Chuyên đề Tập đọc môn Tiếng Việt Lớp 4+5
VD: Khi phân tích câu thơ:
“ Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha”
Tôi đặt câu hỏi:
Tác giả đã sử dụng biện pháp gì để tả thiên nhiên, đất trời trong mùa thu thắng lợi của cuộc kháng chiến?( Tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa- làm cho trời cũng thay áo, cũng nói cười như con người để thể hiện niềm vui phơi phới, rộn ràng của thiên nhiên, đất trời trong màu thu thắng lợi của cuộc kháng chiến).
Qua phân tích tôi giúp học sinh hiểu rõ ý nghĩa của việc sử dụng biện pháp nhân hóa của tác giả. Tác giả không chỉ quan sát miêu tả bằng mắt mà bằng cả tấm lòng để thấy được vẻ đẹp kỳ diệu, niềm vui hân hoan của cả đất trời, của thiên nhiên trong mùa thu mới. Từ đó, giúp học sinh tự tìm được cách đọc để thể hiện tác phẩm một cách có hiệu quả nhất.
ông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo” và tiếp đến ở đoạn 3 lại đọc giọng thong thả những câu miêu tả vẻ thơ mộng của cảnh rừng trong sắc vàng mênh mông. Cũng giống như khi thể hiện một bài hát, giọng đọc không thể lúc nào cũng đều đều mà cần có lúc to, lúc nhỏ, khi bổng, khi trầm mới diễn tả hết cảm xúc của nhân vật, của tác phẩm mà tác giả gửi gắm vào đó. + Đối với những bài miêu tả cảnh vật: khi đọc tôi cho học sinh nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả hình dáng, màu sắc, âm thanh, sự chuyển động của cảnh vật. Ví dụ: “Bài chuồn chuồn nước” ( trang 127 Tiếng Việt 4 tập 2) khi đọc cần nhấn giọng ở một số từ ngữ miêu tả hình dáng, màu sắc, cử động rất cụ thể, sinh động của chú chuồn chuồn nước, và hình ảnh đẹp của quê hương ta dưới cánh bay của chú chuồn chuồn nước xinh xắn. Giọng đọc thể hiện tình cảm nhẹ nhàng thư thái. Những từ ngữ như: lấp lánh, long lanh, rung rinh... Ví dụ: Bài: Đất nước( Nguyễn Đình Thi- Tiếng việt 5- tập 1) - Ở khổ thơ 1,2 cần đọc với giọng tha thiết, bâng khuâng để thể hiện vẻ đẹp và buồn của những ngày thu đã xa. Sáng mát trong như sáng năm xưa Gió thổi mùa thu hương cốm mới Tôi nhớ những ngày thu đã xa Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội - Ở khổ thơ 3,4 nhịp lại nhanh hơn, giọng vui, khỏe khoắn, tràn đầy tự hào: Mùa thu nay khác rồi! Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi Gió thổi rừng tre phấp phới Để thể hiện niềm vui phơi phới, rộn ràng của thiên nhiên, trời đất trong mùa thu thắng lợi. b- Với dạng bài thứ hai, những bài có dẫn lời nói hoặc đối thoại của nhân vật, việc thể hiện tốt lời nói, ngữ điệu theo từng tuyến nhân vật sẽ làm tăng hiệu quả diễn đạt của tác phẩm. Vì vậy, khi gặp những bài này, ở phần luyện đọc đúng tôi luôn yêu cầu học sinh đọc những câu đối thoại hoặc lời nói đã dẫn trong bài, thể hiện giọng đọc theo từng tuyến nhân vật với tính cách của mỗi nhân vật được nêu trong từng câu nói. Ví dụ: Khi dạy bài: Một vụ đắm tàu( A- mi- xi, tiếng việt 5- tập 2) Học sinh biết nhấn giọng vào các từ ngữ: còn chỗ, sực tỉnh, lao ra, sững sờ, thẫn thờ, hét to, Giu- li- et- ta, xuống đi, bàng hoàng, ngửng cao, bật khóc nức nở, vĩnh biệt) Bài: Lập làng giữ biển( Trần Nhuận Minh)- TV5- tập 2) giọng đọc phải thể hiện được lời nói rành rẽ, dứt khoát của bố Nhụ: Ở đây đất rộng, bãi dài, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần. Chả còn gì hay hơn một làng biển Lời ông Nhụ lại cương quyết, gay gắt: - Tao chết ở đây thôi. Sức không còn chịu được sóng. Lời đáp của Nhụ nhẹ nhàng: - Vâng. Như vậy, trong các giờ tập đọc tôi luôn cố gắng xác định đúng các dạng bài đọc, giúp học sinh tìm cách thể hiện cảm xúc của bài để các em có thể vận dụng đọc bài một cách tốt nhất góp phần nâng cao năng lực cảm thụ cho học sinh. 3- Đọc mẫu của giáo viên. Việc đọc mẫu của giáo viên cũng có ý nghĩa quan trọng không kém trong việc rèn đọc cho các em. Giáo viên đọc mẫu tốt sẽ giúp học sinh cảm nhận được ngay từ đầu cái hay cái đẹp của tác phẩm gợi xúc cảm và tạo hứng thú học tập cho học sinh. Nhận thức được điều đó, tôi luôn cố gắng nghiên cứu kỹ bài học, đặt mình vào tâm trạng tình cảm của tác giả, của nhân vật để thể hiện một cách tốt nhất tác phẩm mỗi khi đọc mẫu. Song song với việc đọc mẫu thật rõ nhằm tạo cho học sinh một tâm thế sẵn sàng, hứng thú khi bước vào bài học thì việc rèn cho học sinh biết nghe đọc là một điều không thể thiếu. Chính năng lực nghe của học sinh đóng góp một phần không nhỏ vào kết quả bài đọc mẫu của giáo viên. Bởi vì khi nghe với một sự tập trung cao độ, học sinh bước đầu phát hiện được những tình cảm, những ý nghĩa sâu sắc ẩn chứa trong từng câu, từng lời đọc của giáo viên, cũng là cái hay cái đẹp của người thầy muốn truyền cho các em. Ngay từ đó, học sinh dường như đã hình thành khái quát được cách đọc của toàn bài. Ví dụ: Khi đọc bài: “Trí dũng song toàn”, giáo viên cần chú ý đọc đúng lời Giang Văn Minh ở từng đoạn đối thoại: Đoạn Giang Văn Minh than khóc- giọng ân hận xót thương. Câu hỏi: Vậy, tướng Liễu Thăng tử trận đã mấy trăm năm, sao hằng năm nhà vua vẫn bắt nước tôi cử người mang lễ vật sang cúng giỗ?- giọng cứng cỏi. Đoạn Giang Văn Minh ứng đối- giọng dõng dạc, tự hà0: Bạch Đằng thuở trước máu còn loang. Qua cách đọc mẫu của giáo viên, học sinh hiểu được sự mưu trí dũng cảm và lòng tự hào dân tộc tràn đầy của Thám Hoa Giang Văn Minh. Thì học sinh sẽ cảm nhận được niềm vui phơi phới, rộn ràng của thiên nhiên, đất trời trong mùa thu thắng lợi của cuộc kháng chiến. Các em được sống lại không khí tưng bừng náo nức của đất nước trong những năm đầu tiên đón chào mùa thu của hòa bình. Điều đó gợi lên tình yêu thiên nhiên, đất nước, thôi thúc trong các em một mong muốn thể hiện lại thật đầy đủ những tình cảm đó trong bài đọc của mình. 4- Tìm hiểu nội dung, nghệ thuật của bài. Như đã đề cập ở trên, một trong những nguyên nhân đẫn đến việc học sinh đọc chưa tốt là do vốn từ ngữ của các em còn hạn chế dẫn đến chưa thông hiểu một số từ ngữ nói riêng và nội dung của văn bản nói chung. Vì vậy, bên cạnh việc dạy học tốt môn Luyện từ và câu( mà nội dung khuôn khổ đề tài này không đề cập đến) thì giúp học sinh tìm hiểu đầy đủ nội dung bài học là việc làm không thể bỏ qua trong quá trình dạy Tập đọc. Có một số ý kiến cho rằng yêu cầu chủ yếu của giờ tập đọc là rèn đọc cho học sinh, vì thế không cần thiết xem nhẹ việc giúp học sinh tìm hiểu nội dung bài học. Thực tế thì để thực hiện được mục đích rèn đọc tốt cho học sinh không thể tách rời việc giúp học sinh hiểu nội dung và nghệ thuật của bài. Bởi vì, chỉ có hiểu thấu đáo nội dung và ý nghĩa nghệ thuật của bài học các em mới có được những cảm xúc để thể hiện thật tốt bài đọc đó. Trong giờ Tập đọc, ngoài việc khai thác nội dung bài đọc dựa vào các câu hỏi trong sách giáo khoa, tôi thường cố gắng tìm thêm những câu hỏi phù hợp nhằm giúp các em tìm tòi, phát hiện những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài. Từ đó, các em sẽ cảm nhận được sâu sắc hơn nội dung, hiểu bài, ý nghĩa của tác phẩm cũng như tình cảm của tác giả, của nhân vật ẩn chức trong từng câu, từng chữ của bài đọc. VD: Khi dạy bài: Mùa thảo quả( Ma Văn Kháng- TV5- tập 1) Thông qua việc tìm hiểu từ ngữ: ngọt lựng, thơm nồng, đỏ chon chót, giúp học sinh hình dung được mùi thơm tất đặc biệt và vẻ đẹp của thảo quả khi vào mùa. Song để học sinh thấy được hết vẻ đẹp đặc biệt đó tôi giúp học sinh tìm hiểu thêm: - Đoạn cuối bài tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gi?( So sánh: những chùm thảo quả đỏ chon chót như chứa lửa chứa nắng- nhân hóa: rừng say ngây và ấm nóng). Từ đó học sinh thấy được bằng biện pháp nghệ thuật( nhân hóa- so sánh) hương thơm của thảo quả được miêu tả một cách cụ thể, sinh động và thật đặc biệt làm cho người đọc như thấy mình đang lạc vào rừng thảo quả chín. Qua đây, học sinh biết cần phải đọc bài với giọng nhẹ nhàng, cảm hứng ca ngợi nhấn giọng ở các câu, từ gợi tả, gợi cảm mới lột tả hết được vẻ đẹp diệu kỳ của thảo quả khi vào mùa. Hoặc khi dạy bài: Đất nước( Nguyễn Đình Thi- Tiếng việt 5- Tập 2), ngoài việc phân tích nội dung bài thấy được vẻ đẹp của mùa thu đất nước xưa và nay tôi còn giúp học sinh tìm hiểu nghệ thuật để thấy được niềm vui, niềm tự hào và tình yêu thiết tha của tác giả đối với đất nước tự do và giàu truyền thống bất khuất: VD: Khi phân tích câu thơ: “ Gió thổi rừng tre phấp phới Trời thu thay áo mới Trong biếc nói cười thiết tha” Tôi đặt câu hỏi: Tác giả đã sử dụng biện pháp gì để tả thiên nhiên, đất trời trong mùa thu thắng lợi của cuộc kháng chiến?( Tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa- làm cho trời cũng thay áo, cũng nói cười như con người để thể hiện niềm vui phơi phới, rộn ràng của thiên nhiên, đất trời trong màu thu thắng lợi của cuộc kháng chiến). Qua phân tích tôi giúp học sinh hiểu rõ ý nghĩa của việc sử dụng biện pháp nhân hóa của tác giả. Tác giả không chỉ quan sát miêu tả bằng mắt mà bằng cả tấm lòng để thấy được vẻ đẹp kỳ diệu, niềm vui hân hoan của cả đất trời, của thiên nhiên trong mùa thu mới. Từ đó, giúp học sinh tự tìm được cách đọc để thể hiện tác phẩm một cách có hiệu quả nhất. 5- Bồi dưỡng vốn sống cho học sinh. Như đã nhận định ở trên, các em có thể đọc tương đối lưu loát các văn bản, các tác phẩm song do vốn sống còn hạn chế, do chưa được trải nghiệm thực tế cuộc sống các em khó có thể nào diễn đạt thật đầy đủ, thành công một tác phẩm văn học. Nếu như chưa một lần được về nông thôn, được ngắm cảnh đồng quê vào vụ gặt trong một ngày thu đẹp trời chắc các em khó mà “ cảm” thấy hết được vẻ đẹp trù phú, ấm no, thanh bình mà nhộn nhịp của “ Quang cảnh làng mạc ngày mùa”( TV5- Tập 1)- Một vẻ đẹp trù phú, sống động nơi làng quê với những màu vàng rất khác nhau: vàng xuộm của cánh đồng lúa chín, vàng hoe của nắng trời mùa thuvàng lịm của những quả xoan chín mọng, vàng mượt của những chú chó, chú gà béo tốt, Cũng như nếu chưa một lần được tham quan cảnh rừng làm sao các em có thể cảm nhận được cái “ Thế giới thần bí” của một “ Giang sơn vàng rợi” nơi rừng khộp ( Kì diệu rừng xanh- TV5- Tập 1) Tất cả những điều đó các em chỉ có thể tiếp nhận chúng qua lời giảng, giọng đọc của thầy cô và thể hiện lại mà không biết rằng mình đúng hay chưa đúng. Tôi luôn yêu cầu học sinh của mình cố gắng đặt mình vào hoàn cảnh của nhân vật, hòa mình vào cảnh vật để cảm nhận hết cái tình của tác phẩm. Song để đạt được điều đó, phải luôn tìm cách cho các em được trải nghiệm thực tế khi có điều kiện. Tôi hướng dẫn các em tìm đọc thêm sách, báo, tổ chức các cuộc thi kể chuyện, đọc thơ, tham gia thi văn nghệđồng thời khuyến khích các em đi tham quan dã ngoại, du lịch cùng gia đình trong các dịp nghỉ hè, nghỉ tết, nghỉ cuối tuần, tạo điều kiện cho các em được tiếp xúc với thế giới xung quanh, trau dồi vốn sống thực tế. Các hoạt động ngoại khóa của trường tổ chức trong các dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn cũng có tác dụng rất nhiều trong việc trang bị cho các em vốn kiến thức về sự vật, con người xung quanh. Ngoài ra, qua những câu chuyện kể, những lúc trò chuyện ngoài giờ tôi cố gắng giúp các em hiểu thêm về thế giới tự nhiên và xã hội, tạo cho các em những cảm hứng nhất định khi tiếp nhận một bài đọc, một tác phẩm văn học. 6- Xây dựng mô hình tổ nhóm đọc diễn cảm cho học sinh Tâm lý của học sinh Tiểu học, ở bất kỳ môn học nào đều có sự ganh đua, do đó tôi đã tổ chức xây dựng tổ nhóm đọc diễn cảm để các em có khả năng đọc tốt, có điều kiện phát huy năng lực của bản thân. Đồng thời tôi cũng phát hiện những học sinh đọc tốt và chưa tốt để có kế hoạch bồi dưỡng kèm cặp từng đối tượng học sinh cho phù hợp. Từ đó, thúc đẩy việc thi đua học tập của các em tạo cho các em một không khí học tập bộ môn thật sôi nổi mà cũng thật hiệu quả. PHẦN III: KẾT LUẬN Qua nghiên cứu đề tài “ Rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5” tôi rút ra một số kinh nghiệm như sau: 1- Để đọc hay, trước tiên học sinh phải đọc đúng. Điều đó tạo niềm tin cho học sinh thực hiện tốt bước tiếp theo, giúp các em diễn tả được cảm xúc của bài. 2- Cần quan tâm và rèn luyện ngữ điệu, nhịp điệu, cường độ, cao độtrong từng bài cụ thể giúp học sinh thể hiện tốt cảm xúc của bài đọc. 3- Để rèn đọc diễn cảm cho học sinh giáo viên phải coi trọng việc đọc mẫu trong giờ học, nghiên cứu kỹ nội dung tìm ra cách đọc hay nhất và nhập tâm vào tác phẩm nhằm tạo cảm xúc, hứng thú cho học sinh khi đọc, đồng thời phải rèn cho học sinh năng lực nghe để cảm nhận nội dung, ý nghĩa biểu cảm của tác phẩm. 4- Việc tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của bài phải coi trọng tương đương luyện đọc, nhằm giúp học sinh hiểu được nội dung và ý nghĩa biểu đạt của tác phẩm, tiến tới thể hiện tốt ý đồ của tác giả trong bài đọc. 5- Muốn bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh phải tiến hành song song với việc rèn đọc diễn cảm và có hiểu nội dung bài học sinh mới đọc diễn cảm tốt và có đọc được diễn cảm các em mới cảm thụ được cái hồn của tác phẩm. 6- Xây dựng tổ nhóm đọc diễn cảm cho học sinh cũng là một trong những bước làm rất cần thiết giúp học sinh thi đua học tập, thúc đẩy việc đọc diễn cảm của học sinh đạt kết quả tốt. 7- Thường xuyên bồi dưỡng vốn sống cho học sinh thông qua sách vở, các hoạt động ngoại khóa, kết hợp với phụ huynh học sinh tổ chức thăm quan, dã ngoại ....tạo điều kiện cho học sinh trải nghiệm thực tế. Từ đó giúp các em cảm nhận sâu sắc hơn, thật hơn những cảm xúc của từng tác phẩm để thể hiện một cách tốt nhất. RÈN KĨ NĂNG ĐỌC DIỄN ĐÚNG, ĐỌC DIỄN CẢM CHO HỌC SINH LỚP 4-5 PHẦN I: MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.Cơ sở lí luận . Đọc là phân môn của chương trình Tiếng Việt bậc Tiểu học.Vì thế phân môn Tập đọc có vị trí đặc biệt trong chương trình Tiểu học. Nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho học sinh kĩ năng đọc, một kĩ năng quan trọng hàng đầu của học sinhTiểu học đồng thời làm cơ sở, nền móng cho mọi sự phát triển. Đọc trở thành nhiệm vụ cấp thiết của mỗi người đi học. Biết đọc con người đã nhân khả năng tiếp nhận lên nhiều lần, từ đây họ biết tìm hiểu, đánh giá cuộc sống, nhận thức các mối quan hệ tự nhiên, xã hội. Nhờ đọc mà con người bày tỏ ý kiến của mình. Từ đó con người có điều kiện tự học và hiểu biết các môn học khác. Như vậy có thể khẳng định rằng đọc là cầu nối của mọi tri thức, của mọi môn học. Đọc chính là học, học nữa, học mãi, đọc để tự học, học cả đời. Bởi vậy dạy cho học sinh biết đọc, đọc đúng, đọc hiểu và đọc diễn cảm là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa rất quan trọng. 2.Cơ sở thực tiễn Trong thực tế hiện nay, ở trường Tiểu học việc dạy đọc, bên cạnh những thành công, còn nhiều hạn chế. Học sinh đọc còn ngọng rất nhiều, chưa biết cách đọc hiểu, đọc diễn cảm, kết quả đọc của các em chưa đáp ứng được yêu cầu của việc hình thành kĩ năng đọc. Các giờ Tập đọc thì hầu như học sinh chỉ mới biết đọc đúng, đọc trơn, đọc to, số lượng học sinh biết đọc diễn cảm tốt còn rất ít. Một số giáo viên chưa thực sự quan tâm đến rèn đọc diễn cảm cho học sinh, phương pháp cụ thể hướng dẫn rèn đọc diễn cảm cho học sinh Tiểu học cũng rất ít được quan tâm. Vậy để giúp học sinh đọc đúng, đọc diễn cảm, hiểu và cảm thụ được bài văn, phải tiến hành song song với việc bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh. Hiện nay, học sinh đã có điều kiện thuận lợi cho việc rèn đọc: chương trình sách giáo khoa phù hợp với nhận thức của học sinh, sự sắp xếp các bài đọc lôgic, chặt chẽ, sự quan tâm của thầy cô, bạn bè và gia đình,song việc rèn đọc của học sinh không đồng đều. Một số học sinh tiếp thu tốt thì chỉ cần nghe giáo viên đọc và hướng dẫn cách đọc là các em có thể đọc được một bài văn hay hoặc một bài thơ theo đúng yêu cầu. Nhưng bên cạnh đó có học sinh khả năng còn hạn chế do học sinh phát âm chưa chuẩn hoặc do bản thân học sinh chưa tự cố gắng tích cực rèn đọc, tiếp thu kiến thức một cách thụ động, máy móc và còn xem nhẹ phân môn Tập đọc nhất là hoạt động đọc. PHẦN II: NỘI DUNG 1.Thực trạng. Qua tìm hiểu tôi nhận thấy sở dĩ các em chưa thể đọc lưu loát văn bản là do các nguyên nhân sau: 1. Do vốn từ ngữ của các em còn hạn chế nên chưa hiểu hết nghĩa của từ trong văn bản dẫn đến ngắt, nghỉ không đúng và đọc lặp từ hoặc vấp nhiều. 2. Nhận thức của học sinh về tầm quan trọng môn học chưa đúng nên chưa có ý thức tự rèn luyện. Đối với các em đã đọc tương đối lưu loát các văn bản nhưng chưa biết đọc diễn cảm, tôi nhận thấy nguyên nhân là do: 1. Các em chưa cảm nhận được ý nghĩa nội dung và nghệ thuật của bài đọc. 2. Điều kiện để bộc lộ năng lực của học sinh còn ít nên chưa phát huy hết khả năng của mình. Sau khi khảo sát và tìm ra được nguyên nhân vì sao chất lượng đọc của học sinh trong lớp còn nhiều hạn chế như vậy, tôi đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, khắc phục từng mặt nhằm rèn luyện kỹ năng đọc cho học sinh của lớp 5D do tôi chủ nhiệm năm học 2018 - 2019 với các bước tiến hành như sau: II. CÁCH TIẾN HÀNH. 1. Luyện đọc đúng. Vấn đề đọc đúng đối với học sinh là đặc biệt quan trọng và muốn đọc được diễn cảm các bài văn, bài thơ trước hết học sinh phải đọc lưu loát bài văn, bài thơ đó. Cần phải phân chia thời gian dành cho luyện đọc và tìm hiểu bài một cách hợp lý để tránh sa vào giảng văn mà cùng tránh tình trạng chỉ luyện đọc mà không tìm hiểu được nội dung, nghệ thuật của bài dẫn tới không diễn tả hết được cảm xúc của tác phẩm đó. Vì vậy, tôi luôn dành thời gian hợp lý cho học sinh luyện đọc đúng. Thông thường học sinh hay đọc sai những từ hoặc cụm từ mà các em chưa hiểu đúng nghĩa của nó trong bài văn. Tuy nhiên, cũng có nhiều từ, cụm từ do được đặt trong một câu dài, hoặc do sự thay đổi của phụ âm đầu, của vần mà nếu phát âm nhanh hoặc chuẩn bị tâm thế không kỹ sẽ dễ đọc sai, đọc thầm. Vì vậy, công việc đầu tiên của việc luyện đọc đúng là tìm ra những từ ngữ mà các em dễ sai nhất để luyện đọc. Việc làm này, nhìn qua chỉ chẳng có gì đặc biệt thậm chí có giáo viên còn có thể bỏ qua vì cho rằng nó chỉ quan trọng với học sinh lớp dưới, còn ở lớp 5 học sinh đã thành kỹ năng rồi. Thực ra, việc luyện đọc đúng lại có một ý nghĩa quan trọng. Thông qua luyện đọc từ tôi có thể giúp học sinh củng cố về nghĩa, về cách đọc từ đúng, từ đó tìm ra được cách ngắt, nghỉ hơi đúng trong mỗi câu, cũng có thể giúp học sinh quen với việc sử dụng bộ máy phát âm một cách điêu luyện, dẫn tới đọc lưu loát. Để làm tốt bước này tôi ghi những từ dễ đọc sai nhất qua lần đọc nối tiếp của học sinh rồi luyện đọc cho các em đọc còn hay vấp, hay sai. Ví dụ: Khi dạy bài: Kì diệu rừng xanh( Nguyễn Phan Hách- Tiếng Việt 5 tập 1) Học sinh cần được luyện đọc các từ sau: - Lúp xúp( luyện đọc đúng vần) - Lúp xúp, giang sơn vàng rợi, màu sặc sỡ rực lên, nấm dại, chồn sóc, rừng rào rào chuyển động,...( luyện âm dầu và cụm từ) * Bài: Tiếng đàn Ba- la- lai – ca trên sông Đà( Quang Huy- Tiếng Việt 5 tập 1), học sinh luyện đọc các từ ngữ: - Chơi vơi, lấp loáng, ba- la- lai- ca( luyện âm đầu) - Say ngủ cạnh dòng sông, nối liền hai khối núi( luyện đọc cụm từ) * Bài: Mùa thảo quả( Ma Văn Kháng- Tiếng việt 5 tập 1) Học sinh luyện đọc các từ ngữ: - Lướt thướt, ngọt lựng, thơm nồng, chín nục, lặng lẽ, rực lên,...( luyện đọc âm đầu) - Sự sinh sôi, nơi tầng rừng thấp...( luyện đọc cụm từ) * Bài: Bầm ơi( Tố Hữu- Tiếng việt 5- tập 2) Học sinh cần được luyện đọc các từ: - Lâm thâm, mạ non, mấy lần( luyện đọc âm đầu) - Muôn nỗi tái tê lòng bầm( luyện đọc cụm từ) Có thể thấy, luyện đọc đúng từ ngữ cho học sinh cũng là giúp cho học sinh quen với các từ, các cụm từ tránh ngắt nhịp sai và cũng là để đọc đúng âm dầu đồng thời để thay đổi nhanh, uyển chuyển tư thế của lưỡi khiến học sinh có thể đọc lưu loát bài văn, bài thơ. Đối với những câu dài trong bài văn hoặc một số câu thơ, học sinh rất hay bị lúng túng do thiếu chủ động trong lấy hơi dẫn đến ngắt nhịp sai, có khi không đủ hơi để đọc hát câu theo ý định của mình. Vì vậy, tôi thường cho các em luyện đọc những câu như thế để các em tự phát hiện chỗ cần ngắt hơi, ngắt nhịp trong câu. Từ đó, các em sẽ chủ động trong việc lấy hơi, thả hơi khi đọc. Ví dụ: Học sinh cần luyện đọc và phát hện cách ngắt câu sau đây: * Bài: Kì diệu rừng xanh( Nguyễn Phan Hách- Tiếng việt 5 tập 1) - Những chiếc chân vàng đãm lên thảm lá vàng/ và sắc nắng/ cúng rực vàng trên lưng nó. * Bài: Phong cảnh đền Hùng( Đoàn Minh Tuấn- Tiếng việt 5- tập 2) Học sinh cần ngắt hơi ở câu: Dãy Tam Đảo như bức tường xanh/ sững sững chắn ngang bên phải/ đỡ lấy mây trời cuồn cuộn. Và câu: Trước mặt/ là Ngã Ba Hạc, nơi gặp gỡ giữa ba dòng sông lớn/ tháng năm mải miết đắp bồi phù sa cho đồng bằng xanh mát. * Bài: Đất nước( Nguyễn Đình Thi- Tiếng việt 5- tập 2) Học sinh cần ngắt nhịp thơ như sâu: Mùa thu nay/ khác rồi Gió thổi rừng tre/ phấp phới Trời thu/ thay áo mới Trong biếc / nói cười thiết tha. Ngắt nhịp, nghỉ hơi không đúng chỉ có ý nghĩa trong việc giúp học sinh đọc lưu loát không vấp hoặc thiếu hơi; nó còn có ý nghĩa làm tăng hiệu quả trong diễn tả nội dung, tình cảm của bài đọc. Vì vậy, tôi không chỉ giúp các em ngắt nghỉ đúng ở các câu dài mà còn quan tâm đến các câu ngắn nhằm mục giúp các em cảm nhận thêm ý nghĩa nội dung và cảm xúc khi đọc bài. VD: * Bài: Lập làng giữ biển( Trần Nhuận Minh- Tiếng việt 5- tập 2) Học sinh cần ngăt nhịp đúng câu: Nhụ đi/ và sau đó/ cả nhà sẽ đi. * Bài: Tiếng rao đêm( Nguyễn Lê Tín- Tiếng
File đính kèm:
- chuyen_de_tap_doc_mon_tieng_viet_lop_45.doc