Chuyên đề Một số phương pháp và kỹ năng dạy trẻ khuyết tật tự kỷ trong các lớp học hòa nhập

PHẦN C. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VÀ

KỸ NĂNG DẠY TRẺ TỰ KỶ TRONG CÁC

LỚP HỌC HÒA NHẬP.

 Không có một phương pháp nào chữa khỏi cho trẻ

có hành vi tự kỷ. Một phần là do chưa có dấu hiệu sinh

lý nào có liên quan đến các triệu chứng của hội chứng

tự kỷ.

 Các biện pháp chữa trị y tế đã được thử nghiệm

trong thời gian qua, nhưng chưa có biện pháp nào có

hiệu quả trong việc quản lý trẻ có hành vi tự kỷ hoặc

giúp loại trừ hành vi của trẻ tự kỷ.

 

 

ppt27 trang | Chia sẻ: shichibukai | Lượt xem: 6639 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số phương pháp và kỹ năng dạy trẻ khuyết tật tự kỷ trong các lớp học hòa nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
CHUYÊN ĐỀ “MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ NĂNG DẠY TRẺ KHUYẾT TẬT TỰ KỶ TRONG CÁC LỚP HỌC HÒA NHẬP” PHẦN A. GIỚI THIỆU TRẺ TỰ KỶ Trẻ tự kỷ thường thể hiện nhu cầu, mong muốn và giao tiếp không giống với trẻ em khác. Trong một số trường hợp thì sự khác biệt trong giao tiếp có thể có vấn đề, thậm chí là vấn đề nghiêm trọng đối với trẻ. Giáo viên cần sử dụng những cách thức giao tiếp, phương pháp giảng dạy đặc biệt, các kĩ năng quản lý hành vi phù hợp với những trẻ này. Trong nội dung báo cáo này, chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu một số phương pháp và kĩ năng dạy học đã được ứng dụng hiệu quả trong trường học ở các lớp học hòa nhập. PHẦN B. XÁC ĐỊNH HÀNH VI CỦA TRẺ TỰ KỶ VÀ NGUYÊN NHÂN. 1. Xác định hành vi của trẻ tự kỷ: Hành vi trẻ tự kỷ thường biểu hiện ở 3 đặc điểm chính: - Kém phát triển các kĩ năng xã hội như: rất ít hoặc không muốn giao tiếp, phản ứng chậm khi được hỏi, không giao tiếp bằng mắt, không cảm xúc về người khác, không quan tâm đến sự chia sẻ kinh nghiệm, không thích người khác chạm vào mình. - Hạn chế phát triển ngôn ngữ và ít giao tiếp như: không thích bạn bè, không muốn nói chuyện với ai. Thường sử dụng ngôn ngữ trùng lặp, rập khuôn hoặc không bình thường, thiếu hoặc kém các hoạt động bắt chước. Ít có phản ứng khi được gọi tên, không có các biểu hiện cảm xúc trên khuôn mặt, thường có các hành vi tự gây hại đến bản thân, bực tức, giận dỗi khi các thói quen hàng ngày bị thay đổi. Thông thường, các nhà nghiên cứu khoa học giáo dục dùng “Phiếu kiểm tra Hannell, 2006” để xem xét hành vi của trẻ tự kỷ. PHIẾU KIỂM TRA HÀNH VI TRẺ TỰ KỶ (HANNELL 2006) * Khó khăn về giao tiếp không lời: - Không dùng mắt để diễn đạt cảm xúc hoặc ý nghĩ; - Không hiểu hoặc không phản ứng với giao tiếp bằng mắt; - Không dùng điệu bộ hoặc hành động để biểu hiện cảm xúc hoặc ý nghĩ; - Không hiểu điệu bộ của người khác; - Không thể hiện cảm xúc trên khuôn mặt; - Không hiểu biểu hiện trên khuôn mặt; - Không cười nhiều; - Không thích nghe hát ru hoặc bị chạm vào người. * Khó khăn trong giao tiếp: Không nói; Rất chậm khi phản ứng; Nhắc đi nhắc lại những gì người khác nói; Nhắc lại một từ, cụm từ hoặc một câu hỏi; Nhắc lại các từ và cụm từ vô nghĩa; Nghe nhưng không phản ứng khi người khác nói; Nói nhưng không hiểu sự lần lượt trong giao tiếp; Nói nhưng lặp đi lặp lại một điều trong khi hội thoại; Có khó khăn khi bắt chước hành động và điệu bộ của người khác. * Khó khăn về cảm xúc: Không hiểu cảm xúc của người khác; Không đưa cho người khác hoặc chỉ trỏ đồ vật của mình; Không giao tiếp với bất cứ ai; Không giao tiếp với ai, trừ bố mẹ hoặc thành viên trong gia đình; Không thể hiện tình cảm yêu mến; Không học các hành vi xã hội từ người khác; Không hiểu các hành vi xã hội; Hiểu sai cảm xúc hoặc hành động của người khác. * Khó khăn trong tình bạn: Không nhận thức được sự có mặt của người khác; Không kết bạn hoặc tỏ ra thân thiện với bạn; Cố gắng kết bạn, nhưng không thể kết bạn được; Không tham gia vào các trò chơi hoặc chơi với trẻ khác; Rất cảnh giác với người lạ; Không hiểu sự chia sẻ, thông cảm; Không hiểu công việc làm theo thứ tự, lần lượt. * Khó khăn với hành vi xã hội: Cư xử không phù hợp về mặt xã hội; Không xấu hổ khi có các hành vi không phù hợp về mặt xã hội. * Hành vi bất thường: Các hành động lặp đi lặp lại như ném đá và vỗ tay; Khoa tay trước mặt và nhìn người khác chăm chú; Vụng về; Đi bằng các gót chân (nhón gót) và có tư thế lạ thường khi đi lại; Ít phản ứng khi bị đau hoặc không thoải mái; Tự làm tổn thương đến bản thân mình như đập đầu, cắn tay, nghiến răng. * Bị ám ảnh bởi sở thích hoặc thói quen: Rất thích một vài đồ vật nào đó; Rất đau khổ khi có sự thay đổi về vị trí đồ vật; Rất đau khổ khi có sự thay đổi về thói quen hàng ngày; Khăng khăng với những thói quen không có ý nghĩa hoặc các cách thức làm việc không đúng; Lặp đi lặp lại các hành động, như sắp xếp các đồ vật thành hàng. 2. Nguyên nhân trẻ tự kỷ: Trước thập niên 1990, trẻ tự kỷ được coi là rất ít. Tuy nhiên, kể từ năm 1990 đến những năm 2000, con số trẻ em được xác định là có hành vi tự kỷ tăng lên đột biến, đặc biệt trẻ có hội chứng Asperger và tự kỷ loại nhẹ. Việc số lượng trẻ tự kỷ tăng lên là kết quả của phương pháp xác định trẻ tự kỷ tốt hơn, đã dẫn đến nhận thức về nhu cầu của trẻ có hành vi tự kỷ cũng tăng. Tỷ lệ trẻ tự kỷ được báo cáo ở nhiều quốc gia là khoảng 0,3% dân số. Số trẻ em trai gấp 4 lần số trẻ em gái; tuy nhiên, đây là tỷ lệ các trẻ có hành vi tự kỷ ở mức độ nhẹ. Với các trẻ tự kỷ mức độ trung bình và nặng thì tỷ lệ trẻ em trai và trẻ em gái là tương đượng nhau. - Có quan điểm cho rằng trẻ tự kỷ là sản phẩm của những bậc cha mẹ không quan tâm đến con cái. Đây cũng là một quan điểm thường thấy ở nhiều nơi trên thế giới khi hội chứng tự kỷ được thừa nhận rộng rãi. Tuy nhiên, sau đó các nhà nghiên cứu đã nhận ra rằng lý giải này quá đơn giản và không thể coi đó là nguyên nhân dẫn đến tự kỷ.Tất nhiên, những đứa trẻ thuộc gia đình nghèo thường có nhiều loại khó khăn khác nhau; nhưng sau khi tìm hiểu, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy rất nhiều con em của những ông bố, bà mẹ có thể nói là tuyệt vời cũng bị hội chứng này. Nhiều nhà nghiên cứu giáo dục, nhà tâm lý học và các bác sĩ tin rằng nguyên nhân của hội chứng tự kỷ là kết hợp của nhiều nhân tố khác nhau, có thể bao gồm nhân tố về di truyền và môi trường, mặc dù không có một nhân tố cụ thể nào được coi là nguyên nhân của hội chứng tự kỷ.  PHẦN C. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ NĂNG DẠY TRẺ TỰ KỶ TRONG CÁC LỚP HỌC HÒA NHẬP. Không có một phương pháp nào chữa khỏi cho trẻ có hành vi tự kỷ. Một phần là do chưa có dấu hiệu sinh lý nào có liên quan đến các triệu chứng của hội chứng tự kỷ. Các biện pháp chữa trị y tế đã được thử nghiệm trong thời gian qua, nhưng chưa có biện pháp nào có hiệu quả trong việc quản lý trẻ có hành vi tự kỷ hoặc giúp loại trừ hành vi của trẻ tự kỷ. BÀI TẬP THẢO LUẬN NHÓM: Anh, chị hãy nêu những nguyên nhân của trẻ tự kỷ? Tuy nhiên thông qua một số kĩ năng dạy học ở trường và hỗ trợ có hiệu quả tại nhà, cũng có thể đạt được những kết quả sau đây: * Trẻ tự kỷ có thể giao tiếp và học được nhiều điều nếu sử dụng phương pháp dạy học phù hợp. * Các hành vi có vấn đề của một số trẻ có hành vi tự kỷ có thể được ngăn ngừa thông qua các phương pháp giao tiếp hiệu quả phù hợp với trẻ. * Hầu hết trẻ tự kỷ có thể điều chỉnh được hành vi của mình nếu có phương pháp hướng dẫn phù hợp. 1. Dạy trẻ tự kỷ bằng một số kĩ năng cơ bản: Như chúng ta đã biết ở phần trên, những hành vi điển hình của trẻ tự kỷ là: không thích các mối quan hệ, không quan tâm và chơi với các bạn khác; không hiểu khái niệm thời gian, không gian trong khi thực hiện một công việc; thích làm việc tự do và chỉ thích một số công việc quen thuộc; tính tổ chức trong nhiệm vụ công việc kém; khó khăn trong việc xác định trình tự công việc. Do đó, chúng ta áp dụng một số kĩ năng cơ bản như: - Sử dụng nhiều đồ vật, đồ chơi mà trẻ thích. - Giải thích cho trẻ rõ việc thực hiện nhiệm vụ. Xây dựng lịch biểu hàng ngày, rõ ràng. Cho trẻ hoạt động nhiều chủ đề để tạo điều kiện cho trẻ hứng thú. Dành thời gian, không gian hợp lý để trẻ được thực hiện theo nhu cầu. Cần tổ chức hoạt động liên tục cho trẻ, không để thời gian trống. Sử dụng nhiều phương tiện giao tiếp đa dạng: Thẻ tranh, ký hiệu… Động viên, khen thưởng kịp thời. 2. Đơn giản hóa kiến thức và kĩ năng: Đối với trẻ có hành vi tự kỷ để học được những kiến thức và kĩ năng mới, giáo viên cần chia nhỏ thành các bước đơn giản hơn và liên kết những kiến thức mới với những gì trẻ đã biết hoặc những vấn đề trẻ quan tâm. Thách thức đối với người giáo viên là tìm ra cách đơn giản nhất để tiến hành việc này tại lớp học, mới có thể dạy cho trẻ các kĩ năng và kiến thức quan trọng nhất. (Những kĩ năng đơn giản mà các em cần học ở trường là vẽ một đường thẳng, lấy nước uống, giơ tay xin cô giúp đỡ, cầm bút chì…) 3. Dạy kĩ năng xã hội cho trẻ tự kỷ: Các kĩ năng xã hội cần được dạy cho trẻ có hành vi tự kỷ rất đa dạng, tùy theo nhu cầu và khả năng của trẻ.Tuy nhiên, thông thường trẻ có hành vi tự kỷ cần học các kĩ năng đơn giản nhất như chào hỏi thầy cô và bạn bè, xếp hàng ngay ngắn vào lớp học, không gây gổ đánh lộn với các bạn cùng lớp, lần lượt trong khi hội thoại…Tạo ra các trò chơi và các câu chuyện xã hội, thông qua đó, trẻ tự kỷ có thể giao tiếp mà không cần sự giúp đỡ, can thiệp của giáo viên. Đây là kĩ thuật dạy học rất có ích, bởi vì các em học kĩ năng xã hội đặc biệt rất hiệu quả khi được dạy bởi các bạn học sinh khác.  4. Dạy kĩ năng giao tiếp không lời và bằng lời đối với trẻ tự kỷ: - Các kĩ năng giao tiếp kém cũng là một trong các dấu hiệu chính giúp chúng ta nhận biết trẻ có hành vi tự kỷ. Tất cả trẻ tự kỷ không chỉ kém về kĩ năng giao tiếp có lời mà các em còn kém trong kĩ năng giao tiếp không lời (dùng cử chỉ, điệu bộ). Trẻ không hiểu hoặc không biểu hiện cảm xúc trên khuôn mặt, cử chỉ, điệu bộ. Trẻ tự kỷ nặng có thể không có kĩ năng giao tiếp (không sử dụng các kĩ năng giao tiếp và không phản ứng trước những gì người khác nói). Khoảng 50% trẻ tự kỷ không bao giờ sử dụng ngôn ngữ nói. Nhiều nhà nghiên cứu khoa học giáo dục đã chứng minh điều đó. Mặc dù giáo viên đã nỗ lực hết sức mình nhưng nhiều học sinh tự kỷ không thể học giao tiếp một cách thuần thục, thậm chí ở một số trường thì dường như trẻ tự kỷ không thể học giao tiếp. Tuy vậy, bằng việc sử dụng các phương pháp, ý tưởng giao tiếp không lời và bằng lời, giáo viên có thể tạo ra sự khác biệt ở các em. Điều này giúp cải thiện khả năng học của học sinh trong việc tham gia vào các hoạt động xã hội cũng như khả năng thể hiện nhu cầu và mong muốn của trẻ tự kỷ. Dạy các kĩ năng giao tiếp đối với trẻ tự kỷ là việc làm cho quá trình giao tiếp dễ tiếp cận và có ý nghĩa hơn đối với học sinh khi thực hành. Thật là may mắn nếu giáo viên có thể khuyến khích các em khác giúp trẻ tự kỷ phát triển các kĩ năng giao tiếp, đây là một công việc ý nghĩa và cần đạt được trong các lớp học hòa nhập. 5. Đánh giá trẻ tự kỷ trong lớp học hòa nhập: Những giáo viên làm việc hiệu quả là những người có khả năng tổ chức các hoạt động dạy học mà còn phải có khả năng đánh giá nhu cầu trong việc xây dựng kế hoạch học tập của học sinh. Quan sát kết quả học tập và việc thay đổi hành vi của trẻ. Đánh giá phải dựa trên sự tiến bộ của trẻ tự kỷ dù là nhỏ nhất. Điều chỉnh nội dung dạy học, tài liệu học tập cho phù hợp với đối tượng trẻ. BÀI TẬP THẢO LUẬN NHÓM: Anh, chị hãy trình bày một số phương pháp và kỹ năng dạy trẻ tự kỷ trong các lớp học hòa nhập? PHẦN D. KẾT LUẬN. Giảng dạy trẻ có hành vi tự kỷ có kết quả tiến bộ là cả một quá trình, đòi hỏi người giáo viên chẳng những phải thật kiên trì, nhẩn nại trong việc giáo dục các em mà còn phải có lòng nhân ái đối với trẻ. Chính lòng nhân ái của người giáo viên tiểu học đã quyết định quan trọng cho sự thành công của việc giáo dục trẻ tự kỷ trong các lớp học hòa nhập. CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE. CHÚC THÀNH CÔNG VÀ HẠNH PHÚC! 

File đính kèm:

  • pptCHUYEN DE MOT SO PP VA KY NANG DAY TRE KHUYET TAT.ppt