Chuyên đề quản lí tổ khối

Trao đổi để thực hiện các loại hồ sơ, sổ sách : cách vào sổ điểm, vào học bạ, làm sổ chủ nhiệm, .

Trao đổi nội dung phương pháp đánh giá, xếp loại học sinh theo hướng đổi mới.

Tổ chức phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi

- Tổ chức và tham gia các hoạt động ngoại khóa cho học sinh

 

ppt34 trang | Chia sẻ: haha | Lượt xem: 1708 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề quản lí tổ khối, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
 CHÀO MỪNG CÁC THẦY CÔ GIÁO ĐẾN VỚI CHUYÊN ĐỀ QUẢN LÍ TỔ KHỐICHUYÊN ĐỀ QUẢN LÍ TỔ KHỐI I. Lí do mở chuyên đề : Những năm qua một số tổ khối ở các trường đã làm tốt vai trò của mình, chủ động sáng tạo trong công tác. Song môt số trường tổ khối chưa biết rõ vai trò, nhiệm vụ của mình; thụ động thực hiện nhiệm vụ khi có yêu cầu, chưa định hình được những việc phải làm; khôi trưởng quản lí điều hành hoạt động của tổ lỏng lẻo, hời hợt, mang tính hình thức, thiếu nội dung. - Vẫn còn tình trạng tổ khối sinh hoạt 2 lần/tháng chỉ để đánh giá hoạt động đã làm và xây dựng kế hoạch hoạt động thời gian tới.Một số trường tổ khối họp vào buổi trưa, họp vào giờ ra chơi, họp lúc cuối buổi chiều với thời lượng vài chục phút/lần không có hiệu quả. Hàng năm chúng ta nghiệm thu rất nhiều đề tài cấp trường và cấp huyện song việc áp dụng những đề tài vào thực tế còn nhiều hạn chế. Năm học vừa qua có SKKN viết về đề tài quản lí tổ khối đã được xếp loại B cấp huyện, hôm nay phòng GD-ĐT mở chuyên đề này đồng thời giới thiệu đến các trường tham luận từ SKKN trên để các trường tham khảo áp dụng vào thực tế.II. Mục đích của chuyên đề : Giúp tổ khối các trường biết rõ vai trò nhiệm vụ của mình; biết một số biện pháp quản lí của khối trưởng, một số cách sinh hoạt chuyên môn ở tổ khối có hiệu quả.III. Nội dung chuyên đề1. Nhiệm vụ của tổ chuyên môn (Điều lệ trường tiểu học) :Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và hoạt động giáo dục;b) Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy, giáo dục và quản lí sử dụng sách, thiết bị của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường;c) Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học và giới thiệu tổ trưởng, tổ phó.* Tổ chuyên môn sinh hoạt định kì hai tuần một lần và các sinh hoạt khác khi có nhu cầu công việc.2. Các hoạt động của tổ chuyên môn:Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên; thao giảng, hội giảng rút kinh nghiệm tiết dạy; mở chuyên đề đổi mới phương pháp+ Thao giảng, hội giảng (ít nhất 6 tiết/GV/năm), dự giờ (ít nhất 18 tiết/GV/năm)+ Mở chuyên đề (đăng kí và lên kế hoạch từ đầu năm và thực hiện trong năm học, ít nhất mỗi năm tổ khối phải mở được 1 đến 2 chuyên đề).- Thảo luận thống nhất nội dung tham mưu với nhà trường điều chỉnh nội dung, phương pháp giảng dạy cho phù hợp với vùng miền; tham mưu với nhà trường tăng thời lượng dạy bài nào, giảm thời lượng dạy bài nào, - Tổ chức thảo luận, trao đổi trong tổ chuyên môn về lập kế hoạch bài dạy có chất lượng :+ Lập kế hoạch bài dạy mẫu, bài dạy khó+ Thống nhất mục tiêu, đổi mới nội dung, PPDH, ứng dụng CNTT trong dạy học...- Thảo luận, trao đổi cách làm và sử dụng đồ dùng dạy họcTrao đổi để thực hiện các loại hồ sơ, sổ sách : cách vào sổ điểm, vào học bạ, làm sổ chủ nhiệm, ...Trao đổi nội dung phương pháp đánh giá, xếp loại học sinh theo hướng đổi mới.Tổ chức phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi- Tổ chức và tham gia các hoạt động ngoại khóa cho học sinhKiểm tra, đánh giá chất lượng và hiệu quả giảng dạy của giáo viên và học sinh trong khối.Lập hồ sơ, lưu trữ thông tin.Thảo luận và phân công thực hiện các phong trào thi đuaXét thi đua và đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp...- Đánh giá và xây dựng kế hoạch hoạt đổng của tổ; đăng kí các chỉ tiêu thi đua trong năm học. - Triển khai các văn bản về chuyên môn, các chỉ thị nghị quyết của cấp trên, triển khai viết và áp dụng SKKN,  3. Sinh hoạt tổ khối : Từ nhiệm vụ và các hoạt động của tổ chuyên môn như đã nêu ở trên khối trưởng chủ động xây dựng nội dung sinh hoạt tổ Những lần sinh hoạt đầu năm học phải thảo luận và đề ra các quy định chung về hồ sơ sổ sách, về thực hiện quy chế chuyên môn, sinh hoạt chuyên môn ... và đăng kí các chỉ tiêu thi đua trong năm học + Chỉ tiêu đăng kí đối với học sinh :Chỉ tiêu duy trì sĩ sốChỉ tiêu lên lớp thẳng, lưu ban ***Chỉ tiêu VSCĐ- Chỉ tiêu học lực, hạnh kiểm- Chỉ tiêu học sinh giỏi, học sinh năng khiếu các cấpChỉ tiêu học sinh giải toán qua Internet, Olympic tiếng Anh, Giao lưu dân tộc ...- Chỉ tiêu tham gia các hội thi khác do ngành giáo dục phát động.+ Chỉ tiêu đăng kí đối với GV Thao giảng, hội giảng, dự giờ Làm và sử dụng ĐDDHViết SKKN- Thi giáo viên dạy giỏi các cấpLao động tiên tiến- Chiến sĩ thi đua các cấpCác cấp khen thưởng + Chỉ tiêu phấn đấu của tổ khối Sau khi các thành viên đăng kí khối trưởng xây dựng thành kế hoạch chung và đề ra biện pháp thực hiện để đạt được kế hoạch đề ra. Phải thường xuyên theo dõi, giám sát việc thực hiện kế hoạch, cuối năm bình xét thi đua. - Những lần sinh hoạt chuyên môn sau thì đi sâu vào nội dung, phương pháp giảng dạy, đánh giá học sinh, làm và sử dụng đồ dùng dạy học, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, thao giảng, chuyên đề...- Đánh giá hoạt động của tháng và đề ra kế hoạch tháng tới chỉ là một nội dung nhỏ trong buổi sinh hoạt.Thời lượng sinh hoạt của tổ tối thiểu 1,5 đến 2 tiếng/lần. - Những trường dạy lớp 2 buổi/ngày thì linh hoạt sắp xếp TKB để có thể 1 buổi chiều nào đó tất cả các lớp trong 1 khối đều có tiết chuyên cùng thời điểm (ít nhất 1 tiết) tiết 1 hoặc tiết cuối để GV sinh hoạt tổ khối (TD, MT, AV, AN, TH ). - Những trường khác có thể bố trí dạy theo buổi, cả khối cùng dạy sáng hoặc cùng dạy chiều để tiện sinh hoạt chuyên môn. Nếu cùng dạy sáng, cùng dạy chiều có thể thao giảng chéo buổi nếu có phòng học buổi đi sinh hoạt chuyên môn cho học sinh đi để GV thao giảng sau đó RKN tiết dạy. Không được rập khuôn máy móc từ đầu năm đến cuối năm theo hình thức này, phải thay đổi cách thức để dự giờ thực tế tiết dạy của GV tại lớp góp ý theo đúng đối tượng học sinh. Nếu không còn cách nào thì phải sinh hoạt vào thứ bảy. Vì trong tuần ta nghỉ nửa ngày thì cuối tuần phải làm bù. Những trường dạy 2 buổi/ngày thì các buổi chiều trong tuần đã được hưởng kinh phí thêm thì cuối tuần phải sinh hoạt.* Chấm dứt hiện tượng sinh hoạt tổ khối chỉ là đánh giá hoạt động của thời gian qua và xây dựng kế hoạch thời gian tới. Nếu chỉ như vậy đưa lên mail các thành viên tự truy cập đỡ tốn công sức từ các điểm lẻ lặn lội ra để sinh hoạt chuyên môn.CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC1. Xây dựng kế hoạch cần căn cứ vào kết quả đã đạt được của năm học trước. Bám sát hướng dẫn xây dựng kế hoạch của phòng giáo dục để thực hiện, phần nào không thuộc trách nhiệm của tổ chuyên môn thì bỏ, phần nào thuộc trách nhiệm của tổ chuyên môn thì làm rõ.Kế hoạch phải có chỉ tiêu, biện pháp và thời gian thực hiện.Kế hoạch học kì cũng phải có chỉ tiêu và biện pháp, không chỉ là vài gạch đầu dòng. - Văn bản phải được trình bày đúng thể thức.2. Thống kê báo cáo : Thực hiện đúng mẫu 3. Kiểm tra hồ sơ sổ sách của các thành viên trong khối, kí duyệt giáo án. Phải có biên bản hoặc ghi vào sổ sách. 4. Theo dõi các hoạt động của khối : số lượng, chất lượng, các hoạt động trong khối5. Thiết lập sổ ghi biên bản các buổi sinh hoạt khối, sổ báo giảng* Lưu ý : Thiết lập hồ sơ sổ sách theo văn bản quy định chuyên môn cấp tiểu học Sở GD-ĐT phát hành hàng năm; một số trường áp dụng theo công văn 182 quá cũ không còn hiệu lực.Lưu ý : - Sử dụng giáo án vi tính- Vào học bạ

File đính kèm:

  • pptChuyen_de_quan_ly_to_khoi.ppt