Đề cương ôn tập cuối học kì I môn Ngữ Văn Lớp 12 - Năm học 2020-2021

Mặc dù chúng ta đang có một cuộc sống đầy đam mê và có những mục tiêu rõ ràng để phấn đấu, nhưng chúng ta hẳn cũng khó lòng tránh được có lúc lâm vào nghịch cảnh. Liệu chúng ta sẽ đứng dậy sau cơn phong ba đó, hay hoàn toàn bị gục ngã. Điều này phụ thuộc vào cách chúng ta đối đầu với chúng. Trước những thác ghềnh, chông gai trên đường khiến chúng ta cảm thấy nản lòng và hoài nghi, thì niềm tin mãnh liệt vào bản thân là điều cần thiết hơn bao giờ hết để chúng ta vượt qua những trắc trở đó.

doc5 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 150 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề cương ôn tập cuối học kì I môn Ngữ Văn Lớp 12 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
NỘI DUNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I
 Khối 12 (2020– 2021)
I-Kiến thức: 
*Yêu cầu nắm vững hoàn cảnh sáng tác, nội dung nghệ thuật, ý nghĩa tư tưởng của các văn bản đọc hiểu: 
- Tây Tiến – Quang Dũng
+Đoạn 1 : “Sông Mã xa rồithơm nếp xôi”
+Đoạn 3: “Tây Tiến đoàn binh khúc độc hành”
- Việt Bắc – Tố Hữu
+Đoạn : “Nhớ gì như nhớ.đều đều suối xa”
+Đoạn : “Ta về mình có .ân tình thủy chung” (Bức tranh tứ bình)
+Đoạn : “Những đường Việt Bắcnúi Hồng”
-Đất Nước (Trích “Mặt đường khát vọng”- Nguyễn Khoa Điềm
- Sóng – Xuân Quỳnh 
-Người lái đò sông Đà (Trích Tùy bút “Sông Đà”)- Nguyễn Tuân
+Hình tượng con sông Đà
+Hình tượng người lái đò sông Đà
-Ai đã đặt tên cho dòng sông?(Trích)- Hoàng Phủ Ngọc Tường
+Vẻ đẹp thiên nhiên của sông Hương	 + +Vùng thượng nguồn
	+ +Vùng đồng bằng và ngoại vi thành phố
	+ +Khi gặp thành phố Huế
	++Khi rời khỏi Huế	
+Sông Hương dưới góc nhìn văn hóa, lịch sử
* Yêu cầu nắm được cấu trúc, bố cục văn bản; xác định được đề tài; nhận ra được khuynh hướng tư tưởng, cảm hứng thẩm mĩ; phát hiện được các chi tiết nghệ thuật đặc sắc của mỗi tác phẩm hoặc đọan trích.
* Yêu cầu: Nắm được cấu trúc, bố cục văn bản; xác định được đề tài; nhận ra được khuynh hướng tư tưởng, cảm hứng thẩm mĩ; phát hiện được các chi tiết nghệ thuật đặc sắc của mỗi tác phẩm hoặc đọan trích.
II- Kĩ năng:
1. Đọc – Hiểu: Đọc một văn bản ngắn và xác định được các vấn đề sau đây:
- Phương thức biểu đạt, thao tác lập luận, phong cách ngôn ngữ, thể thơ
- Nội dung, ý chính, câu chủ đề
- Các biện pháp tu từ, phân tích tác dụng
- Hiểu ý nghĩa của một chi tiết, một hình ảnh, một câu văn/ câu thơ
- Rút ra được những bài học nhận thức hoặc thông điệp của văn bản
- Nêu quan điểm của bản thân về vấn đề đặt ra trong văn bản 
2. Nghị luận:
- Nghị luận xã hội: Xem lại, luyện tập 2 dạng bài: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí, nghị luận về một hiện tượng đời sống
- Nghị luận văn học: Phân tích, cảm thụ một đoạn thơ; một đoạn văn xuôi; ý nghĩa tư tưởng, giá trị tác phẩm, hình tượng nhân vật.	 
III- Một số lưu ý:
1. Thời gian làm bài thi: 90 phút
2. Kết cấu đề thi: 03 phần:
Phần 1: Đọc – Hiểu (3,0 điểm)
Phần 2: Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1: Nghị luận xã hội (2,0 điểm)
- Hình thức: Viết đoạn văn nghị luận có giới hạn cụ thể 
- Nội dung: Trình bày quan điểm về một vấn đề gần gũi với học sinh.
- Yêu cầu: Đúng yêu cầu đoạn văn; đầy đủ các nội dung; vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt và thao tác lập luận; diễn đạt rõ ràng, cô đọng (chú ý đến yêu cầu giới hạn về số câu, chữ).
Câu 2: Nghị luận văn học (5,0 điểm)
- Hình thức: Viết một bài văn nghị luận văn học.
- Nội dung: Cảm nhận về một đoạn thơ hoặc một đoạn trích văn xuôi; cảm nhận về một vấn đề hoặc một hình tượng nhân vật trong các tác phẩm đã học trong chương trình Ngữ Văn 12 HKI (Đã nêu ở phần I. Kiến thức ở trên).
- Yêu cầu: 
+ Hình thức bài văn phải đảm bảo đầy đủ 3 phần : mở bài, thân bài, kết bài
+ Bài văn phải có luận điểm rõ ràng; đầy đủ các nội dung; vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt và thao tác lập luận; diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, trong sáng; không sai lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
ĐỀ THI THAM KHẢO
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) : 
Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
 Mặc dù chúng ta đang có một cuộc sống đầy đam mê và có những mục tiêu rõ ràng để phấn đấu, nhưng chúng ta hẳn cũng khó lòng tránh được có lúc lâm vào nghịch cảnh. Liệu chúng ta sẽ đứng dậy sau cơn phong ba đó, hay hoàn toàn bị gục ngã. Điều này phụ thuộc vào cách chúng ta đối đầu với chúng. Trước những thác ghềnh, chông gai trên đường khiến chúng ta cảm thấy nản lòng và hoài nghi, thì niềm tin mãnh liệt vào bản thân là điều cần thiết hơn bao giờ hết để chúng ta vượt qua những trắc trở đó.
 Đôi khi niềm tin chúng ta có được cũng chỉ đơn giản là học được từ người khác. Tìm hiểu xem những người đi trước đã đối phó với khó khăn tương tự như thế nào giúp chúng ta tìm ra giải pháp cho mình. Những tấm gương về những con người đầy nghị lực và giàu lòng quả cảm, có khả năng trụ vững sau bao cơn giông tố của cuốc đời luôn là tâm điểm cho chúng ta noi theo.
 Đó là nghị lực của Walt Disney trong việc thực hiện ước mơ của mình sau năm lần phá sản. Bất chấp số phận, Helen Keller đã không cam chịu để người đời thương hại. Ngược lại bà đã dũng cảm vượt qua nghịch cảnh, trở thành tấm gương sáng cho hàng triệu người noi theo
 Niềm tin vào bản thân là nội lực thúc đẩy thái độ tích cực, dẫn dắt chúng ta đạt được mục tiêu của mình. Thành công không bao giờ đến với những ai yếu đuối và có thái độ buông xuôi.
(Điều kì diệu của thái độ sống, Mac Anderson, NxbTổng hợp TP.Hồ Chí Minh năm 2008, tr14)
Câu 1. Văn bản tập trung bàn về vấn đề gì? (0,5 điểm)
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu:"Trước những thác ghềnh, chông gai trên đường khiến chúng ta cảm thấy nản lòng và hoài nghi, thì niềm tin mãnh liệt vào bản thân là điều cần thiết hơn bao giờ hết để chúng ta vượt qua những trắc trở đó." (0,75 điểm)
Câu 3. Theo anh/ chị, việc đưa ra dẫn chứng hai nhân vật Walt Disney và Helen Keller có tác dụng gì? (0,75 điểm)
Câu 4. Anh chị có đồng tình với quan điểm: Đôi khi niềm tin chúng ta có được cũng chỉ đơn giản là học được từ người khác hay không? Vì sao? (1,0 điểm)
 Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về sức mạnh nghị lực của con người trong cuộc sống.
Câu 2 (5.0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau trích trong bài Việt Bắc của Tố Hữu: 
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.
(Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam 2008, tr.111)
........... Hết .............
CHÚC CÁC EM ÔN TẬP VÀ THI TỐT!

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_cuoi_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_12_nam_hoc_202.doc