Đề cương học kì II môn Ngữ văn Lớp 9

- Thanh Hải (1930 –1980) tên khai sinh là Phạm Bá Ngoãn, quê ở tỉnh Thừa Thiên - Huế.

- Ông hoạt động văn nghệ từ cuối những năm kháng chiến chống Pháp.

- Trong thời kì chống Mĩ cứu nước, Thanh Hải ở lại quê hương hoạt động và là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu.

 

docx7 trang | Chia sẻ: Anh Thúy | Ngày: 18/11/2023 | Lượt xem: 119 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề cương học kì II môn Ngữ văn Lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKII
MÔN NGỮ VĂN 9
PHẦN VĂN BẢN
MÙA XUÂN NHO NHỎ - Thanh Hải
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời 
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
 Tất cả như xôn xao
Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
Mùa xuân – ta xin hát
Câu Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế
 Tác giả:
- Thanh Hải (1930 –1980) tên khai sinh là Phạm Bá Ngoãn, quê ở tỉnh Thừa Thiên - Huế.
- Ông hoạt động văn nghệ từ cuối những năm kháng chiến chống Pháp.
- Trong thời kì chống Mĩ cứu nước, Thanh Hải ở lại quê hương hoạt động và là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu.
Hoàn cảnh sáng tác:
- Sáng tác năm 1980, được viết không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời.
Ghi nhớ:
* Nội dung: 
- Là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời;
- Thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.
* Nghệ thuật: Thể thơ năm tiếng, nhạc điệu trong sáng, thiết tha, gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm, những so sánh và ẩn dụ sáng tạo.
VIẾNG LĂNG BÁC - Viễn Phương
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Ngày ngày dòng người đi trong 
thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim !
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
Tác giả:
- Viễn Phương (1928 – 2005), tên khai sinh là Phan Thanh Viễn, quê ở An Giang
- Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, ông hoạt động ở Nam Bộ
- Là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước.
Hoàn cảnh sáng tác:
- Sáng tác năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước thống nhất, lăng chủ tịch cũng vừa khánh thành, Viễn Phương ra thăm miền Bắc, vào viếng lăng Bác Hồ
Ghi nhớ:
* Nội dung: Thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của mọi người đối với Bác Hồ khi vào viếng lăng Bác.
* Nghệ thuật: Bài thơ có giọng điệu trang trọng và tha thiết, nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm, ngôn ngữ bình dị mà cô đúc.
SANG THU- Hữu Thỉnh
Bỗng nhận ra hương ổi	
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
[[[
1. Tác giả:
- Hữu Thỉnh tên đầy đủ là Nguyễn Hữu Thỉnh, sinh năm 1942, quê ở tỉnh Vĩnh Phúc
- Năm 1963, Hữu Thỉnh nhập ngũ, vào binh chủng Tăng – Thiết giáp rồi trở thành cán bộ văn hoá, tuyên huấn trong quân đội và bắt đầu sáng tác thơ.
- Từ năm 2000, Hữu Thỉnh là Tổng thư kí Hội Nhà văn Việt Nam.
Hoàn cảnh sáng tác:
- Sáng tác sau năm 1975
Ghi nhớ: Từ cuối hạ sang đầu thu, đất trời có những chuyển biến nhẹ nhàng mà rõ rệt. Sự biến chuyển này đã được Hữu Thỉnh gợi lên bằng cảm nhận tinh tế, qua những hình ảnh giàu sức biểu cảm trong bài Sang thu.
NÓI VỚI CON – Y Phương
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.
Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn 
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập gềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng minh tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường 
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.
Tác giả:
- Y Phương tên khai sinh là Hứa Vĩnh Sước, dân tộc Tày, sinh năm 1948, quê ở tỉnh Cao Bằng.
- Ông nhập ngũ năm 1968, phục vụ trong quân đội đến năm 1981 chuyển về công tác tại Sở Văn hoá – Thông tin Cao Bằng.
- Từ năm 1993, ông là Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Cao Bằng.
- Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi.
Hoàn cảnh sáng tác:
- Sáng tác sau năm 1975
Ghi nhớ:
* Nội dung:- Thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hướng và dân tộc mình
- Giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống
* Nghệ thuật: Những từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi cảm.
NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI – Lê Minh Khuê
Tác giả:
- Lê Minh Khuê sinh năm 1949, quê ở tỉnh Thanh Hoá.
- Trong kháng chiến chống Mĩ, gia nhập thanh niên xung phong và bắt đầu viết văn vào đầu những năm 1970. 
- Là cây bút nữ chuyên về truyện ngắn.
- Trong những năm chiến tranh, truyện của Lê Minh Khuê viết về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ ở tuyến đường Trừơng Sơn. Sau năm 1975, tác phẩm của Lê Minh Khuê vẫn bám sát những biến chuyển của đời sống xã hội và con người trên tinh thần đổi mới.
Hoàn cảnh sáng tác:
- Là một trong số những tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê, viết vào năm 1971, lúc cuộc kháng chiến của dân tộc đang diễn ra ác liệt.
Ghi nhớ:
* Nội dung: Làm nổi bật tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Đó là hình ảnh đẹp, tiêu biểu về thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.
* Nghệ thuật: Vai kể là nhân vật chính, cách kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ sinh động, trẻ trung và đặc biệt thành công về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật.
Tóm tắt:
	Truyện kể về ba cô gái thanh niên xung phong (Thao, Phương Định, Nho) làm nhiệm vụ trinh sát mặt đường trên tuyến đường Trường Sơn. Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải lấp, đánh dấu các quả bom chưa nổ. Công việc nguy hiểm, thường xuyên phải đối mặt với thần chết nhưng họ vẫn bình thản, tươi vui, hồn nhiên và không kém phần lãng mạn, đặc biệt là gắn bó với nhau trong tình đồng đội dù mỗi người một cá tính. Trong một lần phá bom, Nho bị thương. Thao và Phương Định hết sức lo lắng, săn sóc cô tận tình. Một trận mưa đá bất ngờ trên cao điểm khiến các cô hết sức vui thích.
PHẦN TIẾNG VIỆT
I. KHỞI NGỮ
- Là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu
- Trước khởi ngữ, thường có thể thêm các quan hệ từ về, đối với, với.
	Ví dụ: - Về môn toán, nó học rất yếu.
II. CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
- Là các những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu.
Thành phần tình thái:
- Được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
Ví dụ: - Có le trời sắp mưa.
Thành phần cảm thán: 
- Được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng giận,)
Ví dụ: - Trời ơi, sắp hết thời gian làm bài rồi!
Thành phần phụ chú:
- Được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.
- Thường được đặt giữa:
 	+ Hai dấu gạch ngang
 + Hai dấu phẩy
 + Hai dấu ngoặc đơn 
 + Một dấu gạch ngang với một dấu phẩy
 + Có khi được đặt sau dấu hai chấm
Ví dụ: - Nguyễn Du – tác giả của “Truyện Kiều” là danh nhân văn hoá thế giới
Thành phần gọi – đáp:
- Được dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp.
Ví dụ: - Này, cậu có làm bài được không?
III. LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN
- Các đoạn văn trong một văn bản cũng như các câu trong một đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.
- Về nội dung: 
 + Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ chủ đề của đoạn văn (liên kết chủ đề)
 + Các đoạn văn và các câu phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí (liên kết lô-gíc)
- Về hình thức: các câu và các đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính như sau:
 + Phép lặp từ ngữ: lặp lại ở câu đứng sau những từ ngữ đã có ở câu trước.
 + Phép nối: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước.
 + Phép thế: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước.
 + Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước.
IV. NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý
- Nghĩa tường minh: là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu
- Hàm ý: là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.
Ví dụ:
Mai đi chơi với mình không?
Mình phải trông nhà cho mẹ về quê.
PHẦN TẬP LÀM VĂN
Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống:
Mở bài
Giới thiệu sự việc, hiện tượng có vấn đề
Nêu ý kiến đánh giá chung
Chuyển ý
Thân bài:
Nhận định đánh giá về từng khía cạnh của sự việc, hiện tượng (nguyên nhân, biểu hiện, kết quả, biện pháp khắc phục,)
Dùng các dẫn chứng cụ thể trong cuộc sống để làm sáng tỏ
Liên hệ bản thân
Kết bài:
Kết luận, khẳng định, phủ định, lời khuyên
Bài học rút ra cho bản thân (nếu có)
Cách làm bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí:
Mở bài:
Giới thiệu vấn đề tư tưởng, đạo lí cần bàn luận
Dẫn câu ca dao, tục ngữ, 
Chuyển ý
Thân bài:
Giải thích nội dung vấn đề tư tưởng đạo lí đó(nghĩa đen, nghĩa bóng)
Dùng dẫn chứng cụ thể trong các lĩnh vực (lịch sử, lao động, học tập, xã hội,) để chứng minh, nhận định, đánh giá tư tưởng, đạo lí
Bàn luận mở rộng và liên hệ bản thân
Kết bài:
Kết luận, tổng kết, nêu nhận thức mới, tỏ ý khuyên bảo hoặc tỏ ý hành động.
Cách làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích):
Mở bài:
Giới thiệu tác giả
Nêu ngắn gọn vị trí, giá trị của tác phẩm (hoặc đoạn trích) trong nền văn học dân tộc, hoặc trong sự nghiệp sáng tác của tác giả
Chuyển ý
Thân bài:
Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm (hoặc đoạn trích)
Chứng minh bằng những dẫn chứng tiêu biểu và xác thực
Kết bài:
Nhận định, đánh giá khái quát về tác phẩm (nội dung và nghệ thuật)
Tác phẩm ấy đã để lại cho em những cảm xúc gì về mặt nhận thức (về xã hội, đất nước), về tình cảm, nhân cách con người,
Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ:
Mở bài:
Giới thiệu tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ
Vị trí, giá trị của bài thơ (đoạn thơ) trong nền văn học dân tộc, trong sự nghiệp sáng tác của tác giả
Chuyển ý
Thân bài:
Phân tích, đánh giá về nghệ thuật và nội dung của bài thơ hoặc đoạn trích (phân tích theo ý hoặc theo bố cục) theo thao tác:
+ Nêu luận điểm (nhận định khái quát về nội dung )
 + Dẫn thơ
 + Phân tích nghệ thuật và nội dung
 + Chuyển ý
Kết bài:
Đánh giá khái quát về tác phẩm
Tác phẩm ấy đã để lại cho em những cảm xúc gì về mặt nhận thức (về xã hội, đất nước), về tình cảm, nhân cách con người,

File đính kèm:

  • docxde_cuong_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_9.docx
Bài giảng liên quan