Chuyên đề Kỹ thuật khai thác nhựa thông

1.Đặc điểm: Cây gỗ lớn, cao 30 - 35cm, thân thẳng tròn, có nhựa. Vỏ dày, màu nâu đỏ nhạt, nứt dọc sâu. Lá màu xanh thẫm, hơi thô và cứng, thường tập trung 2 lá trong 1 bẹ ở cành. Nón cái già hình viên trụ hay trái xoan dài, mặt vẩy hình thoi, cạnh sắc, mép trên dày và hơi lồi, phía dưới dẹt, rốn hơi lõm. Hạt hình trái xoan hơi dẹt, có cánh mỏng.  Cây trồng chủ yếu bằng hạt, trong vườn ươm, sau 1 năm bứng bầu đem trồng.

 

ppt55 trang | Chia sẻ: haiha89 | Lượt xem: 6730 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kỹ thuật khai thác nhựa thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
KỸ THUẬT KHAI THÁC NHỰA THÔNGThs. Đoàn Nam ThànhTrưởng khoa NLN - Trường TCKTCNNI. Giới thiệu chung về Thông nhựa (Pinus merkusii)1.Đặc điểm: Cây gỗ lớn, cao 30 - 35cm, thân thẳng tròn, có nhựa. Vỏ dày, màu nâu đỏ nhạt, nứt dọc sâu. Lá màu xanh thẫm, hơi thô và cứng, thường tập trung 2 lá trong 1 bẹ ở cành. Nón cái già hình viên trụ hay trái xoan dài, mặt vẩy hình thoi, cạnh sắc, mép trên dày và hơi lồi, phía dưới dẹt, rốn hơi lõm. Hạt hình trái xoan hơi dẹt, có cánh mỏng.  Cây trồng chủ yếu bằng hạt, trong vườn ươm, sau 1 năm bứng bầu đem trồng.Một số hình ảnhHình thái Sinh tháiVùng phân bốĐất đai: Chống chịu tốt trên đất đồi núi trơ sỏi đá, tầng đất mỏngThích nghi rộng với đất đai và địa hình2. Giá trị kinh tếThu nhựa phục vụ xuất khẩu:Gồm Colophan và Tinh dầu Thông Làm đồ gỗ gia dụng và xây dựng, xuất khẩu3. Giá trị cảnh quan, môi trườngBảo vệ đấtGiử nước, điều hòa nguồn nướcĐiều hòa không khíTạo phong cảnhThảo luậnLợi ích của cây Thông nhựa và cây Cao Su, quyết định của chúng ta?II. Kỹ thuật tỉa thưa rừng Thông1. Thiết kế tỉa thưa	Công tác thiết kế, bài cây tỉa thưa rừng phải do cán bộ kỹ thuật đảm nhiệm và chịu trách nhiệm theo dõi từ khi thiết kế đến nghiệm thu rừng sau khi tỉa thưa xong. Đối với rừng thông lấy nhựa, cần phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật tỉa thưa nhằm nhanh đạt tới đường kính 25cm ở tầm cao 1,3m để khai thác nhựa ứng với tuổi:22-23 trên hạng đất tốt24-25 trên hạng đất trung bình26-27 trên hạng đất xấuRừng Thông trước khi tỉa thưa*Việc thiết kế tỉa thưa phải hoàn thành trước 6 tháng đến 1 năm. Nội dung gồm có:- Diện tích lô tỉa thưa- Tuổi rừng, mật độ trên ha (N/ha)- Đường kính bình quân ở tầm cao 1,3m [D1,3 = (cm)], chiều cao bình quân [H(m)]- Trữ lượng [ M (m3)], hoặc tổng diện ngang trên ha và toàn lô [ G (m2)]- Tình trạng rừng:+ Tình hình sinh trưởng của rừng+ Tình hình thảm tươi: loài, độ che phủ, phân bố, sinh lực...* Những quy định khi bài cây:- Cây chặt phải đánh 2 dấu bằng sơn đỏ:	+ Một đánh dấu ở tầm cao 1,3m	+ Một đánh dấu ở gốc cây-Dấu bài chặt phải cùng một hướng- Lần tỉa thưa thứ nhất và thứ hai chỉ cần đánh dấu cây bài chặt. Riêng lần tỉa thứ ba phải đánh dấu cây để lại trước, sau đó mới bài những cây cần chặt.*Tiêu chuẩn cây bài chặt: -Những cây mọc quá dày.-Cây đang chết.-Cây gãy ngọn.-Cây cong queo, sâu bệnh.-Cây bị chèn ép, sinh trưởng chậm * Cây bài chặt*Tuổi tỉa thưa Rừng thông nhựa LầnHạngLần 1(Tuổi)Lần 2(Tuổi)Lần 3(Tuổi)Tốt7 - 912-1417-19Trung Bình10-121720-22Xấu13-1518-2023-25* Mật độ tỉa thưa- Rừng tỉa thưa lần đầu phải có mật độ trên 2000c/ha- Rừng tỉa thưa lần thứ hai phải có mật độ trên 1400c/ha- Rừng tỉa thưa lần thứ ba phải có mật độ trên 800c/ha	+Những cây bài tỉa thưa lần thứ hai trở đi phải tiến hành chích kiệt nhựa trước khi chặt cây. 	+Số cây cần tỉa và mật độ để lại nuôi dưỡng ứng với mỗi cấp đất được quy định cụ thể:Biểu mật độ tỉa thưaBiểu* Thời điểm tỉa thưa tốt nhất vào mùa khô. Căn cứ vào điều kiện tổ chức sản xuất, tình hình rừng, mùa tỉa thưa được mở rộng sang các tháng khác ngoài mùa khô trừ những tháng mưa* Thời gian cách nhau giữa 2 lần tỉa thưa kế tiếp nhau là 5 năm* Khi bài cây tỉa thưa theo phương pháp chọn là chính. Bài chọn phải đảm bảo yêu cầu sau: - Không được chặt quá hai cây liền nhau trong một lần tỉa -Tạo điều kiện cho tán cây thông để lại nuôi dưỡng luôn có đủ khoảng không gian sinh dưỡng để sinh trưởng tốt Sau mỗi lần tỉa thưa phải dọn vệ sinh nhanh gọn. Phải dọn đường ranh cản lửa sach sẽ để tránh hỏa hoạn theo quy phạm phòng cháy chữa cháy rừng.Thảo luậnVì sao phải tỉa thưa rừng Thông nhựa?III. QUY TRÌNH KỸ THUẬTKHAI THÁC NHỰA THÔNGXem 1Xem 2a. Công tác chuẩn bị- Trước khi khai thác nhựa cần tiến hành thiết kế khai thác và xây dựng phương án trình cấp trên có thẩm quyền phê duyệtMỗi lô khai thác nhựa có khoảng 600 - 1000 cây (tương đương cới 2 ha), đủ công việc cho người khai thác nhựa- Trước khi khai thác nhựa 10 ngày, phải tiến hành phát luỗng xung quanh gốc với đường kính 2m và mở đường vận chuyển nhựa. Trong quá trình phát luỗng phải bảo vệ các cây con tái sinh- Công việc chuẩn bị khai thác nhựa được tiến hành:Tháng 2 đối với các tỉnh miền BắcTháng 8 đối với các tỉnh miền Trung và miền Namb. Tiêu chuẩn cây khai thác- Đối với rừng thành thục công nghệ+ Rừng sản xuất: Cây được phép khai thác lấy nhựa phải trên 25 tuổi, tương ứng với đường kính ở vị trí ngang ngực D1,3 từ 20cm trở lên+ Rừng phòng hộ: Cây được phép khai thác lấy nhựa phải trên 25 tuổi, có đường kính D1,3 từ 25cm trở lên- Đối với rừng tỉa thưa lần 2 và lần 3 được phép chích diệt những cây bài chặt có đường kính D1,3 từ 12cm trở lênc. Bài cây và đánh dấu mặt khai thác* Đối với rừng thành thục công nghệ- Những cây đủ tiêu chuẩn khai thác nhựa phải được đánh số thứ tự và đánh dấu mặt khai thác, phải khai thác nhựa hết những cây đủ tiêu chuẩn, không bỏ lại những cây khó khai thác, những cây chưa có dấu bài không cho phép khai thác nhựa+ Đối với những cây mọc nghiêng có mắt thì có thể mở mắt chích, mặt đẽo ở phía lưng cây+ Hướng mặt nạo: thống nhất mở hướng đông cho cả 2 phương thức khai thác (khai thác dưỡng và khai thác diệt)- Số mặt khai thác dưỡng được quy định như sau:+ Cây có đường kính D1,3 từ 41 - 60cm: Mở đồng thời 2 mặt+ Cây có đường kính D1,3 từ 61cm trở lên: Mở đồng thời 3 mặt+ Một mặt đẽo phải đảm bảo đủ chiều cao, chiều rộng, chiều sâu+ Nguyên tắc đẽo nuôi dưỡng là đeo xong mặt này mới được phép mở mặt khác theo đúng sự phân bố các mặt quy định trên* Đối với rừng tỉa thưa:	Đánh dấu những cây bài chặt tỉa thưa theo quy trình tạm thời kỹ thuật tỉa thưa rừng Thông nhựa trồng thuần loại ban hành kèm theo Quyết định 148/QĐ/KT ngày 27/2/1998 của Bộ Lâm nghiệp. Những cây bài tỉa thưa cũng là cây cho phép chích diệtd. Dụng cụ khai thác nhựa Dao cạo vỏ cây: Gồm cạo thô và cạo tinhCuốc đẽo Hoàng maiDao chích nhựaDao nạo rãnhDụng cụ vét nhựaĐá mài, dầu hỏa, găng tay, thangBát, Đinh, Máng, Xô.e.Nạo vỏ cây trước khai thác- Chiều rộng mặt nạo: 10cm- Chiều cao mặt nạo: 36cm (đủ cho 1 năm đẽo)- Nạo võ theo 2 bước: nạo thô và nạo kỹ, vỏ được nạo phải đạt yêu cầu mỏng 0,2cm, đều, phẳng, trơn không được gây tổn thương cho gỗ trong quá trình nạo2. Phương pháp khai tháca.Phương pháp khai thác dưỡng (Cuốc ) Phương thức này được áp dụng với rừng đến tuổi thành thục cộng nghệ sử dụng cuốc đẽo Hoàng Mai*Trình tự mở các máng đẽo * Cách đẽo máng Mở máng đẽobát 8cm1200- Chu kỳ khai thác nhựa * Mở mặt đẽo (phương pháp đẽo bằng cuốc Hoàng Mai)- Dùng cuốc đẽo chặt một cái đe hình chữ V (góc rộng 1200), cách mặt đất 20cm, chặt sâu 1,2cm- Đẽo phác từ trên xuống thành hình sao cho mặt đẽo rộng 7-8cm, sâu 7mm. Đến kỳ đẽo tiếp theo đẽo lại thành mặt rộng 8cm, cao 9cm, sâu 1cm- Sau 3 ngày nữa đẽo suốt đe đến lúc mặt đẽo cao 8-10cm mới bỏ đe+ Cây sinh trưởng tốt, thân cây thẳng: 8 năm mặt đẽo cao tới 3,0m+ Cây sinh trưởng trung bình, thân cây u bướu: 6 năm mặt đẽo cao tới 2,3m+ Cây sinh trưởng kém, hình dạng và đặc điểm thân cây xấu: 4 năm mặt đẽo cao tới 1,6cm- Trình tự đẽo: từ dưới lên, mặt đầu tiên của chu kỳ được mở cách mặt đất 10cm (chừa chỗ để vừa bô hứng nhựa)- Chiều sâu vết đẽo như sau:+ Cây có D1,3m từ 20-40cm đẽo sâu 1cm+ Cây có D1,3m từ 41cm trở lên: 1,5cm- Định kỳ đẽo+ Các tỉnh miền Bắc: . Mùa hè, thu từ tháng 4 đến tháng 9: 3-5 ngày đẽo 1 lần. Mùa đông, xuân từ tháng 10 đến tháng 3: 5-7 ngày đẽo 1 lần. Mỗi tháng trung bình đẽo 6 lần, bình quân một năm đẽo, chích nhựa khoảng 72 lần+ Các tỉnh Trung- Nam Bộ: . Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4: 3-5 ngày đẽo 1 lần. Mùa mưa từ tháng5 đến tháng 10: 5-7 ngày đẽo 1 lần* Phương pháp đẽo- Tùy thuộc vào chiều cao mặt đẽo trên cây mà áp dụng tư thế đẽo thích hợp: ngồi, quỳ, đứng và lên tháng, ở tư thế nào người công nhân cũng phải luôn ở vị trí đối diện với mặt đẽo. Trước hết phải lấy cữ (bắt mày 5mm) có đà tựa rồi mới đẽo mạnh, dứt khoát. Đẽo dài xuống khoảng 8-10cm và dần dần lấy dăm ra- Miếng dăm đạt yêu cầu kỹ thuật có chiều dài 6-8cm, rộng 8cm, chiều dài hai cạnh dăm đều nhau: ở phía trên dày 0,2cm và ở giữa dày 0,1cm mỏng dần đến cuối dăm. Mặt đẽo đúng tiêu chuẩn phải thẳng, nhẵn, không bị gợn sóng, sơ xước, vết đẽo nhẵn, thẳng đứng không lệch sang trái hoặc phải- Trước khi đẽo cần nhặt dăm bã, vỏ cây và gạn nước (nếu có) trong bô, cạo sạch nhựa cơm khô cứng ở mặt đẽo và máng xuống bô. Khi đẽo bô phải có nắp đậy* Phương pháp đẽo- Tùy thuộc vào chiều cao mặt đẽo trên cây mà áp dụng tư thế đẽo thích hợp: ngồi, quỳ, đứng và lên tháng, ở tư thế nào người công nhân cũng phải luôn ở vị trí đối diện với mặt đẽo. Trước hết phải lấy cữ (bắt mày 5mm) có đà tựa rồi mới đẽo mạnh, dứt khoát. Đẽo dài xuống khoảng 8-10cm và dần dần lấy dăm ra- Miếng dăm đạt yêu cầu kỹ thuật có chiều dài 6-8cm, rộng 8cm, chiều dài hai cạnh dăm đều nhau: ở phía trên dày 0,2cm và ở giữa dày 0,1cm mỏng dần đến cuối dăm. Mặt đẽo đúng tiêu chuẩn phải thẳng, nhẵn, không bị gợn sóng, sơ xước, vết đẽo nhẵn, thẳng đứng không lệch sang trái hoặc phải- Trước khi đẽo cần nhặt dăm bã, vỏ cây và gạn nước (nếu có) trong bô, cạo sạch nhựa cơm khô cứng ở mặt đẽo và máng xuống bô. Khi đẽo bô phải có nắp đậyb.Kỹ thuật khai thác diệt (chích nhựa)- Mở rãnh góp nhựaMở rãnh góp nhựa nằm chính giữa mặt chích, rãnh góp nhựa phải thẳng theo hướng đường dây dọi, nhẵn không bị xước+ Kích thước mặt nạo của phương pháp chích. Chiều cao mặt nạo mỗi năm là 20cm. Chiều rộng các mặt nạo được quy định như sau: 8/10 chu vi thân cây. Chiều cao rãnh góp nhựa tính theo công thức sau: Căn cứ vào chiều cao trung bình mỗi năm của mặt chích mà xác định điểm cao tối thiểu của đường rãnh góp nhựa	H= 20n + 10cmTrong đó: n: Số năm dự kiến khai thác	H: Là điểm cao trên cùng của đường rãnh góp nhựa tính từ gốc cây, tính bằng cm. Chiều rộng của rãnh góp nhựa: 1,5-2,0cm. Chiều sâu của rãnh góp nhựa: 0,6-0,8cm- Trình tự các vết chíchVết 1: Chích bình thườngVết 2: Chích bình thườngVết 3: Chích bình thườngVết 4: Chích xen giữa vết 2 và 3Vết 5: Chích bình thườngVết 6: Chích xen giữa vết 3 và 5* Tiến hành chích- Trước khi chích dủng mỏ ở chuôi dao để nạo nhựa cơm khô, cứng ở rãnh góp nhựa và máng xuống bô- Đặt lưỡi dao ấn mạnh vào đường rãnh góp nhựa, cán dao hợp với thân cây một gốc 750 để vết chích có hình lòng máng, đường chích mới song song với đường chích cũ. Mỗi lần chích hai đường hai bên thành một vết chích hình chữ V cân đối* Có 2 tư thế chích thích ứng với chiều cao thân cây như sau:+ Tư thế đẩy áp dụng ở tầm cao: Đứng chính diện mặt chích và đẩy ngược dao chích lên phía trên+ Tư thế kéo áp dụng ở tầm thấp: Đứng khuất sau mặt chích và kéo dao chích từ dưới lên+ Tầm trung bình có thể linh hoạt áp dụng tư thế chích thích hợp+ Định kỳ chích: 3-5; 5-7.* Đóng máng, đinh và lắp bô hứng nhựa áp dụng cho cả 2 phương pháp- Máng được uốn cong tương ứng với góc 1200 và đóng máng cách ranh giới phía dưới mặt nạo 2cm dụng cụ mồi máng (hình 5)- Đóng đinh sâu vào gỗ 2-3cm, đầu ngoài đinh hơi dốc lên để đỡ bô- Khoảng cách giữa các máng và đinh bằng chiều cao của bô hứng nhựa- Lắp bô hứng nhựa sát với máng nhựa ở vị trí thăng bằng và chắc chắnc. Thu hoạch và bảo quản nhựa- Khi bát đã đầy nhựa phải thu ngay, mỗi tháng thu 2-3 lần. Gạn bỏ dăm bã, lá trong bát.- Nhựa thông phải được đựng trong thùng phuy tráng kẽm hoặc bể xây, không được đựng trong thùng phuy sắt ảnh hưởng chất lượng nhựa, thùng phuy phải có đai thùng để việc vận chuyển dễ dàng.- Trong quá trình vận chuyển nhựa phải đựng trong bao tải dứa có 2 lớp, lớp trong là bao Polyetylen, lớp ngoài là bao dứa.Thảo luận??? Nhóm 1: Trình bày phương pháp khai thác dưỡng, nhóm 2 đặt câu hỏi chất vấn.Nhóm 2: Trình bày phương pháp khai thác diệt, nhóm 1 đặt câu hỏi chất vấn.Cám ơn sự theo dõi của quý thầy cô!

File đính kèm:

  • pptky_thuat_khai_thac_nhua_thong.ppt
Bài giảng liên quan