Cuộc thi tìm hiểu Công đoàn Việt Nam - 85 năm xây dựng và phát triển

Tại Đắk Lắk, bộ phận cán bộ Công vận của tỉnh đầu tiên vào thị xã có các đồng chí A Ma Nga, Lê Tấn Toà, Nguyễn Tuấn Sang . và làm việc tại nhà số 80 phố Quang Trung. Sau đó Tỉnh uỷ đã kiện toàn Ban Công vận tỉnh gồm đồng chí Đỗ Việt Thanh (Trưởng Ban), Trần Anh Tuấn, Nguyễn Tới (Uỷ viên) và các cán bộ như Y Sai, Bùi Tuấn Sang, Trần Văn, Nguyễn Thị Bính, Nguyễn Thị Sâm. Ngôi nhà số 07 Phan Chu Trinh được giao làm trụ sở công đoàn, khu nhà đồn điền cây số 3 giao cho Công đoàn làm Nhà nghỉ cho cán bộ công nhân viên. Nhiệm vụ lúc bấy giờ của Công đoàn Đắk Lắk được Tỉnh uỷ xác định là: Tập hợp công nhân, viên chức, trước hết là công nhân viên chức các ngành điện, nước, giao thông vận tải để phục vụ nhiệm vụ ổn định tình hình trước mắt, khắc phục hậu quả chiến tranh trong các thị xã, thị trấn, khu dân cư và phục vụ cho chiến dịch Hồ Chí Minh.

doc8 trang | Chia sẻ: vuductuan12 | Lượt xem: 1822 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Cuộc thi tìm hiểu Công đoàn Việt Nam - 85 năm xây dựng và phát triển, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
CÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC HUYỆN KRÔNG ANA
CĐCS TRƯỜNG TH TRẦN QUỐC TOẢN
 THI TÌM HIỂU
 “CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM - 85 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN”
Họ và tên: Huỳnh Thị Tuyết Nhung 
Năm sinh: 30 - 12 - 1971 
Nghề nghiệp: Giáo viên. Giới tính: Nữ. Dân tộc: Kinh 
 	Đảng viên, đoàn viên: Đoàn viên công đoàn
 	Đơn vị công tác: Trường TH Trần Quốc Toản 
 	 Địa chỉ thường trú: Thôn 1, xã Bình Hòa, huyện Krông Ana 
 	Số điện thoại liên lạc: 0978855505
Bình Hòa, tháng 5/ 2014
BÀI DỰ THI TÌM HIỂU 
“CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM - 85 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN”
(Thực hiện theo Kế hoạch số 26/KH-LĐLĐ ngày 29 tháng 4 năm 2014)
Câu 1: Anh (Chị) hãy trình bày sự ra đời của tổ chức Công đoàn Việt Nam và ý nghĩa của sự kiện này ?
Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp lần thứ I (1897-1914), giai cấp công nhân Việt Nam ra đời và phát triển nhanh chóng trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ II (1918-1930).  Do bị cả thực dân và phong kiến bóc lột hà khắc, giai cấp công nhân Việt Nam đã vùng lên đấu tranh mạnh mẽ. Từ trong đấu tranh đã hình thành tính giai cấp và những người công nhân tập hợp lại thành tổ chức như các hội: Ái hữu, Tương tế, Phường hội, Nghiệp đoàn, Công hội… Đây chính là những tổ chức công đoàn sơ khai đầu tiên và có ở nhiều nơi.
Sau đó tổ chức Công hội Ba Son do đồng chí Tôn Đức Thắng thành lập năm 1920 tại xưởng Ba Son đã có ảnh hưởng lớn trong khu vực Sài Gòn, Chợ Lớn. Song, Công hội này tồn tại trong thời gian ngắn và chưa có chính cương, điều lệ.
Từ năm 1925 đến 1928, nhiều Công hội bí mật đã hình thành do sự hoạt động mạnh mẽ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Đặc biệt từ năm 1928, khi kỳ bộ Bắc kỳ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên chủ trương thực hiện "Vô sản hoá" thì phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam ngày càng sôi nổi, thúc đẩy sự phát triển của tổ chức công hội lên một bước mới cả về hình thức và nội dung hoạt động.
Năm 1929 là thời điểm phong trào công nhân và hoạt động công hội ở nước ta phát triển sôi nổi nhất, đặc biệt là ở miền Bắc. Các cuộc đấu tranh của công nhân nổ ra liên tục ở nhiều xí nghiệp, có sự phối hợp chặt chẽ và thống nhất hành động giữa các cuộc đấu tranh ở xí nghiệp này với xí nghiệp khác trong cùng một địa phương và giữa địa phương này với địa phương khác trong toàn xứ. 
Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân và tổ chức công hội đòi hỏi phải có một tổ chức Mác xít, một Đảng thực sự Cách mạng của giai cấp công nhân có khả năng tập hợp, lãnh đạo công nhân đấu tranh giành độc lập tự do. Tháng 3/1929, chi bộ cộng sản đầu tiên được thành lập ở Hà Nội. Tiếp đến, ngày 17/6/1929, Đông Dương cộng sản Đảng ra đời.
Để đáp ứng yêu cầu cấp thiết của công tác vận động công nhân và tăng cường sức mạnh cho tổ chức Công hội đỏ, Ban chấp hành Trung ương lâm thời Đông Dương Cộng sản Đảng quyết định triệu tập đại hội thành lập Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ vào ngày 28/7/1929, tại số nhà 15 phố Hàng Nón – Hà Nội. Đại hội đã bầu đồng chí Nguyễn Đức Cảnh là người đứng đầu Ban Chấp hành lâm thời Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ. 
Sự kiện thành lập Tổng Công hội đỏ miền Bắc Việt Nam là một mốc son chói lọi trong lịch sử phong trào công nhân và Công đoàn Việt Nam. Lần đầu tiên giai cấp công nhân Việt Nam có một đoàn thể Cách mạng rộng lớn, hoạt động có tôn chỉ, mục đích, phản ánh được ý chí, nguyện vọng của đông đảo công nhân lao động.
Chính vì ý nghĩa đó, theo đề nghị của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bộ chính trị TW Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định lấy ngày 28/7/1929 là ngày truyền thống của tổ chức Công đoàn Việt Nam.
Câu 2: Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI đã xác định phương hướng, nhiệm vụ. Anh (Chị) tâm đắc với nhiệm vụ nào? Vì sao?
Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI xác định 8 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu:
Một là, chăm lo đời sống, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động.
Hai là, tuyên truyền, vận động, giáo dục đoàn viên và người lao động về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết, chủ trương công tác công đoàn.
Ba là, tổ chức phong trào thi đua yêu nước trong đoàn viên và người lao động, góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Bốn là, phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh; nâng cao chất lượng và hiệu quả của đội ngũ cán bộ công đoàn.
Năm là, công tác nữ công.
Sáu là, công tác đối ngoại.
Bảy là, công tác kiểm tra và hoạt động của Ủy ban kiểm tra.
Tám là, công tác tài chính và hoạt động kinh tế công đoàn.
Câu 3: Anh (Chị) quan tâm nhất là chức năng nào của tổ chức Công đoàn Việt Nam? Vì sao?
* Công đoàn Việt Nam có ba chức năng: 
- Đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của công nhân, viên chức, lao động;
- Tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động;
- Giáo dục, động viên, công nhân, viên chức, lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
* Vì chức năng của Công đoàn là một chính thể, một hệ thống đồng bộ, đan xen tương tác lẫn nhau. Trong đó, chức năng bảo vệ quyền, lợi ích người lao động mang ý nghĩa trung tâm - mục tiêu hoạt động công đoàn. Từ các chức năng này sẽ định ra các nhiệm vụ cụ thể của Công đoàn.
Câu 4: Anh (chị) hãy trình bày sự ra đời của tổ chức Công đoàn tỉnh Đắk Lắk và ý nghĩa của sự kiện này?
Từ những năm 1971-1973, tổ chức công đoàn tỉnh Đắk Lắk đã được hình thành nhưng chỉ mới ở cấp cơ sở, tại các đồn điền cao su, cà phê trong vùng địch tạm chiếm. 
 Đầu năm 1974, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có 27 công đoàn cơ sở tập trung chủ yếu ở một số đồn điền như: Đồn điền Đê-ki-pha-nô (có một công đoàn cơ sở, 18 đoàn viên), đồn điền Tôn Thất Thuyết (một công đoàn cơ sở, 4 đoàn viên), đồn điền Tôn Trọng Sửu (có một đảng viên, một công đoàn cơ sở 13 đoàn viên), đồn điền Đặng Thanh An (có một công đoàn cơ sở, 4 đoàn viên), đồn điền Mỹ Cảnh, đồn điền Ba Tư, đồn điền Dương Văn Minh... 
Sau Chiến thắng Buôn Ma Thuột tháng 3-1975, Đắk Lắk được hoàn toàn giải phóng. Lực lượng công nhân viên chức toàn tỉnh chỉ vỏn vẹn có 4.287 người. Cơ sở công nghiệp của cả tỉnh chỉ có 1 nhà máy nước, 1 nhà máy điện với tổng số 120 công nhân. Công nhân cao su, cà phê, lâm nghiệp còn lại trên 1 ngàn người. Đời sống nhân dân Đắk Lắk nói chung, công nhân nói riêng hết sức khó khăn do hậu quả chiến tranh để lại. Mặt khác, tình hình an ninh trật tự diễn biến hết sức phức tạp do bọn phản động FULRO cấu kết với các thế lực phản động chống phá chính quyền cách mạng còn non trẻ. Trước tình hình đó, Tỉnh uỷ chỉ đạo khẩn trương bắt tay vào nhiệm vụ xây dựng, củng cố chính quyền, ổn định an ninh chính trị, đời sống của nhân dân và tiếp tục góp sức vào chiến dịch Hồ chí Minh mùa xuân năm 1975 đại thắng. Một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Tỉnh uỷ là tập trung xây dựng củng cố chính quyền, xây dựng Đảng và các tổ chức đoàn thể trong đó có công đoàn. Khu uỷ khu V đã thành lập các đoàn công tác, trong đó có cán bộ Công vận tăng cường cho các tỉnh trong khu.
Tại Đắk Lắk, bộ phận cán bộ Công vận của tỉnh đầu tiên vào thị xã có các đồng chí A Ma Nga, Lê Tấn Toà, Nguyễn Tuấn Sang .... và làm việc tại nhà số 80 phố Quang Trung. Sau đó Tỉnh uỷ đã kiện toàn Ban Công vận tỉnh gồm đồng chí Đỗ Việt Thanh (Trưởng Ban), Trần Anh Tuấn, Nguyễn Tới (Uỷ viên) và các cán bộ như Y Sai, Bùi Tuấn Sang, Trần Văn, Nguyễn Thị Bính, Nguyễn Thị Sâm.... Ngôi nhà số 07 Phan Chu Trinh được giao làm trụ sở công đoàn, khu nhà đồn điền cây số 3 giao cho Công đoàn làm Nhà nghỉ cho cán bộ công nhân viên. Nhiệm vụ lúc bấy giờ của Công đoàn Đắk Lắk được Tỉnh uỷ xác định là: Tập hợp công nhân, viên chức, trước hết là công nhân viên chức các ngành điện, nước, giao thông vận tải để phục vụ nhiệm vụ ổn định tình hình trước mắt, khắc phục hậu quả chiến tranh trong các thị xã, thị trấn, khu dân cư và phục vụ cho chiến dịch Hồ Chí Minh.
Ngày 12/7/1975, được sự chỉ đạo của Khu uỷ khu V và Công đoàn giải phóng khu V, Tỉnh uỷ Đắk Lắk đã ra Quyết định số 10/QĐ/TU về việc thành lập "Ban vận động thành lập Công đoàn tỉnh Đắk Lắk" trên cơ sở tổ chức của Ban Công vận tỉnh và Công đoàn giải phóng. Kể từ khi thành lập đến tháng 12/1976, toàn tỉnh đã xây dựng được 7 công đoàn ngành, 6 công đoàn huyện, thị xã, 86 công đoàn cơ sở với 3.600 đoàn viên công đoàn.
 Trong hai năm 1975 - 1976 các cấp công đoàn trong tỉnh đã nhanh chóng được hình thành đã thúc đẩy sự cần thiết phải thành lập Công đoàn cấp tỉnh. Ngày 27-01-1977, Tổng Công đoàn Việt Nam đã ra Quyết định số 104/QĐTLĐ chỉ định Ban chấp hành lâm thời Liên hiệp Công đoàn tỉnh Đắk Lắk gồm 9 đồng chí, gồm: Đỗ Việt Thanh, Trần Anh Tuấn, Nguyễn Tới, Lê Tấn Toà, Nguyễn Tấn Sang, Trần Huỳnh Điểu, Ánh Nắng Thu, Mai Tý Hoà, Đặng Thị Thu Yến. Đồng chí Đỗ Việt Thanh làm Thư ký, đồng chí Trần Anh Tuấn và Nguyễn Tới là uỷ viên thường vụ. Hệ thống tổ chức công đoàn gồm 86 CĐ cơ sở; 7 CĐ ngành địa phương, 6 CĐ huyện, thị với 3.600 đoàn viên công đoàn.
Bộ máy tổ chức đầu tiên của cơ quan Liên hiệp Công đoàn tỉnh cũng được hình thành gồm 8 Ban: Ban Tuyên giáo, Ban Thi đua, Ban Tổ chức, Ban Kiểm tra, Ban Nữ công, Ban Bảo hiểm Xã hội, Ban Đời sống Lao động Tiền lương, Văn Phòng tổng hợp. Các đơn vị trực thuộc như Trường công đoàn, Câu lạc bộ lao động, Nhà nghỉ công đoàn cũng đã được hình thành. 
Được sự nhất trí của Tỉnh uỷ Đắk Lắk và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, ngày 09/01/2007, Hội nghị Ban chấp hành Liên đoàn Lao động tỉnh lần thứ 10, khoá VII đã nhất trí thông qua Nghị quyết Lấy ngày 27/01/1977 - ngày Tổng Công đoàn Việt nam ban hành quyết định chỉ định Ban chấp hành Liên hiệp lâm thời Công đoàn tỉnh Đắk Lắk- làm Ngày thành lập Công đoàn tỉnh Đắk Lắk. 
Sự ra đời của Công đoàn Đắk Lắk có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng và phát triển tổ chức Công đoàn Việt Nam; đoàn kết, tập hợp công nhân, viên chức, lao động tỉnh Đắk Lắk; đẩy mạnh các hoạt động nhằm nhanh chóng khắc phục hậu quả chiến tranh, ổn định sản xuất, đời sống cho công nhân viên chức, lao động. 
 Ngày 27/01/1977 đã trở thành một mốc son trong lịch sử Phong trào công nhân và Công đoàn tỉnh Đắk Lắk, đánh dấu bước phát triển quan trọng của hệ thống tổ chức công đoàn tỉnh ta, đảm bảo điều kiện để các cấp công đoàn trong tỉnh hoạt động theo đúng Điều lệ Công đoàn Việt Nam. Sự kiện lịch sử đó đã đánh dấu lần đầu tiên, giai cấp công nhân và người lao động tỉnh ta đã có một tổ chức đại diện cho nguyện vọng, quyền và lợi ích hợp pháp của mình, một tổ chức có thể tập hợp được đông đảo người lao động đóng góp trí tuệ, sức lực cho công cuộc bảo vệ và xây dựng, kiến thiết quê hương Đắk Lắk ngày càng giàu mạnh. 
Câu 5: Tại Đại hội Công đoàn tỉnh Đắk Lắk lần thứ IX (nhiệm kỳ 2013 – 2018) diễn ra từ ngày 19 – 21/3/2013 đã quyết định những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của các cấp công đoàn trong nhiệm kỳ 2013 - 2018. Anh (chị) hãy nêu tóm tắt những nhiệm vụ, giải pháp đó?
	Đại hội công đoàn tỉnh lần thứ IX, nhiệm kỳ 2013 – 2018 đã quyết định 7 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu:
	1. Thực hiện chức năng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động.
	2. Tuyên truyền, giáo dục, vận động đoàn viên và người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, góp phần xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh, thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững - an ninh quốc phòng của tỉnh.
	3. Tổ chức các phong trào thi đua yêu nước trong đoàn viên và người lao động.
	4. Phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh.
	5. Công tác vận động nữ công nhân viên chức lao động.
	6. Công tác kiểm tra.
	7. Công tác tài chính và hoạt động kinh tế công đoàn.
Câu 6: Theo Anh (chị) cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp của mình cần tập trung thực hiện những công việc gì để góp phần xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước? Vì sao?
- Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, thường xuyên tổ chức đối thoại giữa chủ sử dụng lao động với người lao động, xây dựng mối quan hệ lao động hài hoàm, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp.
- Tuyên truyền sâu rộng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết, chủ trương công tác công đoàn; giáo dục truyền thống cách mạng tốt đẹp của giai cấp công nhân Việt Nam, nêu cao tinh thần làm chủ đất nước trong quá trình CNH, HĐH.
- Tham gia thanh tra giám sát chế độ, chính sách thực hiện lương, thưởng, ăn ca, BHXH, BHYT… của người sử dụng lao động đối với NLĐ.
- Tham gia xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, xây dựng lối sống lành mạnh trong CNLĐ.
- Tích cực quan tâm, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cho cán bộ công đoàn, CNLĐ; tổ chức ôn lý thuyết, luyện tay nghề, thi thợ giỏi, thi nâng bậc thường xuyên cho CNLĐ.
- Quan tâm chăm lo đến đời sống, cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ, đặc biệt là những CNLĐ có nhiều khó khăn, CNLĐ bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp…
- Chủ động, tham gia tuyên truyền về chế độ, chính sách pháp luật cho người lao động; góp phần giải quyết có hiệu quả những vấn đề bức xúc, cấp bách trong công nhân, người lao động như: việc làm, tiền lương, thu nhập, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; xây dựng nhà ở, bệnh xá tại các khu công nghiệp, đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, khu vui chơi giải trí, nhà trẻ nơi có đông công nhân, người lao động làm việc; chăm lo công tác bồi dưỡng, giới thiệu đoàn viên công đoàn, công nhân ưu tú trong các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân và có vốn đầu tư nước ngoài cho Đảng xem xét, kết nạp.
Trong thời kì đẩy mạnh và phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, thực hiện CNH- HĐH đất nước, vấn đề phát triển đoàn viên và xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh là nhiệm vụ trọng tâm, sống còn của tổ chức Công đoàn. Ở Việt Nam các Công đoàn ngành đều có những đặc trưng riêng của mỗi ngành. Công đoàn giáo dụcViệt Nam đã xây dựng được hệ thống Công đoàn cơ sở vững mạnh. Bởi lẽ Công đoàn cơ sở là nền tảng của tổ chức Công đoàn, là nơi vận động tổ chức cán bộ, giáo viên, công nhân viên thực hiện chủ trương đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, của ngành và các nghị quyết của Công đoàn... Công đoàn cơ sở có vững mạnh thì tổ chức Công đoàn mới mạnh.
Với tinh thần đó, tổ chức Công đoàn của cơ quan tôi đang công tác luôn vận động các đoàn viên Công đoàn tham gia các hoạt động của Công đoàn, tu dưỡng rèn luyện bản thân phấn đấu nâng cao tay nghề. Công đoàn luôn luôn đảm bảo quyền lợi của người lao động, các chế độ chính sách luôn được bảo đảm. Hiện nay Công đoàn cơ sở của cơ quan đang vận động đoàn viên Công đoàn tham gia, hưởng ứng các cuộc vận động:
+ Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
+ Cuộc vận động hai không với bốn nội dung
+ Mỗi thầy giáo, cô giáo, cán bộ CNVC là một tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo.
Ngoài ra các hoạt động khác luôn được duy trì thường xuyên như phong trào thi đua “Hai tốt”, phụ nữ “Hai giỏi”, “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” gắn với các chuẩn mực của người phụ nữ trong thời kì CNH- HĐH đất nước nhằm phát huy trí tuệ, tài năng và nâng cao vị thế của nữ đoàn viên trong nhà trường.
Câu 7: Anh (Chị) hãy viết một bài khoảng 1.500 từ cống hiến, đề xuất mô hình, đổi mới phương pháp hoạt động Công đoàn trong giai đoạn hiện nay hoặc những kỷ niệm sâu sắc hay những tấm gương tiêu biểu trong phong trào công nhân và hoạt động Công đoàn?
Ngày nay, với tinh thần "Đổi mới, sáng tạo, vì quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, CNVC-LĐ, vì sự phát triển bền vững của đất nước", các cấp CĐ phải nhận thức sâu sắc hơn những thời cơ, thách thức của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước đối với giai cấp công nhân và tổ chức CĐ, đồng thời dự báo đúng xu hướng phát triển về số lượng, chất lượng và cơ cấu đội ngũ CNVC-LĐ... để xác định những nhiệm vụ cụ thể, thiết thực của CĐ các cấp trong xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh, góp phần thực hiện thắng lợi NQ Hội nghị lần thứ VI- BCHTƯ Đảng khoá X về "Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước"
Nỗ lực hơn nữa trong đổi mới tổ chức, hoạt động; hướng về cơ sở, lấy cơ sở làm địa bàn hoạt động chủ yếu, lấy CNVC-LĐ làm đối tượng vận động; tập hợp, hướng hoạt động CĐ vào chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVC-LĐ, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.
Chú trọng giáo dục nâng cao ý thức chính trị, giác ngộ giai cấp, ý thức tổ chức, kỷ luật LĐ, tác phong công nghiệp, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cho CNLĐ. Các cấp CĐ cần vận dụng linh hoạt, sáng tạo các chức năng của tổ chức CĐ để đề ra nhiệm vụ thích hợp trong từng giai đoạn, điều kiện cụ thể, nhằm tăng cường sức mạnh và tập hợp đoàn kết ngày càng đông đảo CNVC-LĐ, nâng cao vai trò của tổ chức CĐ trong xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh. Đó là những vấn đề có ý nghĩa sống còn và là yêu cầu cấp bách của tổ chức CĐ trong những năm tới.
Với tư cách là một đoàn viên tôi có một số đề xuất liên quan đến công tác đoàn viên: Vận động tổ chức đoàn viên và lao động tích cực tham gia các phong trào thi đua, các cuộc vận động mang tính xã hội rộng lớn:
1. Tiếp tục chỉ đạo tổ chức thực hiện cuộc vận động " Dân chủ- Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm" sâu rộng được cụ thể hoá bằng cuộc vận động " Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục" nhằm không ngừng nâng cao phẩm chất và năng lực đội ngũ, , có biện pháp chấn chỉnh và xử lý những sai phạm trong dạy học, thi cử và phong cách nhà giáo cũng như trong công tác liên quan đến ngành. Tổ chức hội thảo về công tác thi đua.
2. Các cấp công đoàn phối hợp với chính quyền tổ chức tốt và đúng hạn Hội nghị CBVC. Phát huy hơn nữa hiệu quả hoạt động của Ban thanh tra nhân dân và Ủy ban kiểm tra Công đoàn. Tăng cường hình thức tổ chức đối thoại giữa thủ trưởng với CBVC, NLĐ.
3. Cùng với chính quyền đồng cấp nghiên cứu, cải tiến công tác quản lý chỉ đạo công tác thi đua khen thưởng, kiên quyết khắc phục bệnh thành tích. Tổ chức tốt các phong trào thi đua: "Hai tốt", "Giỏi việc trường - Đảm việc nhà", phong trào "Xanh, sạch , đẹp", "Dân số kế hoạch hoá gia đình", "Xây dựng gia đình nhà giáo văn hoá", "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá cơ sở". Tham gia hội nghị tổng kết phong trào " Xanh - sạch - đẹp ", tập huấn công tác BHLĐ cho CBCĐ các đơn vị trực thuộc . Phòng chống HIV/AIDS ma tuý trong học đường.
4. Hăng hái tham gia các hoạt động xã hội từ thiện, nhân đạo, ủng hộ, giúp đỡ nhân dân các vùng bị thiên tai, lũ lụt.
Tiếp tục đổi mới tư duy và hoạt động thực tiễn của công đoàn để xây dựng CĐCS vững mạnh , tham gia xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh:
1. Đẩy mạnh công tác phát triển đoàn viên, xây dựng CĐCS vững mạnh, xây dựng qui chế quản lý, chỉ đạo hoạt động công đoàn với các công đoàn trực thuộc. Tập trung xây dựng các CĐ bộ phận.
2. Đẩy mạnh hoạt động nữ công trong tình hình mới theo tinh thần Nghị quyết 6A/ NQ - BCH của CĐ GDVN.
3. Tích cực chủ động tham gia xây dựng Đảng, phát triển đảng viên mới, giới thiệu các ĐVCĐ ưu tú cho Đảng, làm tốt vai trò là người giới thiệu những đồng chí là đoàn viên công đoàn ưu tú cho Đảng.
4. Tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ hoạt động công đoàn cho CBCĐ, 100% CBCĐ mới tham gia các lớp bồi dưỡng. Trang bị đủ tài liệu cho CBCĐ để có điều kiện hoạt động tốt. Tổ chức tập huấn về công tác kiểm tra, công tác tài chính cho CBCĐ phụ trách mảng công tác này.
*****************************
Huỳnh Thị Tuyết Nhung – TH Trần Quốc Toản

File đính kèm:

  • doc_85_NAM_CD_VIET_NAM.(Ngộ gửi)DL_TO_CHUC.CT.doc