Chuyên Đề: Lúa Cá

NỘI DUNG
I. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC MỘT SỐ LOÀI CÁ NUÔI RUỘNG PHỔ BIẾN HIỆN NAY
1. Cá chép
2. Cá rô đồng
3. Cá sặc rằn
4. Cá rô phi
5. Cá mè trắng
6. Cá mè vinh
II. THIẾT KẾ MÔ HÌNH CÁ – LÚA
1. Chọn vị trí xây dựng
2. Thiết kế ruộng nuôi
III. CÁC MÔ HÌNH NUÔI CÁ TRÊN RUỘNG
1.Nuôi xen canh (nuôi kết hợp)
2.Nuôi luân canh (một vụ lúa – một vụ cá hoặc hai vụ lúa – một vụ cá)

ppt16 trang | Chia sẻ: haiha89 | Lượt xem: 1716 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung Chuyên Đề: Lúa Cá, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
HỆ THỐNG CANH TÁCCHUYÊN ĐỀ: LÚA CÁ★★★GVHD: NGUYỄN KIM QUYÊN SV: TRẦN KIM SA TRẦN THỊ THÚY VI PHẠM THỊ DIỄM TRINH CAO TỪ THỨNỘI DUNGI. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC MỘT SỐ LOÀI CÁ NUÔI RUỘNG PHỔ BIẾN HIỆN NAY 1. Cá chép 2. Cá rô đồng 3. Cá sặc rằn 4. Cá rô phi 5. Cá mè trắng6. Cá mè vinhII. THIẾT KẾ MÔ HÌNH CÁ – LÚA1. Chọn vị trí xây dựng2. Thiết kế ruộng nuôiIII. CÁC MÔ HÌNH NUÔI CÁ TRÊN RUỘNG1.Nuôi xen canh (nuôi kết hợp)2.Nuôi luân canh (một vụ lúa – một vụ cá hoặc hai vụ lúa – một vụ cá)I. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC MỘT SỐ LOÀI CÁ NUÔI RUỘNG PHỔ BIẾN HIỆN NAY1. Cá chép:+ Cá chép là loài ăn tạp thiên về động vật đáy như: nhuyễn thể, giun, ấu trùng, côn trùng, mùn bã hữu cơ, mầm non và củ thực vật + Cá cũng ăn được nhiều loài thức ăn do con người cung cấp như bột ngũ cốc các loại, bột cá, bột tôm, rau, bèo, phân động vật, đồ thừa nhà bếp, phụ phẩm lò mổ + Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long cá chép nuôi ở ruộng ngập nước vào mùa mưa sau 8–9 tháng có thể đạt trọng lượng 0,5 – 0,8 kg/con, có con nặng hơn 1 kg. Cá chép2. Cá rô đồng:+ Rô đồng là loài ăn tạp thiên về động vật. Thức ăn như: tôm, tép, cá con, phù du phiêu sinh vật, động vật không xương sống, hạt cỏ, lúa, các phụ phẩm nông nghiệp như cám, gạo, các phế phẩm nhà máy chế biến thủy sản + Cá rô đồng có tốc độ sinh trưởng tương đối chậm, sau 6 tháng nuôi cá đạt trọng lượng từ 60 – 100 g/con.Cá rô đồng3. Cá sặc rằn + Cá sặc rằn sống ở nước ngọt nhưng có thể sống được ở nước lợ, chúng sống ở ao, đìa, ruộng lúa + Cá sặc rằn ăn tạp thiên về thực vật, thức ăn của cá là động vật phiêu sinh, các chất hữu cơ lơ lửng trong nước, tảo phù du, phân động vật + Sau 1 năm nuôi cá đạt trọng lượng 50 – 100 g/con. Sau 18 – 24 tháng cá đạt trọng lượng 100 – 150 g/con.Cá sặc rằn4. Cá rô phi + Cá rô phi là cá ăn tạp. Thức ăn gồm: mùn bã hữu cơ, tảo lắng ở đáy, ấu trùng côn trùng, giun, sinh vật phù du. Trong ao nuôi nó cũng ăn thức ăn nhân tạo, phân gia súc, gia cầm + Cá rô phi vằn và cá rô phi đỏ lớn nhanh hơn cá rô phi trắng. Trong cùng một điều kiện nuôi thì cá đực thường lớn nhanh hơn cá cái. + Ở đồng bằng sông Cửu Long cá rô phi vằn Oreochromis niloticus 5 – 6 tháng đạt 400 – 600 g/con, rô phi đỏ và rô phi dòng GIFT 600 – 800 g/con.Cá rô phi vằnCá rô phi đỏ5. Cá mè trắng + Khi trưởng thành cá ăn thực vật phù du là chính, ngoài ra còn ăn thêm động vật phù du và chất hữu cơ lơ lững. Trong ao nuôi cá cũng ăn thêm thức ăn như cám mịn, bột hay sữa đậu nành. Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, trong điều kiện những ao rộng hay ở ruộng lúa ngập nước sâu vào mùa mưa cá lớn rất nhanh, sau 1 năm đạt 0,8 – 1 kg/con.Cá mè trắng6. Cá mè vinh- Cá mè vinh là loài cá ăn tạp, thức ăn của chúng bao gồm thực vật thủy sinh (rau muống, bèo, rong,), côn trùng, ngoài ra cá cũng ăn thức ăn chế biến.- Cá tăng trưởng tương đối nhanh, sau 6 – 8 tháng nuôi đạt trọng lượng bình quân 0,3 kg/con.Cá mè vinhII. THIẾT KẾ MÔ HÌNH CÁ – LÚA1. Chọn vị trí xây dựngKhi chọn địa điểm để nuôi cá cần lưu ý một số yếu tố sau:+ Nguồn nước: Vấn đề quan trọng hàng đầu trong nuôi cá là phải đảm bảo nguồn nước tốt và cấp tiêu chủ động+ Chọn đất có cơ cấu chất đất phải giữ được nước và ít bị nhiễm phèn.+ Lịch thời vụ sản xuất nông nghiệp của vùng để biết được mức độ ô nhiễm hiện tại và tiềm tàng do sử dụng nông dược. + Tiện đi lại và chăm sóc quản lý.2. Thiết kế ruộng nuôi+ Diện tích ruộng khoảng 0,3 – 2 ha tùy theo điều kiện cụ thể.+ Có thể thiết kế theo nhiều dạng như: dạng mương chữ L, dạng mương trung tâm, dạng mương xương cá+ Trong mô hình này để tiện lợi và đạt hiệu quả cao nên chọn dạng mương bao và ao trữ.Mương hình chữ LMương trung tâm2.1.Bờ bao quanh* Bờ bao quanh được đắp với diện tích như sau: + Chiều rộng mặt bờ 1- 2 m. + Chiều rộng chân bờ 2- 4 m. + Chiều cao bờ phải cao hơn mực nước cao nhất trong năm 20 cm. * Tác dụng của bờ bao quanh + Giữ không cho cá ra ngòai. + Giữ nước không bị rò rĩ. + Có thể đi lại trên bờ để chăm sóc, quản lí ruộng.2.2 Mương bao quanh* Mương bao quanh được thiết kế mương xung quanh như sau: + Đào cách bờ 0,5 m. + Chiều rộng mương: Bề rộng mặt 3 m; Bề rộng đáy là 2,5 m. + Chiều sâu mương bao là 1,2 m. + Mương dốc dần về phía cống.* Mương bao có tác dụng + Giữ được lượng nước quanh năm, để chứa cá khi làm đất cấy lúa cho các vụ sản xuất kế tiếp. + Giữ và duy trì sự hoạt động của cá, khi sử dụng thuốc trừ sâu để trị bệnh cho lúa. + Nuôi giữ và dồn cá khi thu hoạch. + Lấy nước để tưới hoa màu quanh bờ.2.3 Cống Mỗi ruộng cần có một cống, cống có thể bằng xi măng, ống sành hay gỗ tùy điều kiện gia đình, tốt nhất nên dùng cống xi măng.* Tác dụng của cống + Chủ động điều tiết ruộng nước cấp và thoát nước cho ruộng. + Tháo nước cho ruộng lúa xạ, cấy lúa khi sử dụng thuốc trừ sâu, khi thu hoạch.* Mặt trảng + Là phần mặt ruộng còn lại dùng để trồng lúa. Để thuận lợi cho việc canh tác lúa điều chỉnh mức nước trên ruộng, mặt ruộng cần bằng phẳng. + Nếu có điều kiện thì thiết kế ao chứa ởđầu ruộng gần nhà. Có tác dụng giữ cá lúc lúa nhỏ và dữ trữ cá lại chờ cá lớn hay chờ giá cao để bán.III. CÁC MÔ HÌNH NUÔI CÁ TRÊN RUỘNG1.Nuôi xen canh (nuôi kết hợp)* Ưu điểm:+ Tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích ruộng lúa.+ Tận dụng mặt nước và thức ăn tự nhiên có sẵn trên ruộng.+ Cá ăn côn trùng, rong tảo, đồng thời thải thức ăn tự nhiên của cá.* Hạn chế:+ Mật độ thả thấp. Năng suất cá nuôi thấp, từ 200 – 400 kg/ha.+ Khó sử dụng thuốc trừ sâu bệnh trên lúa.+ Lúa thiệt hại nặng khi đỗ ngã+ Cá chịu ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật.+ Lá lúa ngập nước phân hủy sẽ làm tiêu hao oxy trong nước ảnh hưởng xấu đến cá nuôi.. 2.Nuôi luân canh (một vụ lúa – một vụ cá hoặc hai vụ lúa – một vụ cá)* Ưu điểm:- Lợi nhuận từ cá cao hơn canh tác lúa.- Tăng độ phì nhiêu của đất do thức ăn, phân của cá tích lũy ở mặt ruộng.- Giảm chi phí cho chuẩn bị ruộng và phân bón cho vụ Đông – Xuân.* Hạn chế:- Chi phí đầu tư ban đầu lớn cho công trình, đê bao và lưới chắn.- Vốn đầu tư cao về con giống cũng như thức ăn, chăm sóc, bảo vệ.- Yêu cầu người nuôi phải hiểu biết đối tượng nuôi và quy trình kỹ thuật ứng dụng CÁM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE.

File đính kèm:

  • pptlua_ca.ppt