Chuyên đề Một số kinh nghiệm khi sử dụng kênh hình trong dạy học Lịch Sử

Nhiều năm qua bức xúc trước vấn đề học sinh không hiểu gì về lịch sử

nhân loại cũng như lịch sử dân tộc mình và đặc biệt những năm gần đây tình

trạng học sinh thi vào các trường đại học tỉ lệ điểm thấp ở bộ môn Lịch sử là rất

nhiều. Điều này không chỉ riêng tôi mà rất rất nhiều giáo viên nói chung và giáo

viên bộ môn Lịch sử nói riêng, các cấp quản lí phải lưu tâm và suy nghĩ. Do đó

tôi đưa ra một vài kinh nghiệm của bản thân để góp phần mình vào sự nghiệp

chung. Việc vận dụng các phương pháp, kỹ năng khai thác kênh hình vào giảng

dạy Lịch sử, theo kinh nghiệm của bản thân tôi cùng nhiều đồng nghiệp khác đã

được tham khảo ý kiến là một việc làm rất có hiệu quả nhằm gây hứng thú cho

học sinh, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi việc học Lịch sử, tìm hiểu Lịch

sử, nhận thức Lịch sử đang có chiều hướng giảm sút, xuống cấp. Ảnh hưởng của

nền kinh tế thị trường, lối suy nghĩ, cách sống thực dụng đang tác động mạnh

mẽ đến từng học sinh cùng với sự thiếu thốn phương tiện, đồ dùng dạy học cũng

như thái độ dạy học đối phó, qua loa, đại khái của không ít giáo viên đã và đang

là những trở ngại không nhỏ đối với việc giảng dạy nói chung và dạy bộ môn

Lịch sử nói riêng.

pdf11 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 112 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Chuyên đề Một số kinh nghiệm khi sử dụng kênh hình trong dạy học Lịch Sử, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
n mới chỉ được giải thích về kênh chữ, nội 
dung, phương pháp mà chưa được bồi dưỡng cụ thể về kênh hình. Có nhiều 
kênh hình mới mà giáo viên chưa thật nắm rõ về xuất xứ cũng như nội dung của 
nó. 
 Nhiều giáo viên còn ngại sử dụng kênh hình do sợ mất thời gian hoặc nếu 
có sử dụng thì chỉ mạng tính chất minh họa cho bài giảng nên chưa phát huy 
được hết hiệu quả của nó. 
 Để góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học 
Lịch sử nói riêng, bản thân tôi xin trình bày một số vấn đề về việc: Khai thác 
kênh hình trong dạy học Lịch sử để phát huy tính tích cực của học sinh. 
II. Thực trạng: 
* Thuận lợi: 
 Nhìn chung học sinh đều tích cực hào hứng muốn được tự mình khám 
phá nội dung của bản đồ, lược đồ, muốn được nêu ý nghĩa hoặc phân tích nội 
dung các bức tranh nên đã đưa lại hiệu quả cao trong quá trình lĩnh hội kiến 
 2 
thức thông qua các kênh hình trong sách giáo khoa và những kênh hình mà giáo 
viên sưu tầm được. 
 * Khó khăn: 
Ở trường THCS một số học sinh còn lười học và chưa có sự say mê môn 
học Lịch sử, cho nên việc ghi nhớ các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử...còn 
yếu. Nhiều em chưa độc lập suy nghĩ để trả lời một câu hỏi mà chỉ đọc nguyên 
xi trong sách giáo khoa hay chỉ nêu được diễn biến sự việc mà không lí giải 
được vì sao nó lại diễn ra như thế hay sự kiện đó nói lên điều gì. Bởi vậy, bản 
thân các em nên có một phương pháp học tích cực để chiếm lĩnh kiến thức từ bài 
giảng của giáo viên. 
 Mặt khác, một bộ phận không nhỏ trong giáo viên, cha mẹ học sinh và 
học sinh còn nhận thức không đúng về vai trò của bộ môn cho đó là môn phụ đã 
ảnh hưởng đến việc học tập bộ môn. 
B. NỘI DUNG 
1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp. 
Nhiều năm qua bức xúc trước vấn đề học sinh không hiểu gì về lịch sử 
nhân loại cũng như lịch sử dân tộc mình và đặc biệt những năm gần đây tình 
trạng học sinh thi vào các trường đại học tỉ lệ điểm thấp ở bộ môn Lịch sử là rất 
nhiều. Điều này không chỉ riêng tôi mà rất rất nhiều giáo viên nói chung và giáo 
viên bộ môn Lịch sử nói riêng, các cấp quản lí phải lưu tâm và suy nghĩ. Do đó 
tôi đưa ra một vài kinh nghiệm của bản thân để góp phần mình vào sự nghiệp 
chung. Việc vận dụng các phương pháp, kỹ năng khai thác kênh hình vào giảng 
dạy Lịch sử, theo kinh nghiệm của bản thân tôi cùng nhiều đồng nghiệp khác đã 
được tham khảo ý kiến là một việc làm rất có hiệu quả nhằm gây hứng thú cho 
học sinh, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi việc học Lịch sử, tìm hiểu Lịch 
sử, nhận thức Lịch sử đang có chiều hướng giảm sút, xuống cấp. Ảnh hưởng của 
nền kinh tế thị trường, lối suy nghĩ, cách sống thực dụng đang tác động mạnh 
mẽ đến từng học sinh cùng với sự thiếu thốn phương tiện, đồ dùng dạy học cũng 
như thái độ dạy học đối phó, qua loa, đại khái của không ít giáo viên đã và đang 
là những trở ngại không nhỏ đối với việc giảng dạy nói chung và dạy bộ môn 
Lịch sử nói riêng. 
Các kênh hình về bản đồ lịch sử, về nhân vật lịch sử với ưu thế của nó: rõ 
ràng, sinh động, dễ nhớ, dễ ấn tượng, dễ đi vào lòng người sẽ là một thế mạnh 
trong việc hỗ trợ đắc lực cho việc truyền thụ kiến thức lịch sử thông qua đó góp 
phần giáo dục đạo đức, lòng biết ơn đối với truyền thống tổ tiên, với các lãnh tụ, 
các danh nhân cũng như những anh hùng liệt sĩ đã hi sinh, đã đóng góp xương 
máu của mình để làm rạng rỡ thêm lịch sử nước nhà cũng như lịch sử văn minh 
nhân loại. 
2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp. 
2.1 Kỹ năng khai thác kênh hình: 
Để đạt hiệu quả cao khi khai thác kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử 
nhằm phục vụ cho việc giảng dạy, giáo viên nên yêu cầu học sinh quan sát và 
tìm hểu thông tin liên quan đến kênh hình của bài học mới ở nhà. Đồng thời phải 
có kế hoạch cụ thể công việc của thầy và trò trong quá trình làm việc trên lớp. 
 3 
Trước hết để khai thác tốt kênh hình trong SGK phục vụ cho việc giảng 
dạy bộ môn lịch sử, bằng những kinh nghiệm thực tế, xin trình bày một số kĩ 
năng cơ bản sau: 
Thứ 1: Nắm được phương pháp cơ bản khai thác các loại kênh hình 
 Về cơ bản, hệ thống kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử hiện nay, gồm 
có hai loại chính sau: 
 Loại 1: Lược đồ, biểu đồ. 
Loại 2: Hình ảnh lịch sử. 
Trong loại hình ảnh lịch sử lại có hai nhóm chính: 
Nhóm1: Hình ảnh minh họa tình hình quân sự, kinh tế, văn hoá, chính trị, 
khoa học kĩ thuật... 
Nhóm 2: Hình ảnh về nhân vật lịch sử. 
 Do mỗi loại kênh hình thể hiện một nội dung khác nhau, nên phương 
pháp khai thác cũng khác nhau và phải phù hợp, cụ thể là: 
- Loại lược đồ, biểu đồ: Phương pháp là khai thác từng bước những vấn 
đề lịch sử đặt ra để đi đến hoàn thiện. 
- Nhóm hình ảnh minh hoạ: Phương pháp là khai những chi tiết của hình 
ảnh để đi đến đến hoàn thiện. 
- Nhóm hình ảnh nhân vật lịch sử. Phương pháp là tìm hiểu hoạt động của 
nhân vật lịch sử để đi đến hoàn thiện. 
Thứ 2: Phải nắm được kiến thức cơ bản của kênh hình. 
Việc nắm được kiến thức cơ bản của kênh hình đóng một vai trò rất quan 
trọng, giúp giáo viên chủ động, linh hoạt trong quá trình tổ chức khai thác kênh 
hình trên lớp. 
Để nắm được kiến thức cơ bản của kênh hình, bên cạnh những tài liệu như 
các loại sách tham khảo, sách giáo khoa, sách giáo viên, sách chuẩn kiến thức kỹ 
năng... thì Internet đang trở thành công cụ đắc lực và được phổ biến trong việc 
khai thác thông tin, tìm tài liệu hiệu quả nhất. Hầu hết cách kênh hình và những 
thông tin liên quan đều đã có trên một số trang Web của Internet, nên việc tìm 
thông tin trên Internet, có nhiều lợi ích, như: 
 - Hình ảnh màu, sắc nét và sinh động hơn hình ảnh trong sách giáo khoa. 
 - Thông tin phong phú và có những đánh giá về vấn đề lịch sử mang tính hiện 
đại, phù hợp với quan điểm hiện nay hơn. 
 - Tiết kiệm được thời gian tìm kiếm thông tin... 
Thứ 3: Xác định mục đích cần hướng đến khi khai thác kênh hình. 
Việc xác định mục đích cần hướng đến khi khai thác kênh hình, là nhằm 
tránh sự chệch hướng trong quá trình khai thác và để đạt hiệu quả cao nhất sau 
khi khai thác. 
Thứ 4: Thiết kế câu hỏi hợp lý, trọng tâm. 
 Câu hỏi hợp lý, trọng tâm, có ý nghĩa rất quan trọng, nó không những 
phát huy được tính tích cực, phát triển khả năng tư duy của học sinh; mà còn 
giúp học sinh hiểu sâu, nhớ kĩ những kiến thức được tìm hiểu... 
2.2. Nguyên tắc khai thác kênh hình: 
Giáo viên đứng lớp cần phải có sự chuẩn bị chu đáo cẩn thận, nghiên cứu 
kỹ trước nội dung các kênh hình trước khi lên lớp. Chuẩn bị lời nói ngắn gọn, 
 4 
súc tích, dễ hiểu và gây hứng thú cho học sinh. Chính yêu cầu đó sẽ giúp người 
giáo viên nâng cao ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm trong các giờ lên lớp. 
 Ngoài ra các giờ sử dụng kênh hình trong dạy học giáo viên chủ yếu đóng 
vai trò hướng dẫn, chỉ đạo, còn học sinh phải tự quan sát nghiên cứu để rút ra 
kiến thức. Giáo viên phải khắc phục khó khăn sưu tầm các tài liệu có liên quan 
đến kênh hình, trao đổi chuyên môn tổ, cụm chuyên môn để có cách sử dụng 
kênh hình trong sách giáo khoa một cách hiệu quả nhất. 
Bên cạnh đó học sinh học sinh phải tự giác tìm hiểu kênh hình dưới sự 
hướng dẫn gợi mở của giáo viên, tiếp nhận kiến thức một cách chủ động. 
 Để nâng cao hiệu qủa sử dụng kênh hình cần đảm bảo các nguyên tắc sau: 
Một là: Sử dụng đúng mục đích. Trong quá trình dạy học giáo viên phải 
đề ra được đúng mục đích dạy học, tiến trình các hoạt động lên lớp. Hoạt động 
của giáo viên cũng như việc sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa quy định 
mục đích học tập của học sinh. Mục đích của mỗi bài chính là học sinh lĩnh hội 
được tri thức, hình thành và phát triển kỹ năng, nhân cách. Mỗi một loại kênh 
hình trong sách giáo khoa có một chức năng riêng nên chúng phải được nghiên 
cứu cụ thể để sử dụng đúng mục đích, phù hợp với yêu cầu bài học. 
VD: Kênh hình được trình bày để minh họa cho bài giảng thì việc sử dụng 
chúng cũng chỉ dừng lại ở việc minh họa cho bài giảng nhằm làm cho nội dung 
bài giảng sinh động, phong phú, hấp dẫn hơn. Giáo viên không sử dụng chúng 
trong việc củng cố hay trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. 
Với những kênh hình là nguồn cung cấp thông tin kiến thức thì giáo viên phải 
gợi mở, yêu cầu học sinh thông qua làm việc với kênh hình để tìm ra kiến thức 
và lĩnh hội tri thức đó. 
Hai là: Sử dụng đúng lúc. Nghĩa là kênh hình lúc nào cũng phải được sử 
dụng hợp lý nhất, trong trình bày kiến thức mới hay là củng cố kiến thức đã học 
hoặc ra bài tập về nhà. Tóm lại cần được đưa ra khi học sinh cần được minh họa, 
cần tìm hiểu nhất về nội dung bài học, tránh đưa ra đồng loạt phân tán sự chú ý 
của học sinh. 
Ba là: Sử dụng đúng mức độ, cường độ. Tùy vào từng nội dung, mục 
đích sử dụng mà giáo viên đưa ra những yêu cầu khác nhau đối với học sinh. 
Trong giờ giảng bài mới nếu điều kiện thời gian không cho phép thì giáo viên 
chỉ tập trung giới thiệu, thuyết minh một số hình vẽ, sơ đồ, lược đồ, tranh ảnh 
điển hình nhất ( nếu bài nhiều tranh ảnh ). Với những hình ảnh khác giáo viên 
chỉ dừng lại ở việc cho học sinh quan sát sơ lược để học sinh nắm được những 
biểu tượng ban đầu mà thôi. Hoặc với những kênh hình để minh họa cho bài 
giảng giáo viên không nên cho học sinh đứng lên thuyết trình về kênh hình đó vì 
điều đó vượt quá sức của học sinh, giáo viên có thể giao cho học sinh tìm hiểu 
thêm ở nhà. Hơn nữa cần phải bố trí thời gian ở những kênh hình một cách hợp 
lý mà không bỏ qua phần cơ bản là kênh chữ. 
Bốn là: Kết hợp sử dụng kênh hình sách giáo khoa với các đồ dùng 
được trang bị. Như bản đồ, sơ đồ, tranh ảnh phóng to, các tài liệu thành văn có 
liên quan. Với những kênh hình khó quan sát, mờ hoặc chưa cụ thể, giáo viên có 
thể phóng to, sưu tầm ảnh màu trên Internet hoặc cụ thể hóa để các em dễ nhận 
biết và tiếp thu hơn. 
 5 
Năm là: Nội dung thuyết minh kênh hình phải sinh động, hấp dẫn, kết 
hợp với những lời nói truyền cảm thì mới có sức thuyết phục cao đối với học 
sinh. 
Sáu là: Phương pháp thường hay sử dụng để khai thác kênh hình trong 
sách giáo khoa lịch sử là. Hướng dẫn học sinh quan sát ( từ tổng thể đến chi 
tiết ), kết hợp miêu tả, phân tích, đàm thoại thông qua hệ thống câu hỏi gợi mở 
của giáo viên để học sinh tự rút ra được ý nghĩa của kênh hình đó. Giáo viên có 
thể tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm, cá nhân hoặc toàn lớp 
Hiệu quả sử dụng kênh hình còn phụ thuộc vào sự ham muốn của học 
sinh, giáo viên phải là người đưa ra tình huống có vấn đề để kích thích sự hiểu 
biết của học sinh, khơi dậy niềm đam mê của học sinh đối với môn học. 
 2.3. Ứng dụng cụ thể: 
 Với những kĩ năng cơ bản và các nguyên tắc nêu trên, dưới đây là một số 
ứng dụng cụ thể: 
 Hình 1: Khu di tích thánh địa Mĩ Sơn (Quảng Nam) 
 (Lớp 6, Bài 24: Nước Cham-pa từ thế kỷ II đến thế kỷ X) 
Thánh địa Mĩ Sơn
 * Mục đích cần hướng đến 
Một di tích lịch sử và văn hoá tiêu biểu của Cham-pa, một di sản văn hoá 
thế giới. 
* Kiến thức cơ bản để khai thác. 
Thánh địa Mĩ Sơn thuộc huyện Duy Xuyên, Quảng Nam, cách Đà Nẵng 
70 km về phía tây - nam. Năm 1898, một người Pháp tên M.C Pa-ris đã phát 
hiện khu đền tháp Mĩ Sơn nằm kín trong một thung lũng hẹp, giữa những khu 
rừng rậm. 
Mĩ Sơn là một quần thể với hơn 70 đền tháp, được xây dựng liên tục trong 
suốt 1000 năm. Khởi công từ thế kỉ IV bởi vị vua Bha-dra-var-man và kết thúc 
 6 
vào đầu thế kỷ XIV dưới triều vua Sim-ha-var-man III ( vua Chế Mân), để thờ 
thần và các vị vua quá cố. Đền tháp được xây bằng gạch, còn tượng được tạc 
bằng đá. Hầu hết các công trình kiến trúc và điêu khắc ở đây đều mang ảnh 
hưởng của văn hoá Ấn Độ giáo. Do thời gian, thời tiết và sự tàn phá của chiến 
tranh, hiện Mĩ Sơn chỉ còn lại khoảng gần 20 đền tháp. Dù vậy với những gì còn 
lại tại Mĩ Sơn cũng như những hiện vật được lưu giữ tại bảo tàng Cham-pa tại 
Đà Nẵng, bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh...cũng đủ làm cho chúng ta 
vô cùng thán phục về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và trang trí của người 
Cham-pa cổ xưa. 
Thánh địa Mĩ Sơn xứng đáng là khu di tích tôn giáo kỳ vĩ nhất, đặt trưng 
nhất về di sản văn hoá vật thể của người Chăm-pa. Với tầm vóc đó, tháng 12-
1999 UNESCO đã công nhận Thánh địa Mĩ Sơn là di sản văn hoá thế giới. 
* Câu hỏi sử dụng 
Câu 1: Sau khi quan sát các chi tiết thánh địa Mĩ Sơn; Em có nhận xét gì 
về hình dáng kiến trúc, chất liệu xây dựng, số lượng công trình...? 
Câu 2: Ngoài ra, em còn biết gì thêm về thánh địa Mĩ Sơn? 
Câu 3: Qua tìm hiểu, thánh địa Mĩ Sơn nói lên điều gì? 
Hình 2: Tượng đội quân bằng đất nung trong khu mộ Tần Thuỷ Hoàng 
(Lớp 7, Bài 4: Trung Quốc thời phong kiến) 
Đội quân bằng đất nung trong khu mộ Tần Thuỷ Hoàng
 * Mục đích cần hướng đến 
 Tìm hiểu tính chính diện và phản diện qua kênh hình về thời Tần Thuỷ 
Hoàng. 
* Kiến thức cơ bản để khai thác. 
Tần Thuỷ Hoàng hiệu Doanh Chính, là quốc vương nước Tần thời Chiến 
quốc. Năm 221 TCN, ông đã thống nhất 7 nước lập ra vương triều phong kiến 
trung ương tập quyền đầu tiên ở Trung Quốc. 
 7 
Năm 246 TCN, Tần Thủy Hoàng đã cho xây dựng lăng mộ cho mình, ở 
phía Đông Bắc núi Ly Sơn thuộc Tây An. Công trình kéo dài suốt 36 năm với sự 
tham gia thi công của hàng chục vạn người (theo sử sách ghi chép lại, 70 vạn 
người để xây dựng lăng mộ và cung A Phòng cho Tần Thủy Hoàng). Điều này 
cho thấy rằng qui mô là rất lớn. Ngoài ngôi mộ khổng lồ trên mặt đất, còn có 
một cung điện dưới lòng đất. Sau khi hoàn thành công việc những người tham 
gia thi công đều đã bị giết để bảo toàn bí mật. 
Khu lăng mộ này được mệnh danh là kỳ quan thứ 8 của thế giới và là một 
trong những phát hiện quan trọng nhất của ngành khảo cổ đương đại. Năm 1974 
các nhà khảo cổ học của Trung Quốc bắt đầu khai quật khu lăng mộ. Tuy nhiên 
đến nay chỉ mới khai quật được một phần, chủ yếu là các hầm mộ binh mã, 
(cách hầm mộ Tần Thủy Hoàng 1.500m về phia Đông), còn hầm mộ chính của 
Tần Thủy Hoàng vẫn chưa khai quật. 
Trong việc khai quật 4 hầm mộ binh mã (trong đó có 1 hầm mộ chưa làm 
xong), với 3 hầm mộ người ta đã phát hiện hơn 8.000 tượng lính, 130 xe ngựa, 
500 ngựa, rất nhiều vàng bạc, châu báu và nhiều vô kể binh khí bằng đồng xanh 
như kiếm, giáo, mác, mũi tên...Nét nổi bật là những tượng lính đều làm bằng 
thủ công với phương pháp nặn tượng nên nét mặt rất phong phú, sinh động và 
giống người thật. 
Những gì đã được khai quật trong khu lăng mộ Tần Thủy Hoàng phần nào 
cho ta thấy được sức mạnh quân sự của nhà Tần thời Chiến quốc, đồng thời qua 
đó nó còn phản ảnh sự tàn bạo của Tần Thủy Hoàng. Mặc khác nó còn thể hiện 
sự sáng tạo cao về nghệ thuật của nghệ nhân Trung Quốc và trình độ kĩ thuật 
làm gốm, luyện kim đứng đầu thế giới của Trung Quốc thời bấy giờ. 
* Câu hỏi sử dụng 
Câu 1: Sau khi quan sát tượng đội quân bằng đất nung trong khu mộ Tần 
Thuỷ Hoàng; Em có nhận xét gì về số lượng, hàng lối, hình dáng, nét mặt của 
các tượng?... 
Câu 2: Số lượng, hàng lối, hình dáng, nét mặt của các tượng nói lên điều 
gì? 
Hình 3: Tranh biếm họa ở châu Âu năm 1939 
 (Lớp 8, Bài 18: Chiến tranh thế giới thứ hai) 
 8 
H×nh 75. Tranh biÕm häa ë ch©u ¢u 1939.
* Mục đích cần hướng đến 
Hít-le được ví như người khổng lồ, xung quanh là các chính khách châu 
Âu đã nhượng bộ Hít-le. 
* Kiến thức cơ bản để khai thác: Tiểu sử về Hitle 
Adolf Hitle sinh ngày 20-4-1889, tự sát ngày 30-4-1945. Là chủ tịch đảng Đức 
Quốc xã từ năm 1921, làm thủ tướng Đức từ năm 1933, là "Lãnh tụ và Thủ 
tướng đế quốc" kiêm nguyên thủ quốc gia nắm quyền Đế quốc Đức kể từ năm 
1934. 
 Ông kiến lập chế độ độc quyền quốc gia xã hội của Đệ tam Đế quốc, cấm 
chỉ tất cả các đảng đối lập và bức hại các đối thủ chính trị. Ông đã khởi phát thế 
chiến thứ hai, thúc đẩy một cách có hệ thống quá trình tước đoạt quyền lợi và sát 
hại khoảng sáu triệu người Do Thái châu Âu cùng một số nhóm chủng tộc, tôn 
giáo, chính trị khác, được gọi là cuộc Đại đồ sát dân Do Thái. Điều đặc biệt là cả 
Hít-le và vua hài Sác-lô đều sinh cùng thời điểm là tháng 4 năm 1889 ( vua hài 
Sác-lô sinh ngày 15/4/1889) nhưng một người thì mang lại tiếng cười cho cả thế 
giới, còn người kia thì làm cho cả thế giới phải khóc ( vì Hít-le đã châm ngòi 
cho cuộc chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ - một cuộc chiến tranh tàn khốc 
nhất trong lịch sử nhân loại, làm hơn 60 triệu người chết. ) 
 Hầu như tất cả các nhà viết tiểu sử Hitler đều nhấn mạnh sự khác nhau rất 
rõ giữa hai phần đời của ông. Đoạn đời trước tuổi ba mươi của ông, nếu so với 
mức bình dân thời đó chỉ được xem là khoảng đời không thành đạt, bởi Hit-le 
không được đào tạo nghề nghiệp, không có mối quan hệ nào đáng kể, sau thất 
bại của nước Đức trong Thế chiến thứ nhất ông là một người lính không có triển 
vọng và hơn hết là ông không có những cá tính đặc thù để có thể giải thích một 
cách thuyết phục được sự thăng tiến sau đó của mình. 
 9 
 Mặc dù vậy, nhân vật này chỉ trong vòng vài năm đã bước lên ngôi Thủ 
tướng Đức và cuối cùng, đã trở thành người cầm quyền độc tài, cai trị phần lớn 
châu Âu. Hit-le là một trong số ít các nhân vật trong lịch sử nhân loại đã phát 
huy một năng lực hủy hoại hiếm thấy. 
 Câu hỏi sử dụng 
 Câu 1: Em hãy quan sát thật kĩ bức tranh biếm họa về Hit-le và cho biết 
nội dung bức tranh muốn nói lên điều gì? 
Câu 2: Em biết gì về trùm phát xít Hít-le? 
 Câu 3: Qua những hiểu biết của mình; Em đánh giá như thế nào về nhân 
vật này? 
Hình 4: Ảnh chân dung Nel-son Man-de-la 
( Lớp 9, Bài 6: Các nước châu Phi ) 
Nelson Mandela
* Mục đích cần hướng đến 
Tìm hiểu một nhân vật lịch sử đương đại tiêu biểu của châu Phi và thế 
giới về phong trào đấu tranh cho tự do-dân chủ, chống đói nghèo và bệnh tật... 
* Kiến thức cơ bản để khai thác. 
Nel-son Man-de-la sinh ngày 18-7-1918 tại Nam Phi. Ngay từ thời trẻ, 
ông đã đấu tranh chống chế độ A-pac-thai. Năm 1948, bắt đầu tham gia chính 
trường, gia nhập đảng Đại hội dân tộc Phi (ANC). Ông chịu ảnh hưởng tư tưởng 
của Ma-hat-ma Gan-dhi ( nhà cách mạng Ấn Độ ) và chủ trương đòi quyền lợi 
cho người da đen thông qua các biện pháp đấu tranh bằng hoà bình. 
Tuy nhiên càng ngày Man-de-la càng nhận ra rằng đấu tranh hoà bình sẽ 
chẳng đi đến đâu. Năm 1961, ông lãnh đạo phong trào vũ trang của ANC. Tháng 
8-1963 ông bị bắt và bị kết án tù chung thân. 
Mặc dù ở trong tù, nhưng ông vẫn tiếp tục đấu tranh. Bên cạnh đó phong 
trào đấu tranh đòi tự do cho ông diễn ra ngày một mạnh mẽ cả trong nước và 
 10 
quốc tế. Trước sức ép của dư luận, nhà cầm quyền Nam Phi phải kí lệnh trả tự 
do cho Man-de-la vào tháng 2-1990, chấm dứt 27 năm ông bị giam cầm. 
Sau khi ra tù Ông trở lại nắm quyền lãnh đạo ANC và tiếp tục đấu tranh 
bằng phương pháp hoà bình chống chủ nghĩa A-pac-thai. Trước áp lực đấu tranh 
của người da màu, bản Hiếp pháp tháng 11năm 1993 đã chính thức xoá bỏ chế 
độ phân biệt chủng tộc. Tinh thần đấu tranh của Ông được cả thế giới ngưỡng 
mộ và Ông đã nhận được giải thưởng No-bel vì hoà bình ( năm 1993 ). Trong 
cuộc bầu cử dân chủ đa chủng tộc đầu tiên ở Nam Phi (4-1994), Mandela trở 
thành Tổng thống. 
Năm 1999, Ông nghỉ hưu, nhưng lại đấu tranh cho cuộc chiến khác; chiến 
đấu vì trẻ em, vì người nghèo và vì bệnh tật, đặt biệt là tuyên truyền phòng 
chống HIV/AIDS. 
 Trên cơ sở tinh thần đấu tranh không mệt mỏi đó. Ông xứng đáng là một 
biểu tượng lịch sử đương đại về tự do-dân chủ, chống đói nghèo và bệnh tật, 
không những của châu Phi mà còn của thế giới. 
* Câu hỏi sử dụng 
Câu 1: Em biết gì về Nel-son Man-de-la ? 
Câu 2: Qua những hiểu biết của mình; Em đánh giá như thế nào về nhân 
vật này? 
Trên đây là một số ví dụ cụ thể về việc khai thác kênh hình như thế nào để 
đạt hiệu quả tốt nhất, do phụ trách giảng dạy môn Lịch sử ở khối lớp 8 nên phần 
lớn những ví dụ mà tôi đưa ra chủ yếu nằm trong chương trình lớp 8. Trong 
khuôn khổ giới hạn của một đề tài, tôi chỉ đưa ra một vài ví dụ minh họa cho 
phần phân tích ở trên. Nhưng nếu giáo viên nắm chắc các kỹ năng và các 
nguyên tắc như đã nêu trong đề tài và chịu khó tìm hiểu các tư

File đính kèm:

  • pdfchuyen_de_mot_so_kinh_nghiem_khi_su_dung_kenh_hinh_trong_day.pdf
Bài giảng liên quan