Đại số tổ hợp - Chương III Chỉnh hợp
Bài 48. Có 6 người đi vào 1 thang máy của một chung cư có 10 tầng. Hỏi có bao nhiêu
cách để :
a) Mỗi người đi vào 1 tầng khác nhau.
b) 6 người này, mỗi người đi vào 1 tầng bất kì nào đó.
ĐẠI SỐ TỔ HỢP Chương III CHỈNH HỢP Có n vật khác nhau, chọn ra k vật khác nhau (1≤ k ≤ n), sắp vào k chỗ khác nhau. Mỗi cách chọn rồi sắp như vậy gọi là một chỉnh hợp chập k của n phần tử. Chỗ thứ nhất có n cách chọn (do có n vật), chỗ thứ 2 có (n – 1) cách chọn (do còn n – 1 vật), chỗ thứ 3 có n – 2 cách chọn (do còn n – 2 vật), , chỗ thứ k có n – (k – 1) cách chọn (do còn n – (k – 1) vật). Vậy, theo qui tắc nhân, số cách chọn là : n × (n – 1) × (n – 2) × × (n – k + 1) = n! (n k)!− Nếu kí hiệu số chỉnh hợp chập k của n phần tử là , ta có : knA = knA n! (n k)!− Ví dụ 1. Một nhà hàng có 5 món ăn chủ lực, cần chọn 2 món ăn chủ lực khác nhau cho mỗi ngày, một món buổi trưa và một món buổi chiều. Hỏi có mấy cách chọn ? Giải Đây là chỉnh hợp chập 2 của 5 phần tử, có : = 25A 5! (5 2)!− = 4.5 = 20 cách chọn. (Giả sử 5 món ăn được đánh số 1, 2, 3, 4, 5; ta có các cách chọn sau đây : (1, 2), (1, 3), (1, 4), (1, 5), (2, 1), (2, 3), (2, 4), (2, 5), (3, 1), (3, 2), (3, 4), (3, 5), (4, 1), (4, 2), (4, 3), (4, 5), (5, 1), (5, 2), (5, 3), (5, 4)). Ví dụ 2. Trong một trường đại học, ngoài các môn học bắt buộc, có 3 môn tự chọn, sinh viên phải chọn ra 2 môn trong 3 môn đó, 1 môn chính và 1 môn phụ. Hỏi có mấy cách chọn ? Giải Đây là chỉnh hợp chập 2 của 3 phần tử. Vậy có : = 23A 3! (3 2)!− = 6 cách chọn. (Giả sử 3 môn tự chọn là a, b, c thì 6 cách chọn theo yêu cầu là (a, b), (a, c), (b, a), (b, c), (c, a), (c, b)). Ví dụ 3. Từ 5 chữ số 1, 2, 3, 4, 5 có thể tạo ra bao nhiêu số gồm 2 chữ số khác nhau ? Giải Đây là chỉnh hợp chập 2 của 5 phần tử. Vậy có : = 25A 5! (5 2)!− = 5! 3! = 5 × 4 = 20 số (Các số đó là : 12, 13, 14, 15, 21, 23, 24, 25, 31, 32, 34, 35, 41, 42, 43, 45, 51, 52, 53, 54) . Bài 35. Chứng minh với n, k ∈ và 2 ¥ ≤ k < n a) knA = k n 1A − + k k 1 n 1A − − b) n 2 n kA + + + n 1 n kA + + = k 2 n n kA + Giải a) Ta có : kn 1A − + k k 1 n 1A − − = (n 1)! (n 1 k)! − − − + k. (n 1)! (n k)! − − = (n – 1)! 1 k (n k 1)! (n k)(n k 1)! ⎡ ⎤+⎢ ⎥− − − − −⎣ ⎦ = (n 1)! (n k 1)! − − − k1 n k ⎛ ⎞+⎜ ⎟−⎝ ⎠ = (n 1)! (n k 1)! − − − . n n k− = n! (n k)!− = k nA . b) n 2n kA + + + n 1 n kA + + = (n k)! (k 2)! + − + (n k)! (k 1)! + − = (n k)! (k 2)! + − + (n k)! (k 1)(k 2)! + − − = (n k)! (k 2)! + − 11 k 1 ⎡ ⎤+⎢ ⎥−⎣ ⎦ = (n k)! (k 2)! + − . k k 1− = 2(n k)!k k ! + = nn kA + .k2. Bài 36. Giải phương trình Px . 2xA + 72 = 6( 2 xA + 2Px). Đại học Quốc gia Hà Nội khối D 2001 Giải Điều kiện x ∈ và x 2. ¥ ≥ Ta có : Px . 2xA + 72 = 6( 2 xA + 2Px) ⇔ x! x! (x 2)!− + 72 = 6 x! 2x! (x 2)! ⎡ ⎤+⎢ ⎥−⎣ ⎦ ⇔ x!x(x – 1) + 72 = 6[x(x – 1) + 2x!] ⇔ (x2 – x – 12)x! = 6(x2 – x – 12) ⇔ (x2 – x – 12)(x! – 6) = 0 ⇔ 2x x 12 x! 6 0 ⎡ − − =⎢ − =⎣ 0 3 ⇔ : loại x 4 x x 3 =⎡⎢ = −⎢⎢ =⎣ ⇔ x 4 x 3 =⎡⎢ =⎣ Bài 37. Giải bất phương trình : 3Ax + 5 2 xA ≤ 21x. Đại học Quốc gia Hà Nội khối B 1998 Giải Điều kiện x ∈ và x 3. ¥ ≥ 3Ax + 5 2 xA 21x ≤ ⇔ x! (x 3)!− + 5 x! (x 2)!− ≤ 21x x(x – 1)(x – 2) + 5x(x – 1) ⇔ ≤ 21x (x – 1)(x – 2) + 5(x – 1) ⇔ ≤ 21 (do x ≥ 3) x2 + 2x – 24 0 ⇔ ≤ ⇔ –6 ≤ x ≤ 4. Do x ∈ ¥ và x 3 nên x = 3, x = 4 là nghiệâm. ≥ Bài 38. Tìm các số âm trong dãy số x1, x2, , xn với xn = 4 n 4 n 2 A P + + – n 143 4P với Pn là số hoán vị của n phần tử. Đại học An ninh 2001 Giải Điều kiện n ∈ \¥ { }0 . Ta có : xn = (n 4)! n! (n 2)! + + – 143 4n! = (n 4)(n 3) n! + + – 143 4n! . Vậy : xn 0) ⇔ 4n2 + 28n – 95 < 0 ⇔ 19 2 − < n < 5 2 . Do n = 1, 2, 3, nên n = 1, n = 2. Vậy 2 số cần tìm là x1 = 5 4 1 × – 143 4 = – 63 4 và x2 = 6 5 2 × – 143 4 2× = 15 – 143 8 = – 23 8 . Bài 39. Chứng minh với n ∈ và n 2 thì ¥ ≥ 2 2 1 A + 2 3 1 A + + 2 n 1 A = n 1 n − . Đại học An ninh khối A 2001 Ta có : 2 2 2 3 2 4 2 n 1 1 A 2 1 1! 1 1 1 A 3! 3 2 2 3 1 2! 1 1 1 A 4! 4 3 3 4 1 (n 2)! 1 1 . A n! n 1 n ⎧ =⎪⎪⎪ = = = −⎪ ×⎪⎪+ = = = −⎨ ×⎪⎪⎪ −⎪ = = −⎪ −⎪⎩ M M Cộng vế theo vế n – 1 đẳng thức trên ta được : 2 2 1 A + 2 3 1 A + 2 4 1 A + + 2 n 1 A = 1 2 + 1 2 – 1 n = 1 – 1 n = n 1 n − . Bài 40. Có bao nhiêu số điện thoại bắt đầu bằng 2 chữ cái khác nhau lấy từ 26 chữ cái A, B, C, , Z và tiếp theo là 5 chữ số khác nhau không có số 0. Giải Chọn 2 chữ cái trong 26 chữ cái, xếp vào hai vị trí đầu tiên, đây là chỉnh hợp chập 2 của 26 phần tử. Tiếp theo, chọn 5 chữ số trong 9 chữ số khác 0, xếp vào 5 vị trí, đây là chỉnh hợp chập 5 của 9 phần tử. Vậy có : 226A . 5 9A = 26! 24! . 9! 4! = 9828000 số. Bài 41. Một đội bóng đá có 18 cầu thủ. Cần chọn ra 11 cầu thủ phân vào 11 vị trí trên sân để thi đấu chính thức. Hỏi có mấy cách chọn nếu : a) Ai cũng có thể chơi ở bất cứ vị trí nào ? b) Chỉ có cầu thủ A làm thủ môn được, các cầu thủ khác chơi ở vị trí nào cũng được ? c) Có 3 cầu thủ chỉ có thể làm thủ môn được, các cầu thủ khác chơi ở vị trí nào cũng được ? Giải a) Chọn 11 người trong 18 người, xếp vào 11 vị trí. Đây là chỉnh hợp chập 11 của 18 phần tử. Có : 1118A = 18! 7! = 1270312243 cách. b) Chọn A làm thủ môn. Tiếp đến, chọn 10 người trong 17 người còn lại, xếp vào 10 vị trí. Vậy có : 1017A = 17! 7! = 705729024 cách. c) Chọn 1 trong 3 người làm thủ môn, có 3 cách. Tiếp đến, chọn 10 người trong 15 người kia, xếp vào 10 vị trí, có 1015A = 15! 5! cách. Vậy, có : 3. 15! 5! = 326918592 cách. Bài 42. Có 10 cuốn sách khác nhau và 7 cây bút máy khác nhau. Cần chọn ra 3 cuốn sách và 3 cây bút máy để tặng cho 3 học sinh, mỗi em một cuốn sách và một cây bút máy. Hỏi có mấy cách ? Giải Chọn 3 trong 10 cuốn sách để tặng cho 3 học sinh. Đây là chỉnh hợp chập 3 của 10 phần tử, có 310A cách. Tiếp theo chọn 3 trong 7 cây bút để tặng cho 3 học sinh. Đây là chỉnh hợp chập 3 của 7 phần tử, có 37A cách. Vậy, có : 310A . 3 7A = 10! 7! . 7! 4! = 10.9.8.7.6.5 = 151200 cách. Bài 43. Trong một chương trình văn nghệ, cần chọn ra 7 bài hát trong 10 bài hát và 3 tiết mục múa trong 5 tiết mục múa rồi xếp thứ tự biểu diễn. Hỏi có bao nhiêu cách chọn khác nhau nếu các bài hát được xếp kế nhau và các tiết mục múa được xếp kế nhau ? Giải Xếp hát rồi đến múa hay múa rồi đến hát : có 2 cách . Trong mỗi trường hợp đó, chọn 7 trong 10 bài hát rồi xếp thứ tự, có 710A cách. Tiếp đến chọn 3 trong 5 tiết mục múa rồi xếp thứ tự, có : 35A cách. Vậy có : 2. 710A . 3 5A = 2. 10! 3! . 5! 2! = 72576000 cách. Bài 44. Trong một cuộc đua ngựa gồm 10 con. Hỏi có mấy cách để 10 con ngựa này về đích nhất, nhì, ba. Giải Số các cách để trong 10 con ngựa này về đích nhất, nhì, ba là số các chỉnh hợp 10 chập 3 (do có thứ tự). Đó là : 310A = 10! 7! = 10.9.8 = 720 cách. Bài 45. Xét các bảng số xe là dãy gồm 2 chữ cái đứng trước và 4 chữ số đứng sau. Các chữ cái được lấy từ 26 chữ cái A, B, , Z. Các chữ số được lấy từ 0, 1, , 9. a) Có mấy biển số trong đó có ít nhất 1 chữ cái khác chữ O và các chữ số đôi một khác nhau. b) Có mấy biển số có 2 chữ cái khác nhau đồng thời có đúng 2 chữ số lẻ, và 2 chữ số lẻ đó giống nhau. Học viện Ngân hàng TP. HCM 2000 Giải a) Số cách chọn 2 chữ cái trong đó có ít nhất 1 chữ cái khác chữ O : 26 × 26 – 1 = 675 (1 là số trường hợp mà 2 chữ cái đều là O). Số cách chọn 4 chữ số đôi một khác nhau : 410A . Vậy có 675 × 410A = 675 × 5040 = 3420000 biển số. b) Số cách chọn 2 chữ cái khác nhau : 26 × 25. Có 5 cặp số lẻ giống nhau, chọn 1 cặp có 5 cách. Lấy cặp số lẻ giống nhau này xếp vào 2 trong 4 vị trí của biển số có : 2 4A 2! = 6 cách. Còn 2 vị trí trống mang 2 chữ số chẵn (có thể giống nhau) trong 5 chữ số chẵn có : 5 × 5 cách. Do đó số biển số thỏa yêu cầu câu b là : 26 × 25 × 5 × 6 × 25 = 487500 biển số. Bài 46. Có 30 học sinh dự thi học sinh giỏi toán toàn quốc. Có 6 giải thưởng xếp hạng từ 1 đến 6 và không ai được nhiều hơn 1 giải. Hỏi: a) Có bao nhiêu danh sách học sinh đoạt giải có thể có ? b) Nếu đã biết học sinh A chắc chắn đoạt giải, thì có bao nhiêu danh sách học sinh đoạt giải có thể có ? Giải a) Chọn 6 học sinh trong 30 học sinh, xếp vào 6 giải là chỉnh hợp chập 6 của 30 phần tử. Vậy có : 630A = 30! 24! = 30.29.28.27.26.25 = 427518000 cách. b) Nếu học sinh A chắc chắn không đoạt giải, cần chọn 6 học sinh trong 29 học sinh, xếp vào 6 giải. Đây là chỉnh hợp chập 6 của 29 phần tử, có : 629A = 29! 23! = 29.28.27.26.25.24 = 342014400 cách. Suy ra số danh sách theo yêu cầu đề bài là : 427.518.000 – 342.014.400 = 85.503.600. Bài 47. Một lớp học có 40 học sinh. Giáo viên chủ nhiệm lớp muốn chọn ra 1 lớp trưởng, 1 lớp phó học tập và 1 lớp phó lao động. Hỏi có bao nhiêu cách chọn. Giải Đây là bài toán chỉnh hợp vì từ 40 học sinh chọn ra 3 em làm cán bộ lớp có theo thứ tự lớp trưởng, lớp phó học tập, lớp phó lao động. Vậy số cách chọn là : 340A = 40! 37! = 40 × 39 × 38 = 59280 cách. Bài 48. Có 6 người đi vào 1 thang máy của một chung cư có 10 tầng. Hỏi có bao nhiêu cách để : a) Mỗi người đi vào 1 tầng khác nhau. b) 6 người này, mỗi người đi vào 1 tầng bất kì nào đó. Giải a) Số cách đi vào 6 tầng khác nhau của 6 người này là số cách chọn 6 trong 10 số khác nhau (mỗi tầng được đánh 1 số từ 1 đến 10). Đó là số chỉnh hợp 10 chập 6 : 610A = 10! 4! = 151200. b) Mỗi người có 10 cách lựa chọn từ tầng 1 đến 10. Mà có 6 người. Vậy số cách chọn là 106. Bài 49. Có 100000 chiếc vé số được đánh số từ 00000 đến 99999. Hỏi số các vé gồm 5 chữ số khác nhau là bao nhiêu. Đại học Quốc gia Hà Nội 1997 Giải Mỗi vé có 5 chữ số khác nhau chính là một chỉnh hợp 10 chập 5. Vậy số các vé gồm 5 chữ số khác nhau là : 510A = 10! 5! = 30240. Ghi chú : Có thể giải bằng phép đếm như bài 8 trang 11. Bài 50. Với 10 chữ số 0, 1, , 8, 9 có thể lập bao nhiêu số có 5 chữ số khác nhau. Đại học Cảnh sát 1999 Giải Gọi n = 1 2 5a a ...a (a1≠ 0) Số các số n bất kì (a1 có thể bằng 0) 510A = 10! 5! = 10 × 9 × 8 × 7 × 6 = 30240 Số các số n mà a1 = 0 là : 49A = 9! 5! = 9 × 8 × 7 × 6 = 3024 Vậy số các số thỏa yêu cầu bài toán : 30240 – 3024 = 27216. Bài 51. Có bao nhiêu số nguyên dương bé hơn 1000 mà mỗi số đều có các chữ số đôi một khác nhau. Giải Gọi n ∈ ¥ và 0 < n < 1000. • Số các số n có 1 chữ số là : 9. • Số các số n có 2 chữ số khác nhau là : 210A – 1 9A = 10! 8! – 9! 8! = 81 trong đó 19A là các số có 2 chữ số khác nhau mà bắt đầu bằng 0. • Số các số n có 3 chữ số khác nhau là : 310A – 2 9A = 10! 7! – 9! 7! = 648 trong đó 29A là số các số có 3 chữ số khác nhau mà bắt đầu bằng 0. • Vậy có : 9 + ( 210A – 19A ) + ( 310A – 29A ) = 9 + 81 + 648 = 738. Bài 52. Từ 0, 1, 3, 5, 7 có thể lập bao nhiêu số, mỗi số gồm 4 chữ số khác nhau và không chia hết cho 5. Đại học Quốc gia Hà Nội Cách 1 : Gọi n = 1 2 3 4a a a a (a1 ≠ 0) • Nếu a4 = 0 thì số các số n là 34A = 4! 1! = 4 × 3 × 2 = 24 • Nếu a4 = 5 thì số các số n là 34A – 2 3A = 24 – 3! 1! = 18. với 23A là số các số n mà a1 = 0. Do đó số các số chia hết cho 5 : 24 + 18 = 42. Nhưng số các số n tùy ý (a1 ≠ 0) là : 45A – = 3 4A 5! 1! – 24 = 96. với 34A là số các số n mà a1 = 0. Vậy số các số không chia hết cho 5 : 96 – 42 = 54. Cách 2 : Số các số tận cùng bằng 1 : – 34A 2 3A = 4! – 3! = 18 với 23A là số các số n mà a1 = 0. Tương tự số các số tận cùng bằng 3, 7 cũng là 18. Vậy các số n không chia hết cho 5 là : 18 + 18 + 18 = 54. Bài 53. Từ X = { }0, 1, 2, 3, 4, 5, 6 lập được bao nhiêu số tự nhiên có 5 chữ số khác nhau trong đó nhất thiết phải có mặt chữ số 5. Đại học Kinh tế Quốc dân 2001 Giải Gọi n = 1 2 5a a ...a . (a1 ≠ 0). Cách 1: • Chọn trước a1 = 5 thì số các số n là 46A = 6!2! = 360. • Số các số mà ai = 5 (i = 2, 3, 4, 5) kể cả a1 có thể là 0 : 4 46A . Số các số mà a1 = 0 và ai = 5 (i = 2, 3, 4, 5) là : 4 . 35A Do đó số các số mà a1 0 và ai = 5 (i = 2, 3, 4, 5) là : ≠ 4 = 4(360 – 60) = 1200. 4 36 5(A A )− Vậy số các số n phải có mặt 5 là : 360 + 1200 = 1560. Cách 2 : Số các số gồm 5 chữ số bất kì : – 57A 4 6A = 2160 Số các số gồm 5 chữ số mà không có mặt chữ số 5 – = 600 56A 4 5A Vậy số các số thỏa yêu cầu bài toán : 2160 – 600 = 1560. Bài 54. Từ 7 chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6 có thể lập được bao nhiêu số chẵn mỗi số gồm 5 chữ số khác nhau. Đại học An ninh 1997 – Y Dược TP. HCM 1997 Giải Cách 1 : Số các số gồm 5 chữ số khác nhau tận cùng bằng 0 46A = 6! 2! = 360 Số các số gồm 5 chữ số khác nhau tận cùng bằng 2 (a1 có thể là 0) 46A = 360 Số các số gồm 5 chữ số khác nhau bắt đầu 0, tận cùng là 2 = 35A 5! 2! = 5 × 4 × 3 = 60 Vậy số các số tận cùng là 2 mà a1 ≠ 0 360 – 60 = 300 Tương tự số các số tận cùng bằng 4, 6 cũng là 300. Vậy số các số thỏa yêu cầu bài toán : 360 + 3.(300) = 1260. Cách 2 : Gọi n = 1 2 5a a ...a chẵn. Trường hợp 1 : a1 lẻ. a1 a5 a2 a3 a4 Số cách chọn 3 4 5 4 3 Trường hợp 2 : a1 chẵn. a1 a5 a2 a3 a4 Số cách chọn 3 3 5 4 3 Vậy số các số n chẵn là : 3 4 × 5 4 3 + 3 × × × × 3 × 5 × 4 × 3 = 720 + 540 = 1260. Bài 55. Cho X = { }0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 có thể lập bao nhiêu số n gồm 5 chữ số khác nhau đôi một từ X mà a) n chẵn b) Một trong 3 chữ số đầu tiên phải có mặt chữ số 1. Đại học Quốc gia TP. HCM khối D 1999 Giải Gọi n = 1 2 3 4 5a a a a a . a) Cách 1 : Số các số tận cùng là 0 : 47A Số các số tận cùng là 2 : – ( là số các số n tận cùng 2 bắt đầu 0). 47A 3 6A 3 6A Tương tự số các số tận cùng 4, 6 cũng là – . 47A 3 6A Vậy số các số chẵn + 3( – ) = 4 – 3 = 4.47A 4 7A 3 6A 4 7A 3 6A 7! 3! – 3. 6! 3! = 3000. Cách 2 : Trường hợp 1 : a1 lẻ a1 a5 a2 a3 a4 Số cách chọn 4 4 6 5 4 Trường hợp 2 : a1 chẵn a1 a5 a2 a3 a4 Số cách chọn 3 3 6 5 4 Do đó số các số n chẵn là : 30.43 + 120.32 = 3000. b) Cách 1 : • Xét các số n bất kì (kể cả a1 = 0) Có 3 cách chọn chữ số 1 (do a1 hoặc a2 hoặc a3 bằng 1) 4 vị trí còn lại có = 47A 7! 3! = 7 × 6 × 5 × 4 = 840 cách. Vậy có 3 840 = 2520 số. × • Xét các số n = 2 3 4 50a a a a Có 2 cách chọn vị trí chữ số 1. Có = 36A 6! 3! = 6 5 4 = 120 cách chọn cho 3 vị trí còn lại. × × Vậy có 2 120 = 240 số × Số các số thỏa yêu cầu bài toán : 2520 – 240 = 2280 số. Cách 2 : Số các số n mà a1 = 1 là = 47A 7! 3! = 7 × 6 × 5 × 4 = 840 Số các số n mà a2 = 1 là – = 840 – 120 = 720 ( là số các số dạng 47A 3 6A 3 6A 3 4 501a a a ) Số các số mà a3 = 1 cũng là 720. Số các số thỏa yêu cầu bài toán : 840 + 720 + 720 = 2280 số. Bài 56. Từ 7 chữ số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 có thể bao nhiêu số có 4 chữ số khác nhau và có thể lập bao nhiêu số có 4 chữ số phân biệt trong đó có 2 chữ số 1, 2. Đại học Dân lập Thăng Long 1998 Giải Gọi n = 1 2 3 4a a a a • Số các số n là : = 47A 7! 3! = 7 × 6 × 5 × 4 = 840. • Xét hộc có 4 ô trống. Đem chữ số 1 bỏ vào hộc có : 4 cách. Đem chữ số 2 bỏ vào hộc có : 3 cách. Còn lại 5 chữ số 3, 4, 5, 6, 7 bỏ vào 2 ô trống còn lại có = 25A 5! 3! = 5 × 4 = 20 cách. Vậy số các số thỏa yêu cầu bài toán : 4 × 3 × 20 = 240 số. Bài 57. Từ 10 chữ số 0, 1, 2, , 7, 8, 9 có thể lập bao nhiêu số có 6 chữ số khác nhau sao cho các số đó đều phải có mặt 0 và 1. Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 1999 Giải Xét hộc có 6 ô trống. Do a1 ≠ 0 nên có 5 cách đưa số 0 bỏ vào hộc. Còn lại 5 ô trống nên có 5 cách đưa số 1 vào. Còn 8 chữ số 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 mà có 4 hộc trống nên có = 48A 8! 4! = 8 × 7 × 6 × 5 = 1680 cách. Do đó số các số cần tìm : 5 × 5 × 1680 = 42 000. Bài 58. Có bao nhiêu số tự nhiên gồm 6 chữ số đôi một khác nhau (chữ số đầu tiên khác 0) trong đó có một chữ số 0 nhưng không có mặt chữ số 1. Đại học Quốc gia TP. HCM 2001 Giải Gọi X = { }0, 1, 2, ..., 7, 8, 9 . Xét hộc có 6 ô trống. Lấy chữ số 0 bỏ vào hộc có 5 cách (do a1 ≠ 0). Từ X\{ }0, 1 còn 8 chữ số chọn 5 chữ số bỏ vào 5 hộc còn lại có cách. 58A Vậy số các số thỏa yêu cầu bài toán : 5. = 5.58A 8! 3! = 5 × 8 × 7 × 6 × 5 × 4 = 33600. Bài 59. Tính tổng các số tự nhiên gồm 5 chữ số khác nhau được lập từ 1, 3, 4, 5, 7, 8. Đại học Sư phạm Hà Nội 2 – 2001 Giải Gọi n = 1 2 5a a ...a Số các số n là 56A = 6! 1! = 720. Xét các chữ số hàng đơn vị, mỗi chữ số 1, 3, 4, 5, 7, 8 xuất hiện 720 6 = 120 lần. Vậy tổng các chữ số hàng đơn vị là : 120(1 + 3 + 4 + 5 + 7 + 8) = 120 × 28 = 3360. Tương tự tổng chữ số hàng chục là : 3360 × 10 tổng chữ số hàng trăm là : 3360 × 102 tổng chữ số hàng nghìn là : 3360 × 103 tổng chữ số hàng vạn là : 3360 × 104 Do đó S = 3360.(1 + 10 + 102 + 103 + 104) = 3360 × 11111 = 37 332 960. (còn tiếp) PHẠM HỒNG DANH - NGUYỄN VĂN NHÂN - TRẦN MINH QUANG (Trung tâm Bồi dưỡng văn hóa và luyện thi đại học Vĩnh Viễn)
File đính kèm:
- Toan-daisotohop-chuong3.pdf