Chuyên đề Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn tiếng việt (tiếp)
2- Mục đích của GDBVMT là “Làm cho các cá nhân và các cộng đồng hiểu được bản chất phức tạp của môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo, là kết quả tương tác của nhiều nhân tố sinh học, lý học, xã hội, kinh tế và văn hoá; đem lại cho họ kiến thức, nhận thức về giá trị, thái độ và kỹ năng thực hành để cho tham gia một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong phòng ngừa và giải quyết các vấn đề môi trường và quản lý chất lượng môi trường”.
tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn tiếng việtThứ hai ngày 13 tháng 10 năm 2008 Học vầnBài: uôi-ươi Phần 1: KháI niệm về môI trường và GDbvmtHoạt động 1: Trả lời các câu hỏi sau: 1 - Môi trường là gì ? 2 - Thế nào là môi trường sống ? 3 - Quan niệm của bạn về môi trường tự nhiên và môi trường xã hội ? 1 - Có nhiều quan niệm về môi trường: - Môi trường là một tập hợp bao gồm tất cả các yếu tố xung quanh sinh vật có tác động trực tiếp, gián tiếp, tác động qua lại tới sự tồn tại và phát triển của sinh vật. - Môi trường là tập hợp các điều kiện bên ngoài mà sinh vật tồn tại trong đó. - Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật. 2 – Môi trường sống của con người bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội. Các yếu tố tự nhiên và xã hội chi phối sự sống, sản xuất của con người như tài nguyên thiên nhiên, đất, nước và không khí; ánh sáng; công nghệ, kinh tế, chính trị, đạo đức, văn hoá, lịch sử và mỹ học. Môi trường sống của con người bao gồm: Môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. 3 - Môi trường tự nhiên bao gồm các yếu tố thiên nhiên như: Vật lý, hoá học, sinh học ...tồn tại ngoài ý muốn của con người. - Môi trường xã hội là tổng hoà các mối quan hệ giữa con người với con người. Đó là các luật lệ, thể chế, quy định... nhằm hướng tới các hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo thuận lợi cho sự phát triển cuộc sống của con người. Hoạt động 2: 1- Theo bạn, môi trường có những chức năng cơ bản nào ? 2- Bạn hãy mô tả chức năng của môi trường qua một sơ đồ. Môi trường có 4 chức năng: 1 - Cung cấp không gian sinh sống cho con người. 2 - Cung cấp các nguồn tài nguyên cần thiết phục vụ cho đời sống và sản xuất của con người. 3 - Là nơi chứa đựng và phân hủy các phế thải do con người tạo ra. 4 - Là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin. Chức năng chủ yếu của môI trườngMôI trườngKhông gian sống của con ngườiLưu trữ và cung cấpcác nguồn thông tinChứa đựng các phế thảiDo con người tạo raChứa đựng các nguồnTài nguyên thiên nhiên Hoạt động 3: 1 - Thế nào là ô nhiễm môi trường ? 2 - Mô tả khái quát và cho ví dụ cụ thể về tình trạng môi trường của thế giới và của Việt Nam. Nêu nguyên nhân của tình trạng đó.1 - Ô nhiễm môi trường hiểu một cách đơn giản là: - Làm bẩn, làm thoái hoá môi trường sống.- Làm biến đổi môi trường theo hướng tiêu cực toàn thể hay một phần bằng những chất gây tác hại (Chất gây ô nhiễm). Sự biến đổi môi trường như vậy làm ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp tới đời sống con người và sinh vật, gây tác hại cho nông nghiệp, công nghiệp và làm giảm chất lượng cuộc sống của con người.- Nguyên nhân của nạn ô nhiễm môi trường là các sinh hoạt hàng ngày và hoạt động kinh tế của con người, từ trồng trọt, chăn nuôi đến các hoạt động công nghiệp, chiến tranh và công nghệ quốc phòng. 2 – Tình trạng môi trường thế giới và Việt Nam: a) Tình trạng môi trường thế giới: - Hiệu ứng nhà kính, tăng nhiệt độ trái đất, hủy hoại tầng ôzôn, hàng triệu tấn chất thải nguy hiểm gây ô nhiễm môi trường nặng. - Khí hậu toàn cầu biến đổi và tần suất thiên tai gia tăng. - Suy giảm tầng ôzôn. - Các nguồn tài nguyên bị suy thoái, nghiêm trọng nhất là tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tài nguyên nước. - Ô nhiễm môi trường đang xảy ra trên quy mô rộng. b) Tình trạng môi trường Việt Nam: - Cạn kiện tài nguyên rừng, khoáng sản.- Suy thoái tài nguyên đất.Ô nhiễm và suy kiệt tài nguyên biển. Ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí. Chất độc do chiến tranh để lại gây hậu quả nặng nề. Dân số tăng nhanh và phân bố không đều gây sức ép lớn tới môi trường Hoạt động 4: 1-Thế nào là giáo dục bảo vệ môi trường?2-Sự cần thiết phải giáo dục bảo vệ môi trường ? 1-GDBVMT là một quá trình hình thành và phát triển ở người học, sự hiểu biết, kỹ năng, giá trị và quan tâm tới những vấn đề về môi trường, tạo điều kiện cho họ tham gia và phát triển xã hội bền vững về sinh thái. 2- Mục đích của GDBVMT là “Làm cho các cá nhân và các cộng đồng hiểu được bản chất phức tạp của môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo, là kết quả tương tác của nhiều nhân tố sinh học, lý học, xã hội, kinh tế và văn hoá; đem lại cho họ kiến thức, nhận thức về giá trị, thái độ và kỹ năng thực hành để cho tham gia một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong phòng ngừa và giải quyết các vấn đề môi trường và quản lý chất lượng môi trường”. Hoạt động 5: 1 - Xác định mục tiêu GDBVMT trong trường tiểu học. 2 - Nêu tầm quan trọng của việc GDBVMT trong trường tiểu học. 1 - Mục tiêu GDBVMT trong trường tiểu học: Làm cho học sinh: * Bước đầu biết và hiểu: - Các thành phần môi trường: Đất, nước, không khí, ánh sáng, động vật, thực vật và quan hệ giữa chúng. - Mối quan hệ giữa con người và các thành phần môi trường. - Ô nhiễm môi trường. - Biện pháp bảo vệ môi trường xung quanh (Nhà ở, trường, lớp học, thôn, xóm ....) * Bước đầu có khả năng:- Tham gia các hoạt động BVMT phù hợp lứa tuổi (trồng, chăm sóc cây; làm cho môi trường xanh - sạch - đẹp).- Sống hoà hợp, gần gũi, thân thiện với tự nhiên.- Sống tiết kiệm, ngăn nắp, vệ sinh, chia sẻ, hợp tác.- Yêu quý thiên nhiên, gia đình, trường lớp, quê hương đất nước.- Thân thiện với môi trường, quan tâm tới môi trường xung quanh. 2 – GDBVMT nhằm làm cho các em hiểu rõ sự cần thiết phải BVMT, hình thành và phát triển ở các em thói quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự và thân thiện với môi trường. Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, những xúc cảm, xây dựng cái thiện và hình thành thói quen, kỹ năng sống BVMT cho các em. Hoạt động 6: 1 - Đề xuất cách thức đưa nội dung GDBVMT vào trường tiểu học. 2 - Nêu nội dung và cách tiếp cận GDBVMT trong trường tiểu học. 1- Tích hợp, lồng ghép nội dung GDBVMT qua các môn học (có 3 mức độ: Mức độ toàn phần, mức độ bộ phận và mức độ liên hệ). - Đưa GDBVMT trở thành một nội dung của hoạt động GDNGLL. - Quan tâm tới môi trường địa phương, thiết thực cải thiện môi trường địa phương, hình thành và phát triển thói quen ứng xử thân thiện với môi trường. 2 - Để chuyển tải được nội dung GDBVMT tới học sinh một cách hiệu quả cần lựa chọn được cách tiếp cận hợp lý và khoa học. Lựa chọn các phương pháp giáo dục phải xuất phát từ quan điểm tiếp cận trong GDBVMT. Đó là: - Giáo dục về môi trường (kiến thức, nhận thức). - Giáo dục trong môi trường (kỹ năng, hành động). - Giáo dục vì môi trường (ý thức, thái độ). Phần II: Tích hợp GDBVMT trong môn Tiếng Việt Hoạt động 1: 1- Mục tiêu GDBVMT qua môn Tiếng Việt là gì ? 2 - Môn Tiếng Việt ở tiểu học có thể tích hợp GDBVMT theo phương thức nào ? 1 – Mục tiêu: Giúp học sinh: - Hiểu biết về một số cảnh quan thiên nhiên, về cuộc sống gia đình, nhà trường và xã hội, gần gũi với học sinh qua ngữ điệu dùng để dạy các kỹ năng đọc, viết, nghe - nói. - Hình thành những thói quen, thái độ ứng xử đúng đắn và thân thiện với môi trường xung quanh. - Giáo dục lòng yêu quý, ý thức bảo vệ môi trường xanh – sạch - đẹp qua các hành vi ứng xử cụ thể; bước đầu biết nhắc nhở mọi người BVMT để làm cho cuộc sống tốt đẹp. 2 – Phương thức tích hợp: * Phương thức 1: Khai thác trực tiếp. * Phương thức 2: Khai thác gián tiếp. Nội dung, địa chỉ, mức độ tích hợp GDBVMT trong môn Tiếng Việt Hoạt động 2: Căn cứ nội dung chương trình, SGK Tiếng Việt, anh (chị) hãy thực hiện các nhiệm vụ sau ? 1 – Xác định các bài học có khả năng tích hợp GDBVMT.2 – Nêu nội dung GDBVMT và mức độ tích hợp của các bài đó. Trình bày nội dung tích hợp GDBVMT theo bảng dưới đây ?Tuần Bài học Nội dung tích hợp về GDBVMT Phương thức tích hợp Lưu ý về yêu cầu tích hợp GDBVMT trong môn Tiếng Việt lớp 1: 1- Những vấn đề chung về môi trường toàn cầu: Vẻ đẹp thiên nhiên được nói đến trong các bài học ở SGK Tiếng Việt 1. 2 - Nguồn thực phẩm: Các loại cây, con dùng làm thực phẩm được nói đến trong các bài học. 3 - Duy trì bền vững hệ sinh thái: Các vùng lãnh thổ đất nước, công viên, bảo vệ và chăm sóc cây trồng. 4 - Duy trì bền vững các loài vật hoang dã: Yêu thích các loài vật hoang dã. * Lớp 2: 1 - Những vấn đề chung về môi trường toàn cầu: Vẻ đẹp thiên nhiên được nói đến trong các bài học ở SGK Tiếng Việt 2.2 - Không khí và ô nhiễm không khí 3 - Nguồn thực phẩm 4 -Duy trì bền vững hệ sinh thái 5 -Duy trì bền vững các loại vật hoang giã 6 - Môi trường và xã hội: Trái đất là ngôi nhà chung; giữ gìn trật tự vệ sinh nơi công cộng là góp phần xây dựng lối sống văn minh. * Lớp 3: 1 – Dân số, tài nguyên, môi trường: Dân số tăng nhanh dẫn đến khai thác quá mức tài nguyên đất, rừng, dẫn đến cạn kiệt và suy thoái môi trường.2 – Những vấn đề chung về môi trường toàn cầu.3 – Rủi ro, sức khoẻ, các nguồn tài nguyên và ô nhiễm: Các thiên tai thường gặp; lợi ích và sự có hạn của tài nguyên tự nhiên; khái niệm xanh – sạch - đẹp nơi học, nơi ở, nơi đi lại.4 – Các nguồn nước. 5 - Đất đai và khoáng sản.6 – Nguồn thực phẩm.7 – Duy trì bền vững hệ sinh thái. 8 – Duy trì bền vững các loài vật hoang dã9 – Môi trường và xã hội. * Lớp 4: 1 - Những vấn đề chung về môi trường toàn cầu.2 - Rủi ro, sức khoẻ, các nguồn tài nguyên và ô nhiễm.3 - Ô nhiễm và ô nhiễm không khí. 4 - Các nguồn nước. 5 - Duy trì bền vững các loài vật hoang dã * Lớp 5: 1 - Những vấn đề chung về môi trường toàn cầu. 2 - Rủi ro, sức khoẻ, các nguồn tài nguyên và ô nhiễm. 3 - Các nguồn nước. chúc các đồng chí mạnh khỏe
File đính kèm:
- tieng_vietppt.ppt