Đề cương môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Hiệp Phước
+Khái niệm:
Phó từ là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổsung ý nghĩa cho động từ, tính từ .
VD: Em đang đi học.
+Các loại:
Phó từ gồm hai loại lớn
+ Phó từ đứng trước động từ, tính từ (Vd. Em đang học bài.)
+ Phó từ đứng sau động từ, tính từ (Vd. Bông hoa này đẹp lắm!)
i là đảo chủ ngữ xuống sau vị ngữ. VD: Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng/mái đình, mái chùa cổ kính. +Đoạn văn 4-6 dịng có câu tồn tại. Gạch chân câu tồn tại đó. Vd. Năm nay, em lên lớp sáu. Em được học ở trường THCS Hiệp Phước. Trường được xây thành hình chữ U. Trước sân, phấp phới tung bay một lá cờ. Em rất yêu quý trường em. II. BÀI TẬP NHẬN DIỆN: 1/ Phó từ: B1/ 13 Tìm phó từ. Xác định ý nghĩa: a. đã: quan hệ thời gian không còn: ( không: chỉ sự phủ định , còn: chỉ sự tiếp diễn tương tự) đã: quan hệ thời gian, đều:chỉ sự tiếp diễn tương tư đương, sắp : quan hệ thời gian, lại: chỉ sự tiếp diễn tương tư ra: chỉ kết quả và hướng cũng sắp : ( cũng: chỉ sự tiếp diễn tương tư, sắp: quan hệ thời gian) đã: quan hệ thời gian cũng sắp:( cũng: chỉ sự tiếp diễn tương tư, sắp: quan hệ thời gian) b. đã ( quan hệ thời gian) , được ( chỉ khả năng ) 2/ So sánh: 1/25,26 Tìm thêm ví dụ theo mẫu so sánh: a. So sánh đồng lọai: - So sánh người với ngươi: Thầy thuốc như mẹ hiền. - So sánh vật với vật: Sông ngòi, kênh rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện. b. So sánh khác lọai: - So sánh vật với người: Ngôi nhà như trẻ nhỏ Lớn lên với trời xanh - So sánh người với vật: Cây tre già uốn cong xuống vệ đường như bà lão cúi lom khom. - So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng: Cộng cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra 2/26. Điền vào chỗ trống tạo thành phép so sánh: - khỏe như (voi, hùm, trâu, Trương Phi) - đen như (cột nhà cháy, mực) - trắng như ( bông, cước, ngà, trứng gà bóc) - cao như ( cây sào, núi, sếu) 1/43.Chỉ ra phép so sánh. Phân lọai. Phân tích tác dụng: a. Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè -> So sánh ngang bằng: b. Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm -> So sánh không ngang bằng Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi c. Như nằm trong giấc mộng -> So sánh ngang bằng Am hơn ngọn lửa hồng -> So sánh không ngang bằng => Sự gần gũi , ấm áp qua cái nhìn của anh đội viên 3/ Nhân hóa 1/58.Chỉ ra và nêu tác dụng của phép nhân hóa: - Bến cảng đông vui - mẹ, con, anh, em , tíu tít, bận rộn --> Quang cảnh bến cảng được miêu tả sống động hơn; người đọc dễ hình dung được cảnh nhộn nhịp , bận rộn của các phương tiện trên bến cảng. 3/58. Phép nhân hóa: Cách 2:họ hàng, cô bé, xinh xắn, chiếc váy, áo, quanh người, áo len 4/59.Xác định kiểu nhân hóa và tác dụng: a. núi ơi ( trò chuyện , xưng hô với vật như đối với người) -> giãi bày tâm trạng mong thấy người thương của người nói b. tấp nập,cãi cọ om -> Dùng những từ ngữ vốn chỉ họat động, tính chất của người để chỉ họat động, tính chất của vật họ, cơ)-> dùng những từ vốn gọi người để gọi vật -> đọan văn sinh động, hóm hỉnh c. dáng mãnh liệt, đứng trầm ngâm, lặng nhìn, vùng vằng-> Dùng những từ ngữ vốn chỉ họat động, tính chất của người để chỉ họat động, tính chất của vật -> Hình ảnh mới lạ, gợi suy nghĩ cho con người d. bị thương, thân mình, vết thương, cục máu-> Dùng những từ ngữ vốn chỉ họat động, tính chất của người để chỉ họat động, tính chất của vật -> Gợi sự cảm phục , lòng thương xót và căm thù nơi người đọc 4. Ẩn dụ : 2/70. Tìm ẩn dụ và nêu lên nét tương đồng giữa các sự vật , hiện tượng được so sánh ngầm : a/- Ăn quả -> người hưởng thụ -> Ẩn dụ cách thức - kẻ trồng cây -> người tạo ra thành quả -> Ẩn dụ phẩm chất b/- mực, đen -> cái xấu - đèn, sáng-> cái tốt -> ẩn dụ phẩm chất c/ - Thuyền -> người đi xa - bến -> người ở lại -> Ẩn dụ phẩm chất d/ Mặt trời 2 -> Bác Hồ -> Ẩn dụ phẩm chất 3/ 70. Tìm ẩn dụ chuyển đổi cảm giác? a/ chảy ( khứu gic-> thị giác) b/ chảy ( thị gic-> xc gíac) c/ mỏng ( thính gic -> xúc giác) d/ ướt ( thính giác->xúc giác) 5. Hoán dụ : 1/84.Tìm phép hoán dụ. Mối quan hệ giữa các sự vật: a. làng xóm: người nông dân -> quan hệ giữa vật chưa đựng và vật bị chưa đựng b.- mười năm: thời gian trước mắt - trăm năm: thời gian lâu dài -> quan hệ giữa cái cụ thể với cái trừu tượng c. áo chàm -> người Việt Bắc -> quan hệ giữa dấu hiệu của sự vật với sự vật d. trái đất -> nhân loại -> quan hệ giữa vật chưa đựng với vật bị chưa đựng 6. Các thành phần chính của câu: 1/94. Xác định chủ ngữ, vị ngữ , cấu tạo: - tôi ( đại từ ) - Đôi càng tôi ( cụm DT) - những cái vuốt ở khoe, ở chân ( cụm DT) - tôi ( đại từ) VN - đã trở thành.cường tráng (cụm DT) - mẫm bóng ( TT) - cứ cứng dần và nhọn hoắt ( cụm TT) co cẳng lên đạp..ngọn cỏ ( cụm ĐT) 2/94. Đặt câu theo yêu cầu : a/ Trong giờ kiểm tra, em đã cho bạn mượn bút. b/ Bạn em rất tốt. c/ Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều. 3/ 94.Chỉ ra chủ ngữ, vị ngữ. Xác định câu hỏi: a/ Em ( ai?) b/Bạn em (ai?) c/ Bà đỡ Trần ( ai?) 7/ Câu trần thuật đơn: 1/101. Tìm câu trần thuật đơn, Chức năng: C1: ( tả, giới thiệu), c2: ( nêu ý kiến) 2/ 102. Xác định kiểu câu. Chức năng : Câu trần thuật đơn dùng để giới thiệu nhân vật 8/ Câu trần thuật đơn có từ là: 1/115 .Tìm câu trần thuật đơn có từ là. a,c,d,e 2/115.Xác định CN, VN. Xác định kiểu câu : a. Hoán dụ/ là ..diễn đạt C V -> Định nghĩa c. Tre/ lànông dân C V -> đánh giá Tre / là tuổi thơ C V d. Bồ các / làchim ri C V -> Giới thiệu c. Rên,/ hèn C V Van/, yếu đuối C V Dại khờ / là.người câm. C V -> đánh giá 9/ Câu trần thuật đơn không có từ là: 1/120. Xác định CN, VN, câu miêu tả, câu tồn tại a/Bóng tre/ trùm lên âu yếm làngthôn. CN VN -> Câu miêu tả Dưới bóng trexưa, thấp thóang mái đình, mái chùa/ cổ kính. CN VN -> Câu tồn tại Dưới bóng tre.xanh, ta/ giữ một nềnlâu đời. CN VN -> Câu miêu tả b/ Bên hàng xóm tôi có /cái hang của Dế Choắt. VN CN -> Câu tồn tại Dế Choắt/ là tên tôiđã đặt..thế. CN VN -> Câu miêu tả c/ Dưới gốc tre, tua tủa/ những mầm măng. VN CN -> Câu tồn tại Măng / trồi lên.trỗi dậy. CN VN -> Câu miêu tả 10. Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ: 2/130. Tìm câu víêt sai. Giải thích b/ thiếu CN -> Bỏ từ với c/ Thiếu VN -> Thêm “ luôn đi theo chúng tôi suốt đời” sau kể C. PHẦN TẬP LÀM VĂN I. VĂN TẢ CẢNH Đề 1:Em đã từng chứng kiến cảnh bão lụt ở quê mình hoặc xem cảnh đó trên truyền hình. Hãy viết bài văn miêu tả trận lũ lụt khủng khiếp ấy: I. Mở bài: Giới thiệu chung về cảnh bão lụt: Vd.“ Còn một trái tim Ai ơi nhớ lại miền Tây”. Đó là lời ca đệm cho một phóng sự truyền hình: “ Quê em mùa nước lũ”. Cảnh tượng xảy ra thật khủng khiếp. II Thân bài: Miêu tả chi tiết cơn bão theo thứ tự thời gian: + Trước cơn bão lụt: - Bầu trời vần vũ mây khói đèn. Trên không, mây cuộn tròn loang toả khắp nơi. Dông gió vù vù tới tấp.Cây cối ngả nghiêng nằm rạp theo chiều gió. Sấm chớp loé sáng từng đợt. Mưa tuôn xối xả. Nước từ đâu tràn về cuồn cuộn. + Trong cơn bão lụt: - Đồng ruộng, nhà cửa ngập chìm trong biển nước. Gia súc lội bì bõm. Người đội mưa bão ướt mom mem. - Từng đợt ghe, thuyền chở người dân lên vùng đất cao để tránh lũ. + Sau cơn bão lụt: - Nhà cửa sập vỡ vụn, cây cối tróc gốc, cột điện ngả nghiêng. - Bà con ngồi khoanh tay, môi run lập cập đang chờ đón nhận những thuyền ghe tiếp tế lương thực, thuốc men, quần áo - Máy bay trực thăng bay lượn quanh vùng lũ lụt , các ccấp lãnh đạo quan sát tình hình định kế hoạch tiếp cứu đồng bào. III Kết bài: Nêu cảm nghĩ: Vd. Phóng sự “ Quê em mùa nước lũ” khép lại đã dể lại trong em bao xót xa trước những thương tâm mmà cơn bão đã gây ra. Đề 2 : Em hãy viết thư cho bạn ở miền xa, tả lại khu phố hay thôn xóm bản làng nơi mình ở vào một ngày mùa đông giá lạnh. I Mở bài.: Đầu thư: Địa điểm, ngày,tháng, năm, lời chào, lí do viết thư Vd. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12- 9- 2018 Lan thn mến! Đã ba năm rồi kể từ ngày bạn chuyển trường về Đà Lạt, mình nhớ bạn lắm. Chiều nay , mưa tầm tã rơi mình vừa học bài xong nên viết thư cho bạn. II Thân bài: + Lời hỏi thăm gia đình. Bản thân người bạn ở miền xa: Đầu thư mình gửi đến bạnvà gia đình lời chúc sức khoẻ và hạnh phúc. + Miêu tả xóm em vào mùa đông( thứ tự thời gian) Sáng: vắng bóng người ra đường, mọi người ở trong nhà tránh rét. Bầu trời u ám, đầy mây đen, gió bấc lạnh, sương mù dày đặt. Cây cối rụng lá trơ trọi, khẳng khiu. Trưa: ông mặt trời mới cho thấy mặt nhưng ẩn hiện qua màn sương mờ đục , aunt nắng nhạt nhòa. Bà con không rời áo ấm.. Ngoài đường ít xe cộ qua lại. Người mua bán vội vã về nhà, tư thế co ro, miệng xuýt xoa xì hơi lạnh. Chiều: Nhà nhà đóng kín cửa, xúm xít bên chiếc ti vi. Tối: Bầu trời tối om, cái lạnh len lõi vào da thịt tái tê. + Lời chào cuối thư: Xóm mình thời tiết lạnh là vậy đấy, Lan ơi. Thôi mình đang run vì lạnh đây. Mình xin dừng bút. Tạm biệt bạn. III Kết bài: Lời tạm biệt, lời chúc cuối thư: Chúc bạn và gia đình yên ấm, tươi trẻ mãi với khí hậu ôn hòa nơi cao nguyên. Đề 3 : Hãy tả lại hình ảnh cây đào hoặc cây mai vàng vào dịp tết đến, xuân về: Mở bài: Vd. Mọc ngay trước cổng nhà tôi là một cây mai vàng nở đầy hoa rực rỡ mõi dịp tết đến, xun về. Thân bài: + Tổng quát (xaàgần) Hình dáng: Dáng thanh thóat bên gốc sân Kích thước: Cao trân hai mét Màu sắc: Xanh mướt điểm thêm những cánh hoa vàng + Tả chi tiết từng bộ phận (Dướiàtrên) _ Gốc: lớn bằng bắp tay người trai tráng _ Thân: thẳng màu nâu sậm, xù xì mụn to mụn nhỏ. Lên đến ngang vai, thân chia làm nhiều nhánh toả ra nhiếu cành cong queo, gầy guộc . Cành nào cũng lơ phơ mấy chiếc lá nhỏ _ Lá mai: to bằng ba ngón tay, cạnh có răng cưa, lúc non màu xanh tươi phơn phớt hồng, về sau lá càng dày và xanh đậm _ Hằng năm cứ đến rằm tháng chạp là nhà em lại tước la mai . Độ này mai trơ vơ cành nhánh . Nhựa bổ dồn cho từng nụ xanh mơn mởn nhú lên và to dần ra . Những giọt xanh mọng căng ấy hẹn tới phút giao thừa mới chịu hé cánh phơ vàng và nở tung . Từng cánh vàng mỏng mảnh như lụaxoè ra rực rỡ cho một mùi hương dụi nhẹ lan raxa. Năm cánh mai trông như năm ngón tay chụm giữa những sợi nhị vàng sâm sắc. Một cơn gió nhẹ thoảng qua, làm vài cánh hhoa rơi chậpchờ như bướm lượn + Lợi ích của mai _ Tạo bầu không khí mát mẻ, trong lành . Tạo quang cảnh đẹp đẽ, xanh tươi và mang đến niềm vui cho mọi người _ Ta chăm sóc mai: Quét sạch rác, nặt nhánh khô, tưới cây.. Kết bài:Nêu cảm nghĩ Vd. Đứng bên cây ngắm hoa, ta cảm nhận cái mầu nhiệm của tạo vật trong sự kết tinh điêu luyện giữa nhân cách thiên nhiên và nguyện ước của con người . Hoa mai vàng rực rỡ là hoa hậu của muôn hoa ngày tết. Đề 2: Một đêm giữa tháng, trăng sáng vằng vặc. Hãy tả lại đêm trăng đó Mở bài: Giới thiệu về đêm trăng Vd.Nhân ngày rằm trăng tròn và sáng, em ra vườn để hóng mát và ngắm trăng . Thân bài:Miêu tả chi tiết cảnh vật đêm trăng Vd.Trời tối, Trăng bắt đầu xuất hiện . Đầu tiên trăng chỉ như một quả cầu đỏ tía nấp mình dưới rặng tre. Một lúc sau no nó nổi dần lên và có màu vàng tươi. Vầng trăng chói lọi trên nen trời thanh bạch, trong vành trăng có hình chú Cuội ngồi gốc cây đa, một áng mây mỏng lướt qua làm trăng lu đi một chút rồi lại sáng trong Anh trăng soi xuống mặt nước lăn tăn như dát bạt . Dòng nước chảy lờ đờ . Mấy chiếc xuồng câu lập loè ánh lửa. Chúng em vừa ngắm trăng vừa thích thú ném đất xuống những khoảng nước trống làm trăng tan ra từng mảnh, như kho vàng trong truyện cổ tích. Cảnh vật trong vườn thật yên tĩnh . Anh trăng len lỏi qua cành cây, kẽ lá như những cái ống màu vàng xuyên thủng từ trên trời xuống . Một làn khói nhẹ phảng phất trên bờ rào thưa hoà hợp với sương đêm thành một màn sương khói mờ ảo. Trên con đường vào nhà, trải sỏi như một vệt phấn trắng giữa màu xanh của cỏ. Bóng cây được ánh trăng soi vào tường bằng những hình ảnh linh động . III Kết bài: Nêu cảm nghĩ Đêm trăng thật đẹp .Nó mang đến bầu không khí yên tĩnh về đêm một vẻ đẹp tươi mát, dịu dàng . Đề 3: Tả quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi I Mở bài: Giới thiệu chung quang cảng ra chơi Vd.Ngày nào cũng vậy, cứ học hết tiết thứ hai là chúng em được ra chơi . Giờ ra chơi ở trường em rất náo nhiệt . II Thân bài : Miêu tả chi tiết theo thứ tự thời gian + Trước giờ ra chơi: Sân trường thật yên ắng! Chỉ nghe thấy tiếng gió nhè nhẹ luồn qua các tán lá xanh mướt của cây phượng và thỉnh thoảng văng vẳng tiếng đọc bài trên lớp học + Trong giờ ra chơi: Bỗng vang lên “tùng tùng tùng” . Ba tiếng trống ngắn gọn đột ngột nổi lên . Sân trường đang vắng lặng bỗng náo nhiệt lạ thường . Từ các phòng học, học sinh ùa ra như bầy chim sổ lồng, như một đàn ong vỡ tổ . Chẳng mấy chốc, học sinh các lớp xếp hàng ngay ngắn trước sân tập thể dục duới sự hướng dẫn của thầy tổng phụ trách . Từng cánh tay đưa lên đưa xuống rất đều đặn nhịp nhàng . Kết thúc bài tập sau tiếng hô “khoẻ” chúng em bắt đầu ra chơi . Tiếng nói, tiếng cười, thậm chí cả tiếng la hét vang lên khắp nơi . Ơ đầu sân, các bạn nam tổ chức thành từng nhóm đá cầu . Các nhóm đứng thành vòng tròn, các đôi chân khoé léo, uyển chuyển điều khiển quả cầu trắng muốt bay lên bay xuống trông thât vui mắt. Ơ giữa sân, duới bóng mát của những tán lá phượng, các bạn gái lại thích trò chơi nhảy dây . Những bàn chân nhẹ nhàng nhảy lên nhảy xuống như những chú chim trên sân thóc . Tiếng dây thun quật đen đét xuống sân gạch Bạn nào bạn nấy, gương mặt đỏ bừng, hơi thở dồn dập nhưng vẫn cười ré lên khi thắng cuộc Trên hành lang, các thầy giám thị quan sát chúng em . + Sau giờ ra chơi : “Tùng tùng tùng,” tiếng trống trường lại cất lên vang dội. Sân trường đang ồn ào náo nhiệt bỗng yên ắng các bạn học sinh lần lượt trật tự xếp hàng vào lớp . III Kết bài: Nêu cảm nghĩ Vd.Giờ ra chơi giúp chúng em thư giãn rất nhiều sau hai tiết học căng thẳng . Nó giúp tinh thần chúng em sảng khoái, vui vẻhơn để học tiếp những tiết sau . Đề 4: Em hãy miêu tả hàng phượng vĩ và tiếng ve vào một mùa hè I Mở bài: Giới thiệu khái quát hàng phượng vĩ Vd. Hằng năm, cứ vào những ngày hè là hàng phượng vĩ trên sân trường tôi lại nơ rộ muôn nghìn cánh hoa đỏ rực và ở đây tiếng ve lại rả kêu suốt cả ngày đêm. II Thân bài:Miêu tả chi tiết +Tả bao quát (Xaàgần) Hình dáng: sừng sững che phủ cả góc sân Khích thước: cao đến năm, sáu mét, xanh xanh những vòm lá vượt nóc nhàtrường như hhình ảnh gà mẹ danh rộng đôi cánh ôm ấp đàn gà con. Đến gần: thưởng thức được bầu không khí mát mẻ và màu xanh mươn mướt của cây. + Tả chi tiết từng bộ phận (dướiàtrên) Phía dưới: gốc cây to phình ra, rễ uốn khúc, bò ngoằn ngoè như con rắn chui sâu vào lòng đất. Thân cây to, khoác bên ngoài là một lớp võsần sùi. Phượng chia làm hai nhánh to. Mỗi nhánh lại toả ra nhiều cành ngoằn nghoèo. Phía trên cây là những tán lá xoè ra như những chiếc dù nho che mưa nắng. Những tán này được hình thành bằng nhiều phiến lá xanh xanh. Dưới vòm lá xanh mượt, chim chóc tha hồ làm tổ. Mùa he, phượng rực đỏ những chùm hoa tươi thắm, mỗi bông hoa toả ra năm cánh màu đỏ tươi pha sắc vàng. Những cánh hoa uốn vòng theo một đường cong tuyệt mĩ. Cây phượng che bóng mát cho sân trường tạo nên bầu không khí trong lành, mát mẻ. Dưới tán lá ẩn mình những chú ve kêu âm ran như những sợi dây âm thanh nối kết suốt ngày đêm làm thành một bản hoà tấu ca ngợi mùa he khiến học trò phải nao nức trong lòng. Kết bài:Nêu cảm nghĩ Hoa phượng vĩ là hoa học trò. Đó là những đoá hoa đỏ thắm nổi bật lên những khoảng trời xanh mênh mông của ngày tháng hạ. Hình ảnh cây phượng vĩ với màu hoa độc đáo vừa kiêu sa, rạo rực vừa khả ái luôn làm tuổi học trò nhớ mãi mỗi khi xa trường. Đề 5: Hãy tả dòng sông quê em và nói cảm nghĩ của em về dòng sông quê hương I Mở bài: Giới thiệu về con sông: Quê hương là nơi có nhiều kỉ niệm đẹp với chúng ta. Với mỗi người, quê hương có thể là cánh đồng lúa trĩu bông, là con diều no gió Còn quê hương em là ngôi làng nhỏ với dòng sông hiền hòa, đã gắn bó với em nhiều kỉ niệm đẹp thời thơ ấu. II Thân bài: Tả chi tiết về dòng sông: - Nhà em ở cạnh sông. Em thường ngồi ở bờ sông vừa ôn bài, làm thơ vừa ngắm sông. Dòng sông quê em đẹp lắm. - Sáng sớm, dòng sông còn phủ một lớp sương mỏng, im lìm trong giấc ngủ say. - Buổi trưa trẻ con rủ nhau đi tắm sông. Chúng lặn hụp, bơi lội như những chú cá heo. Sông ôm chúng vào lòng. Sông dịu dàng như người mẹ với đàn con. Sông đùa nghịch với chúng em. - Lúc hoàng hôn, sông mang một màu đỏ sẫm rất đẹp. Những đàn cá vội vã bơi về “ nhà” làm xao động cả mặt nước. - Buổi tối, sông đẹp nhất vào những đêm trăng, dòng sông như tấm dải lụa mênh mông lấp lánh, bàng bạc. III Kết bài: Em rất yêu con sông quê hương. Sông là người bạn dễ thương luôn đem đến sự vui thích cho em, để lại trong em nhiều kỉ niệm tuổi thơ. Đề 6: Cánh đồng lúa quê em hứa hẹn được mùa lớn. Hãy tả lại cánh đồng đó vào một buổi sáng đẹp trời: I Mở bài: Giới thiệu về cánh đồng lúa: Mặt trời lên như một khuôn mặt hồng hào chiếu những tia nắng ấm áp đầu tiên xuống cánh đồng ban mai mênh mông. Đó là hình ảnh đặc trưng của quê hương em. II Thân bài:Miêu tả chi tiết cánh đồng lúa: -Cánh đồng lúa được mùa như một tấm thảm vàng óng. Nhìn bao quát toàn là một màu vàng. Lúa quê em gốc to, dày và cao, rậm rạp, hạt mẩy dài trên những bông lúa dài đều đặn ngả nghiêng về một phía.Hương thơm của lúa toả khắp cánh đồng. Những cây lúa xum xuê, nặng bôn vây quanh ruộng che kín lối đi. - Một vài tiếng chim văng vẳng trên không trung, từng đợt gió nhẹ thổi qua làm cánh đồng lúa ngả nghiêng. Trên gò đất có vài chú trâu thong dong gặm cỏ. - Nắng đã lên cao, cánh đồng lúa trở nên vàng ối, vạm vỡ và căng tràn sức sống gợi cái ấn tượng về một vụ mùa bội thu sắp tới. III Kết bài:Nêu cảm nghĩ Quê hương em gắn liền với màu vàng no ấm của đồng quê. Hình ảnh cánh đồng lúa thân thương sẽ để lại cho em ấn tượng sâu sắc khi xa quê. Đề 7: Em hãy tả quang cảnh lớp học trong giờ viết tập làm văn: I Mở bài: Giới thiệu chung về quang cảnh: Sáng nay , vào tiết hai, lớp em có giờ văn. Các bạn háo hức chuẩn bị cho giờ viết bài tập làm văn II Thân bài: Miêu tả chi tiết theo thứ tự thời gian: + Đầu tiên, cô chép đề bài lên bảng : “Em hãy kể về kỉ niệm sâu sắc trong những năm học tiểu học.” + Không khí lớp học xôn xao một chút. Có bạn vui vẻ, có bạn lắc đầu khẻ hỏi bạn bên cạnh. + Tiếng cô giáo vang lên : Các em trật tự, khẩn trương làm bài đi! + Lớp im lặng, chỉ nghe mấy tếng chim hót líu lo ngoài sân trường, tiếng quạt trần quay ù ù như xay lúa. + Những đầu bút bi, bút máy lia lia trên giấy. Các bạn cậm cụi viết bài. + Thỉnh thoảng cô đi lên đi xuống lớp quan sát chúng em làm bài. Vẻ mặt cô nghiêm nghị nhưng vẫn dịu dàng. + Nắng vẫn nhảy nhót ngoài hành lang, cô nhìn đồng hồ nhắc: - Các em còn năm phút nữa. Vài bạn học sinh đã dừng bút, chăm chú đọc bài của mình. Có hai bạn lên nộp bài với vẻ mặt phấn khởi. Các bạn khác tận dụng hết thời gian để dò bài. Tiếng trống vang lên báo hiệu hết giờ. Cô ra hiệu chúng em nộp bài. III Kết bài:Nêu cảm nghĩ Em cảm thấy rất thoải mái khi hoàn thành xong bài viết của mình. Lòng hồi hộp chờ đợi kết quả bài văn Đề 8: Ta ngôi trường mà em đang học 1. Mở bài: Giới thiệu chung: - Vị trí ngôi trường - Tên ngôi trường - Đó là một ngôi trường như thế nào? 2. Thân bài + Nhìn từ xa: - Thấp thóang sau rặng cây um tùm, vắng lặng - Hệ thống cửa còn đóng kín, như đang ngủ say + Khi tới gần: - Ngôi trường được xây hình chữ U, hai tầng đồ sộ nằm trên một khu đất rộng - Tường vôi : màu vàng , lợp ngói đỏ - Nắng lên, ngôi trường nhuộm một màu sắc mới - Sân trường rộng rãi thóang mát được trồng rất nhiều cây xanh - Trường có hai mươi bốn phòng học và các phòng chức năng như phòng bảo vệ, phòng ban giám hiệu, phòng hàng chánh, phòng giáo viên, các phòng thực hành và thư viện. Ngòai ra còn có căn tin và bãi đậu xe - Trước mỗi lớp học có bồn hoa đầu màu sắc - Phía sau là hội trường dùng tổ chức những buổi lễ, những cuộc thi văn nghệ chào mừng các ngày lễ 3. Kết bài: - Nêu cảm nghĩ về ngôi trường: - Yêu quý ngôi trường, nơi có nhiều kỉ niệm với bạn bè, thầy cô Đề 9: Tả buổi lễ chào cờ đầu tuần ở trường em 1. Mở bài: Giới thiệu chung: - Không gian và thời gian diễn ra buổi chào cờ ( Sáng thứ hai. Những tia nắng vàng rực rỡ. Sân trường động học sinh) 2. Thân bài + Trước lễ chào cờ: - Cột cờ: Cột cờ cao, lá cờ đỏ thắm bay phần phật dưới ánh nắng ban mai rực rỡ. Sân trườ
File đính kèm:
- de_cuong_mon_ngu_van_lop_6_nam_hoc_2019_2020_truong_thcs_hie.docx