Chuyên đề Kỹ năng vẽ biểu đồ địa lý - Đặng Thị Thu Thủy
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kỹ năng vẽ biểu đồ địa lý - Đặng Thị Thu Thủy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
NGƯỜI THỰC HIỆN : ĐẶNG THỊ THU THỦY TRƯỜNG : TH&THCS ĐÔNG KINH 1.Biểu đồ tròn 2.Biểu đồ miền 3.Biểu đồ đường 4.Biểu đồ hình cột 5.Biểu đồ kết hợp 1. Biểu đồ tròn 1.1 Dấu hiệu nhận biết 1.2 Các bước tiến hành khi vẽ biểu đồ hình tròn 1.3 Cách nhận xét 1.1 Dấu hiệu nhận biết Là loại biểu đồ thường thể hiện cơ cấu, tỉ lệ (ít năm, nhiều thành phần).Chỉ được thực hiện khi đánh giá giá trị tính các đại lượng được tính bằng % và các giá trị thành phần cộng lại bằng 100%. Khi bảng số liệu biểu đồ cho giá trị tuyệt đối, thì phải chuyển số liệu tuyệt đối sang số liệu tương đối. Sau đó dùng bảng số liệu đã được xử lý để vẽ biểu đồ. Vd: Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế năm 1990. Năm Tổng sản lượng Nông – Lâm – Ngư nghiệp CN – XD Dịch vụ 1990 131,968 42,003 33,221 56,744 1.2 Các bước tiến hành khi vẽ biểu đồ hình tròn Bước 1 : Xử lí số liệu ( Nếu số liệu của đề bài cho là số liệu thô ví dụ như tỉ đồng, triệu người thì ta phải đổi sang số liệu về dạng %). Bước 2 : Xác định bán kính của hình tròn (Bán kính của hình tròn cần phù hợp với khổ giấy). Bước 3 : Chia hình tròn thành những nan quạt theo đúng tỉ lệ và trật tự của các thành phần có trong đề bài cho (toàn bộ hình tròn là 360 độ, tướng ứng với tỉ lệ 100%. Như vậy, tỉ lệ 1% ứng với 3,6 độ trên hình tròn). Bước 4 : Hoàn thiện bản đồ (ghi tỉ lệ của các thành phần lên biểu đồ, tiếp ta sẽ chọn kí hiệu thể hiện trên biểu đồ và lập bảng chú giải cuối cùng ta ghi tên biểu đồ). 1.3 Cách nhận xét Khi chỉ có một vòng tròn: Ta nhận định cơ cấu tổng quát lớn nhất là cái nào, nhì là, ba là và cho biết tương quan giữa các yếu tố (gấp mấy lần hoặc kém nhau bao nhiêu %). Đặc biệt là yếu tố lớn nhất so với tổng thể có vượt xa không? Khi có từ hai vòng tròn trở lên (giới hạn tối đa là ba hình tròn cho một bài). - Nhận xét cái chung nhất (nhìn tổng thể): Tăng/ giảm như thế nào? - Nhận xét tăng hay giảm trước, nếu có ba vòng trở lên thì thêm liên tục hay không liên tục, tăng (giảm) bao nhiêu? - Sau đó mới nhận xét về nhất, nhì, ba của các yếu tố trong từng năm, nếu giống nhau thì ta gom chung lại cho các năm một lần thôi (không nhắc lại 2, 3 lần). - Cuối cùng, cho kết luận về mối tương quan giữa các yếu tố. - Giải thích về vấn đề. 2. BIỂU ĐỒ MIỀN 2.1 Dấu hiệu nhận biết 2.2 Các bước tiến hành khi vẽ biểu đồ miền 2.3 Cách nhận xét 2.1 Dấu hiệu nhận biết Bạn sẽ thường hay nhầm lẫn giữa vẽ biểu đồ miền và biểu đồ tròn, tuy nhiên 2 loại này sẽ có những dấu hiệu nhận biết nhất định. Biểu đồ miền còn được gọi là biểu đồ diện. Loại biểu đồ này thể hiện được cả cơ cấu và động thái phát triển của các đối tượng. Toàn bộ biểu đồ là 1 hình chữ nhật (hoặc hình vuông ), trong đó được chia thành các miền khác nhau. Chọn vẽ biểu đồ miền khi cần thể hiện cơ cấu tỉ lệ. Để xác định vẽ biểu đồ miền, với số liệu được thể hiện trên 3 năm (nghĩa là việc vẽ tới 4 hình tròn như thông thường thì ta lại chuyển sang biểu đồ miền). Vậy số liệu đã cho cứ trên 3 năm mà thể hiện về cơ cấu thì vẽ biểu đồ miền. Dấu hiệu: Nhiều năm, ít thành phần. Ví dụ: Vẽ biểu đồ thể hiện số dân và tỉ lệ dân số trong khu vực thành thị trong giai đoạn 1990-2010. 2.2 Các bước tiến hành khi vẽ biểu đồ miền Bước 1: Vẽ khung biểu đồ. - Khung biểu đồ miền vẽ theo giá trị tương đối thường là một hình chữ nhật. Trong đó được chia làm các miền khác nhau, chồng lên nhau. Mỗi miền thể hiện một đối tượng địa lí cụ thể. - Các thời điểm năm đầu tiên và năm cuối cùng của biểu đồ phải được nằm trên 2 cạnh bên trái và phải của hình chữ nhật, là khung của biểu đồ. - Chiều cao của hình chữ nhật thể hiện đơn vị của biểu đồ, chiều rộng của biểu đồ thường thể hiện thời gian (năm). - Biều đồ miền vẽ theo giá trị tuyệt đối thể hiện động thái, nên dựng hai trục – một trục thể hiện đại lượng, một trục giới hạn năm cuối (dạng này ít, thông thường chỉ sử dụng biểu đồ miền thể hiện giá trị tương đối). Bước 2: Vẽ ranh giới của miền. Lấy năm đầu tiên trên trục tung, phân chia khoảng cách năm theo tỉ lệ tương ứng. Bước 3: Hoàn thiện biểu đồ. Ghi số liệu vào đúng vị trí từng miền trong biểu đồ đã vẽ. 2.3 Cách nhận xét - Nhận xét chung toàn bộ bảng số liệu: Nhìn nhận, đánh giá xu hướng chung của số liệu. - Nhận xét hàng ngang trước: Theo thời gian yếu tố a tăng hay giảm, tăng giảm như thế nào, tăng giảm bao nhiêu? Sau đó đến yếu tố b tăng hay giảm yếu tố c (mức chênh lệch). - Nhận xét hàng dọc: Yếu tố nào xếp hạng nhất, nhì, ba và có thay đổi thứ hạng hay không? - Tổng kết và giải thích.
File đính kèm:
chuyen_de_ky_nang_ve_bieu_do_dia_ly_dang_thi_thu_thuy.pptx