Đề cương giới thiệu Luật thuỷ sản
Chương III: Khai thác thuỷ sản
(Gồm 12 điều, từ Điều 11 đến Điều 22)
Đây là Chương hoàn toàn mới so với Pháp lệnh. Chương này đã quy định đầy đủ, chi tiết về hoạt động khai thác thuỷ sản ở biển và ở sông, hồ, đầm, phá.
Về khai thác thuỷ sản, Luật quy định nguyên tắc khai thác thủy sản (Điều 11); đối với tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sản xa bờ, chủ tàu có trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc đối với thuyền viên làm việc trên tàu cá khai thác thuỷ sản xa bờ (Điều 12). Bên cạnh đó, Nhà nước có chính sách khuyến khích đối với chủ tàu tự nguyện mua bảo hiểm thân tàu. Còn đối với tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sản ven bờ sẽ thực hiện theo pháp luật về kinh doanh bảo hiểm. Ngoài ra, Luật cũng quy định cụ thể đối với tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sản xa bờ, ven bờ phải có trang thiết bị, phương tiện cần thiết bảo đảm an toàn trên biển (Điều 12, Điều 13); quy định trách nhiệm của Nhà nước, của Bộ Thủy sản, của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong việc điều tra, nghiên cứu, đánh giá nguồn lợi thủy sản (Điều 14). Về quản lý vùng khai thác thuỷ sản, Luật quy định Chính phủ có trách nhiệm phân vùng biển, phân tuyến khai thác thuỷ sản; phân công, phân cấp quản lý cho các bộ, ngành hữu quan và địa phương để bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các lực lượng kiểm tra, kiểm soát hoạt động thuỷ sản trên các vùng biển, tuyến khai thác thuỷ sản (Điều 15).
Luật quy định tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản phải có Giấy phép khai thác thủy sản, trừ trường hợp cá nhân khai thác thủy sản bằng tàu cá có trọng tải dưới 0,5 tấn hoặc không sử dụng tàu cá (Điều 16); điều kiện cấp Giấy phép khai thác thủy sản (Điều 17); trường hợp thu hồi Giấy phép khai thác thủy sản (Điều 18); việc báo cáo khai thác thủy sản và ghi nhật ký khai thác thủy sản (Điều 19);
ại nghề nghiệp giữa khai thác với nuôi trồng, nghề nông, nghề rừng và các nghề dịch vụ ở vùng ven bờ, khuyến khích khai thác thuỷ sản ở các vùng biển xa bờ, khai thác thuỷ sản ở ngoài vùng biển của Việt Nam; chưa có tiền đề hoặc đủ điều kiện để xây dựng các chính sách và cơ chế thích hợp để giao, cho thuê đất, mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản; một số quy định tuy đã có nhưng còn thiếu nội dung. Ngày nay, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản phải gắn với việc bảo tồn và bảo vệ các loài quý hiếm, các loài có giá trị kinh tế cao, các loài có ý nghĩa khoa học và còn phải gắn với tái tạo và phát triển nguồn lợi thuỷ sản bằng chính sách đầu tư sản xuất giống thuỷ sản để thả vào môi trường sống tự nhiên của chúng tạo các môi trường sống, sinh sản và di cư nhân tạo khi cần thiết. Vấn đề giao, cho thuê, thu hồi mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản trước nay chưa có văn bản pháp luật nào quy định đầy đủ, trong khi thực tiễn hoạt động nuôi trồng thủy sản ở biển đã và đang phát triển ở nhiều địa phương. Do đó đòi hỏi phải có chế định điều chỉnh vấn đề này đảm bảo sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật, đặc biệt là sự tương đồng với Luật Đất đai cũng được sửa đổi, bổ sung trong giai đoạn này. b. Nhiều nội dung của Pháp lệnh đã không còn phù hợp với thực tiễn hoạt động thuỷ sản: Do được ban hành vào cuối những năm 80 nên Pháp lệnh Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản đã có nhiều điểm không đáp ứng yêu cầu phát triển hiện nay, thể hiện cụ thể ở những điểm sau: - Pháp lệnh mới chỉ dừng lại ở việc quy định bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản, chưa điều chỉnh và giải quyết tốt mối quan hệ giữa yêu cầu sản xuất phải tiếp tục tăng trưởng nhanh với tiềm năng có hạn của nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên; chưa giải quyết thật tốt yêu cầu không ngừng phát huy nội lực, phát huy vai trò của các thành phần kinh tế để phát triển sản xuất kinh doanh thuỷ sản, cải thiện đời sống nhân dân ven biển gắn với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn; - Một số quy định của Pháp lệnh chỉ mang tính nguyên tắc chung mà chưa được cụ thể hoá; một số quy định đã không có khả năng thực hiện trong thực tiễn; một số quy định đã cũ, cơ sở khoa học đã có những thay đổi; - Xét về khía cạnh quản lý nhà nước, Pháp lệnh Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản có nhiều chỗ không còn phù hợp với yêu cầu đổi mới quản lý nhà nước theo hướng phân cấp thẩm quyền mạnh cho chính quyền địa phương về quản lý nhà nước trong hoạt động thuỷ sản, quản lý trên cơ sở cộng đồng, đảm bảo phát triển thuỷ sản trên hệ sinh thái bền vững. Mặt khác, Pháp lệnh hiện hành chưa quy định rõ sự phân công, phối hợp giữa Bộ Thuỷ sản với các Bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan trong nhiều vấn đề như: đăng kiểm tàu cá; nuôi trồng thuỷ sản trên các sông, hồ, đầm, phá; giao, cho thuê, thu hồi diện tích mặt nước biển được giao, cho thuê để nuôi trồng thuỷ sản; vệ sinh an toàn thực phẩm thuỷ sản... c. Có những nội dung trong Pháp lệnh chưa đảm bảo tính đồng bộ với các Luật, Pháp lệnh hiện hành: Pháp lệnh Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản năm 1989 còn nhiều hạn chế về phạm vi, nội dung điều chỉnh, chưa đảm bảo được sự đồng bộ trong hệ thống pháp luật của Nhà nước ta hiện nay trong khi các Luật về tài nguyên và các Luật kinh tế đã thể hiện những đổi mới quan trọng về nội dung, đã có bước phát triển cơ bản, phù hợp với chủ trương đổi mới về quản lý kinh tế của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn mới. d. Chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập trong khu vực và trên thế giới: Pháp lệnh Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản chưa đảm bảo sự tương đồng pháp luật phục vụ cho yêu cầu hội nhập và thực hiện hợp tác kinh tế thương mại về hoạt động thuỷ sản cho phù hợp với thông lệ quốc tế trong quá trình nước ta hội nhập khu vực và thế giới. 2. Thực tiễn hoạt động nuôi trồng, khai thác, chế biến, xuất khẩu, nhập khẩu thuỷ sản, dịch vụ cho các hoạt động trên thời gian vừa qua đã và đang phát triển mạnh mẽ với sự tham gia của cộng đồng ngư dân, nông dân, các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế tạo ra nguồn lực mới phát triển ngành Thuỷ sản. Điều đó đòi hỏi hệ thống pháp luật về hoạt động thuỷ sản phải được nâng cao, đổi mới một cách toàn diện và sâu sắc. Từ những lý do thực tiễn nêu trên, cùng với những chủ trương và chính sách mới của Đảng và Nhà nước ta về công nghiệp hoá và hiện đại hoá ngành Thuỷ sản thì việc xây dựng và ban hành Luật Thủy sản - một đạo luật đặt nền tảng, tạo khung pháp lý cho sự phát triển ổn định và bền vững ngành Thuỷ sản nước ta trong giai đoạn mới là đòi hỏi khách quan và cấp thiết. Luật Thủy sản lần này là kết quả kế thừa, phát triển của Pháp lệnh Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, phù hợp với các điều kiện đổi mới và hội nhập, với đặc thù phát triển ngành thuỷ sản sau một quá trình tăng trưởng liên tục. II. NHỮNG QUAN ĐIỂM VÀ TƯ TƯỞNG CHỈ ĐẠO VIỆC SOẠN THẢO DỰ ÁN LUẬT THUỶ SẢN 1. Luật Thuỷ sản xây dựng phải phù hợp với Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 sửa đổi; thể chế hoá đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước: "Phát huy lợi thế về thuỷ sản, tạo thành một ngành kinh tế mũi nhọn, vươn lên hàng đầu trong khu vực. Phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt, nước lợ và nước mặn, nhất là nuôi tôm, theo phương thức tiến bộ, hiệu quả và bền vững môi trường. Tăng cường năng lực và nâng cao hiệu quả khai thác hải sản xa bờ; chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp, ổn định khai thác gần bờ; nâng cao năng lực bảo quản, chế biến sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường quốc tế và trong nước. Mở rộng và nâng cấp cơ sở hạ tầng, dịch vụ nghề cá, giữ gìn môi trường biển và sông, nước, bảo đảm cho sự tái tạo và phát triển nguồn lợi thuỷ sản". Hoạt động thuỷ sản phải đảm bảo hiệu quả kinh tế và phải kết hợp với đảm bảo an ninh quốc phòng, bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển. 2. Việc nghiên cứu và xây dựng Luật Thuỷ sản để tạo ra một khung pháp lý cao nhất và toàn diện nhất cho việc quản lý hoạt động thuỷ sản bằng pháp luật, kích thích phát triển sản xuất kinh doanh, đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ của Luật Thuỷ sản với các Luật tài nguyên khác, với hệ thống pháp luật kinh tế trong điều kiện đổi mới và hội nhập, không chồng chéo nhưng có đầy đủ các khía cạnh của lĩnh vực chuyên ngành. Đổi mới căn bản nội dung pháp luật về hoạt động thuỷ sản phù hợp với thông lệ quốc tế và luật pháp quốc tế mà nước ta đã ký kết hoặc gia nhập, nhất là những vấn đề có liên quan tới biển và nghề cá, tạo cơ sở pháp lý cho hợp tác quốc tế về thuỷ sản, đảm bảo yêu cầu và xu thế hội nhập trong khu vực và trên thế giới. Hình thành rõ nét luật pháp của ta liên quan đến khai thác các lợi ích kinh tế trong vùng tài phán quốc gia, giải quyết các vấn đề tranh chấp, hợp tác trong khu vực và quốc tế. 3. Gắn việc bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản với việc khai thác hợp lý và tái tạo, phát triển bền vững nguồn lợi thuỷ sản, tạo cơ cấu mới bền vững, hiệu quả và có tính cạnh tranh cao cho ngành Thuỷ sản; đảm bảo việc bảo vệ môi trường, tính đa dạng sinh học và cảnh quan thiên nhiên. III. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT THUỶ SẢN Luật Thuỷ sản có 10 chương, 62 điều. Trong đó có 4 chương mới so với Pháp lệnh hiện hành: Khai thác thuỷ sản; Nuôi trồng thuỷ sản; Tàu cá và cơ sở dịch vụ hoạt động thuỷ sản; Chế biến, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thuỷ sản. Chương I: Những quy định chung (Gồm 6 điều, từ Điều 1 đến Điều 6) Khác với Pháp lệnh Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản, Luật Thuỷ sản đã quy định đầy đủ hơn, cụ thể hơn về phạm vi điều chỉnh, bao gồm hoạt động khai thác, nuôi trồng, vận chuyển thuỷ sản; bảo quản, chế biến, xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thuỷ sản; dịch vụ trong hoạt động thuỷ sản; điều tra, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản. Đối tượng, phạm vi áp dụng của Luật là hoạt động của tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài trên đất liền, hải đảo, vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 1); xác định nguồn lợi thủy sản là tài nguyên thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý, tổ chức, cá nhân có quyền khai thác thủy sản theo quy định của pháp luật (Điều 3); hoạt động thủy sản phải tuân theo 3 nguyên tắc (Điều 4): + Một là, bảo đảm hiệu quả kinh tế gắn với bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, tính đa dạng sinh học; bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên và phải tuân theo quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành Thủy sản trong phạm vi cả nước và của từng địa phương; + Hai là, chủ động phòng, tránh và giảm nhẹ tác hại của thiên tai và dịch bệnh thủy sản, bảo đảm an toàn cho người, công trình và thiết bị trong hoạt động thủy sản; + Ba là, phải kết hợp với bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên sông, biển. Phát triển thủy sản theo hướng bền vững, Chính phủ xác định ranh giới vùng biển ven bờ trên cơ sở căn cứ vào độ sâu, khoảng cách từ bờ và đặc điểm khác ở vùng biển ven bờ để phân cấp cho địa phương có bờ biển tổ chức quản lý vùng biển ven bờ gắn với phát triển sản xuất, kinh doanh (Điều 5); các hành vi bị cấm trong hoạt động thủy sản được quy định tại Điều 6. Chương II: Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản (Gồm 4 điều, từ Điều 7 đến Điều 10) Kế thừa Pháp lệnh, Luật Thủy sản đã tiếp tục quy định bảo vệ môi trường sống, bảo tồn và bảo vệ các loài thuỷ sản, quy định những biện pháp nhằm bảo vệ và phát triển bền vững nguồn lợi thuỷ sản (Điều 7, Điều 8). Điểm mới ở Chương này là quy định việc quản lý đối với khu bảo tồn vùng nước nội địa, khu bảo tồn biển và hoạt động nhằm tái tạo, phát triển nguồn lợi thuỷ sản (Điều 9). Đặc biệt, Luật quy định về nguồn tài chính để tái tạo nguồn lợi thủy sản. Nguồn tài chính này bao gồm ngân sách Nhà nước cấp và Quỹ tái tạo nguồn lợi thủy sản được hình thành từ sự đóng góp của tổ chức, cá nhân khai thác, nuôi trồng, chế biến, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản hoặc hoạt động trong các ngành, nghề có ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn lợi thủy sản, từ sự tài trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Chính phủ quy định chi tiết việc quản lý, sử dụng nguồn tài chính này, đối tượng, mức đóng góp và trường hợp được miễn, giảm đóng góp vào Quỹ tái tạo nguồn lợi thủy sản (Điều 10). Chương III: Khai thác thuỷ sản (Gồm 12 điều, từ Điều 11 đến Điều 22) Đây là Chương hoàn toàn mới so với Pháp lệnh. Chương này đã quy định đầy đủ, chi tiết về hoạt động khai thác thuỷ sản ở biển và ở sông, hồ, đầm, phá. Về khai thác thuỷ sản, Luật quy định nguyên tắc khai thác thủy sản (Điều 11); đối với tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sản xa bờ, chủ tàu có trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc đối với thuyền viên làm việc trên tàu cá khai thác thuỷ sản xa bờ (Điều 12). Bên cạnh đó, Nhà nước có chính sách khuyến khích đối với chủ tàu tự nguyện mua bảo hiểm thân tàu. Còn đối với tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sản ven bờ sẽ thực hiện theo pháp luật về kinh doanh bảo hiểm. Ngoài ra, Luật cũng quy định cụ thể đối với tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sản xa bờ, ven bờ phải có trang thiết bị, phương tiện cần thiết bảo đảm an toàn trên biển (Điều 12, Điều 13); quy định trách nhiệm của Nhà nước, của Bộ Thủy sản, của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong việc điều tra, nghiên cứu, đánh giá nguồn lợi thủy sản (Điều 14). Về quản lý vùng khai thác thuỷ sản, Luật quy định Chính phủ có trách nhiệm phân vùng biển, phân tuyến khai thác thuỷ sản; phân công, phân cấp quản lý cho các bộ, ngành hữu quan và địa phương để bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các lực lượng kiểm tra, kiểm soát hoạt động thuỷ sản trên các vùng biển, tuyến khai thác thuỷ sản (Điều 15). Luật quy định tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản phải có Giấy phép khai thác thủy sản, trừ trường hợp cá nhân khai thác thủy sản bằng tàu cá có trọng tải dưới 0,5 tấn hoặc không sử dụng tàu cá (Điều 16); điều kiện cấp Giấy phép khai thác thủy sản (Điều 17); trường hợp thu hồi Giấy phép khai thác thủy sản (Điều 18); việc báo cáo khai thác thủy sản và ghi nhật ký khai thác thủy sản (Điều 19); quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản (Điều 20, Điều 21); trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản và các cơ quan Nhà nước có liên quan trong việc phòng, tránh và giảm nhẹ tác hại của thiên tai trong khai thác thủy sản (Điều 22). Chương IV: Nuôi trồng thuỷ sản (Gồm 14 điều, từ Điều 23 đến Điều 36) Đây là Chương hoàn toàn mới so với Pháp lệnh. Quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản được coi là vấn đề quan trọng hàng đầu. Theo tinh thần của Luật, quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản là một bộ phận của quy hoạch tổng thể phát triển ngành Thuỷ sản. Quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản chi tiết của địa phương phải phù hợp với quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản trong phạm vi cả nước (Điều 23). Vấn đề môi trường trong nuôi trồng thuỷ sản cũng đòi hỏi cao và quy định nghiêm ngặt. Luật quy định về điều kiện nuôi trồng thủy sản (Điều 24); quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản (Điều 25, Điều 26). Đặc biệt, đất có mặt nước nội địa (ao, hồ, đầm, phá, sông, ngòi, kênh, rạch) đã có vị thế bình đẳng như các loại đất khác để nuôi trồng thuỷ sản. Luật quy định việc sử dụng đất để nuôi trồng thuỷ sản không những phải tuân theo quy định của pháp luật về đất đai, mà còn phải tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan (Điều 27). Việc quy định giao, cho thuê mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản trong Luật Thuỷ sản là một chế định hoàn toàn mới. Trước nay, vấn đề này chưa được quy định ở một văn bản pháp luật nào. Quy định này xuất phát từ yêu cầu thực tế, cũng như tham khảo kinh nghiệm của một số nước trong khu vực và trên thế giới. Luật quy định việc giao, cho thuê mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản phải thực hiện theo quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản. ủy ban nhân dân cấp huyện được giao mặt nước biển không thu tiền sử dụng mặt nước biển cho cá nhân sinh sống tại địa phương trực tiếp nuôi trồng thủy sản mà nguồn sống chủ yếu dựa vào thu nhập từ nuôi trồng thủy sản được Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận hoặc phải chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh được quyền cho tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản theo dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam xét duyệt, được quyền giao mặt nước biển cho cơ quan nghiên cứu khoa học về thủy sản theo quy hoạch, chương trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Đối với tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản trước khi Luật Thủy sản có hiệu lực thì được chuyển sang thuê khi hết thời hạn được giao, trừ cá nhân sinh sống tại địa phương trực tiếp nuôi trồng thủy sản mà nguồn sống chủ yếu dựa vào thu nhập từ nuôi trồng thủy sản. Thời hạn giao, cho thuê mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản không quá 20 năm. Khi hết thời hạn giao, cho thuê mặt nước biển, người sử dụng có nhu cầu tiếp tục sử dụng để nuôi trồng thủy sản mà Nhà nước không có nhu cầu thu hồi thì người sử dụng được quyền tiếp tục sử dụng theo quyết định giao mặt nước biển hoặc hợp đồng thuê mặt nước biển mới. Chính phủ quy định chi tiết việc giao, cho thuê và hạn mức diện tích mặt nước biển được giao, cho thuê để nuôi trồng thủy sản (Điều 28); Luật quy định các trường hợp và thẩm quyền thu hồi mặt nước biển đã giao, cho thuê để nuôi trồng thủy sản (Điều 29); quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được giao, cho thuê mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản (Điều 30, Điều 31); Luật xác định trách nhiệm của Nhà nước trong việc hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng của vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, đầu tư xây dựng trạm quan trắc môi trường thủy sản, trạm kiểm soát dịch bệnh thủy sản, xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản ở vùng nuôi trồng thủy sản tập trung và trách nhiệm của Bộ Thủy sản, của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong việc quản lý vùng nuôi trồng thủy sản tập trung (Điều 32); Luật quy định chặt chẽ về chất lượng giống thủy sản, điều kiện của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống thủy sản, quy trình đưa giống thủy sản mới vào nuôi trồng (Điều 33); quy định việc nhập khẩu, xuất khẩu giống thủy sản (Điều 34); quy định về thức ăn nuôi trồng thủy sản, thuốc, hóa chất dùng trong nuôi trồng thủy sản (Điều 35); việc phòng trừ dịch bệnh thủy sản (Điều 36). Chương V: Tàu cá và cơ sở dịch vụ hoạt động thuỷ sản (Gồm 6 điều, Điều 37 đến Điều 42). Đây là Chương hoàn toàn mới so với Pháp lệnh. Chương này quy định khuyến khích phát triển tàu cá phù hợp với chiến lược khai thác thủy sản xa bờ và việc nhập khẩu tàu cá phải thực hiện theo quy định của Chính phủ (Điều 37); quy định việc đóng mới, cải hoán tàu cá (Điều 38); Đặc biệt, công tác đăng kiểm (Điều 39), đăng ký tàu cá (Điều 40) được quy định trong Luật thể hiện rõ chủ trương của Nhà nước là tập trung, thống nhất và phân cấp mạnh cho chính quyền địa phương. Cụ thể: Luật quy định Bộ Thuỷ sản tổ chức thống nhất thực hiện việc đăng kiểm tàu cá trong phạm vi cả nước; thực hiện việc đăng kiểm đối với tàu cá có chiều dài đường nước thiết kế từ 20 mét trở lên và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc đăng kiểm theo sự hướng dẫn thống nhất của Bộ Thuỷ sản đối với tàu cá có chiều dài đường nước thiết kế dưới 20 mét; Bộ Thuỷ sản thống nhất quản lý việc đăng ký tàu cá và đăng ký thuyền viên trong phạm vi cả nước; thực hiện việc đăng ký tàu cá, thuyền viên tàu của các đơn vị trực thuộc Bộ Thuỷ sản, các đơn vị thuộc các bộ, ngành trung ương khác, các lực lượng vũ trang nhân dân làm kinh tế; tàu cá của Việt Nam khai thác thuỷ sản ở ngoài vùng biển của Việt Nam, còn các loại tàu cá khác đều do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc đăng ký. Ngoài ra, các vấn đề liên quan đến dịch vụ hậu cần thủy sản được quy định đầy đủ trong Luật như: cảng cá, bến cá, khu neo đậu trú bão của tàu cá (Điều 41), chợ thủy sản đầu mối (Điều 42). Chương VI: Chế biến, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thuỷ sản (Gồm 4 điều, từ Điều 43 đến Điều 46). Đây là Chương hoàn toàn mới so với Pháp lệnh. Chương này quy định về điều kiện của cơ sở chế biến thuỷ sản, tiêu chuẩn của nguyên liệu thủy sản trước khi đưa vào chế biến, trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong việc kiểm tra, công nhận cơ sở chế biến đạt tiêu chuẩn (Điều 43); việc bảo quản nguyên liệu thuỷ sản, sản phẩm thuỷ sản (Điều 44); trách nhiệm của tổ chức, cá nhân và của cơ quan nhà nước trong việc đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm thuỷ sản (Điều 45); quy định việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thuỷ sản (Điều 46). Chương VII: Hợp tác quốc tế về hoạt động thuỷ sản (Gồm 4 điều, từ Điều 47 đến Điều 50). Chương này của Luật quy định đầy đủ hơn Pháp lệnh, thể hiện rõ nguyên tắc, nội dung hợp tác quốc tế về hoạt động thuỷ sản của ta với các nước, các vùng lãnh thổ, các tổ chức quốc tế (Điều 47, Điều 48); quy định tổ chức, cá nhân Việt Nam khai thác thuỷ sản ở ngoài vùng biển của Việt Nam phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tuân theo điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập, tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của quốc gia mà tàu cá đến khai thác, trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc phổ biến pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế, pháp luật của quốc gia mà tàu cá đến khai thác. Chính phủ quy định cơ quan cấp phép, điều kiện, thủ tục cho tàu cá Việt nam đi khai thác thủy sản ở ngoài vùng biển của Việt Nam (Điều 49); quy định tàu cá nước ngoài được xem xét cho vào hoạt động thuỷ sản trong vùng biển của Việt Nam dựa trên khả năng sản lượng khai thác cho phép hàng năm, theo các hiệp định song phương mà Việt Nam đã ký kết và tuân theo các điều khoản của Công ước quốc tế về luật biển, điều ước quốc tế khác mà Việt nam ký kết hoặc gia nhập, quy định việc xử lý đối với tàu cá nước ngoài được cấp Giấy phép hoạt động thủy sản trong vùng biển của Việt Nam mà vi phạm quy định của Luật Thủy sản, quy định khác của pháp luật có liên quan và tàu cá nước ngoài xâm phạm vùng biển Việt Nam. Các trường hợp vi phạm này sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam (Điều 50). Chương VIII: Quản lý nhà nước về thuỷ sản (Gồm 6 điều, từ Điều 51 đến Điều 56). Pháp lệnh quy định chung về trách nhiệm của các cơ quan đối
File đính kèm:
- de_cuong_gioi_thieu_luat_thuy_san.doc