Chuyên đề Một vài đặc điểm thể loại của truyền thuyết và việc tổ chức, hướng dẫn học sinh đọc - Hiểu truyền thuyết theo đặc trưng thể loại

* Truyền thuyết địa danh

 Là những truyện kể dân gian về nguồn gốc lịch sử của những tên gọi địa lí khác nhau hoặc về nguồn gốc bản thân những đặc điểm, địa hình, sự vật địa lí ấy.

 Ví dụ: về sông ( sự tích sông Tô lịch ), hồ ( Sự tích Hồ Tây ), núi ( Sự tích núi Tản Viên ) .

 

ppt16 trang | Chia sẻ: shichibukai | Lượt xem: 7475 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung Chuyên đề Một vài đặc điểm thể loại của truyền thuyết và việc tổ chức, hướng dẫn học sinh đọc - Hiểu truyền thuyết theo đặc trưng thể loại, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
MộT VàI Đặc điểm thể loại của truyền thuyết và việc Tổ chức, Hướng Dẫn Học sinh đọc - hiểu Truyền Thuyết Theo Đặc trưng Thể Loại CHuyên đề Ngữ văn Một vài Đặc điểm thể loại của truyền thuyết và việc Tổ chức, Hướng Dẫn Học sinh đọc - hiểu Truyền Thuyết Theo Đặc trưng Thể Loại I. Lí do chọn đề tài - Muốn hiểu được tác phẩm VHDG chúng ta phải giải mã tác phẩm theo đúng đặc trưng thể loại. - Thực tiễn trong công việc dạy - học văn học trong các nhà trường hiện nay còn có giáo viên hướng dẫn học sinh đọc - hiểu tác phẩm văn học dân gian nói chung và những tác phẩm của thuộc thể loại truyền thuyết nói riêng còn xa rời đặc trưng thể loại. - Đặc điểm riêng của lịch sử dân tộc dẫn tới thể loại truyền thuyết trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam rất phong phú và đã để lại một số lượng lớn các tác phẩm…. Do vậy việc tiếp cận truyền thuyết theo đúng đặc trưng thể loại là một việc làm vô cùng có ý nghĩa. - Chương trình Ngữ văn cấp Trung học cơ sở thể loại truyền thuyết được đưa vào học gồm có năm bài. Đó là các bài “Con Rồng cháu tiên”… Đây cũng là một số lượng tương đối nhiều so với số lượng các tác phẩm thuộc các thể loại văn học dân gian khác. Những điều nói trên đã cho thấy thể loại truyền thuyết có một vị trí rất quan trọng. - Dạy học ngày nay là tích cực hoá hoạt động học tập của học trò. Tức là thầy đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn học trò khám phá ra tri thức. Giờ dạy học văn nay không còn là giờ giảng văn truyền thống mà là giờ đọc -hiểu văn bản. Có nghĩa là dưới sự tổ chức hướng dẫn của thầy, trò phải đọc và hiểu được văn bản. 1. Cơ sở khoa học 1.1. Một vài đặc điểm về thể loại của truyền thuyết yêu cầu giáo viên cần nắm vững để hiểu và hướng dẫn học sinh đọc - hiểu tác phẩm theo đúng đặc trưng thể loại a. Khái niệm * Một vài điểm lưu ý khác biệt giữa thể loại truyền 	thuyết với một số thể loại văn học dân gian khác dễ 	nhầm lẫn. II. Những cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn của đề tài - Truyền thuyết với thần thoại: + Thần thoại ra đời từ thủa “ hồng hoang ” của loài người nhằm giải thích nguồn gốc của một số sự vật và một số hiện tượng của tự nhiên, xã hội. Khi xã hội, nhận thức của con người phát triển đến một trình độ nhất định nào đó thì sáng tác thần thoại chấm dứt. + Truyền thuyết ra đời giai đoạn sau của thần thoại và tiếp tục tồn tại song hành với lịch sử loài người. Truyền thuyết là cách nhận thức lịch sử, phản ánh lịch sử theo quan điểm của dân gian * Một vài điểm lưu ý khác biệt giữa thể loại truyền thuyết với một số thể loại văn học dân gian khác dễ nhầm lẫn. - Truyền thuyết với truyện cổ tích : + Truyện cổ tích là truyện kể về những điều không có thực, ít yếu tố hiện thực những chuyện không thể xảy ra trong thực tế + Truyền thuyết là truyện kể về về những điều có thực hay ít nhiều cũng liên quan đến điều có thực hoặc làm cho người kể và người nghe nhận thức như là những điều có thât. * Định nghĩa : Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể b: Các tiểu loại truyền thuyết. * Truyền thuyết địa danh 	Là những truyện kể dân gian về nguồn gốc lịch sử của những tên gọi địa lí khác nhau hoặc về nguồn gốc bản thân những đặc điểm, địa hình, sự vật địa lí ấy. 	Ví dụ: về sông ( sự tích sông Tô lịch ), hồ ( Sự tích 	Hồ Tây ), núi ( Sự tích núi Tản Viên ) ... *Truyền thuyết phổ hệ Là những truyện kể dân gian về nguồn gốc của các thị tộc, bộ lạc, làng xã, tổ nghề ... Ví dụ: Truyền thuyết Hùng Vương, truyền thuyết về Trạng Bùng ... *Truyền thuyết lịch sử Là những truyện kể dân gian về các nhân vật lịch sử và sự kiện lịch sử. Ví dụ: như Lê Lợi, Hai Bà Trưng, Bà Triệu ... c: Đặc điểm nội dung của truyền thuyết. * : Đặc điểm thứ nhất : 	Truyền thuyết là những truyện kể dân gian về những việc có thực, những nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử trong quá khứ có liên quan đến vận mệnh dân tộc, vận mệnh quốc gia. Đây chính là phần lõi lịch sử của truyện. * : Đặc điểm thứ hai 	Khi kể lại cái lõi lịch sử này nhân dân đã kì diệu hoá các nhân vật lịch sử, các sự kiện lịch sử bằng phương pháp tư duy của thần thoại. Người ta gọi đây là phần tưởng tượng hoang đường của truyện. d . Chức năng và ý nghĩa của truyền thuyết: * Phản ánh lịch sử, tức là ghi lại những sự kiện lịch sử * Phản ánh thái độ, tình cảm của nhân dân ( tác giả dân gian ) đối với các sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử * Giải thích sự vật, hiện tượng. . e . Một vài đặc điểm về thi pháp của truyền thuyết * Nhân vật, sự kiện trong truyền thuyết : - Cách lựa chọn nhân vật: Nếu như nhân vật trong truyện cổ tích, sự kiện trong truyện cổ tích là nhân vật hư cấu, sự kiện hư cấu thì nhân vật trong truyền thuyết, sự kiện trong truyền thuyết là những nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử - Truyền thuyết không chỉ có chức năng ghi chép lịch sử mà còn có chức năng phản ánh, ghi lại thái độ, tư tưởng, tình cảm và quan điểm của dân gian về các sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử bằng hình thức nghệ thuật - nghệ thuật ngôn từ. * Xung đột trong truyền thuyết: - Xung đột giữa con người với thiên nhiên. - Xung đột giữa dân tộc với các thế lực ngoại xâm - Xung đột giữa nhân dân với chính quyền phong kiến. * Kết cấu của truyền thuyết: - Truyền thuyết có đặc điểm nổi bật là kết cấu xâu chuỗi thành một hệ thống . Ví dụ: chuỗi truyền thuyết về thời các vua Hùng gồm có các truyện mà học sinh học là : Con rồng cháu tiên, Sơn Tinh - Thuỷ Tinh, Thánh Gióng. - Cốt truyện: Kết cấu cốt truyện của truyền thuyết thường có ba phần: + Hoàn cảnh xuất hiện và thân thế của nhân vật chính + Cuộc đời và sự nghiệp ( hành trạng, chiến công) của nhân vật chính + Đoạn kết cuộc đời của nhân vật chính * Vấn đề lịch sử và hư cấu trong truyền thuyết * Lời kể * Diễn xướng 1.2 Lý thuyết tiếp nhận và quan điểm phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong hoạt động dạy và học môn Ngữ văn Tổ chức, hướng dẫn học sinh đọc - hiểu truyền thuyết theo đặc trưưng thể loại, theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, tức là ngưưười giáo viên phải bằng cách nào đó ( dùng hệ thông câu hỏi thích hợp ) để khích thích hứng thú và năng lực cảm thụ nghệ thuật của học sinh. Nhưng sự khích thích hứng thú và năng lực cảm thụ nghệ thuật này phải theo đúng đặc trưng thể loại thì sự tiếp nhận mới đạt được hiệu quả. 2. Cơ sở thực tiễn - Còn có giáo viên khi tổ chức học sinh đọc - hiểu văn bản thuộc thể loại truyền thuyết đó chưa chỳ ý tới việc hướng dẫn học sinh khỏm phỏ tỏc phẩm theo những đặc trưng của thể loại - Còn có học sinh chưa nắm được đặc điểm của thể loại truyền thuyết, không nhận diện được tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết. III . Định hướng việc tổ chức, hướng dẫn học sinh đọc - hiểu truyền thuyết - Hướng dẫn học sinh nắm vững khái niệm về truyền 	thuyết - Hướng dẫn học sinh đọc - hiểu về cấu trúc cốt truyện 	( kết cấu ) 	 - Hướng dẫn đọc - hiểu về nội dung tác phẩm truyền 	thuyết theo đặc trưng thể loại. IV. Xây dựng hệ thống câu hỏi để hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản truyền thuyết 1. Câu hỏi đọc - hiểu cấu trúc : 2. Câu hỏi đọc - hiểu về nội dung và nghệ thuật - Câu hỏi phát hiện các tín hiệu nghệ thuật và giải mã 	các tín hiệu nghệ thuật. - Câu hỏi phát hiện, tìm chi tiết biểu hiện. - Câu hỏi đối chiếu với lịch sử, nhận diện các dấu vết 	lịch sử trong truyền thuyết - Câu hỏi tìm và phát hiện ra bài học đạo đức - Câu hỏi phát hiện ra bài học ý nghĩa của truyền thuyết 3. Câu hỏi so sánh để phân biệt truyền thuyết với các thể 	loại văn học dân gian khác 

File đính kèm:

  • pptCHUYEN DE NGU VAN THANH PHO .ppt