Chuyên đề Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn tiếng việt lớp 1

Tập đọc

 VD :

• Hoa ngọc lan (TV1, T2, tr 64)

 Liên hệ : Hoa ngọc lan đẹp, thơm, có ích cho cuộc sống con người, vì vậy cần được giữ gìn, bảo vệ.

• Cây bàng (TV1, T2, tr 127)

 (?) Để có cây bàng đẹp vào mùa thu, nó phải được nuôi dưỡng và bảo vệ ở những mùa nào ?

• Đi học (TV1, T2, tr 130)

 (?) Đường đến trường có những cảnh gì đẹp ?

 

ppt10 trang | Chia sẻ: haha | Lượt xem: 2109 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung Chuyên đề Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn tiếng việt lớp 1, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn tiếng việt lớp 1Trần Mạnh HưởngVụ GD Tiểu học – Bộ GD&ĐTI. nội dung tích hợp Giới thiệu về một số cảnh quan thiên nhiên, gia đình, trường học (môi trường gần gũi với HS lớp 1) qua các ngữ liệu dùng để dạy các kĩ năng đọc (Học vần, Tập đọc), viết (Tập viết, Chính tả), nghe – nói (Kể chuyện). Giáo dục lòng yêu quý, ý thức bảo vệ môi trường Xanh -Sạch - Đẹp qua các hành vi ứng xử cụ thể : bảo vệ cây xanh, giữ gìn vệ sinh môi trường và danh lam thắng cảnh của quê hương, đất nước. II. phương thức tích hợp cụ thể trong giảng dạy tiếng việt 1 Phương thức 1 : Khai thác trực tiếp Đối với các bài học có nội dung trực tiếp về GDBVMT, GV giúp HS hiểu, cảm nhận được đầy đủ, và sâu sắc nội dung bài học chính là góp phần giáo dục trẻ một cách tự nhiên về ý thức bảo vệ môi trường. Đây là điều kiện tốt nhất để nội dung GDBVMT phát huy tác dụng với HS thông qua đặc trưng của môn Tiếng Việt. Phương thức 2 : Khai thác gián tiếp Nội dung bài học có thể liên hệ với việc BVMT : - Khi soạn giáo án, GV cần có ý thức “tích hợp” bằng cách gợi mở vấn đề liên quan đến BVMT nhằm giáo dục HS theo định hướng GDBVMT. - Cần xác định rõ : Đây là yêu cầu “tích hợp” theo hướng liên tưởng mở rộng, do vậy phải thật tự nhiên, hài hoà, có mức độ ; tránh khuynh hướng liên hệ lan man, “sa đà” hoặc gượng ép, khiên cưỡng, không phù hợp với đặc trưng môn học. - Căn cứ vào chương trình, SGK Tiếng Việt 1, GV có thể thực hiện phương thức khai thác gián tiếp để thực hiện yêu cầu GDBVMT ở nội dung của khá nhiều bài học. Phần học vần GDBVMT thông qua việc khai thác nội dung từ khoá, từ ngữ ứng dụng, câu-bài ứng dụng (kết hợp tranh minh hoạ trong SGK, nếu có). GDBVMT thông qua việc khai thác nội dung Luyện nói (theo chủ điểm trong SGK TV1). Phần Luyện tập tổng hợpTập đọc VD : Hoa ngọc lan (TV1, T2, tr 64) Liên hệ : Hoa ngọc lan đẹp, thơm, có ích cho cuộc sống con người, vì vậy cần được giữ gìn, bảo vệ... Cây bàng (TV1, T2, tr 127) (?) Để có cây bàng đẹp vào mùa thu, nó phải được nuôi dưỡng và bảo vệ ở những mùa nào ? Đi học (TV1, T2, tr 130) (?) Đường đến trường có những cảnh gì đẹp ? Chính tả TC Hoa sen (TV1, T2, tr 93) Kết hợp GDMT (trước khi HS tập chép, hoặc củng cố cuối tiết học) : Hoa sen vừa đẹp lại vừa có ý nghĩa (gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn), do vậy ai cũng yêu thích và muốn giữ gìn để hoa đẹp mãi. TC Hồ Gươm (TV1, T2, tr 120) Liên hệ (cuối tiết học) : Hồ Gươm là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Thủ đô Hà Nội và là niềm tự hào của mỗi người dân Việt Nam. Càng yêu quý Hồ Gươm, chúng ta càng có trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ Hồ Gươm đẹp mãi.Kể chuyện VD : Cô chủ không biết quý tình bạn (TV1, T2, tr 135) Dựa vào nội dung câu chuyện, GV có thể rút ra bài học và liên hệ về ý thức BVMT : Cần gần gũi, chan hoà với các loài vật quanh ta và biết quý trọng tình cảm bạn bè dành cho mình.Hoạt động 1 TuầnBài họcNội dung cần tích hợp về GDBVMT Phương thức tích hợpGhi chúVD : 35TĐ :Anh hùng biển cả- Yêu quý. bảo vệ động vật biển có ích (cá heo).- Khai thác trực tiếp ND bài đọc qua câu hỏi luyện tập (SGK).- Sưu tầm ảnh cá heo để minh hoạ.Hoạt động 2TuầnBài họcNội dung cần tích hợp về GDBVMT Phương thức tích hợpGhi chúVD : 35TĐ :Anh hùng biển cả- Yêu quý. bảo vệ động vật biển có ích (cá heo).- Khai thác trực tiếp ND bài đọc qua câu hỏi luyện tập (SGK).- Sưu tầm ảnh cá heo để minh hoạ.

File đính kèm:

  • pptGiao_duc_moi_truong_1.ppt