Đề cương giới thiệu bộ Luật hàng hải Việt Nam - Năm 2005

Chương VI. Hợp đồng vận chuyển hành khách và hành lý bằng đường biển (từ Điều 123 đến Điều 137): quy định về quyền và nghĩa vụ của người vận chuyển; quyền và nghĩa vụ của hành khách; xác định vé đi tàu là bằng chứng giao kết hợp đồng; trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển đối với hành khách và hành lý; giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển.

Việc sửa đổi, bổ sung các quy định trong Chương này nhằm cụ thể hoá và quy định rõ ràng hơn quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng trên cơ sở tham khảo Công ước Athen năm 1974 về vận chuyển hành khách và hành lý bằng đường biển, các Nghị định thư bổ sung năm 1976, năm 1990 và luật hàng hải một số nước.

Chương VII. Hợp đồng thuê tàu (từ Điều 138 đến Điều 157): chia thành 3 Mục:

+ Mục 1. Quy định chung, quy định về hợp đồng thuê tàu; hình thức hợp đồng; cho thuê lại; nguyên tắc áp dụng quy định pháp luật trong hợp đồng thuê tàu; thời hiệu khởi kiện.

+ Mục 2. Thuê tàu định hạn, quy định về hợp đồng thuê tàu định hạn; nghĩa vụ của chủ tàu; quyền, nghĩa vụ của người thuê tàu; quan hệ giữa chủ tàu, người thuê tàu và thuyền bộ của tàu; thanh toán tiền thuê tàu và chấm dứt hợp đồng thuê tàu.

+ Mục 3. Thuê tàu trần, quy định về hợp đồng thuê tàu trần, nghĩa vụ của chủ tàu; nghĩa vụ của người thuê tàu; thanh toán tiền thuê tàu và thuê mua tàu.

Việc sửa đổi, bổ sung của Chương này nhằm làm rõ hơn và tách biệt nội dung hai loại hợp đồng thuê tàu trên cơ sở tham khảo quy định của luật hàng hải một số nước và tập quán hàng hải quốc tế.

 

doc17 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 322 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề cương giới thiệu bộ Luật hàng hải Việt Nam - Năm 2005, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
rất cần thiết, nhằm bắt kịp xu thế phát triển của luật hàng hải quốc tế. 
II. nguyên tắc sửa đổi bộ luật 
 Việc sửa đổi Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 1990 có tác động tích cực đối với ngành hàng hải Việt Nam, với việc xuất nhập khẩu, lưu thông hàng hoá trong và ngoài nước; có tác động đối với tiến trình phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, nhất là việc triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam trong các Hiệp định song phương và đa phương, điều ước quốc tế có liên quan đến hàng hải mà Việt Nam là thành viên; đồng thời thúc đẩy việc thực hiện cải cách hành chính trong hoạt động hàng hải. Vì vậy, ngoài việc quán triệt đường lối, chủ chương của Đảng, mục tiêu, chính sách của Nhà nước, việc sửa đổi Bộ luật 1990 đã được Ban Soạn thảo thực hiện theo các nguyên tắc cơ bản dưới đây:
 1. Đảm bảo tính kế thừa nội dung điều chỉnh của Bộ luật 1990, chỉ sửa đổi bổ sung những nội dung chưa được điều chỉnh hay quy định chưa rõ hoặc còn thiếu thống nhất; bãi bỏ những quy định không còn phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển, hội nhập của ngành hàng hải Việt Nam;
 2. Đáp ứng yêu cầu phát triển, hội nhập và nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành hàng hải Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và góp phần đắc lực vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa;
 3. Bảo đảm tính phù hợp, sự thống nhất với Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành thuộc hệ thống pháp luật Việt Nam;
 4. Việc vận dụng quy định của các điều ước, tập quán quốc tế và luật nước ngoài phải phù hợp với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam và xu thế phát triển của luật hàng hải quốc tế, sát với thực tiễn hoạt động hàng hải của Việt Nam. 
III. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Bộ luật Hàng hải Việt Nam
Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2005 (sau đây gọi là Bộ luật) điều chỉnh hoạt động hàng hải, bao gồm các quy định về tàu biển, thuyền bộ, cảng biển, luồng hàng hải, vận tải biển, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường và các hoạt động khác liên quan đến việc sử dụng tàu biển vào mục đích kinh tế, văn hoá, xã hội, du lịch, thể thao, công vụ và nghiên cứu khoa học.
Đối với tàu quân sự, tàu công vụ, tàu cá, phương tiện thuỷ nội địa, thủy phi cơ, cảng quân sự, cảng cá và cảng, bến thủy nội địa chỉ áp dụng trong trường hợp có quy định cụ thể tại Bộ luật này.
Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Bộ luật hàng hải Việt Nam với quy định của luật khác về cùng một nội dung điều chỉnh liên quan đến hoạt động hàng hải thì áp dụng các quy định của Bộ luật này.
 Bộ luật áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài liên quan đến hoạt động hàng hải tại Việt Nam.
 Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Bộ luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
IV. Bố cục và nội dung cơ bản của Bộ luật
1. Cơ cấu của Bộ luật
 Ngoài Lời nói đầu, Bộ luật bao gồm 18 Chương với 201 điều và có bố cục hợp lý, cụ thể, các mục trong chương đều có sự sắp xếp lại với tên gọi chính xác, tất cả các điều đều có tên gọi riêng nên rất thuận tiện cho việc nghiên cứu, áp dụng. 
2. Nội dung của Bộ luật
 Lời nói đầu: Bổ sung mới quy định về căn cứ để ban hành Bộ luật. 
 Chương I. Những quy định chung (từ Điều 1 đến Điều 10): quy định phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật; quyền vận tải nội địa; quyền thoả thuận trong hợp đồng; nguyên tắc hoạt động hàng hải; chính sách phát triển hàng hải; trách nhiệm quản lý nhà nước về hàng hải; thanh tra hàng hải và những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động hàng hải.
 Bổ sung các điều mới về nguyên tắc hoạt động hàng hải, chính sách phát triển hàng hải, thanh tra hàng hải và những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động hàng hải.
 Chương II. Tàu biển (từ Điều 11 đến Điều 44): chia thành 8 Mục.
	+ Mục 1. Quy định chung, quy định về tàu biển, tàu biển Việt Nam, chủ tàu.
	+ Mục 2. Đăng ký tàu biển, quy định về nguyên tắc đăng ký tàu biển; các loại tàu biển phải đăng ký; điều kiện đăng ký tàu biển Việt Nam; trách nhiệm của chủ tàu về đăng ký tàu biển tại Việt Nam; đăng ký tàu biển đang đóng; nội dung cơ bản của Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam; xoá đăng ký tàu biển Việt Nam; đăng ký tàu công vụ.
	+ Mục 3. Đăng kiểm tàu biển Việt Nam, quy định về đăng kiểm tàu biển Việt Nam; kiểm tra, giám sát kỹ thuật đối với tàu biển Việt Nam, đăng kiểm tàu công vụ.
	+ Mục 4. Giấy chứng nhận và tài liệu của tàu biển, quy định về giấy chứng nhận và tài liệu của tàu biển; giấy chứng nhận dung tích tàu biển.
	+ Mục 5. An toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường, quy định về bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường; thanh tra , kiểm tra về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường; tìm kiếm và cứu nạn hàng hải; điều tra tai nạn hàng hải.
	+ Mục 6. Chuyển quyền sở hữu tàu biển và thế chấp tàu biển, quy định về chuyển quyền sở hữu tàu biển; thế chấp tàu biển Việt Nam; nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam và đăng ký thế chấp tàu biển Việt Nam.
	+ Mục 7. Quyền cầm giữ hàng hải, quy định về quyền cầm giữ hàng hải; khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải; thứ tự ưu tiên giải quyết các khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải; thời hiệu quyền cầm giữ hàng hải. 
	+ Mục 8. Bắt giữ tàu biển, quy định về bắt giữ tàu biển; khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền bắt giữ tàu biển; thực hiện quyền bắt giữ tàu biển; đảm bảo tài chính cho yêu cầu bắt giữ tàu biển; thả tàu sau khi bị bắt giữ.
Sửa đổi, bổ sung trong Chương này các nguyên tắc về đăng ký tàu biển, cả tàu biển đang đóng trên cơ sở có tham khảo Công ước của Liên Hợp quốc về điều kiện đăng ký tàu biển 1996; đăng kiểm tàu biển; kiểm tra và cấp các giấy chứng nhận của tàu biển. Bỏ quy định về phạm vi hoạt động của tàu biển tư nhân. 
Sửa đổi, bổ sung nghĩa vụ của chủ tàu, các cơ quan chức năng trong việc bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường đối với tàu biển, kể cả việc tìm kiếm, cứu nạn trên biển; thế chấp tàu biển, kể cả tàu biển đang đóng. Thay "Đăng kiểm Việt Nam" bằng “Cơ quan đăng kiểm Việt Nam“ để đảm bảo xu thế xã hội hóa hoạt động phân cấp tàu biển.
Bỏ quy định về cầm cố tàu biển trên cơ sở thực tế 14 năm qua, cũng như tham khảo một số Bộ luật hàng hải của nước ngoài, tập quán hàng hải quốc tế và Bộ luật Dân sự Việt Nam (sửa đổi); sửa đổi, bổ sung các quy định về quyền cầm giữ hàng hải có vận dụng một cách chọn lọc Công ước quốc tế về quyền cầm giữ hàng hải và thế chấp 1993.
Bổ sung mới các điều quy định về bắt giữ tàu biển trên cơ sở phát triển Điều 36, Điều 37 Bộ luật 1990 và vận dụng Công ước quốc tế về bắt giữ tàu biển 1999 cũng như tham khảo luật hàng hải của một số nước.
 Chương III. Thuyền bộ (từ Điều 45 đến Điều 58): quy định về thuyền bộ; thuyền viên Việt Nam; các điều kiện làm việc, chế độ lao động, nghĩa vụ và quyền lợi của thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam; địa vị pháp lý, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của thuyền trưởng; hợp đồng thuê thuyền viên; trách nhiệm của chủ tàu.
Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến thuyền viên Việt Nam, định biên thuyền bộ, trách nhiệm và quyền hạn của thuyền trưởng; bổ sung các quy định về nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong việc sử dụng thuyền viên; trách nhiệm của chủ tàu trong việc bố trí thuyền bộ, bảo đảm chế độ làm việc và điều kiện sống đối với thuyền viên làm việc trên tàu biển.
Việc sửa đổi, bổ sung của Chương này có tham khảo Công ước của Tổ chức Lao động quốc tế về tiêu chuẩn tối thiểu đối với tàu thương mại và luật hàng hải các nước.
 Chương IV. Cảng biển (từ Điều 59 đến Điều 69): quy định về cảng biển, phân loại cảng biển và chức năng của cảng biển; công bố đóng, mở cảng biển và vùng nước cảng biển; quy hoạch phát triển, đầu tư xây dựng và quyền khai thác cảng biển, luồng cảng biển; an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường tại cảng biển; quy định chức năng, nhiệm vụ của cảng vụ hàng hải - cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hàng hải tại cảng biển và vùng nước cảng biển.
 Sửa đổi, bổ sung quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc Cảng vụ hàng hải; nguyên tắc phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng nhằm tăng cường sự thống nhất trong phối hợp quản lý và tạo thuận lợi cho hoạt động hàng hải. Bổ sung mới các nguyên tắc về cảng biển, quy hoạch phát triển và quản lý đầu tư, xây dựng, khai thác cảng biển. Bỏ khái niệm “khu vực hàng hải" vì không phù hợp với thực tế.
Việc sửa đổi, bổ sung có tham khảo Công ước của Liên Hợp quốc về trách nhiệm của người khai thác cảng trong vận tải thương mại quốc tế năm 1991 và vận dụng Nghị định số 160/2003/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động hàng hải tại cảng biển và khu vực hàng hải của Việt Nam.
 Chương V. Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển (từ Điều 70 đến Điều 122): chia thành 4 Mục:
	+ Mục 1. Các quy định chung, quy định về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển; các loại hợp đồng vận chuyển; các bên liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển; chứng từ vận chuyển.
	+ Mục 2. Hợp đồng vận chuyển hàng hóa theo chứng từ vận chuyển, quy định về thời điểm phát sinh và chấm dứt trách nhiệm của người vận chuyển; nghĩa vụ của người vận chuyển; hàng hoá chở trên boong; trách nhiệm và miễn trách nhiệm của người vận chuyển; giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển; nghĩa vụ của người gửi hàng và người giao hàng; các quy định về chứng từ vận chuyển đặc biệt là vận đơn, vận đơn suốt và các quy định liên quan đến việc lưu kho bãi, giám định về hư hỏng, mất mát hàng hoá.
	+ Mục 3. Hợp đồng vận chuyển theo chuyến, quy định về sử dụng tàu biển; chuyển giao quyền trong hợp đồng vận chuyển theo chuyến; ký phát vận đơn trong hợp đồng vận chuyển theo chuyến; cảng nhận hàng và nơi bốc hàng; thời hạn bốc hàng; thời hạn dôi nhật; thông báo sẵn sàng; cước vận chuyển; quyền chấm dứt hợp đồng; thời hiệu khởi kiện.
	+ Mục 4. Hợp đồng vận tải đa phương thức, quy định về hợp đồng vận tải đa phương thức; trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức.
 Đây là Chương được sửa đổi, bổ sung nhiều nhất cụ thể là:
 + Nêu rõ hợp đồng vận chuyển hàng hóa gồm hai loại hợp đồng: hợp đồng vận chuyển hàng hoá theo chứng từ vận tải và hợp đồng vận chuyển hàng hóa theo hợp đồng thuê tàu chuyến, nhằm phân biệt rõ giữa hai loại hợp đồng, xác định rõ nghĩa vụ của người vận chuyển, thời hạn chịu trách nhiệm của người vận chuyển, miễn trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển. Dự thảo không nghiêng về bảo vệ lợi ích của chủ tàu hay chủ hàng mà cân bằng lợi ích các bên một cách hợp lý, xác định rõ nghĩa vụ và quyền lợi một cách bình đẳng của mỗi bên, mặc dù hiện nay đội tàu biển Việt Nam chỉ đảm nhiệm vận chuyển khoảng 15% khối lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu. 
Việc sửa đổi, bổ sung nói trên có tham khảo Công ước của Liên Hợp quốc về vận chuyển hàng hóa bằng đường biển năm 1978; Quy tắc Hague-Visby năm 1968 và luật hàng hải tiến tiến của một số nước.
 + Bổ sung mới nội dung điều chỉnh về vận tải đa phương thức: quy định các nguyên tắc cơ bản về hợp đồng vận tải đa phương thức, nghĩa vụ và quyền hạn của người vận tải đa phương thức và các bên có liên quan và luật hàng hải tiến tiến của một số nước.
Việc sửa đổi, bổ sung nội dung này có tham khảo Công ước của Liên hợp quốc về vận tải hàng hoá đa phương thức quốc tế năm 1980, dự thảo Hiệp định khung của ASEAN về vận tải đa phương thức và Nghị định số 125/2003/NĐ-CP của Chính phủ về vận tải đa phương thức quốc tế.
 Chương VI. Hợp đồng vận chuyển hành khách và hành lý bằng đường biển (từ Điều 123 đến Điều 137): quy định về quyền và nghĩa vụ của người vận chuyển; quyền và nghĩa vụ của hành khách; xác định vé đi tàu là bằng chứng giao kết hợp đồng; trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển đối với hành khách và hành lý; giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển.
Việc sửa đổi, bổ sung các quy định trong Chương này nhằm cụ thể hoá và quy định rõ ràng hơn quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng trên cơ sở tham khảo Công ước Athen năm 1974 về vận chuyển hành khách và hành lý bằng đường biển, các Nghị định thư bổ sung năm 1976, năm 1990 và luật hàng hải một số nước.
Chương VII. Hợp đồng thuê tàu (từ Điều 138 đến Điều 157): chia thành 3 Mục:
+ Mục 1. Quy định chung, quy định về hợp đồng thuê tàu; hình thức hợp đồng; cho thuê lại; nguyên tắc áp dụng quy định pháp luật trong hợp đồng thuê tàu; thời hiệu khởi kiện.
+ Mục 2. Thuê tàu định hạn, quy định về hợp đồng thuê tàu định hạn; nghĩa vụ của chủ tàu; quyền, nghĩa vụ của người thuê tàu; quan hệ giữa chủ tàu, người thuê tàu và thuyền bộ của tàu; thanh toán tiền thuê tàu và chấm dứt hợp đồng thuê tàu.
+ Mục 3. Thuê tàu trần, quy định về hợp đồng thuê tàu trần, nghĩa vụ của chủ tàu; nghĩa vụ của người thuê tàu; thanh toán tiền thuê tàu và thuê mua tàu. 
Việc sửa đổi, bổ sung của Chương này nhằm làm rõ hơn và tách biệt nội dung hai loại hợp đồng thuê tàu trên cơ sở tham khảo quy định của luật hàng hải một số nước và tập quán hàng hải quốc tế.
Chương VIII. Đại lý tàu biển và môi giới hàng hải (từ Điều 158 đến Điều 165): chia thành 2 Mục:
+ Mục 1. Đại lý tàu biển, quy định về đại lý tàu biển; người đại lý tàu biển; hợp đồng đại lý tàu biển; giá dịch vụ đại lý tàu biển; trách nhiệm của người đại lý tàu biển; trách nhiệm của người uỷ thác; thời hiệu khởi kiện.
+ Mục 2. Môi giới hàng hải, quy định về môi giới hàng hải và người môi giới hàng hải; quyền và nghĩa vụ của người môi giới hàng hải; thời hiệu khởi kiện. 
Sửa đổi, bổ sung một số quy định về khái niệm đại lý tàu biển, hợp đồng đại lý tàu biển, giá dịch vụ đại lý tàu biển để phù hợp với tập quán hàng hải quốc tế và pháp luật Việt Nam. Bổ sung trách nhiệm của người môi giới hàng hải để phù hợp với thực tế hoạt động của loại hình dịch vụ này.
 Chương IX. Hoa tiêu hàng hải (từ Điều 169 đến Điều 177): quy định về chế độ hoa tiêu; tổ chức hoa tiêu; địa vị pháp lý, điều kiện hành nghề, quyền và nghĩa vụ của hoa tiêu hàng hải; nghĩa vụ của thuyền trưởng và chủ tàu khi sử dụng hoa tiêu hàng hải; trách nhiệm của hoa tiêu hàng hải khi xảy ra tổn thất do lỗi dẫn tàu; hoa tiêu đối với tàu công vụ, tàu cá, phương tiện thuỷ nội địa, thuỷ phi cơ và tàu quân sự nước ngoài.
Sửa đổi, bổ sung để làm rõ các quy định về chế độ hoa tiêu bắt buộc, tổ chức hoa tiêu, nghĩa vụ của thuyền trưởng và chủ tàu khi sử dụng hoa tiêu hàng hải, thẩm quyền quy định phí hoa tiêu để phù hợp với tính đặc thù của hoạt động hoa tiêu hàng hải vì mục đích an toàn, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường, không vì lợi nhuận.
Việc sửa đổi, bổ sung nói trên có vận dụng các công ước quốc tế liên quan (UNCLOS 82, SOLAS 74/78, STCW 78/95, MARPOL 73/ 78) và tham khảo quy định của luật hàng hải một số nước.
 Chương X. Lai dắt tàu biển (từ Điều 178 đến Điều 184): quy định về khái niệm lai dắt tàu biển; hợp đồng lai dắt tàu biển; quyền chỉ huy lai dắt tàu biển; nghĩa vụ của chủ tàu lai; trách nhiệm bồi thường tổn thất trong lai dắt tàu biển; thời hiệu khởi kiện; lai dắt tàu quân sự, tàu công vụ, tàu cá, phương tiện thuỷ nội địa và thuỷ phi cơ.
Việc sửa đổi, bổ sung Chương này để làm rõ hơn các nội dung đã có trong Bộ luật 1990 như quy định về lai dắt tàu biển bao gồm lai dắt trên biển và lai dắt hỗ trợ trong vùng nước cảng biển, trách nhiệm bồi thường cho bên thứ ba đối với tổn thất xẩy ra trong quá trình lai dắt; sửa đổi, bổ sung có tham khảo luật hàng hải của một số nước.
 Chương XI. Cứu hộ hàng hải (từ Điều 185 đến Điều 196): quy định về khái niệm cứu hộ hàng hải; hợp đồng cứu hộ hàng hải; nghĩa vụ và quyền được hưởng tiền công của người cứu hộ; nguyên tắc xác định tiền công cứu hộ; phân chia tiền công cứu hộ; thời hiệu khởi kiện; cứu hộ hàng hải đối với tàu quân sự, tàu công vụ, tàu cá, phương tiện thuỷ nội địa, thuỷ phi cơ.
 Sửa đổi, bổ sung một số quy định về hình thức hợp đồng cứu hộ, nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng cứu hộ, tiền công đặc biệt trong cứu hộ hàng hải có liên quan đến tổn thất môi trường, quyền giữ tàu và tài sản cứu được. Việc sửa đổi, bổ sung này có tham khảo Công ước quốc tế về cứu hộ năm 1989 và quy định của luật hàng hải một số nước.
 Chương XII. Trục vớt tài sản chìm đắm (từ Điều 197 đến Điều 205): quy định về tài sản chìm đắm, phân loại tài sản chìm đắm gây nguy hiểm; nghĩa vụ trục vớt tài sản chìm đắm; quy định thời hạn thông báo, thời hạn trục vớt tài sản chìm đắm; trách nhiệm liên đới của người quản lý, người khai thác tài sản chìm đắm là tàu biển; quyền ưu tiên trục vớt tài sản chìm đắm; thẩm quyền xử lý tài sản chìm đắm.
 Chương này đã sửa đổi, bổ sung các quy định về nghĩa vụ trục vớt tài sản chìm đắm, đặc biệt là các tài sản chìm đắm gây nguy hiểm; mở rộng việc phân cấp thẩm quyền xử lý tài sản chìm đắm, không chỉ có Bộ Giao thông vận tải và Bộ Quốc phòng mà còn có Bộ Văn hóa - Thông tin và ủy ban nhân dân cấp tỉnh; rút ngắn thời hạn thông báo, thời hạn dự kiến và thời hạn trục vớt tài sản chìm đắm; quy định rõ về xử lý tài sản chìm đắm; trách nhiệm liên đới của người quản lý, người khai thác tài sản chìm đắm.
 Sửa đổi, bổ sung Chương này có tham khảo Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982; Dự thảo Công ước về di chuyển xác tàu; Công ước quốc tế về cứu hộ năm 1989 và luật hàng hải của một số nước; Luật Di sản văn hóa và Nghị định số 39/1998/NĐ-CP của Chính phủ về xử lý tài sản chìm đắm ở biển.
 Chương XIII. Tai nạn đâm va (từ Điều 206 đến Điều 212): quy định về khái niệm tai nạn đâm va; nghĩa vụ của thuyền trưởng khi xảy ra tại nạn đâm va; nguyên tắc xác định lỗi và bồi thường tổn thất; thời hiệu khởi kiện; tại nạn đâm va đối với tàu quân sự, tàu công vụ, tàu cá, phương tiện thuỷ nội địa, thuỷ phi cơ.
Việc sửa đổi, bổ sung Chương này để làm rõ thêm quy định về đối tượng áp dụng, thời hiệu khởi kiện tai nạn đâm va tàu biển; trách nhiệm liên đới trong bồi thường tính mạng, thương tích hoặc tổn hại sức khoẻ con người.
 Sửa đổi, bổ sung có tham khảo Công ước quốc tế về thống nhất các quy tắc chung liên quan đến đâm va tàu thuyền năm 1910, Công ước quốc tế về thống nhất các quy tắc chung liên quan đến tài phán dân sự trong đâm va tàu thuyền năm 1952, Công ước về các quy tắc quốc tế phòng ngừa đâm va tàu thuyền trên biển năm 1972, dự thảo Công ước quốc tế về thống nhất các quy tắc chung liên quan đến tài phán dân sự, chọn luật, công nhận và thi hành các bản án đâm va tàu thuyền và luật hàng hải một số nước.
 Chương XIV. Tổn thất chung (từ Điều 213 đến Điều 218): quy định về tổn thất chung; tổn thất riêng; phân bổ tổn thất chung; tuyên bố tổn thất chung; chỉ định người phân bổ tổn thất chung; thời hiệu khởi kiện.
Sửa đổi, bổ sung một số quy định về quyền tuyên bố tổn thất chung và chỉ định người phân bổ tổn thất chung. Việc sửa đổi, bổ sung Chương này có tham khảo Quy tắc York Antwerp năm 1994 và luật hàng hải của một số nước.
 Chương XV. Giới hạn trách nhiệm dân sự đối với các khiếu nại hàng hải (từ Điều 219 đến Điều 223): quy định về người được quyền giới hạn trách nhiệm dân sự; các khiếu nại hàng hải được áp dụng giới hạn trách nhiệm dân sự; các khiếu nại không được áp dụng giới hạn trách nhiệm dân sự; mức giới hạn trách nhiệm dân sự; Quỹ đảm bảo bồi thường. 
Sửa đổi, bổ sung Chương này nhằm làm rõ giới hạn trách nhiệm dân sự của chủ tàu, người cứu hộ và những người liên quan khác đối với các khiếu nại hàng hải; về người được quyền giới hạn trách nhiệm dân sự, các khiếu nại được áp dụng giới hạn trách nhiệm dân sự, mức giới hạn trách nhiệm dân sự; nguyên tắc bù trừ các khiếu nại và việc xác lập “Quỹ đảm bảo bồi thường”.
 Bộ luật đã thay thế việc sử dụng đồng "Frăng vàng" làm đơn vị tính toán bằng đơn vị tiền tệ là "Quyền rút vốn đặc biệt" (SDR) theo xác định của Quỹ tiền tệ quốc tế (theo quy định tại khoản 1 Điều 79 của Bộ luật) để phù hợp với xu thế chung của pháp luật hàng hải các nước trên thế giới.
 	Việc sửa đổi, bổ sung Chương này có tham khảo quy định của Công ước quốc tế về giới 

File đính kèm:

  • docde_cuong_gioi_thieu_bo_luat_hang_hai_viet_nam_nam_2005.doc
Bài giảng liên quan