Đề cương giới thiệu Luật an ninh Quốc gia

5. Tuyên truyền, giáo dục bảo vệ an ninh quốc gia (Điều 10)

Điều 10 quy định trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo công táctuyên truyền, giáo dục bảo vệ an ninh quốc gia của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp; trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật và nâng cao ý thức bảo vệ an ninh quốc gia cho toàn dân của cơ quan thông tin, tuyên truyền; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc tuyên truyền, giáo dục, vận động công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài bảo vệ an ninh quốc gia. Khoản 4 Điều 10 đó quy định một nội dung quan trọng, đó là: “Giáo dục bảo vệ an ninh quốc gia là một nội dung giáo dục quốc dân. Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo có trách nhiệm đưa nội dung giáo dục bảo vệ an ninh quốc gia vào chương trình dạy học trong nhà trường và các cơ sở giáo dục khác phù hợp với ngành học, cấp học”.

Nội dung và đối tượng điều chỉnh tại Điều 10 và Điều 19 (Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong bảo vệ an ninh quốc gia) là khác nhau. Điều 10 quy định về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc tuyên truyền, giáo dục bảo vệ an ninh quốc gia; còn Điều 19 quy định cụ thể trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong bảo vệ an ninh quốc gia.

Khoản 3 Điều 10 quy định các cơ quan, tổ chức của Việt Nam trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục, vận động công dân Việt Nam và người Việt Nam định cư ở nước ngoài bảo vệ an ninh quốc gia của Việt Nam.

 

doc14 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 295 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung Đề cương giới thiệu Luật an ninh Quốc gia, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
kinh nghiệm quý báu của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia từ ngày thành lập nước đến nay; tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm lập pháp và tổ chức thực hiện pháp luật của quốc tế trong lĩnh vực này. 
III. Cơ cấu, nội dung của Luật 
Luật bao gồm 5 chương với 36 điều, cụ thể là:
Chương I. Những quy định chung
Chương này có 13 điều, từ Điều 1 đến Điều 13, quy định phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của Luật; chính sách của Nhà nước về an ninh quốc gia; nguyên tắc hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia; xây dùng lực lượng và bảo đảm điều kiện cho hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia; trách nhiệm, nghĩa vụ, chế độ, chính sách đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia; tuyên truyền, giáo dục bảo vệ an ninh quốc gia; hợp tácquốc tế trong lĩnh vực bảo vệ an ninh quốc gia; các hành vi bị nghiêm cấm và chính sách xử lý các hành vi xâm phạm an ninh quốc gia. 
Chương II. Bảo vệ an ninh quốc gia
Chương này có 8 điều, từ Điều 14 đến Điều 21, quy định về nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia; các biện pháp cơ bản bảo vệ an ninh quốc gia; xây dùng nền an ninh nhân dân và thế trận an ninh nhân dân; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân, cơ quan, tổ chức, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong bảo vệ an ninh quốc gia; bảo vệ an ninh quốc gia khi có tình trạng khẩn cấp, tình trạng chiến tranh; áp dụng một số biện pháp cần thiết khi có nguy cơ đe doạ an ninh quốc gia nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp.
Chương III. Cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia
Chương này có 7 điều, từ Điều 22 đến Điều 28, quy định các cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia; nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia cũng như quyền hạn, trách nhiệm của cán bộ chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia; trang bị và sử dụng vũ khí, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, công cụ hỗ trợ của cán bộ, chiến sĩ cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia; chế độ quản lý thông tin, tài liệu, đồ vật về bảo vệ an ninh quốc gia và chế độ, chính sách đối với cán bộ, chiến sĩ cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia. 
Chương IV. Quản lý nhà nước về an ninh quốc gia
Chương này có 6 điều, từ Điều 29 đến Điều 34, quy định nội dung quản lý nhà nước về an ninh quốc gia; thống nhất quản lý nhà nước về an ninh quốc gia; trách nhiệm của Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao và của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân các cấp trong quản lý nhà nước về an ninh quốc gia. 
Chương V. Điều khoản thi hành 
Chương này có 2 điều (Điều 35 và Điều 36), quy định hiệu lực của Luật (Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2005) và giao Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.
IV. Một số vấn đề cụ thể cần lưu ý trong Luật an ninh quốc gia
1. Về tên gọi của Luật
Luật này được thông qua với tên gọi là “Luật An ninh quốc gia”. Tên gọi này bao hàm cả việc bảo vệ và xây dùng tiềm lực an ninh quốc gia, phù hợp với tên gọi đó được xác định trong Nghị quyết của Quốc hội về chương trình xây dùng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ khóa XI. Đồng thời, trong Luật này có các quy định về chính sách của Nhà nước đối với lĩnh vực an ninh quốc gia, về xây dùng nền an ninh nhân dân, chính sách xử lý các hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, xây dùng lực lượng bảo vệ an ninh quốc gia, về bảo đảm các điều kiện cho hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia... Vì vậy, tuy có nhiều quy định về bảo vệ an ninh quốc gia, song tên gọi của Luật là “Luật An ninh quốc gia” là hợp lý.
2. Về phạm vi điều chỉnh của Luật
Tại Điều 1 đó quy định rõ về phạm vi điều chỉnh của Luật An ninh quốc gia như sau: “Luật này quy định về chính sách an ninh quốc gia; nguyên tắc, nhiệm vụ, biện pháp bảo vệ an ninh quốc gia; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, công dân trong bảo vệ an ninh quốc gia”. Đây là quy định có tính khái quát cao, không nêu cụ thể an ninh quốc gia bao gồm an ninh trong các lĩnh vực của đời sống xã hội như chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ, đối ngoại... Bởi vì, nếu quy định cụ thể như vậy thì khó có thể quy định hết các lĩnh vực trong an ninh quốc gia và không tránh khỏi có sự trùng lặp với quy định của các văn bản quy phạm pháp luật khác. Hơn nữa, khái niệm an ninh quốc gia giải thích tại khoản 1 Điều 3 của Luật đã khái quát đầy đủ các lĩnh vực của đời sống xã hội. 
Cần lưu ý là, theo nghĩa rộng thì an ninh quốc gia bao gồm cả lĩnh vực quốc phòng, chống chiến tranh xâm lược; song, căn cứ vào Chương IV (Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa) của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đó được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25/12/2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10, thì bảo vệ an ninh quốc gia và quốc phòng tuy có quan hệ chặt chẽ nhưng là hai lĩnh vực khác nhau trong tổng thể công cuộc bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, phạm vi điều chỉnh của Luật An ninh quốc gia không bao gồm lĩnh vực quốc phòng, chống chiến tranh xâm lược và phân biệt hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia với quốc phòng. Những vấn đề về quốc phòng như tổ chức và hoạt động của lực lượng quốc phòng thì sẽ do Luật Quốc phòng quy định. 
3. Giải thích từ ngữ (Điều 3)
Điều 3 có 10 khoản, giải thích các từ ngữ: “An ninh quốc gia”, “Bảo vệ an ninh quốc gia”, “Hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia”, “Nguy cơ đe doạ an ninh quốc gia”, “Cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia”, “Cán bộ chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia”, “Biện pháp nghiệp vụ”, “Mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia”, “Nền an ninh nhân dân”, “Thế trận an ninh nhân dân”.
Nội dung khái niệm “An ninh quốc gia là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc” cũng bao hàm cả vấn đề an toàn cho cộng đồng dân cư núi chung, cho mỗi cá nhân nói riêng. Theo đó, việc bảo đảm an toàn cho mỗi cá nhân được quy định tại khoản 2 Điều 14 của Luật và cũng đó được quy định trong nhiều văn bản pháp luật hiện hành khác. Cụm từ “sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc” là nội dung không thể thiếu của khái niệm “an ninh quốc gia”, quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại vững chắc của chế độ xã hội và các lợi ích quốc gia. Trong Bộ luật hình sự năm 1999 quy định hành vi xâm phạm lãnh thổ là tội xâm phạm an ninh quốc gia (Điều 81). Việc giải thích khái niệm “an ninh quốc gia” là cần thiết nhằm bảo đảm cách hiểu thống nhất trong Luật này. Việc quy định nội dung này cũng không làm ảnh hưởng đến các luật khác, bởi lẽ lãnh thổ của Tổ quốc đồng thời có thể là đối tượng bảo vệ của nhiều đạo luật khác nhau như Luật An ninh quốc gia, Luật Quốc phòng, Luật Biên giới quốc gia...
“Chế độ kinh tế” và “chế độ chính trị” tuy có mối quan hệ hữu cơ với nhau, nhưng không hoàn toàn đồng nhất. Trong Hiến pháp năm 1992 cũng đó quy định các nội dung này tại hai chương riêng (Chương I - Chế độ chính trị, Chương II - Chế độ kinh tế). Tương tự như vậy, nội dung “nền văn hoá” được quy định trong Chương III của Hiến pháp. Vì vậy, khoản 3 Điều 3 quy định: “Hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia là những hành vi xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, an ninh, quốc phòng, đối ngoại, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” là xác định rõ và cụ thể những khách thể cần được Luật này bảo vệ. Quy định này cũng phù hợp với quy định tại Điều 8 của Bộ luật hình sự năm 1999.
Khoản 6 Điều 3 quy định “Cán bộ chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia là các sĩ quan, hạ sĩ quan của cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia”, đây là những cán bộ được giao những thẩm quyền liên quan trực tiếp đến quyền tự do dân chủ của công dân quy định tại khoản 1 Điều 25, do đó không cho phép mở rộng đến quốc nhân chuyên nghiệp và chiến sĩ. 
4. Về nguyên tắc hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia (Điều 5) 
Điều 5 đó quy định 4 nguyên tắc quan trọng trong hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia; trong đó, nguyên tắc “Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” là nguyên tắc được đặt lên hàng đầu, nhất là trong điều kiện hiện nay chúng ta đang tiến hành xây dùng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
5. Tuyên truyền, giáo dục bảo vệ an ninh quốc gia (Điều 10)
Điều 10 quy định trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo công táctuyên truyền, giáo dục bảo vệ an ninh quốc gia của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp; trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật và nâng cao ý thức bảo vệ an ninh quốc gia cho toàn dân của cơ quan thông tin, tuyên truyền; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc tuyên truyền, giáo dục, vận động công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài bảo vệ an ninh quốc gia. Khoản 4 Điều 10 đó quy định một nội dung quan trọng, đó là: “Giáo dục bảo vệ an ninh quốc gia là một nội dung giáo dục quốc dân. Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo có trách nhiệm đưa nội dung giáo dục bảo vệ an ninh quốc gia vào chương trình dạy học trong nhà trường và các cơ sở giáo dục khác phù hợp với ngành học, cấp học”.
Nội dung và đối tượng điều chỉnh tại Điều 10 và Điều 19 (Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong bảo vệ an ninh quốc gia) là khác nhau. Điều 10 quy định về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc tuyên truyền, giáo dục bảo vệ an ninh quốc gia; còn Điều 19 quy định cụ thể trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong bảo vệ an ninh quốc gia. 
Khoản 3 Điều 10 quy định các cơ quan, tổ chức của Việt Nam trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục, vận động công dân Việt Nam và người Việt Nam định cư ở nước ngoài bảo vệ an ninh quốc gia của Việt Nam.
6. Chính sách xử lý các hành vi xâm phạm an ninh quốc gia (Điều 12)
Việc xác định đúng chính sách của Nhà nước ta trong xử lý các hành vi xâm phạm an ninh quốc gia có ý nghĩa quan trọng đối với công tác đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia, nhằm làm phân của hàng ngũ các phần tử chống đối. Theo đó, tại Điều 12 đó quy định rõ: Mọi hành vi xâm phạm an ninh quốc gia đều phải bị xử lý nghiêm minh, kịp thời theo đúng quy định của pháp luật. Người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối thì bị nghiêm trị; người bị ép buộc, lừa gạt, dụ dỗ nhận làm việc cho tổ chức, cá nhân để hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia mà tự thú, thành khẩn khai báo thì được khoan hồng; nếu lập công thì được khen thưởng; người nước ngoài có hành vi xâm phạm an ninh quốc gia của Việt Nam ở ngoài lãnh thổ Việt Nam có thể bị xử lý theo pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định.
Cần lưu ý là, nội dung điều ước quốc tế về hình sự mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đó ký kết hoặc gia nhập có thể dẫn chiếu quy định của pháp luật Việt Nam và cũng có thể dẫn chiếu quy định của pháp luật nước khác để truy cứu trách nhiệm hình sự của một người có hành vi phạm tội nhất định. Mặt khác, tại khoản 2 Điều 6 của Bộ luật hình sự năm 1999 cũng quy định: “Người nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự Việt Nam trong những trường hợp được quy định trong các điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia”. Do đó, nếu khẳng định phải xử lý người nước ngoài có hành vi xâm phạm an ninh quốc gia của Việt Nam ở ngoài lãnhthổ Việt Nam theo pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì có thể không phù hợp trong những trường hợp cụ thể. Vì vậy, khoản 3 Điều 12 của Luật này là quy phạm có tính hướng dẫn để xử lý trường hợp người nước ngoài có hành vi xâm phạm an ninh quốc gia của Việt Nam ở ngoài lãnh thổ Việt Nam.
7. Về các hành vi bị nghiêm cấm (Điều 13)
Điều 13 có 7 khoản, quy định các hành vi bị nghiêm cấm, chủ yếu là các hành vi xâm phạm an ninh quốc gia. Các hành vi xâm phạm an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật hiện hành rất nhiều, nếu thu hút hết vào Luật An ninh quốc gia sẽ dẫn tới tình trạng trùng lặp không cần thiết. Vì vậy, Luật được xây dùng theo hướng chỉ quy định các hành vi xâm phạm an ninh quốc gia có tính chất điển hình và xác định các hành vi khác xâm phạm an ninh quốc gia đó được quy định trong Bộ luật hình sự và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
8. Về nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia (Điều 14) 
Điều 14 quy định 5 nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia; trong đó, bảo vệ chế độ chính trị và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc là nhiệm vụ hàng đầu, quan trọng nhất nên được quy định tại khoản 1. Luật đó để đoạn “độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnhthổ” sau đoạn “chế độ chính trị và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” là để xác định và phân biệt lĩnh vực an ninh quốc gia với lĩnh vực quốc phòng. Cách thể hiện này là thống nhất với khái niệm an ninh quốc gia tại khoản 1 Điều 3. 
Lĩnh vực tư tưởng, văn hoá và lĩnh vực chính trị có mối quan hệ với nhau nhưng là hai lĩnh vực khác nhau. Hiến pháp năm 1992 đó quy định hai nội dung trên tại hai chương riêng biệt (Chương I và Chương III). Vì vậy, Luật quy định theo hướng tách riêng nhiệm vụ bảo vệ an ninh về tư tưởng và văn củavới nhiệm vụ bảo vệ chế độ chính trị.
9. Về các biện pháp cơ bản bảo vệ an ninh quốc gia (Điều 15)
Điều 15 quy định các biện pháp cơ bản bảo vệ an ninh quốc gia bao gồm vận động quần chúng, pháp luật, ngoại giao, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, nghiệp vụ, vũ trang. Luật có quy định này để các cơ quan chức năng áp dụng khi thực thi nhiệm vụ, nhưng chỉ quy định có tính nguyên tắc để bảo đảm bí mật, còn nội dung, thẩm quyền, thủ tục áp dụng các biện pháp này đó được quy định trong một số văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và trường hợp chưa có thì sẽ được quy định cụ thể trong các văn bản hướng dẫn thi hành Luật. Thực chất các biện pháp cơ bản bảo vệ an ninh quốc gia đó được quy định trong Luật đều mang yếu tố chính trị, có nội dung chính trị, nhằm mục đích chính trị. Vì vậy, có thể hiểu theo nghĩa rộng đó là các biện pháp đấu tranh chính trị.
10. Về thế trận an ninh nhân dân
Luật chỉ quy định khái quát về “thế trận an ninh nhân dân”, Vì việc bố trí thế trận an ninh nhân dân là một nội dung có tính chất nghiệp vụ không quy định cụ thể trong Luật. Luật quy định về “thế trận an ninh nhân dân” cùng với quy định về xây dùng nền an ninh nhân dân là để phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 1992. Nội dung cụ thể về “thế trận an ninh nhân dân” sẽ do văn bản hướng dẫn Luật quy định.
11. Về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ an ninh quốc gia (Điều 17) 
Điều 17 quy định 6 nhóm quyền đồng thời là nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ an ninh quốc gia; bởi vì, Điều 77 của Hiến pháp năm 1992 quy định “Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiờng liêng và quyền cao quý của công dân” nên khó có thể tách riêng quyền với nghĩa vụ. Ở tên điều, Luật không dùng cụm từ “trách nhiệm và nghĩa vụ” hoặc từ “trách nhiệm” để phù hợp với quy định trên của Hiến pháp.
12. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong bảo vệ an ninh quốc gia (Điều 18) 
Điều 18 quy định 5 nhóm trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong bảo vệ an ninh quốc gia, trong đó khoản 4 quy định: “phát hiện, cung cấp kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia cho cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia hoặc chính quyền nơi gần nhất”. Luật không sử dụng cụm từ “đúng sự thật” ở khoản 4 (phát hiện, cung cấp kịp thời, đúng sự thật thông tin, tài liệu...). Vì nếu bắt buộc phải cung cấp tin “đúng sự thật” là không thực tế và hạn chế khả năng cung cấp thông tin của cơ quan, tổ chức. Mặt khác, việc làm rõ đúng sự thật hay không là trách nhiệm của cơ quan chức năng. 
Quy định tại khoản 5 Điều 18 (Thực hiện yêu cầu của cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật) là nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia thực thi nhiệm vụ của mình và thực tiễn công tácbảo vệ an ninh quốc gia nhiều năm qua đó chứng minh quy định như vậy là cần thiết. 
13. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong bảo vệ an ninh quốc gia (Điều 19) 
Quy định tại Điều 19 là quy định có tính đặc thự cho riêng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong bảo vệ an ninh quốc gia. Bên cạnh đó, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên còn có các trách nhiệm khác đó được quy định tại Điều 18 (Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong bảo vệ an ninh quốc gia). 
14. Áp dụng một số biện pháp cần thiết khi có nguy cơ đe doạ an ninh quốc gia nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp (Điều 21) 
Luật quy định cụ thể về một số biện pháp cần thiết khi có nguy cơ đe doạ an ninh quốc gia nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp để tạo cơ sở pháp lý cần thiết cho việc tiến hành các hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia, tránh lạm dụng khi áp dụngcác biện pháp này trong thực tế. Đây là những biện pháp có quan hệ nhiều đến quyền tự do dân chủ nên Luật chỉ giao thẩm quyền áp dụng các biện pháp đó cho Thủ tướng Chính phủ, mà không giao cho người đứng đầu các Bộ, ngành, địa phương có liên quan.
15. Các cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia (Điều 22)
Khoản 1 Điều 22 quy định các cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia bao gồm cơ quan chỉ đạo, chỉ huy và các đơn vị an ninh, tình báo, cảnh vệ Công an nhân dân; cơ quan chỉ đạo, chỉ huy và các đơn vị bảo vệ an ninh quốc đội, tình bỏo Quốc đội nhân dân. Bên cạnh đó, Luật quy định Bộ đội biên phòng, cảnh sát biển là cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia ở khu vực biên giới trên đất liền và khu vực biên giới trên biển. Luật không quy định “lực lượng an ninh hàng không” là cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia vì “lực lượng an ninh hàng không” chỉ là lực lượng bảo vệ an toàn của ngành hàng không. 
16. Quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia (Điều 24) 
Xuất phát từ thực tiễn công tác đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia nhiều năm qua, Luật An ninh quốc gia đó quy định các quyền hạn quan trọng cho cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia (khoản 1 Điều 24). Tuy nhiên, các quyền hạn đó liên quan đến các quyền và lợi ích cơ bản của con người; Vì vậy, để tránh vi phạm, tại khoản 2 Điều này quy định: “Thủ trưởng cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia quyết định việc sử dụng các quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều này theo thủ tục, thẩm quyền do Chính phủ quy định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình”. 
Người có thẩm quyền quy định tại điểm b khoản 3 được hiểu là người có thẩm quyền ra quyết định thực hiện các quyền hạn được quy định tại khoản 1 điều này. Các thẩm quyền cụ thể sẽ được quy định trong các nghị định của Chính phủ. Trong thực tế, người có thẩm quyền có thể là cấp trên trực tiếp, thậm chí trên nhiều cấp tùy thuộc vào từng nhiệm vụ và tình huống cụ thể. 
17. Quyền hạn, trách nhiệm của cán bộ chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia (Điều 25)
Điều 25 Luật An ninh quốc gia đó giao các quyền hạn quan trọng cho cán bộ chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia để tạo thuận lợi cho các cán bộ này thực thi nhiệm vụ của mình. Điểm d, khoản 1 quy định “cán bộ chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia trong khi thực hiện nhiệm vụ được quyền xuất trình giấy chứng minh an ninh trong trường hợp cần thiết để yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân giúp đỡ”. Luật không sử dụng cụm từ “giấy đặc biệt” hoặc “giấy ưu tiên” mà sử dụng cụm từ “giấy chứng minh an ninh” có giỏ trị chứng minh nhân thõn của cán bộ chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia khi cần sự giúp đỡ của cơ quan, tổ chức và công dân trong khi thi hành công vụ, chứ không có gếa trị để thực hiện các quyền năng khác.
Khoản 3 điều 25 quy định rõ trách nhiệm của cán bộ này là “chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của nhà nước, các quy tắc nghiệp vụ chuyên mụn, kỷ luật của lực lượng vũ trang nhân dâ

File đính kèm:

  • docde_cuong_gioi_thieu_luat_an_ninh_quoc_gia.doc
Bài giảng liên quan