đã bất tỉnh thật sự, ta có thể dùng hai tay ta nâng đầu nạn nhân nổi lên mặt nước, bơi ngửa bằng 2 chân và kéo vào bờ. * Phương pháp sáu: Nếu nạn nhân có trọng lượng nhẹ hơn ta và đã bất tỉnh. Ta có thể bơi ngửa, dùng ngực để đỡ đầu nạn nhân, hai tay xốc dưới nách cho nạn nhân nằm sải với tư thế thoải mái. Hai chân đạp kiểu nhái đưa nạn nhân vào bờ. II. GIẢI QUYẾT NHỮNG TÌNH HUỐNG NGUY CẤP XÀY RA TRONG LÚC CỨU NGƯỜI: Vì người sắp chết đuối thường rất hoảng loạn nên có một ý chí giành giật mạng sống vô cùng quyết liệt. Do đó họ vùng vẫy với một sức mạnh ghê gớm và ôm cứng tất cả những gì có trong tầm tay, nhất là khi thấy có người cứu hộ xuất hiện thì họ lập tức ôm lấy liền. Chính vì thế, vấn đề cứu hộ của chúng ta sẽ vô cùng nan giải. Phải xác định là ta có đủ khả năng khống chế được nạn nhân, lúc ấy mới được tiếp cận nạn nhân, nếu không cả hai cũng làm mồi cho dòng nước cuốn trôi. Do đó, công việc đầu tiên khi bơi đến gần nạn nhân, bạn hãy lặn xuống vòng ra phía sau lưng nạn nhân, cầm 2 chân họ đẩy trồi lên và trôi vào bờ. Nếu hết hơi, ta bơi lùi ra một chút, trồi lên lấy hơi rồi lại tiếp tục. Sau đây là một số biện pháp xử lý tình huống khi gặp nguy cấp: 1/ Khi bị nạn nhân nắm cổ tay: Xoay cho một canh của cổ tay về phía tiếp xúc giữa ngón cái và bồn ngón còn lại của nạn nhân. Sau đó giựt mạnh, cổ tay ta sẽ tuột ra khỏi bàn tay nắm của nạn nhân. 2/ Khi bị nạn nhân nắm một chân: Co chân bị nắm lại, dùng chân kia đạp mạnh vào cằm của nạn nhân. Ngay lập tức nạn nhân sẽ buông tay ra. 3/ Khi bị nạn nhân bấu chặt lấy cổ: Hít một hơi thật dài và lặn xuống sâu thêm cho họ buông ra. Nếu nạn nhân nhất định không buông, ta chấp hai tay lại như tư thế cầu nguyện, rồi hất bung lên trên cao. hoặc luồn hai tay của ta vào trong hai tay của nạn nhân, dùng hết sức một tay thì tống vào cằm của nạn nhân, một tay thì xô mạnh tay của nạn nhân cho tuột ra, rồi nắm lấy cổ tay của họ, vừa trấn an vừa bơi đưa vào bờ. 4/ Khi bị nạn nhân ôm chặt từ phía sau: Lần tìm đến ngón út của nạn nhân và bẻ ngược mạnh về phía sau, nạn nhân sẽ buông ra ngay tức khắc. 5/ Khi bị nạn nhân ôm ngang ngực: Vít đầu nạn nhân vào phía mình, đồng thời dùng đầu gối chống vào bụng họ. Nếu họ chưa buông, ta lấy lòng bàn tay tì vào cằm nạn nhân mà đẩy ra. 6/ Khi bị nạn nhân ôm cứng hai tay: Trụt xuống, dùng hai vai hích mạnh tay nạn nhân. Dùng tay phải đẩy họ ra sau và đầu gối trái tì vào bụng. Ghi chú: những cách xử lý trên tuy có phần "thô bạo", nhưng lại hết sức cần thiết trong tình huống nguy cấp. Nếu không xử lý kịp thời, chúng ta sẽ mau chóng bị đuối sức và tuyệt vọng. Lúc ấy cái chết sẽ ập đến cho cả hai rất bất ngờ. Trong trường hợp cần thiết, chúng ta có thể đấm hoặc chặt vào gáy cho nạn nhân ngất đi để việc cấp cứu được dễ dàng. (hihichic... nếu không tưởng tượng mấy cái hình kia là diễn biến trong môi trường nước thì chắc ai cũng kêu cái thằng đó bị điên... Được con người ta chạy tới ôm rồi mà còn dỡ trò vũ phu chứng tỏ ta đây quyền cước đầy mình nữa chớ ... hehehe... ) 7/ Gỡ hai người đang ôm cứng nhau: Đôi khi có trường hợp bạn A bơi ra cứu nạn nhân. Nhưng bạn A lại bị nạn nhân ôm chặt cứng và có nguy cơ bị đuối sức. Lúc này ta phải bơi vòng ra sau lưng bạn A, vòng 2 tay ôm cằm bạn A làm điểm tựa, dùng một chân đạp vào háng nạn nhân, cùng một lúc đạp mạnh chân kia vào ngực của nạn nhân để nạn nhân rời ra xa. Sau đó ta tìm cách dìu nạn nhân vào bờ. III. HÔ HẤP NHÂN TẠO: * Hồi sức (tái lập lại sự sống): Có nhiều khi, nạn nhân tuy đã được cứu ra khỏi nước, nhưng vẫn không thoát khỏi tử vong, phần lớn là do một trong những nguyên nhân sau: - Nạn nhân không được săn sóc kịp thời (như uống nước quá nhiều hoặc ngưng thở quá lâu) - Do người cứu hộ xử lý quá chậm hoặc xử lý không đúng các thao tác kỹ thuật hồi sức để tái lập lại sự sống. Ta nên nhớ rằng, thời gian và tốc độ với người chết đuối phải được tính từng phút: + Phút thứ nhất: Nạn nhân bị mất thở. + Phút thứ hai - ba: Nạn nhân thở dưới nước. + Phút thứ tư: Nạn nhân bị mất cảm giác và tim ngừng đập. + Phút thứ năm - bảy: Nạn nhân chết lâm sàn, nhưng vẫn còn hy vọng cứu sống. +Phút thứ tám - mười lăm: Nạn nhân chết hẳn, hết hy vọng cứu sống. Cho nên người cứu hộ phải hết sức khấn trương cấp cứu và hồi phục nạn nhân trong khoảng 5-7 phút trở lại (kể từ lúc nạn nhân ngưng thở) bằng các phương pháp HÔ HẤP NHÂN TẠO phù hợp, để ứng phó trong những trường hợp cần thiết. Có nhiều phương pháp hô hấp nhân tạo, nhưng không cần phải thực hiện tất cả. Chỉ nên chọn một phương pháp nào mà ta cảm thấy là đưa đến hiệu quả cao nhất và phù hợp nhất để thực hiện. Đôi khi ta còn phải hô hấp nhân tạo ngay khi tiếp xúc với nạn nhân giữa dòng nước, kẻo nếu không, khi kéo được nạn nhân vào đên bờ thì đã muộn. * Điều đầu tiên phải làm để hồi sức: - Xốc nước nhanh chóng (không quá 10s) cho nạn nhân bằng cách để cả người nạn nhân vắt qua vai người cứu hộ (phần bụng của nạn nhân đè lên vai người cứu hộ). Nên kết hợp vừa xốc nước vừa chạy tói chỗ bằng phẳng để đặt nạn nhân nằm xuống. Ví dụ như ở ngoài biển, khi ta bơi dìu được nạn nhân vào đến chỗ mực nước hơi cạn (khoảng ngang đầu gối) là vác ngay nạn nhân lên vai để vừa xốc nước vừa chạy tiếp lên đến bờ. - Nới rộng hay cởi bỏ quần áo để tránh sự làm nghẹt cơ quan hô hấp. - Cạy miệng nạn nhân, lấy khăn sạch móc hết đờm dãi và những chất dơ đang có trong miệng. * Các phương pháp hô hấp nhân tạo: 1/ Phương pháp Sylvester: Phương pháp này do ông Sylvester nghĩ ra và hướng dẫn cho các CẤP CỨU VIÊN đương thời. Được bác sĩ Marshall Hall đề nghị phổ biến và sử dụng rộng rãi vào năm 1856. Cách làm như sau: - Nạn nhân nằm ngửa trên mặt phẳng cứng. - Nâng cao vai nạn nhân (bằng gối hay mền cuộn tròn) - Đầu nạn nhân hơi ngửa về phía sau, cằm hướng lên trên. - Cấp cứu viên quỳ gối phía trước đầu nạn nhân, nắm chặt hai cổ tay nạn nhân. a. THỞ RA: Đặt 2 cánh tay của nạn nhân gập lại đặt lên trên giữa ngực. Cấp cứu viên thật thẳng nhấn mạnh xuống xương sườn để ép phổi tống không khí ra ngoài. b. HÍT VÀO: Cấp cứu viên ngả người ra sau đến khi mông ngồi lên gót chân, đồng thời kéo bẹt 2 tay nạn nhân ra cho đến khi chấm đất. Động tác này nâng cao các xương sườn lên, làm cho không khí đi vào phổi. Làm khoảng từ 15 đến 20 lần trong một phút. Chú ý: phương pháp này áp dụng cho các bà đang có bầu hay người đang bị vết thương nơi bụng. 2/ Phương pháp Schaeffer: Do giáo sư bác sĩ E. Charpey Schaeffer của Đại học đường Edinburhg nghĩ ra năm 1903. Phương pháp này hiệu quả hơn phương pháp trước, tương đối giản dị và ít mệt nhọc. Cách làm như sau: a. Đặt nạn nhân nằm sấp trên một tấm ván, phiến đá phẳng, trên một ghế dài (miễn sao bằng phẳng và chắc chắn là được), tay đưa lên phía đầu, mặt ngoảnh về một bên. b. Chèn giữa hai hàm răng một miếng nút chai hay một miếng gỗ nhỏ có buộc dây, cốt để giữ đường thông hơi trong suốt quá trình săn sóc. (dây là để đề phòng lúc nạn nhân tỉnh lại, có thể nút vật chèn răng này) c. Cấp cứu viên quỳ phía sau nạn nhân, hai đầu gối tì xuống đất, hoặc ngồi nhẹ lên bắp chân nạn nhân (trong trường hợp nạn nhân nằm trên ghế) và đặt 2 bàn tay xòe trên lưng nạn nhân: phía trên khung xương chậu, hai ngón tay cái có thể giáp nhau, các ngón tay khác áp chặt vào hai bên sườn của nạn nhân, phía dưới các xương sườn cụt một chút (đừng để tay bị tì lên gan) d. Nhô người lên, hai tay tì mạnh lên lưng nạn nhân, với sức nặng của thân mình và đếm nhẩm trong 2 giây. Cử động này có mục đích làm ép bụng nạn nhân, làm cho hoành cách mô bị đẩy mạnh lên cao, ép buồng phổi lại, tống khí độc ra ngoài. Đếm xong lại từ từ trở lại tư thế đầu. Khi buông ra, hoành cách mô hạ xuống, phổi nới rộng, khí trong lành tràn vào. Và rồi cứ tiếp tục như trên (từ 15 đến 20 lần trong một phút) cho phù hợp với nhịp thở bình thường của mình (THỞ RA ấn xuống, HÍT VÀO ngả người ra sau). e. Khi nạn nhân đã dần dần hồi tỉnh, đã thoi thóp thở ra được, vẫn phải tiếp tục không ngừng việc cấp cứu. Nhưng cần phải để ý, khi nạn nhân hít vào, phải nhấc tay hẳn ra để nạn nhân được thở dễ dàng. 3/ Phương pháp Nielsen: - Đặt nạn nhân nằm sấp trên mặt đất cứng. - Đầu nghiêng và gối cằm lên 2 bàn tay sấp lại với nhau. - Kéo lưỡi nạn nhân ra để thông khí. - Cấp cứu viên quỳ gối trước đầu nạn nhân. - Bắt đầu hô hấp bằng sự thở ra. a. THỞ RA: Cấp cứu viên đặt hai bàn tay lên lưng nạn nhân: hai ngón tay cái đụng vào nhau, canh sao cho bàn tay ở dưới đường vòng ngực (đường chạy giữa nách nạn nhân), hai cánh tay giang thẳng ra rồi nghiêng mình về phía trước gây áp lực mạnh trên lưng nạn nhân, rồi buông ra từ từ (từ 2-3 giây) b. HÍT VÀO: Cấp cứu viên lui mình mình về phía sau, lướt bàn tay trên cánh tay nạn nhân. Nắm hai cánh tay của nạn nhân trên khuỷu tay (cùi chỏ) rồi kéo về phía mình (giữ y như vậy khoảng 2-3 giây), kế đó đặt hai tay nạn nhân xuống đất, Như vậy là hết trọn một chu kỳ thở ra hít vào. Ta nên tính mỗi phút làm 12 chu kỳ như vậy là đạt yêu cầu. Ở trẻ em ta làm14 đến 16 lần trong một phút vì trẻ em thở nhanh hơn người lớn. Nên tùy vào nạn nhân lớn hay nhỏ mà gây áp lực lên lưng mạnh hay nhẹ. 4/ Phương pháp "hà hơi thổi ngạt" kết hợp "ấn tim ngoài lồng ngực": Đây là phương pháp dân gian ở nhiều nơi trên thế giới đã có từ trước thế kỷ XVIII. Phương pháp này hiệu quả nhất so với 3 phương pháp trên bởi vì: - Không bị mất sức như các phương pháp khác. - Có thể áp dụng cho mọi lứa tuổi. - Thông khí theo ý muốn và không khí này có độ ẩm, có một phần thán khí CO2 và hỗn hợp khí này có tác dụng kích thích trung khu thần kinh hô hấp. - Lưu lượng khí được thổi vào có thể lên đến 1.500cm3 trong khi các phương pháp khác chỉ có khoảng 125 cm3 khí cho mỗi động tác. Tuy nhiên phương pháp này thoạt trông có vẻ hơi mất vệ sinh (có thể trực tiếp lây các bệnh truyền nhiễm bằng đường hô hấp giữa cấp cứu viên và nạn nhân, nếu một trong hai người đang có bệnh truyền nhiễm sẵn trong người) và không thể thực hiện được khi nạn nhân có vết thương ở các nơi như: cổ, miệng, ngực, xương sườn, cột sống,... Cách làm như sau: - Đặt nạn nhân nằm ngửa, lấy ngón tay (có quấn khăn mùi soa) làm sạch miệng và cổ họng nạn nhân, móc hết ngoại vật và đờm dãi ra, kéo lưỡi để không làm bít cuống họng. - Cấp cứu viên quỳ gối trước mặt bên đầu nạn nhân, lòn một tay dưới cổ để nâng đầu lên. Sau đó đặt ngón tay cái vào góc miệng và kéo hàm dưới vừa nhấc lên cao. Tay trái đẩy đỉnh đầu nạn nhân ngửa ra phía sau theo thế "cằm chỉ thiên". Có thể chêm dưới bả vai gối cao hoặc mềm cuộn tròn. - Dùng ngón cái và ngón trỏ của bàn tay trái bịt chặt mũi nạn nhân lại. Có thể dùng một miếng vải mỏng đặt lên miệng nạn nhân cho cấp cứu viên có thể cảm thấy yên tâm hơn. Cách hà hơi thổi ngạc: - Cấp cứu viên hít sâu không khí vào và áp miệng mình thổi vào miệng nạn nhân cho đến khi thấy lồng ngực nạn nhân nhô lên (khoảng 5 giấy) - Khi lồng ngực nhô lên cao, ta lấy miệng ra để không khí từ phổi thoát ra ngoài. Cách ấn tim ngoài lồng ngực: - Sau đó cấp cứu viên đặt hai bàn tay (khoảng 1/3 dưới) chồng lên nhau trên xương ức của nạn nhân, quỳ gối, hai cánh tay thẳng. Vai - cánh tay - bàn tay hợp với nhau thành một đoạn thẳng vuông góc với lồng ngực của nạn nhân. - Ép mạnh lồng ngực bằng sức nặng của cơ thể cấp cứu viên xuống xương ức của nạn nhân, làm cho xương ức cùng lồng ngực của nạn nhân bị lún xuống khoảng từ 2-3 cm. - Mỗi đợt ấn là 15 cái trong 10 giây. Như vậy cứ mỗi 15 giấy, cấp cứu viên sẽ thực hiện một chu kỳ gồm 2 hơi thổi và 15 cái ấn tim. Tiếp tục thực hiện thêm 3 chu kỳ nữa rồi kiểm tra nạn nhân trở lại. Nếu nạn nhân chưa hồi phục, cứ tiếp tục kiên trì thực hiện việc hô hấp và cứ sau vài phút sẽ kiểm tra lại một lần. Nếu có hai cấp cứu viên thì ta cũng làm thao tác giống như trên nhưng chỉ thổi 1 hơi (phải thổi tương đối mạnh). Thổi từ 10 đến 12 lần trong 1 phút. Còn người thứ hai thì quỳ đối diện để làm thao tác ấn tim. Tư thế và độ sâu ấn tim giống như trên, nhưng lưu ý là trong khi người này ấn tim thì người kia buông ngón tay bịt mũi nạn nhân ra. Ấn tim phải đều và nhịp nhàng, khoảng 60 đến 80 lần trong một phút xen kẽ với việc thổi. Tức là, cứ mỗi lần thổi là 5 lần ấn tim (ấn tim thì không thổi và ngược lại: thổi thì không ấn tim). Sau mỗi lần ấn tim, nhấc nhẹ tay lên cho lồng ngực trở lại vị trí bình thường. Một số lưu ý quan trọng khi làm các động tác hô hấp nhân tạo: - Đừng mất can đảm, đừng nản lòng. Phải kiên nhẫn làm trong nhiều giờ, nếu cảm thấy còn có hy vọng cứu sống được. Trường hợp nếu thấy các phần môi, vai, lưng, bụng, ngón tay... bị bầm tím thì đành chịu, coi như hết hy vọng cứu sống. Đừng hô hấp nữa, vô ích. - Nếu có nhiều người đứng xung quanh, hãy nhờ họ cởi quần áo cho nạn nhân, xoa bóp và đắp ấm cho nạn nhân nhưng vẫn phải tiếp tục việc hô hấp như thường. - Không nên cho nạn nhân uống nước, chỉ khi nào nạn nhận có dấu hiệu tỏ ra nạn nhân đã được cứu sống thì có thể cho nạn nhân uống một c
File đính kèm:
- Kỹ Năng Sơ Cấp Cứu.doc