Chuyên đề Tổng quan về đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục

Quản lý chất lượng tổng thể đòi hỏi sự thay đổi của văn hoá tổ chức, đặc biệt là thái độ, phong cách và phương pháp làm việc của cả cán bộ quản lý và nhân viên.

Để đội ngũ làm việc tự giác, tích cực có hiệu quả và sản phẩm có chất lượng, đòi hỏi:

+ Tạo được môi trường, cơ chế và điều kiện làm việc phù hợp cho đội ngũ thay vì kiểm soát họ.

+ Các công cụ lao động và hệ thống các cơ chế phù hợp.

+ Những thành quả lao động phải được thừa nhận.

 

ppt41 trang | Chia sẻ: shichibukai | Lượt xem: 1915 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tổng quan về đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
Tổng quan về Đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục TS. Hà Đức Vượng Trưởng phũng Kiểm định chất lượng giỏo dục Cục Khảo thớ và Kiểm định CLGD Bộ Giỏo dục và Đào tạo E mail: haducvuong1@yahoo.com.vn Nội dung 1- Quan niệm về chất lượng 2- Các mô hình quản lý chất lượng 3- Kiểm định chất lượng A. Quan niệm về chất lượng: Chất lượng là một khỏi niệm cú ý nghĩa đối với những người hưởng lợi tựy thuộc vào quan niệm của những người đú ở một thời điểm nhất định nào đú và theo cỏc mục đớch và mục tiờu đó được đề ra tại thời điểm đú. Chất lượng là sự đỏp ứng với mục tiờu đó đặt ra và mục tiờu đú phải phự hợp với yờu cầu phỏt triển của xó hội. Một số định nghĩa về chất lượng: -Chất lượng là “Tổng thể những tính chất, thuộc tính cơ bản của sự vật (sự việc)... làm cho sự vật (sự việc) này phân biệt với sự vật (sự việc) khác” (Từ điển tiếng Việt phổ thông) -Chất lượng là: “Cái làm nên phẩm chất, giá trị của sự vật” hoặc là: “Cái tạo nên bản chất sự vật, làm cho sự vật này khác sự vật kia” (Từ điển tiếng Việt thông dụng - NXB Giáo dục - 1998) -Chất lượng là “Mức hoàn thiện, là đặc trưng so sánh hay đặc trưng tuyệt đối, dấu hiệu đặc thù, các dữ kiện, các thông số cơ bản” (Oxford Poket Dictionnary) -Chất lượng là “Tiềm năng của một sản phẩm hay dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu người sử dụng” (Tiêu chuẩn Pháp- NFX 50-109) -Chất lượng là “Tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng) tạo cho thực thể (đối tượng) đó khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã nêu ra hoặc nhu cầu tiềm ẩn” (TCVN- ISO 8402) -Chất lượng được thể hiện ở các khía cạnh sau: (theo Harvey & Green- 1993) đó là: CL là sự xuất sắc (sự vượt qua cỏc chuẩn mực cao) CL là sự ổn định và khụng cú lỗi CL là sự đỏp ứng mục tiờu đề ra (là sự hài lũng của khỏch hàng) CL là cú giỏ trị đối với đồng tiền (đỏng giỏ để đầu tư) CL là sự chuyển giao từ trạng thỏi này sang trạng thỏi khỏc (là sự gia tăng giỏ trị) B. Quan niệm về chất lượng đào tạo: Yờu cầu của cỏc bờn liờn quan: Chớnh phủ Nhà tuyển dụng Xó hội Giới học giả Sinh viờn Yờu cầu được chuyển thành cỏc mục tiờu và mục đớch Chương trỡnh GD Dịch vụ Cộng đồng Nghiờn cứu C h ấ t l ư ợ ng Chất lượng là một vấn đề cần thương thuyết: Đạt được mục tiờu đề ra = Các thành tố tạo nên chất lượng sản phẩm đào tạo 	Chất lượng đào tạo thể hiện chính qua năng lực của người được đào tạo sau khi hoàn thành chương trình đào tạo. 	Năng lực này, theo chúng tôi bao hàm 4 thành tố sau: 1-Khối lượng, nội dung và trình độ kiến thức được đào tạo; 2-Kỹ năng kỹ sảo thực hành được đào tạo; 3-Năng lực nhận thức và năng lực tư duy được đào tạo; và 4-Phẩm chất nhân văn được đào tạo. *Về kỹ năng, kỹ xảo: được phân thành 5 cấp độ từ thấp đến cao như sau: Bắt chước: quan sát và cố gắng lặp lại một kỹ năng nào đó. Thao tác: hoàn thành một kỹ năng nào đó theo chỉ dẫn không còn là bắt chước máy móc. Chuẩn hoá: lặp lại kỹ năng nào đó một cách chính xác, nhịp nhàng, đúng đắn, thường thực hiện một cách độc lập, không phải hướng dẫn. Phối hợp: kết hợp được nhiều kỹ năng theo thứ tự xác định một cách nhịp nhàng và ổn định. Tự động hoá: hoàn thành một hay nhiều kỹ năng một cách dễ dàng và trở thành tự nhiên, không đòi hỏi một sự gắng sức về thể lực và trí tuệ. *Về nhận thức: được phân thành 8 cấp độ như sau: Biết: ghi nhớ các sự kiện, thuật ngữ và các nguyên lý dưới hình thức mà sinh viên đã được học. Hiểu: hiểu các tư liệu đã được học, sinh viên phải có khả năng diễn giải, mô tả tóm tắt thông tin thu nhận được. áp dụng: áp dụng được các thông tin, kiến thức vào tình huống khác với tình huống đã học. Phân tích: biết tách từ tổng thể thành bộ phận và biết rõ sự liên hệ giữa các thành phần đó đối với nhau theo cấu trúc của chúng. Tổng hợp: biết kết hợp các bộ phận thành một tổng thể mới từ tổng thể ban đầu. Đánh giá: biết so sánh, phê phán, chọn lọc, quyết định và đánh giá trên cơ sở các tiêu chí xác định. Chuyển giao: có khả năng diễn giải và truyền thụ kiến thức đã tiếp thu được cho đối tượng khác. Sáng tạo: sáng tạo ra những giá trị mới trên cơ sở các kiến thức đã tiếp thu được. * Về năng lực tư duy: tối thiểu có thể chia thành 4 cấp độ như sau: Tư duy logic: suy luận theo một chuỗi có tuần tự, có khoa học và có hệ thống. Tư duy trừu tượng: suy luận một cách khái quát hoá, tổng quát hoá vượt ra khỏi khuôn khổ có sẵn. Tư duy phê phán: suy luận một cách hệ thống, có nhận xét, có phê phán. Tư duy sáng tạo: suy luận các vấn đề một cách mở rộng và ngoài các khuôn khổ định sẵn, tạo ra những cái mới. * Về phẩm chất nhân văn: ít nhất có 3 cấp độ như sau: Khả năng hợp tác: sẵn sàng cùng đồng nghiệp chia sẻ và thực hiện các nhiệm vụ được giao Khả năng thuyết phục: thuyết phục đồng nghiệp chấp nhận các ý tưởng, kế hoạch, dự kiến . . . để cùng thực hiện Khả năng quản lý: khả năng tổ chức, điều phối và vận hành một tổ chức để thực hiện một mục tiêu đã đề ra. Thang bậc chất luợng đào tạo Có thể tóm tắt thang bậc chất lượng của các thành tố vừa nêu trong bảng dưới đây : Bảng phân loại chất lượng đào tạo theo năng lực: Các Mô Hình Quản lý chất lượng Kiểm soát chất lượng (Quality control) -Kiểm soát chất lượng là quan điểm cổ nhất về quản lý chất lượng nhằm phát hiện và loại bỏ các thành tố hoặc sản phẩm cuối cùng không đạt chuẩn qui định, hoặc làm lại nếu có thể. -Kiểm soát chất lượng được những chuyên gia chất lượng như kiểm soát viên hoặc thanh tra viên chất lượng tiến hành sau quá trình sản xuất hoặc dịch vụ. Thanh tra (Inspection) và kiểm tra (Test) là hai phương pháp phù hợp nhất được sử dụng rộng rãi trong giáo dục để xem xét việc thực hiện các chuẩn đề ra như: các chuẩn đầu vào, chuẩn quá trình đào tạo và chuẩn đầu ra. Đảm bảo chất lượng (Quality Assurance - QA). -Đảm bảo chất lượng là toàn bộ các hoạt động có kế hoạch, có hệ thống được tiến hành trong hệ thống chất lượng, và được chứng minh là đủ mức cần thiết để khách hàng thoả mãn các yêu cầu chất lượng. -Nói cách khác, đảm bảo chất lượng có nghĩa là tạo ra sản phẩm không lỗi, Philip B. Crosby gọi là "nguyên tắc không lỗi" (Sallis 1993), "làm đúng ngay từ đầu và làm đúng ở mọi thời điểm". -Chất lượng đào tạo được đảm bảo bởi hệ thống đảm bảo chất lượng, hệ thống này sẽ chỉ ra chính xác phải làm thế nào và theo những tiêu chuẩn nào. Các tiêu chuẩn chất lượng được sắp xếp theo những thể thức trong Hệ thống đảm bảo chất lượng. Quản lý chất lượng tổng thể (Total Quality Managemance-TQM) -Quản lý chất lượng tổng thể là mở rộng và phát triển của đảm bảo chất lượng (Sallis, 1993). -Quản lý chất lượng tổng thể gắn liền với phát triển văn hoá tổ chức, ở đó mỗi thành viên mang lại niềm vui cho khách hàng, tổ chức được thiết kế theo cấu trúc hướng tới khách hàng, coi khách hàng là thượng đế (Peter và Waterman In Search of Excellence, 1982). - Quản Lý chất lượng tổng thể không phải là thanh tra, đó là sự cố gắng làm mọi việc đúng ngay từ đầu và đúng vào mọi thời điểm . -Từ “Tổng thể" (Total) trong TQM có nghĩa là tất cả mọi công việc, quá trình tất cả mọi người (cán bộ QL, GV) phải luôn thực hiện cải tiến CL của đơn vị của mình. - Từ "Quản lý" (Managemance) trong TQM có nghĩa mọi người thuộc đơn vị với chức năng, nhiệm vụ, vị trí là người quản lý của chính trách nhiệm của bản thân họ. Vì vậy, có sự khác biệt giữa chất lượng tổng thể (Total quality- TQ) và quản lý chất lượng tổng thể (TQM). - Và liên tục và từng bước cải thiện chất lượng. Thay đổi văn hoá tổ chức là nhu cầu thiết yếu để thực hiện QLCLTT: Quản lý chất lượng tổng thể đòi hỏi sự thay đổi của văn hoá tổ chức, đặc biệt là thái độ, phong cách và phương pháp làm việc của cả cán bộ quản lý và nhân viên. - Để đội ngũ làm việc tự giác, tích cực có hiệu quả và sản phẩm có chất lượng, đòi hỏi: + Tạo được môi trường, cơ chế và điều kiện làm việc phù hợp cho đội ngũ thay vì kiểm soát họ. + Các công cụ lao động và hệ thống các cơ chế phù hợp. + Những thành quả lao động phải được thừa nhận. Kiểm định chất lượng 	Kiểm định chất lượng là một giải pháp quản lý chất lượng và hiệu quả nhằm các mục tiêu sau đây: 1- Đánh giá hiện trạng của cơ sở đào tạo đáp ứng các tiêu chuẩn đề ra như thế nào?- tức là hiện trạng cơ sở đào tạo có chất lượng và hiệu quả ra sao? 2- Đánh giá hiện trạng những điển nào là điểm mạnh so với các tiêu chuẩn đề ra của cơ sở đào tạo. 3- Đánh giá hiện trạng những điểm nào là điểm yếu so với các tiêu chuẩn đề ra của cơ sở đào tạo. 4- Trên cơ sở điểm mạnh và điểm yếu phát hiện được so với các tiêu chuẩn đề ra, định ra kế hoạch phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu để phát triển. 	Kiểm định chất lượng có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi mà: 1- Quyền tự chủ (quản lý, học thuật và tài chính) của các cơ sở đào tạo được mở rộng, 2- Tỷ trọng (số người theo học) và thành phần (loại trường đào tạo) phi chính phủ (ngoài công lập) trong cơ sở đào tạo ngày một phát triển và 3- Yếu tố nước ngoài tham gia đào tạo (trong và ngoài công lập) ngày một tăng (do toàn cầu hoá) Khi đó, kiểm định chất lượng là “sự thể chế hoá được phát triển đầy đủ nhất về tính chịu trách nhiệm” (van Vught, 1994) đối với công luận. 	Kết quả kiểm định, góp phần định hướng các hoạt động sau đây của xã hội: 1-Định hướng lựa chọn đầu tư của người học-của phụ huynh đối với cơ sở GD có chất lượng và hiệu quả hơn mà phù hợp với khả năng của mình 2-Định hướng lựa chọn đầu tư của nhà nước để đào tạo nguồn nhân lực theo những ngành nghề cần thiết cho sự phát triển trong tương lai 3-Định hướng đầu tư của các doanh nghiệp cần nguồn nhân lực thích hợp cho doanh nghiệp của mình 4-Định hướng cho các nhà đầu tư nuớc ngoài làm từ thiện hay cần phát triển vốn của mình 5-Định hướng phát triển cho các cơ sở đào tạo để tăng cường năng lực cạnh tranh trong và ngoài nước (xây dựng văn hoá chất lượng, không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả học thuật, quản lý và tài chính…) 6-Định hướng cho sự hợp tác đào tạo (chuyển đổi, công nhận văn bằng chướng chỉ …) của các cơ sở trong và ngoài nước với nhau. ý nghĩa của việc kiểm định công nhận Đối với cơ sở giáo dục 1- Kiểm định chất lượng: nâng cao trách nhiệm của nhà trường do có quá trình tự nhìn nhận lại công việc của mình so với tiêu chuẩn chất lượng ban hành -Quá trình tự đánh giá theo tiêu chuẩn kiểm định làm cho nhà trường xem xét lại một cách toàn diện hiện trạng các hoạt động của trường mình (hoặc ngành/ nghề đào tạo mình đang tiến hành đào tạo), phân tích các điểm mạnh và điểm yếu trong mọi hoạt động của mình dựa trên các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng đề ra và cũng là mục tiêu về chất lượng mà nhà trường mong đạt được. -Với sự công khai hóa các tiêu chuẩn kiểm định cũng có nghĩa là công khai hóa tiêu chuẩn chất lượng của đào tạo, nhà trường sẽ thấy rõ được mục tiêu mà mình cần phải đạt tới. -Bằng việc tự đánh giá mức độ thực hiện của nhà trường so với các tiêu chuẩn kiểm định nhà trường sẽ thấy được một cách tương đối toàn diện thực trạng chất lượng đào tạo của mình để có thể chủ động đưa ra những biện pháp hữu ích cho việc cải thiện chất lượng của trường mình. b- Kiểm định chất lượng sẽ giúp cho hệ thống giáo dục chuyên nghiệp (cả nhà trường và các cơ quan quản lý) không ngừng nâng cao và hoàn thiện bộ máy quản lý chất lượng -Một khâu hết sức quan trọng trong qui trình kiểm định đó là khâu đánh giá ngoài. Mục đích của khâu này là các chuyên gia đại diện cho cơ quan kiểm định xem xét trực tiếp tại trường, so sánh với các tiêu chuẩn của cơ quan kiểm định. Từ đó đưa ra những kết luận xác nhận, và góp ý cho nhà trường những thiếu sót cần khắc phục. - Đoàn đánh giá ngoài sẽ giúp cho nhà trường có cái nhìn khách quan hơn đối với công việc triển khai nhiệm vụ đào tạo của mình. Đặc biệt là về vấn đề quản lý chất lượng. - Đoàn đánh giá ngoài thường là các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong chuyên môn và trong quản lý đào tạo thông qua việc đánh giá sẽ có nhiều khuyến cáo bổ ích giúp cho nhà trường hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng của mình, giúp cho nhà trường xác định được những khâu tác động có hiệu quả nhất để cải thiện chất lượng trong những điều kiện đặc thù của nhà trường. c- Kiểm định chất lượng góp phần nâng cao trách nhiệm xã hội của nhà trường -Khâu cuối cùng của qui trình kiểm định công nhận là khâu ghi nhận và công bố công khai kết quả kiểm định đó. Việc làm này có ý nghĩa trên nhiều mặt: -Về phía xã hội: Đó là sự đảm bảo trước xã hội về chất lượng “sản phẩm” của cơ sở đào tạo hoặc của ngành/ nghề đào tạo. Xác nhận chất lượng và hiệu quả đào tạo của nhà trường. Là cơ sở cho việc tuyển dụng, xem xét tư cách hành nghề của những học viên do nhà trường đào tạo. Là cơ sở cho việc trao đổi lao động giữa các cơ sở sử dụng lao động trong và ngoài nước. Thông qua quá trình kiểm định, các trường luôn chủ động và có ý thức trong việc không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo của mình, nâng cao hiệu quả của đầu tư cho đào tạo - Đối với người học: Yên tâm vì nhu cầu học tập của họ đã được đáp ứng một cách tốt nhất. Giúp cho người học chuyển đổi việc học tập giữa các trường hoặc được công nhận khi họ có nhu cầu bồi dưỡng, nâng cao trình độ. Là tiền đề giúp cho người học được cộng nhận trong việc hành nghề. - Đối với nhà trường: Giúp nhà trường định hướng trong việc cải thiện chất lượng đào tạo của mình thông qua các khuyến cáo, các tư vấn của đội kiểm định. Nhà trường có điều kiện đánh giá lại mình một cách toàn diện và đầy đủ thông qua việc xây dựng báo cáo tự đánh giá. Giúp nhà trường có những chuẩn để củng cố, tránh những sai sót có hại cho chất lượng của nhà trường Củng cố uy tín của nhà trường trước công luận Với ý nghĩa như vậy hoạt động kiểm định thường mang tính xã hội rất cao Nội hàm của kiểm định chất lượng Cơ Sở đào tạo: Căn cứ vào nội hàm nêu trên, tuỳ theo: Mục tiêu ưu tiên (kiểm định cơ sở đào tạo, kiểm định chất lượng ngành đào tạo...), Giai đoạn kiểm định (giai đoạn đầu, tiến trình, phát triển...), Mục tiêu của tổ chức (nhà nước, hội nghề nghiệp hay hội các cơ sở đào tạo...) mà lựa chọn các nội dung để xây dựng các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng GD phù hợp. Kiểm định chất lượng, nhất thiết và tối thiểu phải qua 3 bước: 1-Tự đánh giá theo bộ tiêu chuẩn thống nhất (theo nhà nước hay theo hiệp hội cơ sở đào tạo hay hiệp hội ngành nghề đào tạo) 2-Đánh giá ngoài đối với tự đánh giá của cơ sở đào tạo 3-Công nhận và công khai kết quả kiểm định của tự đánh giá và đánh giá ngoài của cơ sở đào tạo. Quy trình kiểm định chất lượng Quy trỡnh kiểm định được tóm tắt theo sơ đồ sau: 1- Nộp hồ sơ xin kiểm định: Hồ sơ gồm: - Đơn xin kiểm định; -Các tài liệu liên quan nêu rõ chức năng nhiệm vụ, tư cách pháp lý của nhà trường và các nội dung khác theo hướng dẫn của cơ quan kiểm định. 2- Tự đánh giá: - Đây là giai đoạn được coi là có ích và quan trọng nhất của quy trình kiểm định chất lượng. -ở giai đoạn này, nhà trường tự đánh giá và xây dựng một bản báo cáo về các mặt mạnh mặt yếu của nhà trường và đề xuất một kế hoạch cải tiến theo bộ tiêu chuẩn kiểm định đã ban hành. -Sản phẩm của giai đoạn này là một bản báo cáo đầy đủ về những mặt nhà trường đã làm tốt, những việc còn yếu kém cần khắc phục và kế hoạch phát huy điểm mạnh, khắc phục các điểm còn tồn tại giúp cho nhà trường liên tục cải tiến chất lượng. 3- Đánh giá ngoài: -Đây là sự đánh giá bên ngoài của nhóm chuyên gia kiểm định gồm những người có kinh nghiệm và am hiểu hoạt động kiểm định và đánh giá ngoài. -Đoàn đánh giá ngoài có nhiệm vụ xác minh tính xác thực của bản báo cáo tự đánh giá và đưa ra những khuyến nghị giúp nhà trường cải tiến chất lượng. 4- Công nhận: -Căn cứ và báo cáo của trường và kết quả đánh giá ngoài, cơ quan kiểm định sẽ công nhận xếp loại chất lượng nhà trường theo các yêu cầu của kiểm định chất lượng. Xin chân thành cám ơn! 

File đính kèm:

  • pptTong quan ve DB&KDCLGD.ppt