Chuyên đề Phát huy tính tích cực, sáng tạo, và rèn luyện kỹ năng thực hành hóa học cho học sinh ở trường trung học cơ sở
Điều chế và thu khí oxi vào ống nghiệm bằng cách đẩy không khí
GV: Hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm.
- Cho 2cm KMnO4 vào ống nghiệm. Đặt miếng bông xốp gần miệng ống nghiệm.
- Đậy miệng ống nghiệm bằng nút cao su cókèm
ống dẫn khí. Cặp ống nghiệm trên giá thínghiệm đáy
ống nghiệm cao hơn miệng, nhánh dài của ống dẫn khí đặt gầnsát đáy của một ống nghiệm khác.
Chú ý: Cho một ít nước vào đáy ống nghiệm trên để quan sát các bọt khí thoát ra từ đầu ống dẫn khí.
- Dùng đèn cồn hơ nóng nhẹ dọc thành ống, sau đó
tập trung đốt nóng phần ống nghiệm có
a học các hiện tượng tự nhiên bộ môn hóa học đòi hỏi người học sinh không những nắm vững lí thuyết mà phải thông qua các thí nghiệm hóa học. Trong thực tiễn dạy và học môn hóa học hầu như các bài học đòi hỏi có sự chuẩn bị thí nghiệm trước (vài giờ, hoặc vài ngày) để phục vụ cho bài học. Người giáo viên chuẩn bị các thiết bị cần thiết là chưa đủ, việc phát huy tính tích cực, tính độc lập của học sinh trong việc tiến hành thí nghiệm hóa học là hết sức cần thiết. Chính qua việc làm này học sinh tìm tòi kiến thức mới, đã chứng minh được lí thuyết đã học hoặc cũng cố, khắc sâu kiến thức. Hơn nữa việc thực hành thí nghiệm tạo cho học sinh niềm say mê khoa học, kích thích sự tìm tòi nghiên cứu, phát triển được kĩ năng quan sát, biết tích lũy hình ảnh một cách đầy đủ theo yêu cầu khách quan để rút ra những kết luận đúng đắn. Giúp các em tiếp thu bài học một cách chủ động, nhẹ nhàng mà sâu sắc. Thông qua việc tiến hành thí nghiệm hóa học từ đơn giản đến phức tạp học sinh tự thấy mình như một nhà khoa học nhỏ các em sẽ rất tự tin, gần gũi với thiên nhiên, quan tâm đến các hiện tượng tự nhiên các em sẽ yêu thích bộ môn hơn. Vì những lí lo trên tôi chọn đề tài “Phát huy tính tích cực, sáng tạo, tìm tòi và rèn luyện kỹ năng thực hành hóa học cho học sinh ở trường THCS” nhằm đưa ra phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục, quá trình dạy và học ở trường THCS đặc biệt là môn Hoá học.II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu về sự phát huy tính tích cực, sáng tạo, tìm tòi và rèn luyện kỹ năng thực hành hóa học cho học sinh ở trường THCS nói chung nhằm đưa ra phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục, quá trình dạy và học ở trường THCS xã Hiệp Tùng nói riêng đặc biệt là môn Hoá học.III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Nghiên cứu về sự phát huy tính tích cực, sáng tạo, tìm tòi và rèn luyện kĩ năng thực hành hóa học cho học sinh ở trường THCS xã Hiệp Tùng.IV. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU: Giáo viên giảng dạy và học sinh học môn hoá học ở trường THCS xã Hiệp Tùng.V. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Nghiên cứu về sự phát huy tính tích cực, sáng tạo và hình thành kĩ năng thực hành hoá học của học sinh ở trường THCS. Nghiên cứu các hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh. Đúc rút kinh nghiệm của mình về vấn đề phát huy tính tích cực, sáng tạo, tìm tòi và rèn luyện kĩ năng thực hành hóa học cho học sinh ở trường THCS.VI. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: - Aùp dụng cho học sinh khối lớp 8, 9 ở trường THCS xã Hiệp Tùng.VII. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: - Phương pháp quan sát : Sử dụng phương pháp này để nghiên cứu, quan sát các hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh. - Phương pháp đối thoại : Trực tiếp trò chuyện với giáo viên và học sinh để bổ sung kinh nghiệm cho phương pháp điều tra. - Phương pháp điều tra: Đây là phương pháp chủ đạo nhằm thu thập những số liệu, hiện tượng từ đó phát hiện ra vấn đề cần giải quyết thực hiện phương pháp này dưới dạng câu hỏi đóng và câu hỏi mở trong phiếu điều tra để lấy ý kiến của giáo viên và học sinh về phương pháp phát huy tính tích cực sáng tạo và hình thành kĩ năng thực hành hoá học của học sinh ở trường THCS trong quá trình dạy học. - Phương pháp điều tra: Đây là phương pháp chủ đạo nhằm thu thập những số liệu, hiện tượng từ đó phát hiện ra vấn đề cần giải quyết thực hiện phương pháp này dưới dạng câu hỏi đóng và câu hỏi mở trong phiếu điều tra để lấy ý kiến của giáo viên và học sinh về phương pháp phát huy tính tích cực sáng tạo và hình thành kĩ năng thực hành hoá học của học sinh ở trường THCS trong quá trình dạy học. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu : Để nghiên cứu tài liệu, sách báo có liên quan đến đề tài. - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động của học sinh: Thông qua các bài kiểm tra để thấy được sự phát huy tính tích cực sáng tạo và hình thành kĩ năng thực hành hoá học của học sinh ở trường THCS có hiệu quả hay không. - Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phương pháp này để xử lí các số liệu đi đến kết luận phù hợp với giả thuyết khoa học.B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨUI. THỰC TRẠNG 1- Tình hình thực tiễn về trình độ và điều kiện học tập của học sinh. Khi chuẩn bị thực hiện đề tài, năng lực tìm kiến thức, phát huy tính tích cực, sáng tạo và hình thành kĩ năng thực hành hoá học của học sinh là rất yếu. Đa số học sinh cho rằng hoá học là môn khó học, các em rất sợ học tập môn hoá, hầu như rất ít học sinh nắm vững kiến thức cũng như kĩ năng hoá học. Vì thế các em rất thụ động trong các tiết học và không hứng thú bộ môn này. Nhà trường còn thiếu nhiều trang thiết bị, hoá chất để phục vụ cho việc học tập của học sinh. Địa bàn nông thôn rộng lớn, nhà dân thưa thớt, sông ngòi chằng chịt, đi lại khó khăn – phụ thuộc đò nên việc trao đổi lẫn nhau trong học tập là rất khó khăn. 2- Chuẩn bị vận dụng đề tài. Để áp dụng các phương pháp trong giảng dạy tôi đã thực hiện một số khâu quan trọng sau : Xác định mục tiêu, lựa chọn các nhóm phương pháp cho từng bài thực hành, thiết kế các hoạt động dạy học, dự đoán những tình huống có thể xảy ra trong từng tiết thực hành. Tìm hiểu tình hình học sinh, tạo niềm tin cho học sinh về khả năng hoạt động tìm tòi của các em, đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ cho học sinh, để các em chủ động sẵn sàng tham gia các hoạt động một cách tích cực, tự giác và sáng tạo. Đặt ra yêu cầu về đồ dùng học tập. Chuẩn bị đồ dùng dạy học: Lên kế hoạch trước cho từng tiết về nhu cầu tranh, mô hình, bảng phụ, dụng cụ, hoá chất Tuy nhiên phải lựa chọn những phần cơ bản nhất cơ cấu đồ dùng dạy học cho hợp lí, các em có thể tự kiếm đồ dùng một cách đơn giản có trong cuộc sống. Lưu ý: Chẳng hạn; Quỳ tím ( nước hoa dâm bụt ); Kẽm ( vỏ pin ) ; Fe ( mạc sắt non ) ; H2SO4 ( ăc quy ); CaC2 ( đất đèn ) và nhiều hoá chất khác cũng rất dễ tìm như : C, Al, Pb, Cu, CaO, CaCO3, dung dịch Ca(OH)2, NaCl, C2H5OH, hồ tinh bột 3- Việc áp dụng đề tài vào phát huy tính tích cực, sáng tạo và rèn luyện kỹ năng thực hành hóa học.Ví dụ 1: Làm sạch muối ăn (Hoá học 8)- (3 nhóm)Yêu cầu: Rèn luyện kĩ năng sử dụng một số dụng cụ thí nghiệm và hoá chất thông thường để tách riêng ra khỏi hỗn hợp muối ăn và cát. Hoá chất và dụng cụ thí nghiệm* Hoá chất: Muối ăn (trộn cát) Học sinh có thể mang theo. * Dụng cụ thí nghiệm: - 3 giá thí nghiệm gỗ và sứ, 9 ống nghiệm 18mm, 3 phễu nhựa hoặc thuỷ tinh, 3 đèn cồn, 3 tờ giấy lọc. Phiếu học tập : a) Màu sắc hỗn hợp muối ăn và cát ..b) Vì sao đổ hỗn hợp muối ăn và cát vào nước:...............................................................................................................c) Tại sao nước muối lại đem đun thu được muối ?.d) Muối thu được đem so sánh với hỗn hợp muối trộn cát có màu sắc như thế nào?---------------------------------------------------------------Cách tiến hành thí nghiệmHoạt động của giáo viênHoạt động của học sinhGV: Hướng dẫn- Cho vào ống nghiệm chừng 2 gam muối ăn trộn cát, - Sau đó rót tiếp vào ống nghiệm chừng 5ml nước, lắc nhẹCách lắc: Cầm miệng ống nghiệm bằng các ngón tay trỏ, cái và giữa của bàn tay phải. Để ống nghiệm hơi nghiêng và lắc bằng cách gõ nhẹ phần dưới của ống nghiệm vào ngón tay trỏ hoặc gan bàn tay trái cho đến khi muối tan hết.HS: Lắng nghe các nhóm tiến hành thí nghiệm.HS: Điền phiếu học tập câu a.HS: quan sát và nhận xét về dung dịch muối ăn trong ống nghiệmHS: Điền phiếu học tập câu b. Đặt ống nghiệm lên giá ống nghiệmrồi đặt phễu lọc lên miệng ốngnghiệm. Gấp tờ giấy lọc làm 4 phầnsau đó gấp thành phễu đặt vào phễunhựa (hoặc thuỷ tinh), nhỏ vài giọtnước cho thấm giấy sau đó rót từ từchất lỏng vào phễu theo đũa thuỷ tinh. Đun dung dịch muối ăn đã thu được trên ngọn lửa đèn cồn.Cách làm: dùng cặp gỗ cặp 1/3 ốngnghiệm (tính từ miệng ống nghiệm),và để ống hơi nghiêng, lúc đầu hơ dọcống nghiệm trên ngọn lửa cho nóng đều, sau đó đun ở phần đáy ống. HS : quan sát hiện tượng chất lỏng chảy qua cuống phễu và vào ống nghiệm- Các chất bẩn được giữ lại trên mặt giấy lọc.HS : điền phiếu học tập câu cChú ý: Vừa đun vừa lắc nhẹ phần đáy ống để tránh dung dịch sôi đột ngột và phụt mạnh ra ngoài. Hướng ống nghiệm về phía không có người.- Đun cho nước bốc hơi hết GV: Hướng dẫn nội dung bản tường trình thực hành: (Theo mẫu).Lưu ý : Trong cách tiến hành HS có thể vẽ hình không cần dùng lời. HS : điền phiếu học tập câu dHS: làm bản tường trình. Ví dụ 2: Điều chế thu khí Oxi ( Hoá học 8)Yêu cầu : Rèn luyện kĩ năng lắp ráp thiết bị điều chế và thu khí oxi và lọ hoặc ống nghiệm bằng cách đẩy không khí và đẩy nước. - Hoá chất và dụng cụ thí nghiệm:* Hoá chất: KMnO4 ( Kali penmanganat) * Dụng cụ thí nghiệm :- 3 giá thí nghiệm gỗ và sứ, 9 ống nghiệm 18mm, 9 nút cao su đậy miệng ống nghiệm, 3 đèn cồn, 9 nút cao su kèm ống dẫn thuỷ tinh hình chữ L, 9 ống dẫn cao su, Bông y tế.Phiếu học tập: a)Vì sao đặt miếng bông gần miệng ống nghiệm?b)Vì sao đặt đáy ống nghiệm đựng KMnO4cao hơn miệng ống nghiệm?c) Vì sao đặt que đóm có tàn đỏ ở miệng ống nghiệm có thể nhận biết được khí oxi đã đầy ống nghiệm hay chưa ?.....................................d)Dựa vào tính chất vật lí nào của oxi ta có thể thu khí oxi bằng cách đẩy không khí và đẩy nước ?..............................................................e) Tại sao có thể để miệng ống nghiệm đựng khí oxi ngửa lên trên mà không cần đậy nút?Hoạt động của GVHoạt động của HSI- Điều chế và thu khí oxi vào ống nghiệm bằng cách đẩy không khí GV: Hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm.- Cho 2cm KMnO4 vào ống nghiệm. Đặt miếng bông xốp gần miệng ống nghiệm.Đậy miệng ống nghiệm bằng nút cao su cókèmống dẫn khí. Cặp ống nghiệm trên giá thínghiệm đáyống nghiệm cao hơn miệng, nhánh dài của ống dẫn khí đặt gầnsát đáy của một ống nghiệm khác.Chú ý: Cho một ít nước vào đáy ống nghiệm trên để quan sát các bọt khí thoát ra từ đầu ống dẫn khí.Dùng đèn cồn hơ nóng nhẹ dọc thành ống, sau đótập trung đốt nóng phần ống nghiệm có chứaKMnO4. - Đặt que đóm còn tàn đỏ ở miệng ống nghiệm xem oxi đầy ống nghiệm hay chưa?HS: Lắng nghe, HS các nhóm tiến hành thí nghiệm.HS: Điền phiếu học tập câu aHS: điền phiếu học tập câu bHS: quan sát hiện tượngHS: điền phiếu học tập câu cII- Điều chế và thu khí oxi vào ống nghiệm bằng cách đẩy đẩy nước.GV: Hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm.- Cho vào ống nghiệm lượng Kali penmanganat với chiều cao chừng 2cm. Đặt miếng bông xốp gần miệng ống nghiệm.- Đậy miệng ống nghiệm bằng nút cao su có kèm ống dẫn khí. Cặp ống nghiệm trên giá thí nghiệm ở tư thế đáy ống nghiệm cao hơn miệng ống nghiệm nhánh dài của ống dẫn khí đặt gần sát đáy của một ống nghiệm khác.Chú ý: ống nghiệm thu khí oxi đựng đầy nước và úp ngược vào chậu nước .- Khi đẩy hết nước trong ống nghiệm thì chứng tỏ khí oxi đã đầy ống nghiệm.* GV: Hướng dẫn nội dung bản tường trình thực hành: (theo mẫu).HS: Lắng nghe, HS các nhóm tiến hành thí nghiệmHS: điền phiếu học tập câu dHS: điền phiếu học tập câu eHS: làm bản tường trình Ví dụ 3: Điều chế thu khí Hiđro ( Hoá học 8).Yêu cầu : Rèn luyện kĩ năng lắp ráp thiết bị điều chế và thu khí hiđro và lọ hoặc ống nghiệm bằng cách đẩy không khí và đẩy nước.Hoá chất và dụng cụ thí nghiệm* Hoá chất: Kẽm viên, dung dịch axit Clohiđric* Dụng cụ thí nghiệm :- 4 giá thí nghiệm gỗ và sứ, 8 ống nghiệm 18mm, 8 nút cao su đậy miệng ống nghiệm, 4 đèn cồn, 8 nút cao su kèm ống dẫn thuỷ tinh hình chữ L, 8 nút cao su kèm ống dẫn cao su.Phiếu học tập: Dựa vào tính chất vật lí nào của oxi ta có thể thu khí hiđro bằng cách đẩy không khí và đẩy nước ?-----------------------------------------------------------------------------------Tại sao phải để miệng ống nghiệm đựng khí hiđro úp xuống dưới.-----------------------------------------------------------------------------------Hoạt động của GVHoạt động của HSI- Điều chế và thu khí hiđro vào ống nghiệm bằng cách đẩy không khí GV: Hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm.- Cho vào ống nghiệm vài viên kẽm và một lượng axit Clo hiđric cao chừng 2cm.- Đậy miệng ống nghiệm bằng nút cao su có kèm ống dẫn khí. Cặp ống nghiệm trên giá thí nghiệm ở tư thế đáy ống nghiệm thấp hơn miệng ống nghiệm, nhánh dài của ống dẫn khí đặt gần sát đáy của một ống nghiệm khác.Chú ý: Đặt ống nghiệm thu khí úp ngược.- Muốn đốt khí hiđro nhất thiết phải thử độ tinh khiết ( Dùng ngón tay trỏ bịt kín miệng ống nghiệm chứa khí hiđro và đưa đến gần ngọn lữa đèn cồn, khi mở tay ra, hiđro cháy với tiếng nổ nhỏ là gần nguyên chất).HS: Điền phiếu học tập câu aHS: điền phiếu học tập câu bHS: quan sát hiện tượngHS: làm bản tường trìnhHoạt động của GVHoạt động của HSII- Điều chế và thu khí hiđro vào ống nghiệm bằng cách đẩy đẩy nước.GV: Hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm.- Cho vào ống nghiệm vài viên kẽm và một lượng axit Clo hiđric cao chừng 2cm- Đậy miệng ống nghiệm bằng nút cao su có kèm ống dẫn khí. Cặp ống nghiệm trên giá thí nghiệm ở tư thế đáy ống nghiệm thấp hơn miệng ống nghiệm, nhánh dài của ống dẫn khí đặt gần sát đáy của một ống nghiệm khác.Chú ý: Oáng nghiệm thu khí hiđro đựng đầy nước và úp ngược vào chậu nước .- Khi đẩy hết nước trong ống nghiệm thì chứng tỏ khí hiđro đã đầy ống nghiệm.GV: Hướng dẫn nội dung bản tường trình thực hành: (Theo mẫu).Lưu ý : Trong cách tiến hành HS có thể vẽ hình không cần dùng lời.HS: Lắng nghe, HS các nhóm tiến hành thí nghiệm.HS: quan sát hiện tượngVí dụ 4: Nghiên cứu phản ứng giữa muối và kim loại (Hoá học 9)* Giáo viên có thể hướng dẫn từng nhóm học sinh làm thí nghiệm:Nhúng thanh kim loại Al trong dung dịch CuSO4 và giao nhiệm vụ cho học sinh quan sát màu của dung dịch và màu của thanh nhôm (phần tiếp xúc dung dịch).* Học sinh giải thích vì sao thanh nhôm bị nhuộm đỏ, màu xanh của dd CuSO4 nhạt dần.Thảo luận, kết luận phản ứng đã xảy ra và đã có chất đồng (đỏ) sinh ra sau phản ứng.Học sinh hoàn thành phản ứng: Al + CuSO4 ? + Cu * Học sinh phân loại các chất tham gia và chất sản phẩm, khái quát thành quy luật phản ứng.* Giáo viên nhận xét và kết luận : Kim loại + Muối Muối mới + Kim loại mới.Ví dụ 5 : Nghiên cứu tác dụng của rượu êtylic với Natri (Hoá học 9) Giáo viên có thể hướng dẫn từng nhóm học sinh làm thí nghiệm: Làm thí nghiệm Na với rượu êtylic và đốt khí sinh ra tại miệng ống nghiệm. Học sinh quan sát, mô tả hiện tượng và giải thích (Chú ý hiện tượng khí sản phẩm cháy sinh ra tiếng nổ nhẹ và ngọn lữa xanh mờ). Thảo luận, dựa vào cấu tạo của rượu Êtylic để dự đoán khí sản phẩm và viết phương trình phản ứng. Giáo viên nhận xét và kết luận: ( Khí thoát ra chỉ có thể là khí Hiđro do Na thay thế cho nguyên tử Hiđro đặc biệt (Hiđrô của nhóm O-H).2CH3-CH2-OH + Na 2CH3-CH2-ONa (Natri êtylat) + H2 Qua các ví dụ trên tổ chức, thiết kế dạy học đã góp phần rất lớn và việc nâng cao chất lượng dạy học. Học sinh nắm vững chắc vừa rèn luyện kĩ năng, vừa phát triển năng lực hoạt động tư duy, phát huy khả năng sáng tạo của học sinh nó làm cho tiết học thực sự trở nên sinh động theo hướng tích cực.* Mẫu báo cáo kết quả gồm 2 phần: ( Dùng cho mỗi học sinh)._ Câu hỏi cụ thể ở từøng bài._ Bản tường trình thí nghiệm.Tên thí nghiệmCách tiến hànhHiện tượng Giải thíchViết PTHHII. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC. * Bảng thống kê số lượng học sinh:Khối lớp8a8b9 a9b2008-2009353439HKI: 2009 -201026252928Nhận thức của học sinh khi được thực hành hoá học theo nhóm Mức độÝ kiếnThíchBình thườngKhông thíchSL%SL%SL%Học sinh (108)4037.035550.921312.03Hết học kì I năm học 2009– 2010. Mức độÝ kiếnThíchBình thườngKhông thíchSL%SL%SL%Học sinh (108)8074.072422.2243.7 Năm học 2008– 2009. Qua bảng trên ta thấy năm học 2008-2009 số lượng học sinh không thích học theo nhóm môn hoá học còn cao 13 học sinh chiếm tỉ lệ 12.03% và số lượng này giảm dần theo năm đến hết học kì I năm học 2009-2010 chỉ còn 4 em chiếm 3.7%, trong đó tỉ lệ học sinh yêu thích hoạt động theo nhóm do giáo viên tổ chức ngày cào tăng cao thể hiện năm 2008-2009, chỉ có 40 học sinh chiếm 37.03%, nhưng đến hết học kì I năm học 2009-2010 ta thấy số lượng này tăng cao 80 học sinh chiếm 22.22%. Điều này chứng tỏ học sinh rất thích mình chủ động trong việc tự lực phát huy tính tích cực, tìm tòi, sáng tạo trong thực hành củng cố kiến thức, tìm kiếm kiến thức mới trong các hoạt động. 2- Chất lượng bản tường trình bài thực hành. Mức độGiỏiKháTrung bìnhyếuThống kêSL%SL%SL%SL%Học sinh 109.253532.45046.291312.03a/ Năm học 2008 – 2009. Qua bảng ta thấy chất lượng thực hành hoá học ngày được tăng số lượng học sinh yếu năm học 2008-2009; 13 học sịnh chiếm 12.03 %, thì số lượng này giảm xuống còn 3 học sinh chiếm 2.77%, phải chăng vì một học sinh này còn ham chơi không chú ý đến vấn đề học tập của mình. Còn số lượng học sinh giỏi đã được tăng cao từ 10 học sinh chiếm 9.25 % tăng lên 18 học sinh chiếm 16,66% đạt loại giỏi. Số học sinh khá từ 35 học sinh chiếm 32.4% tăng lên 40 học sinh chiếm 37.03%. b/ Hết học kì I năm học 2009 – 2010. Mức độ GiỏiKháTrung bìnhyếuThống kêSL%SL%SL%SL%Học sinh1816,664037.034743.5132.77 III.BÀI HỌC KINH NGHIỆM Qua thời gian nghiên cứu vận dụng các phương pháp, tôi đã rút ra cho mình một số kinh nghiệm như sau: Hoàn toàn có thể sử dụng các phương pháp nêu trên để giúp học sinh họat động tìm kiến thức, rèn luyện kĩ năng hoá học ở trường THCS. Yêu cầu của giáo viên phải làm tốt các khâu chuẩn bị và khéo léo phối hợp các phương pháp sao cho phù hợp với từng nội dung và mức độ kiến thức và đối với học sinh. Phương pháp nêu trong đề tài có khả năng phát huy rất tốt năng lực tư duy độc lập của học sinh, làm cho không khí học tập của học sinh hào hứng và sôi nổi hơn. Các em đã tích cực tham gia vào các hoạt động tìm kiến thức thông qua th
File đính kèm:
- skkn.ppt